Quan điểm của trường phái tâm lý học hành vi

Những người theo trường phái này tìm cách để hiểu sự kích thích từ môi trường cụ thể nhằm kiểm soát những kiểu hành vi cụ thể. Họ phân tích những điều kiện môi trường về trước - những thứ có trước hành vi và thiết lập trạng thái cho một sinh vật phản ứng hay kìm nén phản ứng. Hành vi phản ứng đó chính là mục tiêu mà họ nghiên cứu, nó là hành động được hiểu, được dự đoán và được kiểm soát.

Xu hướng tâm lý này được mở đầu bởi J. Watson, người đã lập luận rằng nghiên cứu tâm lý nên tìm hiểu nghiên cứu những quy luật chi phối phản ứng giữa các loài.

Sau đó, B. F. Skinner đã mở rộng tầm ảnh hưởng của thuyết này bằng cách phân tích cả những hậu quả của hành vi và đưa ra khái niệm mới về hành vi được củng cố bằng hiệu quả của hành vi đó. Mô hình hành vi đã có sự mở rộng và phát triển.

Trường phái tâm lý học về hành vi mà ngày này đang được Việt Nam áp dụng nhiều nhấn mạnh vào các khái niệm như hành vi, phản ứng, hành vi tạo tác, củng cố tích cực, củng cố tiêu cực hay sự trừng phạt. Lý thuyết này có ý nghĩa lớn, đóng góp không nhỏ vào việc trị liệu tâm lý.

Đặc biệt, những nguyên tắc theo trường phái hành vi được áp dụng rộng rãi trong các vấn đề về con người, đặc biệt là trẻ em. Nó đã cung cấp những phương pháp giáo dục mang tính đúng đắn, nhân văn hơn đối với trẻ em ở trong môi trường gia đình, môi trường trường học và cả môi trường cộng đồng.

Watson - người đặt nền móng cho tâm lý học hành vi

Skinner - người phát triển và mở rộng trường phái tâm lý học hành vi

Ra đời năm 1913 ở Mỹ từ bài báo “Tâm lý học dưới con mắt của nhà hành vi” J.Watson viết

1. Cơ sở xã hội của sự ra đời của tâm lý học hành vi

  • Đầu thế kỉ XX, nền nông nghiệp của các nước tư bản phát triển mạnh. Vấn đề đặt ra là phải tổ chức tốt, hợp lý hơn nữa động lại con người, điều khiển có hiệu quả hành vi của người lao động.
  • Tư tưởng người máy xuất hiện , đòi hỏi con người cần có cách nhìn nhận mới , những cách giải quyết mới.
  • Xã hội ngày càng phát triển , quan hệ giao lưu ngày càng đa dạng, phong phú và phức tạp. Xã hội đặt ra nhiều vấn đề cấp thiết đòi hỏi các nhà khoa học phải giải quyết: vấn đề tự do của con người, tự do của xã hội loài người, vấn đề điều khiển huấn luyện con người,…

=> Dòng tâm lý học mới: tâm lý học hành vi

2. Các tiền đề triết học và sự phát triển của khoa học nói chung ảnh hưởng đến sự ra đời của tâm lý học hành vi

2.1. Chủ nghĩa thực dụng: đại biểu là Pierce ( 1836- 1914) và W.James ( 1841-1910)

  • Là một trào lưu duy tâm chủ quan đầu thế kỷ XX 
  • Đưa ra “ Nguyên lý thực dụng”: giá trị của chân lý là ở tính có ích , còn điều đó có phù hợp với thực tiễn hay không lại là một chuyện khác
  • Đứng trên lập trường của “ chủ nghĩa kinh nghiệm triệt để” gần với chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán.
  • Về mặt logic, chủ nghĩa thực dụng đã đi đến chủ nghĩa phi lý dưới hình thức công khai ở W.James, coi các quy luật và các hình thức của logic là những điều có ích.

