Quê của nhà văn nguyễn nhật ánh

Sách gồm năm chương với 86 câu chuyện về năm chú chó sống trong một gia đình. Câu chuyện về tình bạn giữa chúng với chị Ni, bố mẹ chị Ni và các vị khách đến nhà vẽ nên một thế giới trong trẻo, dễ thương. Cuộc đời của các con chó nhỏ: Haili, Batô, Suku, Êmê và Pig được tái hiện như đời sống của mỗi con người với tình bạn, tình yêu, đam mê, lòng dũng cảm, sự sợ hãi, và những ước mơ... Những suy nghĩ về cuộc sống, tính cách con người cũng được thể hiện qua lăng kính của loài chó dưới ngòi bút hóm hỉnh và tài hoa của Nguyễn Nhật Ánh.

Nhân vật cún trong truyện được xây dựng từ chính các chú chó đang sống cùng nhà văn. Sống chung nhà, cùng chia sẻ kỷ niệm, giữa nhà văn và các chú chó dường như có một sự thông cảm, thấu hiểu nhau như những người bạn. Theo Nguyễn Nhật Ánh, anh có thể hiểu bạn mình mà "không cần thông dịch". Vì thế, tác giả muốn "đại diện" các chú chó ghi lại các câu chuyện của chúng, lồng vào đó là những tâm sự về cuộc sống xung quanh, những mối tình thâm và đồng cảm về nghệ thuật.

Link mua: https://tiki.vn/con-cho-nho-mang-gio-hoa-hong-tai-ban-p48629553.html

Quê của nhà văn nguyễn nhật ánh
Ảnh bìa cuốn sách

Quê của nhà văn nguyễn nhật ánh
Trích dẫn Con chó nhỏ mang giỏ hoa hồng

Nguyễn Nhật Ánh là ai và nhà văn Nguyễn Nhật Ánh ở đâu. Nguyễn Nhật Ánh là tên và cũng là bút danh của một nhà văn Việt Nam chuyên viết cho tuổi mới lớn. Ông sinh ngày 7 tháng 5 năm 1955...

Nguyễn Nhật Ánh là ai và nhà văn Nguyễn Nhật Ánh ở đâu. Nguyễn Nhật Ánh là tên và cũng là bút danh của một nhà văn Việt Nam chuyên viết cho tuổi mới lớn. Ông sinh ngày 7 tháng 5 năm 1955 tại huyện Thăng Bình, Quảng Nam.

Thuở nhỏ ông theo học tại các trường Tiểu La, Trần Cao Vân và Phan Chu Trinh. Từ 1973 Nguyễn Nhật Ánh chuyển vào sống tại Sài Gòn, theo học ngành sư phạm. Ông đã từng đi Thanh niên xung phong, dạy học, làm công tác Đoàn Thanh niên Cộng Sản Hồ Chí Minh.

Từ 1986 đến nay ông là phóng viên nhật báo Sài Gòn Giải Phóng, lần lượt viết về sân khấu, phụ trách mục tiểu phẩm, phụ trách trang thiếu nhi và hiện nay là bình luận viên thể thao trên báo Sài Gòn Giải Phóng Chủ nhật với bút danh Chu Đình Ngạn. Ngoài ra, Nguyễn Nhật Ánh còn có những bút danh khác như Anh Bồ Câu, Lê Duy Cật, Đông Phương Sóc, Sóc Phương Đông,

Năm 13 tuổi ông đăng báo bài thơ đầu tiên. Tác phẩm đầu tiên in thành sách là một tập thơ: Thành phố tháng tư, Nhà xuất bản Tác phẩm mới 1984 (in chung với Lê Thị Kim). Truyện dài đầu tiên của ông là tác phẩm Trước vòng chung kết (Nhà xuất bản Măng Non, 1985).[1] Hai mươi năm trở lại đây, ông tập trung viết văn xuôi, chuyên sáng tác về đề tài thanh thiếu niên.

Năm 1990, truyện dài Chú bé rắc rối được Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trao giải thưởng Văn học Trẻ hạng A. Năm 1995, ông được bầu chọn là nhà văn được yêu thích nhất trong 20 năm (1975-1995) qua cuộc trưng cầu ý kiến bạn đọc về các gương mặt trẻ tiêu biểu trên mọi lãnh vực của Thành Đoàn Thành phố Hồ Chí Minh và báo Tuổi Trẻ, đồng thời được Hội nhà Văn Thành phố Hồ Chí Minh chọn là một trong 20 nhà văn trẻ tiêu biểu trong 20 năm (1975-1995).

