Phương pháp sử dụng bản đồ là gì

1.3. Phương pháp sử dụng bản đồ giáo khoa

- Hiểu bản đồ:

+ Hiểu khái niệm, tính chất , đặc điểm của bản đồ giáo khoa: VD: Phép chiếu => Toạ độ địa lí => Chịu chi phối các quy luật nào

+ Hiểu các phương pháp thể hiện các đối tượng trên bản đồ: Theo điểm, đường, diện, các kiểu ký hiệu.

+ Hiểu cách truyền tải nội dung địa lí thông qua các ký hiệu: Số, chất lượng, động thái, phân bố...

- Kỹ năng đọc bản đồ:

+ Nắm, hiểu được hệ thống chú giải.

+ Các kỹ năng xác định điểm, xác định phương hướng, kỹ năng tính toán...

+ Các kỹ năng cao hơn: xác định số lượng, chất lượng, cấu trúc, động thái...Phân tích nguyên nhân, khái quát hoá các quy luật.

- Phương pháp sử dụng:

+ Sử dụng chuẩn bị soạn bài giảng:

- GV phải lựa chọn bản đồ, lược đồ, có thể đính chính, hiệu chỉnh, bổ sung, sửa sai sao cho phù hợp với nội dung kiến thức bài giảng

- GV lựa chọn phương pháp khai thác bản đồ sao cho phù hợp với đối tượng HS, phù hợp với năng lực, điều kiện hoàn cảnh học tập cụ thể của HS.

- GV cần xác định mục tiêu rèn luyện kỹ năng và giáo dục tư tưởng gì cho HS, đặc biệt là kỹ năng bản đồ, tính thẩm mỹ...

+ Sử dụng bản đồ ở trên lớp:

- Dùng bản đồ để kiểm tra kiến thức địa lí.

- Khai thác tri thức địa lí từ đọc bản đồ thông qua sự hướng dẫn của GV

-Rèn luyện cho HS các kỹ năng: nghe, đọc, quan sát, tính toán, ghi, vẽ..., kỹ năng phân tích tổng hợp, giải thích, minh hoạ, kỹ năng biểu đồ

-Rèn luyện kỹ năng, phương pháp tự học bộ môn thông qua bản đồ, kỹ năng bổ sung thông tin cho bản đồ, lập lược đồ chuyên đề

-Rèn luyện kỹ năng so sánh, đối chiếu bản đồ và thực tế

-GV cần lưu ý vị trí treo bản đồ, khoảng cách từ bản đồ tới HS cuối lớp

-GV sử dụng kết hợp các phương pháp đàm thoại, miêu tả, liên hệ thực tế, giải thích, minh hoạ

-GV cần tính toán mức độ khai thác bản đồ tuỳ khối lượng nội dung và theo đặc thù tiết học (tiết lý thuyết, tiết thực hành, tiết thực địa ngoài trời)

+ Hướng dẫn học sinh sử dụng khi học bài và làm bài tập:

-GV hướng dẫn HS sao cho học tốt môn địa lí thông qua bản đồ mà còn sử dụng bản đồ trong làm bài tập và trong thực tế cuộc sống.

-GV cần lựa chọn nội dung và kỹ năng bản đồ cần làm ở nhà sao cho vừa sức, đủ tải so với các môn học khác, phù hợp về thời gian

-GV lựa chọn phương tiện phù hợp với hình thức học tập: Bài tập thực hành <=> làm ở nhà; tập bản đồ, atlats <=>làm ở nhà và trên lớp; Bản đồ khổ rộng <=> trên lớp và đi thực địa...

-GV hướng dẫn HS cách chuẩn bị nội dung bản đồ trước ở nhà, cách làm bài tập bản đồ, cách ghi chép nội dung từ bản đồ, cách ghi, vẽ lên bản đồ, cách giải thích, chứng minh, trình bày bằng bản đồ..

-HS cần thường xuyên sử dụng bản đồ trong đời sống và học tập hàng ngày.