=> Các quan niệm này đã thống trị đã thống trị một thời kỳ dài ở Mỹ và nhiều nước Tây Âu , có ảnh hưởng mạnh mẽ đến việc ra đời của tâm lý học hành vi

2.2. Chủ nghĩa thực chứng: đại biểu là Auguste Comte (1789- 1857)

  • -Là một khuynh hướng của triết học tư sản hiện đại tuyên bố nhiệm vụ của khoa học là mô tả các sự kiện, chứ không phải là đi giải thích chúng. Những người theo chủ nghĩa thực chứng rất coi trọng khoa học cụ thể, khoa học kinh nghiệm vì các khoa học này mang lại cho con người những kiến thức chân chính.
  • Sự xuất hiện của chủ nghĩa này là một cảnh báo cho tính bất lực, tự biện, vô bổ của triết học đương thời: chỉ lo bằng những lý luận trừu tượng mà không gắn với hiện thực.

II. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA TÂM LÝ HỌC HÀNH VI

Watson và chủ nghĩa hành vi cổ điển

Vài nét về J. Watson

  • John Broadus Watson sinh năm 1878-1958
  •  Tự lập, ít được thừa hưởng trực tiếp di sản bố mẹ
  •  Bảo vệ thạc sĩ tại Trường Đại học Tổng hợp Furman
  •  Bảo vệ thạc sĩ tại Trường Đại học Tổng Chicago
  •  Làm giáo sư ở Trường Đại học Baltimore khi chưa đầy 30 tuổi
  •  Theo đuổi thuyết hành vi từ năm 1908
  •  Say mê nghiên cứu nhiều phản ứng hành vi trên hành vi trên động vật, đặc biệt là trên chuột. Ông chỉ tin vào những gì thông qua các phản ứng hành vi có thể tự mình quan sát được vào nghiên cứu tâm lý trẻ em và ít nhiều có kết quả

Một số nguyên tắc xây dựng được khi quan sát  vật về những mầm mống ứng xử có trí không được J.Watson áp dụng. vào nghiên cứu tâm lý trẻ em và ít nhiều có kết quả.

Các công trình khoa học chủ yếu của J.Watson

  • Bài báo “Tâm lý học từ những quan điểm của nhà hành vi” viết năm 1913. Tuyên ngôn ra đời của thuyết hành vi
  • Nhập môn tâm lý học so sánh (1914)
  • Tâm lý học từ quan điểm của nhà hành vi học (1919)
  • Thuyết hành vi (1925)
  • Sự chăm sóc tâm lý đối với trẻ thơ và trẻ vị thành niên (1928)

Nội dung cơ bản của tâm lý học hành vi cổ điển

a. Tâm lý học hành vi tuyên bố không quan tâm đến việc mô tả giảng giải các trạng thái tâm lý của ý thức mà chỉ quan tâm đến hành vi của tồn tại người. Đối tượng của tâm lý học hành vi là hành vi. Hành vi được xem như là tổ hợp các phản ứng của cơ thể trước các kích thích của môi bên ngoài ngoài.

Luận điểm này là luận điểm cơ bản của tâm lý học hành vi

  • Các nhà tâm lý học hành vi tỏ rõ thái độ chống lại quan điểm xây dựng tâm lý học như là khoa học về các hiện tượng trải nghiệm chủ quản trực tiếp, bởi vì nó không thể có một nghiên cứu khách quan.
  • Theo các nhà hành vi, ý thức của con người cũng không thể nghiên cứu một cách khách quan vì theo tâm lý học ý thức, ý thức của mỗi người tự thân vận động, tự đóng kín trong mỗi người. Mỗi một người chỉ có khả năng hiểu được chính mình chứ không thể hiểu nổi tâm lý, ý thức người khác.
  • Người ta đã vạch ra tính thiếu căn cứ của các quan điểm lập trường của tâm lý học ý thức, đặc biệt là trong vấn đề tư duy và động cơ. Nhưng Thực nghiệm cũng đã chứng minh được là có những hiện tượng không được ý thức nhưng vẫn tồn tại ở con người.

Tâm lý học hành vi đã trở thành một khoa học khách quan và chuyển sang hẳn phía chủ nghĩa duy vật. Do lấy hành vi làm đối tượng nghiên cứu và dung phương pháp khoa học tự nhiên, tâm lý học lần đầu có dáng dấp tâm lý học khách quan.