Quê của nhà văn nguyễn nhật ánh

Năm 1998 ông được Nhà xuất bản Kim Đồng trao giải cho nhà văn có sách bán chạy nhất. Năm 2003, bộ truyện nhiều tập Kính vạn hoa được Trung ương Đoàn Thanh Niên Cộng sản Hồ Chí Minh trao huy chương Vì thế hệ trẻ và được Hội nhà văn Việt Nam trao tặng thưởng. Đến nay ông đã xuất bản gần 100 tác phẩm và từ lâu đã trở thành nhà văn thân thiết của các bạn đọc nhỏ tuổi ở Việt Nam.

Năm 2004, Nguyễn Nhật Ánh kí hợp đồng với Nhà xuất bản Kim Đồng tiếp tục cho xuất bản bộ truyện dài gồm 28 tập mang tên Chuyện xứ Langbiang nói về hai cậu bé lạc vào thế giới phù thủy. Đây là lần đầu tiên ông viết một bộ truyện hoàn toàn dựa trên trí tưởng tượng. Vì vậy, để chuẩn bị cho tác phẩm này, ông đã phải mất 6 tháng nghiên cứu tài liệu và đọc sách báo liên quan như Phù thủy và Pháp sư, Các huyền thoại phương Đông, Ma thuật và thuật phù thủy...

Sau Chuyện xứ Langbiang, tác phẩm tiếp theo của ông là bút kí của một chú Cún có tên Tôi là Bêtô.

Năm 2008, Nguyễn Nhật Ánh xuất bản truyện có tên Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ, tác phẩm này được báo Người Lao động bình chọn là tác phẩm hay nhất năm 2008. Đoạt giải thưởng văn học ASEAN năm 2010.

Tác phẩm Ngồi khóc trên cây, xuất bản ngày 27 tháng 6 năm 2013.

Tác phẩm Chúc một ngày tốt lành xuất bản ngày 6 tháng 3 năm 2014

Tác phẩm mới nhất Bảy bước tới mùa hè năm 2015

Nguyễn Nhật Ánh là ai và nhà văn Nguyễn Nhật Ánh ở đâu. Giải thưởng Văn học Asean 2010

Hoàng gia Thái Lan đã tổ chức trao Giải thưởng Văn học Asean 2010 cho các nhà văn, nhà thơ được đề cử và đoạt giải của các nền văn học trong khu vực Asean vào ngày 5.11: Nguyễn Nhật Ánh của Việt Nam, Wijaya - Brunei, Afrizal Malna - Indonesia, Dara Kanlaya - Lào, Zaen Kasturi - Malaysia, Marjorie Evasco - Philippines, Johar Bin Buang - Singapore, Zakariya Amataya - Thái Lan.

Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh nhận giải Asean năm nay với tác phẩm viết cho thiếu nhi Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ. Vốn được Hội Nhà văn Việt Nam trao tặng thưởng năm 2009, tác phẩm Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ đã được đề cử tham dự Giải thưởng Văn học Asean với số phiếu tuyệt đối 100% hồi tháng 7.2010.

Quê của nhà văn nguyễn nhật ánh

Nguyễn Nhật Ánh là ai và nhà văn Nguyễn Nhật Ánh ở đâu. Ông là một trong những nhà văn của Việt Nam được vinh dự nhận giải thưởng Văn học Asean.

Trong bản đề cử nhà văn Nguyễn Nhật Ánh tại Giải thưởng năm 2010 có viết: Nguyễn Nhật Ánh là một nhà văn Việt Nam với những câu chuyện sắc sảo cho cả thanh thiếu niên và người lớn, ông được xem là một trong những nhà văn thành công nhất viết cho lứa tuổi thiếu niên. Ông cũng là một giáo viên, nhà thơ và nhà báo. Cuốn tiểu thuyết nổi tiếng nhất của ông: Kính vạn hoa (tiếng Anh là Kaleidoscope) 54 tập, gần đây đã được chuyển thể thành bốn bộ phim truyền hình cùng tên.