  • Quan niệm hành vi như là tổ hợp các phản ứng của cơ thể trước các kích thích của môi trường bên ngoài.
  •  J. Watson và các nhà hành vi đã đồng nhất hành vị người và hành vi của động vật mà về thực chất là có sự khác biệt lớn như C. Mác đã nhận xét.
  • Lý thuyết của tâm lý học hành vi loại trừ không chỉ các hiện tượng của ý thức mà cả các quá trình sinh lý thần kinh.
  • Các khái niệm như hình ảnh ý nghĩ, lý tưởng,…được J. Watson thay thế bằng các khái niệm phản ứng tư duy….
  • Các cảm xúc được ông đồng nhất với các phản ứng của các cơ quan bên trong, còn tư duy của con người được ông đầu nhất  với hoạt động của não bộ.
  • Theo ông, việc huấn luyện, học tập diễn ra nhờ vào các phản xạ tư duy trong kết quả phức hợp lạp lại có liên quan với các kích thích nhất định, mà các kích thích đó về sau gây nên phản xạ đó.

b. Quan sát cũng như giảng giải hành vi đều phải tuân theo công thức S=>R (Stimulant: kích thích, Reaction: phản ứng)

  • Bất kỳ một hành vi nào của người và động vật đều có thể quan sát, nghiên cứu, phân tích một cách khách quan.
  • Một kích thích Sn bất kỳ đều có thể đem đến một hiệu quả hành vi Rn xác định và ngược lại khi cần một kết quả hành vi Rk nào đó, thì về nguyên tắc có thể chỉ ra được một kích thích Sk nhất định.
  • Hành vi của người và động vật trước các kích thích đều có thể nhìn thấy một cách khách quan.
  • Tâm lý học theo hướng này có thể thoát khỏi tình trạng mô tả nội quan, giải thích một cách tự biện các trạng thái tâm lý, ý  thức người, gắn tâm lý học với đời sống thực tiễn.

c. Bằng các kết quả nghiên cứu hành vi

  • Bằng kết quả nghiên cứu hành vi của động vật trong các mê cung, trong các ‘lồng có vấn đề’….. các nhà hành vi đã đi đến kết luận rằng việc giải quyết vấn đề đạt được bằng phương pháp “thử và lỗi “ và được  giải thích như việc lựa chọn một cách may rủi các vận động cần phải tiến hành trong các tình huống cụ thể.
  • Về sau này, J. Watson đã sử dụng cả các kết quả nghiên cứu của V.M. Bếch Chê Rev và đặc biệt là các công trình nghiên cứu về phản xạ có điều kiện của I. Pavlov. Nhưng ông đã bỏ qua một khía cạnh cực kỳ quan trọng của học thuyết này là vai trò của các quá trình và các cơ chế hoạt động thần kinh trong điều chỉnh hành vi.
  • J. Watson cho rằng các kinh nghiệm tập nhiễm được ở động vật và ở người là như nhau. Đó chính là các thích ứng sinh vật đã bị mất đi ý nghĩa và nội dung tâm lý, đặc biệt là ở con người.

  • Công thức S => R của tâm lý học hành vi cổ điển do J. Watson đưa ra rõ ràng có một khiếm khuyết. Bởi có thể cùng một kích thích như nhau nhưng lại có thể thu về các R khác nhau ở các con người hoặc ở cùng một con người nhưng trong những điều kiện hoàn cảnh khác nhau.
  •  Điều này liên quan đến yếu tố thuộc về chủ thể phản ứng.
  • Từ những năm 30 của thế kỷ XX, những người kế tục theo đuổi trường phái này đã cố gắng bổ sung thêm vào công thức cổ điển S => R một biến số trung gian 0.
  • Nổi bật trong các tác giả của thuyết hành vi mới là E. Tolman.
  • Ông cùng với các cộng sự đã đưa vào giữa S và R yếu tố trung gian liên quan đến.

       Điều kiện môi trường. Khi kích thích S tác động đến cơ thể thì điều kiện môi trường diễn ra như thế nào. Ở đây có liên quan đến tư tưởng quyết định luận vật lý.

       Tại thời điểm kích thích S phát huy tác dụng thì trạng thái, nhu cầu cơ thể diễn ra như thế nào? Nhưng việc bổ sung này đã không thay đổi và khắc phục được thiếu sót căn bản của tâm lý học hành vi.

Chủ nghĩa hành vi bảo thủ

  • Trong những người kế tục những quan điểm tư tưởng của thuyết hành vi do J.Watson đề xướng từ những năm 1913, phải kể đến B.F Skinner.
  • Skinner công khai chủ trương tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên lý của thuyết hành vi cổ điển đồng thời phát triển tạo nên chủ nghĩa hành vi bảo thủ.
  • “Tạo tác” ( opérant ) là một khái niệm trung tâm trong các luận điểm của B.F.Skinner. Ông quan niệm đây là công cụ chủ yếu nhất để “hành vi hóa” con người và xã hội người.
  • Chủ trương tìm cách ứng dụng rộng rãi lý thuyết hành vi, Skinner đã gia công nghiên cứu trên động vật , chủ yếu là trên chuột và chim bồ câu với một công cụ riêng được gọi là “ cái lồng nổi tiếng” của Skinner.

  • Trong cái lồng này , ông đã gửi vào đấy các thao tác đúng mà cuối cùng là con vật buộc phải có , phải xuất hiện các thao tác này sau một số lần thử làm không có kết quả. Những thao tác này phụ thuộc vào các điều kiện sau

  • Phụ thuộc vào bản thân thực nghiệm và thao tác cần phải xuất hiện do người thực nghiệm đặt vào lồng.
  • Phụ thuộc vào cách bố trí , mức độ khó dễ cho việc xuất hiện các thao tác cần có cũng như phụ thuộc vào loại kích thích thu hút sự tập trung nỗ lực của con vật .
  • Các thao tác của con vật ( mở rộng ra đến con người) có thể quan sát, ghi chép, tính toán xử lý số liệu bằng các phương pháp của toán học.  Tất cả được phản ánh trong “ đường biểu diễn quá trình huấn luyện”
  • Người làm thực nghiệm có thể so sánh sơ đồ thu được với những đòi hỏi đặt ra để có thể nhìn thấy rõ những biến đổi trong tốc độ , tần số , vận động của các đáp ứng cơ thể trong một khoảng thời gian nào đó => Từ đó có thể giúp cho việc hiệu chỉnh hành vi theo mong muốn đặt ra.

Năm 1971, liên đoàn tâm lý học Mỹ đã công nhận ông là “một nhà tâm lý học có ảnh hưởng nhất” ở Mỹ. Skinner được xem là “lãnh tụ tuyệt đối” của tâm lý học hành vi hiện đại.

Quá trình thực hiện “hành vi hóa” đã đưa đến một cách cực đoan các luận điểm cơ bản và những lời hiệu triệu của chủ nghĩa hành vi , nổi lên trong đó là:

  • Luận điểm về bản chất phản ứng thụ động của hành vi
  • Luận điểm về con người như một “ đống chất nguyên sinh không phân tích được”

Mặt hạn chế và sai lầm của tâm lý học hành vi là ở chỗ:

  • Tâm lý học hành vi đã xuất phát từ một phương pháp luận sai lầm là phủ nhận ý thức như là hình thức đặc biệt của việc điều chỉnh hành vi , nhập các hành vi vào các hoạt động sống của con người và động vật , loại bỏ các cơ chế thần kinh…
  • Về mặt xã hội, thuyết hành vi đã hỗ trợ đắc lực cho các quan điểm thực chứng , thực dụng, khuyến khích các nhà tư bản công nghiệp Mỹ chỉ cần chăm lo đào tạo ra một lớp người làm việc cần mẫn như một cái máy phục vụ nhiều nhất lợi ích của các tập đoàn tư bản Mỹ
  • Những giá trị cao cả của con người như giác ngộ , lý tưởng , các phẩm chất đạo đức…đều bị gạt xuống hàng thứ yếu thậm chí bị loại bỏ khỏi tâm lý học hành vi 