Giải thưởng Văn học Asean (SEA Writers Awards) được Hoàng gia Thái Lan thành lập năm 1979, nhằm tôn vinh các nhà văn, nhà thơ có sáng tác tiêu biểu trong khu vực Đông Nam Á. Giải được thành lập theo sáng kiến của Hiệp hội Nhà văn Thái Lan, Hội Bút nghiệp Thái Lan, The Oriental- Bangkok, Hàng không Hoàng gia Thái Lan…

Nguyễn Nhật Ánh là ai và nhà văn Nguyễn Nhật Ánh ở đâu. NXB Nhật đưa truyện Nguyễn Nhật Ánh vào top 105 best-seller

Trong cuốn 105 cuốn sách được đọc nhiều nhất ở các nước trên thế giới (NXB Ten-Books - Nhật Bản, ấn hành tháng 12/2013), có hai đầu sách của Việt Nam là Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ và Kính vạn hoa. Cả hai đều là những tác phẩm nổi tiếng của Nguyễn Nhật Ánh. Nếu như cuốn đầu tiên từng là best-seller trong nước và đoạt giải thưởng Văn học Đông Nam Á, thì đầu sách thứ hai là bộ truyện gối đầu của nhiều độc giả trẻ Việt Nam và đã được chuyển thể thành phim truyền hình.

Ten-Books dành nhiều lời khen khi giới thiệu tác phẩm của nhà văn Việt: "Có thể nói rằng, trừ những người thường ngày không tiếp xúc với sách vở, còn lại ở Việt Nam không ai không biết tới nhà văn Nguyễn Nhật Ánh"

Quê của nhà văn nguyễn nhật ánh

Nguyễn Nhật Ánh là ai và nhà văn Nguyễn Nhật Ánh ở đâu. Cuốn sách Kính vạn hoa đã được NXB Nhật chọn vào top 105 best-seller

Đầu tháng 3/2014 sách mới được tung ra, nhưng trước đó các đơn vị phát hành đã mua hết số lượng sách in lần đầu của NXB Trẻ là 35.000 bản bìa mềm (giá 99.000 đồng mỗi cuốn) và 3.000 bản bìa cứng (giá 199.000 đồng mỗi cuốn) trong tổng số 5.000 bản bìa cứng. NXB đang in thêm để đủ lượng cung cho thị trường sách.

Cuốn sách, do họa sĩ Đỗ Hoàng Tường minh họa, mở ra một khu vườn với nhân vật chính là chú heo Lọ Nồi cùng bạn chó Mõm Ngắn con chị Vện, mẹ Nái Sề, anh Đuôi Xoăn, Cánh Cụt và bọn gà chíp nhà chị Mái Hoa… Đây là thế giới của những câu chuyện vừa kỳ lạ, vừa thú vị không chỉ dành cho lứa tuổi nhỏ, mà còn như thể ngụ ngôn dành cho người lớn. Trí tưởng tượng bay bổng, giọng văn nhẹ nhàng, giàu tình cảm vẫn luôn là thế mạnh được Nguyễn Nhật Ánh khai thác triệt để trên trang viết.

Tác phẩm Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh

Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh là một tiểu thuyết dành cho thanh thiếu niên của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh, xuất bản lần đầu tại Việt Nam vào ngày 9 tháng 12, 2010 bởi Nhà xuất bản Trẻ, với phần tranh minh họa do Đỗ Hoàng Tường thực hiện. Đây là một trong các truyện dài của Nguyễn Nhật Ánh, ra đời sau Đảo mộng mơ và trước Lá nằm trong lá.

Quê của nhà văn nguyễn nhật ánh

Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh là một trong những quyển sách Việt Nam bán chạy nhất năm 2010

Tác phẩm như một tập nhật ký xoay quanh cuộc sống của những đứa trẻ ở một vùng quê Việt Nam nghèo khó, nổi bật lên là thông điệp về tình anh em, tình làng nghĩa xóm và những tâm tư của tuổi mới lớn. Theo Nguyễn Nhật Ánh, đây là lần đầu tiên ông đưa vào truyện của mình những nhân vật phản diện, đặt ra vấn đề đạo đức như sự vô tâm hay cái ác.

Là một trong những quyển sách Việt Nam bán chạy nhất năm 2010, Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh đã được tái bản ngay trong ngày phát hành đầu tiên, với tổng số bản in lên đến hơn 20.000 bản. Đây cũng là cuốn sách mở đầu cho phương thức in nhiều dạng ấn bản trên một tác phẩm ở Việt Nam, với ấn bản bìa mềm và bìa cứng được bán ra song song.

Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh được chuyển thể thành một bộ phim điện ảnh cùng tên bởi đạo diễn Victor Vũ, công chiếu vào tháng 10 năm 2015 với doanh thu phòng vé rất cao và gây được nhiều sự chú ý trong công chúng. Như một ảnh hưởng từ sức ảnh hưởng tích cực của bộ phim, tiểu thuyết đã trở thành quyển sách bán chạy nhất trong Hội sách Hà Nội năm 2015. Tính đến tháng 10 năm 2015, Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh đã trải qua 27 lần tái phát hành với tổng số bản in lên đến 129.000 bản.

Nội dung truyện

Câu chuyện là những trang nhật ký về cuộc sống thường ngày và tâm tư của cậu bé Thiều. Thiều đang là học sinh lớp 7 sống ở một vùng quê nghèo, cùng với người em trai tên Tường. Tường là một cậu bé dễ thương, hiền lành, bao dung, rất yêu mến anh trai và thích chơi đùa với nhiều loài động vật gồm cả sâu bọ. Cậu bé sống nội tâm, ham đọc sách và rất say mê những câu chuyện cổ tích, đặc biệt là truyện Cóc tía, chính vì vậy mà cậu nuôi nấng một con cóc dưới gầm giường và đặt tên cho nó là "Cu Cậu".

Trong khi đó Thiều vốn là một người hướng ngoại, khá tinh quái, đã nhiều lần vô tình để em mình chịu tai bay vạ gió sau những trò nghịch phá do chính mình bày ra. Thiều cũng nhiều lần tỏ ra hẹp hòi, nhưng trong thâm tâm cậu vẫn rất thương em mình và là một người hào hiệp. Hai anh em Thiều và Tường thả hồn vào những trò chơi dân gian bình dị và nhiều kỷ niệm đáng nhớ thuần thơ ấu của những đứa trẻ làng quê.

Quê của nhà văn nguyễn nhật ánh

Truyện cũng mở rộng ra mối quan hệ giữa hai anh em và những người dân trong làng, gồm cả người thân của mình và những bạn học cùng lớp. Ba của Thiều được miêu tả là một người giảo hoạt và được dân làng yêu mến nhưng hay nổi nóng và thường xuyên đánh đòn hai anh em vì nhiều lý do, trong khi mẹ cậu tỏ ra dịu dàng với các con hơn dù bà cũng không tránh khỏi việc trách mắng khi các con làm điều sai quấy.

Chú Đàn là em trai của ba Thiều, bị mất một tay do tai nạn nhưng vẫn luôn yêu đời và thường kể chuyện ma cho hai anh em Thiều và Tường nghe. Nỗi muộn phiền duy nhất của chú có lẽ nằm ở chuyện tình nhiều trắc trở do cánh tay cụt gây ra. Chú Đàn yêu chị Vinh, một cô gái cùng làng và là con của thầy giáo chủ nhiệm lớp của Thiều, người thầy mà lúc nào cũng làm cho Thiều sợ chết khiếp.

Vào lúc mở đầu câu chuyện, Thiều cảm thấy thích một cô bạn cùng lớp ngồi kế bên cậu tên là Mận. Mận hay bị Thiều trêu chọc và từng có lần vô tình làm cho Thiều bẽ mặt trước lớp. Một bạn học khác của Thiều là Sơn, lớn hơn cậu ba tuổi nhưng học lực rất kém và phải ở lại lớp liên tục. Sơn được miêu tả là một đứa đô con, suốt ngày phá làng phá xóm và có những cử chỉ và lời nói khiếm nhã, thô tục.

Về sau, Thiều nhận ra mình đã có tình cảm với Mận, là một cô bạn cùng lớp lớn hơn cậu một tuổi. Mận xinh xắn và ngây thơ nhưng học không được tốt do phải chăm sóc người cha mắc căn bệnh lạ, đang bị mẹ cô bé giam trên gác nhà. Bí mật này chỉ có Thiều và Tường biết, và hai anh em đã phải ẩu đả với Sơn chỉ để bảo vệ Mận trước những âm mưu đen tối.

Biến cố xảy ra khi căn gác nhà Mận bốc cháy và mẹ cô bé bị bắt do đã giam cầm chồng, khiến ông bị phỏng đoán là đã chết cháy sau khi người ta phát hiện ra có xương lẫn trong đám tro. Chịu liền tiếp nhiều cú sốc lớn, Mận suy sụp hoàn toàn. Gia đình Thiều đã giúp đỡ Mận trong lúc khó khăn nhất và đưa cô bé về ở chung với mình. Mận biết được ba mình còn sống và mẹ sẽ được thả trong một ngày không xa.