Skinner nhấn mạnh

  • “Bằng cách thay đổi hoàn cảnh chúng tôi thay đổi cách nhìn sự vật của con người , chứ chúng tôi không thay đổi cái gọi là nhận biết”
  • “Chúng tôi thay đổi cường độ của sự trả lời bằng các dung các củng cố khác nhau, chứ chúng tôi không thay đổi cái gọi là coi trọng điều này hơn điều kia”
  • “Chúng tôi thay đổi xác suất của các cử động bằng thay đổi những điều kiện phá hủy các phương tiện thỏa mãn nhu cầu hay làm mất đi các kích thích khó chịu, chứ chúng tôi không thay đổi nhu cầu”
  • “Chúng tôi cũng cố hành vi bằng con đường đặc biệt chứ chúng tôi không gán cho con người ý định hay ý hướng”
  • “Chúng tôi thay đổi thay đổi hành vi bằng cách thay đổi phương hướng của hành vi tới vật thể , chứ không bằng lập trường đối với vật thể”
  • “Chúng tôi lựa chọn và thay đổi hành vi ngôn ngữ chứ không lựa chọn và thay đổi ý kiến”

Các thiếu sót trên đã làm cho “giá trị học thuyết của J.Watson bị hạn chế một cách căn bản và đã quyết định sự tan rã nhanh chóng của chủ nghĩa hành vi”

III. Đánh giá

Ưu điểm – Nhược điểm: Một trong số những thế mạnh đáng gờm nhất trong ưu và nhược điểm của tâm lý học hành vi là khả năng quan sát và đo lường hành vi một cách rõ ràng

Ưu điểm

  • Trong giai đoạn đầu hình thành, tâm lý học hành vi đã mở ra một thời kỳ mới, cứu thoát tâm lý học những năm cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX ra khỏi khủng hoảng.
  • Lần đầu tiên trong lịch sử tâm lý, tâm lý học hành vi đưa hành vi con người, đời sống xã hội của con người trở thành đối tượng của tâm lý học. Kiên quyết chống lại những trường phái tâm lý học duy tâm trước đó. Xây dựng một lý thuyết tâm lý học khách quan hoàn toàn mới. 
  • Chủ nghĩa hành vi đã đưa ra nhiều lập luận có giá trị cho việc giáo dục, đào tạo con người.
  • Đưa ra những luận điểm có ý nghĩa trong việc xây dựng tâm lý học xã hội, nghiên cứu hành vi của con người.
  • Đặc biệt, học thuyết hành vi đã được nghiên cứu và áp dụng rất thành công trong tâm lý học hiện đại khi được chỉnh sửa và kết hợp với những trường phái khác. Đóng góp rất lớn trong tư vấn tâm lý: tiếp cận thân chủ, trị liệu hành vi, trị liệu tâm lý, quản lý nhân sự, điều hành con người, phương pháp giáo dục…

 Nhược điểm

  • Thứ nhất, tâm lý học hành vi đã đồng hóa hành vi người và hành vi động vật.
  • Phương pháp tiếp cận chỉ là quan sát được từ bên ngoài làm dữ liệu duy nhất. Bên cạnh đó lại vứt bỏ ý thức ra ngoài phạm vi tâm lý và tác biệt một cách máy móc ý thức ra khỏi hành vi.
  • Thứ hai, thuyết hành vi đã coi con người như một cơ thể phản ứng, “một cái máy liên hợp vật lý”, họ xóa mọi ranh giới có tính nguyên tắc giữa hành vi con vật và con người. Đây là một nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc tan rã của thuyết hành vi.
  • Phương pháp luận của thuyết hành vi không lưu ý nhà nghiên cứu tới mặt đạo đức, luân lý của con người mà chỉ xem xét con người có thích hợp với việc này việc kia hay không, biến con người không còn là người chủ nữa mà thành người thực hiện.
  • Chủ nghĩa hành vi chỉ để ý đến hành vi chứ không để ý tìm hiểu nguyên nhân, nguồn gốc của các hình thái hành vi ấy. Thuyết này loại trừ hoàn toàn hành vi cấp cao như ý thức, và sự phát triển ý thức.
  • Tâm lý học hành vi vẫn không giải quyết được hai vấn đề cơ bản mà trong suốt giai đoạn đó tâm lý học bế tắc: Không tìm ra những khác biệt chất lượng giữa động vật và con người, và chính vì thế mà không có cách nghiên cứu ý thức.
  • Nói chung, tâm lý học hành vi đã không khắc phục được chủ nghĩa nhị nguyên, chủ nghĩa duy linh, chủ nghĩa cơ giới và chủ nghĩa siêu hình đặc trưng trong tâm lý học nội quan như Watson đã từng mong muốn.

Khái quát chung

  • Tâm lý học hành vi ra đời vào năm 1913 ở Mỹ. Do J.Watson là người đầu tiên sáng lập. 
  • Tâm lý học hành vi tuyên đối không quan tâm đến việc mô tả giảng giải các trạng thái tâm lý của ý thức mà chỉ quan tâm đến hành vi của tồn tại người.
  • Đối tượng của tâm lý học hành vi là hành vi.
  • Hành vi được xem như là tổ hợp các phản ứng của cơ thể trước các kích thích của môi trường bên ngoài.
  • Việc quan tâm vào nghiên cứu hành vi là cái có thể quan sát được rõ ràng tâm lý học hành vi đã trở thành một khoa học khách quan và chuyển sang hẳn phía chủ nghĩa duy vật.
  • Công thức quan sát cũng như giảng giải hành vi: S🡪 R, 2 chủ nghĩa hành vi: chủ nghĩa hành vi mới và chủ nghĩa hành vi bảo thủ.

IV. Ứng dụng

Thuyết hành vi phát triển rực rỡ vào những năm 1930 – 1950 dựa trên những quan điểm về hành vi con người của nhà tâm lý học Skinner. Theo lý thuyết hành vi, hành vi của con người được học thông qua trải nghiệm và là chức năng tương tác giữa họ và môi trường. Cả những hành vi bình thường và bất thường đều được hình thành theo chuỗi kích thích – phản ứng trên ba quá trình cơ bản: điều kiện hóa cổ điển, điều kiện hóa tạo tác và học qua quan sát.

Một mô hình khác lý giải hành vi của trẻ là do trẻ học tập qua quan sát – hay đơn giản là sự bắt chước những người xung quanh. Cụ thể, các hành vi được hình thành bằng cách quan sát ai đó thể hiện các hành vi này và lặp lại những hành vi đó. Việc trẻ bắt chước ai và bắt chước những hành vi nào lại phụ thuộc vào những củng cố mà trẻ nhận được khi thực hiện hành vi (trẻ thích hay không thích củng cố đó), hoặc tần suất của những hành vi trẻ quan sát được (trẻ càng quan sát được trong thời gian dài thì việc bắt chước càng dễ dàng và nhanh hơn). Vì vậy, để trẻ có những hành vi tốt, cần tạo ra những hình mẫu tốt cho trẻ.

Một mô hình khác được ứng dụng nhiều nhất trong tâm lý lâm sàng, cà trong quản lý nhân sự và giáo dục đó là thuyết dựa trên điều kiện hóa tạo tác. Trong mô hình này, hành vi của trẻ được hình thành qua việc học tập. Việc học là kết quả của thưởng và phạt. Xét dưới góc độ tâm lý lâm sàng, hành vi của trẻ được hình thành hay mất đi đều do tác dụng của việc củng cố (cụ thể là khen thưởng hay trừng phạt). Các hành vi không tốt của trẻ thường là kết quả của những củng cố không tốt (củng cố sai) hoặc các mẫu hình củng cố không tốt (sai). Đặc biệt, theo lý thuyết này, chúng ta sẽ củng cố tích cực cho những hành vi tốt của trẻ hơn là phạt những hành vi không tốt của trẻ. Khi trẻ bị phạt, có thể những hành vi không tốt sẽ giảm, nhưng trẻ không biết chúng được phép làm gì, hay làm gì mới đúng để không bị phạt, và cũng không thể chắc chắn sẽ không gây ra những hành vi sai phạm khác. Còn với việc khen thưởng cho hành vi tốt của trẻ, người lớn cho trẻ biết rằng, trẻ được phép làm những hành vi nào và với những hành vi đó trẻ sẽ nhận được sự khen ngợi.