Tuy nhiên, sự thân thiết giữa Tường và Mận lại khiến cho cơn ghen tức trong lòng Thiều tăng lên theo thời gian. Cậu đã không can ngăn khi con cóc Tường nuôi bị bắt đi làm thịt, điều mà khiến Thiều ray rứt mãi bởi chứng kiến nỗi buồn đau của Tường dù cậu bé không hề biết là do anh mình tiếp tay.

Mùa lũ đến, cả làng Thiều chìm trong nước, khi nước rút đi và để lại nhiều hậu quả tiêu cực như đói kém, mất mùa, Thiều, Tường và Mận mới phát hiện ra chị Vinh và chú Đàn đã lập ra kế hoạch cùng nhau bỏ trốn để thoát khỏi sự ngăn cấm của gia đình. Cùng lúc đó, sự hẹp hòi và đố kỵ trong lòng Thiều đã nhiều đến mức trong một phút hiểu lầm cậu đã vô tình khiến em trai mình bị thương nặng, không thể ngồi dậy được. Thiều càng ân hận hơn khi nghe chính miệng Tường kể rằng người mà Mận thích chơi cùng chính là cậu.

Quê của nhà văn nguyễn nhật ánh

Câu chuyện là những trang nhật ký về cuộc sống thường ngày và tâm tư của cậu bé Thiều

Mận được mẹ đón đi tìm cha, trong khi Thiều ở lại chìm trong nuối tiếc và cắn rứt mà tận tình chăm sóc cho Tường. Cả hai anh em đã giấu ba mẹ nguyên nhân thật sự gây ra cảnh ngộ rủi ro của Tường. Một hôm Thiều mừng rỡ khi thấy Tường đã ngồi dậy được và nghe em trai mình kể về một nàng công chúa không biết từ đâu đến đã trở thành nguồn động viên tinh thần để Tường hồi phục.

Quá hiếu kỳ, trong một lần tình cờ phát hiện ra công chúa và lén lút bám theo, Thiều vô cùng bất ngờ khi biết nàng công chúa ấy thực ra là Nhi, con một người mổ lợn trong làng. Người làng lầm tưởng Nhi đã chết sau một vụ tai nạn ba năm trước, nhưng hóa ra cô bé vẫn sống nhưng có vấn đề về thần kinh, khiến cô tự xem mình là công chúa và cha mình là đức vua, người mà cũng vì thương con nên đã giả vờ diễn trò cùng cô bé.

Thiều kể lại bí mật này với Tường lúc này đã đứng dậy được, bởi vì Tường và Nhi từng chơi rất thân với nhau. Sự nôn nóng được gặp lại Nhi thôi thúc Tường ra sức tập đi lại. Một ngày nọ hai anh em nhìn thấy Nhi đang bị đám trẻ con trong làng trêu chọc, Tường đã chạy hết sức bằng chính đôi chân mình đến bảo vệ Nhi, kỳ diệu thay nghĩa cử này khiến cô bé nhớ ra mọi chuyện và trở lại bình thường.

Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh là truyện dài của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh phát hành vào năm 2010 và được bạn đọc rất yêu thích. Truyện bao gồm 81 chương nhỏ, xoay quanh một giai đoạn ấu thơ của các nhân vật chính Thiều, Tường, Mận, Nhi tại một làng quê nghèo. Truyện dài này từng nhận giải thưởng văn chương ASEAN.

Tác phẩm chuyển thể thành phim

Tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh là một đề tài hấp dẫn đối với khán giả nhưng cũng là thách thức đối với nhà làm phim. Với sự đầu tư kinh phí của Cục Điện ảnh, đạo diễn Victor Vũ bắt tay xây dựng kịch bản chuyển từ truyện dài Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh cùng đạo diễn Việt Linh và Đoàn Nhật Nam. Phim được bấm máy chủ yếu ở tỉnh Phú Yên và TP HCM. 3 diễn viên chính tham gia vào phim bao gồm Thịnh Vinh (Thiều), Trọng Khang (Tường) và Thanh Mỹ (Mận).

Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh nói riêng và tác phẩm của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh nói chung được rất đông đảo độc giả quan tâm. Vì thế, tác phẩm điện ảnh của Victor Vũ cũng được khán giả đưa ra mổ xẻ về những chi tiết khác nhau so với nguyên tác văn học.