Có thể lấy việc dạy trẻ phát âm làm ví dụ, nhà trị liệu bắt đầu bằng việc phát âm từ mà nhà trị liệu muốn trẻ học được (ví dụ: Con Gà), từ này được nhà trị liệu lặp đi lặp lại thường xuyên, đến khi trẻ có thể phát âm được từ Con Gà. Để làm được việc này, trẻ phải thực hiện quan sát và bắt chước khẩu hình của nhà trị liệu (âm “C”, “O”, “N”, “G”, “A”, rồi đến cả từ dài “CON GÀ”), bắt chước những âm của nhà trị liệu phát ra, hoặc có những trẻ bắt chước cả giọng điệu của nhà trị liệu. Dần dần, trẻ sẽ tiếp thu và phát âm được từ “CON GÀ”. Ngoài ra, trong khoảng thời gian đó, khi trẻ bắt chước hoặc phát âm được những âm này, nhà trị liệu luôn khen thưởng những cố gắng của trẻ, kể cả những cố gắng nhỏ nhất, như bắt chước khẩu hình miệng, nói được âm đầu, nói ngọn… đến khi trẻ nói đúng từ Con Gà. Những phần thưởng có thể dùng với trẻ như là: khen ngợi, ôm ấp, vỗ tay hoan hô, bim bim, chơi trò chơi…). Còn với trẻ chưa hợp tác, chưa có cố gắng hoặc cố tình phát âm sai thì nhà trị liệu có thể dùng củng cố tiêu cực với trẻ, thể hiện qua việc tước đi quyền lợi của trẻ hoặc phải làm một việc mà trẻ không thích (ví dụ, ngồi làm lâu hơn, phải vận động đứng lên – ngồi xuống mà trẻ không thích…). Những hệ quả tiêu cực này có tác dụng làm giảm hành vi không tốt của trẻ. 

Trong Marketing

  1. “Có đi có lại” : Reciprocity

Giáo sư Robert Cialdini trong cuốn sách tâm lý học “Influence: The Psychology of Persuation” đã giới thiệu nội dung của tâm lý “có đi có lại” một cách đơn giản là: Nếu ai đó làm cho bạn điều gì, tự nhiên bạn cũng muốn làm lại cho họ một điều gì đó. Giống như việc bạn cho đi một cách chân thành thì người khác cũng sẽ tự động muốn giúp lại bạn.

Trong Marketing: Khi tặng một thứ gì đó là “miễn phí” (  có thể chính là sản phẩm mà bạn đang cung cấp) thì bước đầu bạn đang xây dựng được cộng đồng hay sự trung thành của người dùng. Bằng cách làm người dùng hứng khởi với những món quà nhỏ như thế, chúng ta đã tiến thêm một bước trong việc xây dựng thành công mối quan hệ bền chặt với khách hàng.

“Sự cam kết” là một nguyên lý tâm lý học hành vi khác mà Cialdini đưa ra với nội dung đơn giản là việc một người nào đó không muốn thất hứa. Khi ai đó cam kết làm một việc gì đó thì họ có nghĩa vụ phải thực hiện xong công việc đó. Khi họ đã cam kết như vậy thì mức độ sử dụng sản phẩm sẽ được tăng lên.

Trong Marketing: Bên cạnh việc không ngừng làm khách hàng hứng khởi như đã đề cập ở nguyên tắc 1, những người làm Marketing còn phải nhớ rằng sự cam kết nếu được thực hiện trong thời gian dài sẽ càng làm tăng độ trung thành của khách hàng.

Trong tâm lý học hành vi có nói rằng bạn có thẩm quyền thì ai đó sẽ có thể tin bạn nhiều hơn.

Trong Marketing: trong nội dung mà chúng ta mang đến cho độc giả hãy tăng độ thẩm quyền bằng cách dẫn các nguồn cụ thể. Độc giả lúc này đối với nội dung của chúng ta sẽ đánh giá cao hơn.

Hãy tưởng tượng bản thân đang ở trong một buổi tiệc, lúc đó, nhạc được bật lên và mọi người bắt đầu không ngần ngại ra nhảy. Nhưng chỉ khi có một ai đó dẫn đầu, những người còn lại nhất định sẽ theo sau và tham gia vào cuộc vui.

  Trong Marketing: Các nhà Marketers có thể vận dụng Social proof này bằng cách thêm vào các nút như Follow hay Share vào một vị trí thật bắt mắt nào đó trên các kênh nội dung. Việc này tạo nên ảnh hưởng tích cực trong việc lan truyền thông tin.

Nhà tâm lý học Cialdini còn đưa ra một nguyên tắc khác là “Liking”- Nếu bạn cảm thấy đang có quan điểm hay tình cảm tích cực với một đối tượng hay một công ty nào đó, rất có khả năng bạn sẽ mua hàng của họ dù cho các thương hiệu đối thủ khác có những chiến lược Marketing độc đáo thế nào đi chăng nữa.

Trong marketing: “Liking” đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển thương hiệu. Không nhất thiết là bạn phải “nice” chơi đẹp sẽ đồng nghĩa với việc bạn được “likeable”. Bất cứ thứ gì bạn cũng có thể làm miễn là độc giả quan tâm và yêu thích nó.

Nguyên lý Scarcity này bắt nguồn từ quy luật đơn giản của cung và cầu: khi sản phẩm càng hiếm thì giá trị lại càng tăng. Giống như việc bạn mua vé máy bay và nhìn thấy dòng chữ “chỉ còn 3 ghế ở giá này”. Đó chính là Sự khan hiếm.

Trong Marketing: Áp dụng nguyên lý này trong Marketing cho các sự kiện thật sự sẽ rất hoàn hảo. Nó có thể thúc đẩy doanh số lượng vé bán ra khi bạn gửi email cho những người chưa đăng ký nội dung với mục đích ám chỉ rằng “ Chúng tôi chỉ còn… vé”

  1. Ám ảnh gần đây : Recency Illusion

Nguyên lý này có thể hiểu như sau: lần đầu tiên bạn biết đến một sản phẩm nào đó, và bạn bắt đầu thấy nó thường xuyên hơn. Đây có thể là kết quả của một chiến lược Marketing đặc biệt nào đó, và rất có thể nó đến từ một hiệu ứng tâm lý mang tên “Ám ảnh gần đây : Recency Illusion”

Trong Marketing:  Nguyên lý này giúp bạn lưu ý hơn khi thiết kế các chiến dịch marketing. Bạn nên phát triển những nội dung mang tính tương thích cao chứ không phải thiết kế chỉ để làm một lần là xong. Thêm vào đó, nội dung mà bạn mang đến độc giả mới không quan trọng bằng việc bạn sáng tạo ra những thông điệp, truyền tải nó đến cho những người đã tiếp cận qua các chiến lược của bạn trước đây rồi.

  1. Hiệu ứng tâm lý học nguyên bản :Verbatim Effect

Đối với nguyên tắc này, nó phát biểu rằng mọi người sẽ có xu hướng ghi nhớ những ý tưởng tổng quan của một nội dung hơn là nhớ hết từng chi tiết mà nội dung đó đề cập. Ví dụ như, một người nào đó sẽ nhớ đến bài thuyết trình của bạn theo một cách chung chung như việc marketing cho startup chứ không phải nhớ về các chi tiết của nó mang đến.

Trong marketing: Hiện nay, chúng ta cần làm cho nội dung của mình sao cho ngắn gọn nhưng vẫn dễ hiểu. Hãy làm nó một cách thật thông minh vì đó là những gì còn lưu lại trong trí nhớ của độc giả.

Trong bộ nhớ ngắn hạn của mình, chỉ tồn tại những khoảng trống hữu hạn nên họ chỉ có thể nhớ được 7 mẫu thông tin cùng một lúc.Lúc đối diện với nó, thường thì con người sẽ có xu hướng phần các mẫu thông tin tương tự thành từng phân nhóm để dễ nhớ hơn.

Trong marketing: Bạn chỉ cần nhóm các chủ đề tương tự lại tức là bạn đang làm công đoạn phân nhóm cho độc giả của mình. Với cách này nội dung của bạn sẽ dễ dàng được xem và lưu lại tâm trí người đọc.

Qua đây, có thể thấy rằng tâm lý học hành vi có đóng góp rất lớn trong việc thúc đẩy Marketing phát triển.

Video liên quan

Chủ đề