Quê của nhà văn nguyễn nhật ánh

Có thể nói, đạo diễn bám rất chắc cốt truyện và sử dụng ngôn ngữ hình ảnh xuất sắc để miêu tả điều này. Khán giả vẫn cảm nhận câu chuyện nhỏ của những đứa trẻ xảy ra ở một ngôi làng. Đó là tình anh em, tình yêu thời học trò; chuyện công chúa, phò mã hay chuyện về con cóc Cậu trời. Mối tình của chú Đàn và cô Vinh, chuyện ma sói…. đều xuất hiện trong phim.

Bên cạnh những tình tiết xuất hiện trong truyện như: quãng thời gian đói ăn, cháy nhà kho, lụt lội… cũng đều được Victor Vũ kể lại qua nhiều lớp lang, rất uyển chuyển.

Theo nguyên tác của Nguyễn Nhật Ánh, nội dung của Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh được kể lại ở ngôi thứ nhất, nhân vật xưng tôi. Câu chuyện bắt đầu từ việc chú Đàn xem hoa tay cho Thiều. Tuy nhiên, cảnh mở đầu dẫn vào nội dung phim là chi tiết Tường nằm trên xe trên đường đi chữa bệnh.

Khi viết kịch bản và dựng thành phim, Victor Vũ từng lấy tên Hoa vàng trên cỏ xanh (tựa tiếng Việt) hay Dear Brother (tựa tiếng Anh). Qua những tên phim này, khán giả hình dung được hướng triển khai khác đi với nguyên tác.

Bên cạnh đó, tựa phim tiếng Anh còn hướng người xem tập trung vào tình cảm anh em Thiều – Tường thay vì các mối tình học trò (Thiều – Mận), phò mã và công chúa (Tường và Nhi) như trong truyện của Nguyễn Nhật Ánh. Nếu như nhà văn Nguyễn Nhật Ánh cài cắm vào câu chuyện của mình những nhân vật phản diện và đặt ra những vấn đề về cái ác, sự vô tâm khá đậm nét thì trong tác phẩm của Victor Vũ điều này được chuyển hóa nhẹ nhàng hơn. Khán giả vẫn thấy được sự ích kỷ, nhỏ nhen của nhân vật Thiều trong phim nhưng yếu tố này không quá sâu.

Chính vì hướng khai thác có phần khác với nguyên tác nên nhiều chi tiết trong phim được tiết chế lại hoặc hoàn toàn biến mất. Khán giả sẽ không thể cảm nhận được cuộc đối thoại ở chương áp cuối cuốn sách của Tường và Nhi: “Em nói em không phải là công chúa... Anh cũng không phải phò mã. Em nhớ ra rồi. Anh là anh Tường”.

Quê của nhà văn nguyễn nhật ánh

Khán giả xem phim cũng sẽ không thấy được câu chuyện cổ tích khi ông Tám Tàng gại gại cái kiếm nhựa vào chân bối rối giả bộ không thấy thằng Tường len lén nắm tay Nhi. Nhân vật bé Nhi quá ít đất diễn và khá mờ nhạt trong phim.

Bên cạnh đó, các tuyến nhân vật phụ trong truyện như chú Đàn, cô Vinh, thầy Nhãn, thằng Sơn trong phim chủ yếu để làm nền cho câu chuyện của Thiều và Tường.

Trong truyện, nhân vật chú Đàn và cô Vinh trốn đi khỏi làng sau trận lũ quét. Ý tưởng thể hiện tình yêu của cặp đôi này dưới định kiến của thầy Nhãn không được khắc đậm. Thậm chí, nhân vật cô bé Xin trong truyện không hề xuất hiện trong bộ phim.

Trong buổi ra mắt phim tại Hà Nội (30/10), Victor Vũ chia sẻ anh làm bộ phim này vì xúc động về câu chuyện trong Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh. Vị đạo diễn Việt Kiều không lớn ở Việt Nam và càng không có trải nghiệm thực tế về nhiều tình tiết nhưng vẫn tái hiện được câu chuyện đậm chất thôn quê của Viên Nam cuối những năm 1980.

5 tác phẩm nổi bật của Nguyễn Nhật Ánh

Trong gần 3 thập kỷ sáng tác, Nguyễn Nhật Ánh có một sự nghiệp đồ sộ gần 100 tác phẩm văn học mà quá nửa là best seller khi ra mắt.

Bảy bước tới mùa hè - Best seller mới của Nguyễn Nhật Ánh năm 2015

Quê của nhà văn nguyễn nhật ánh

Bảy bước tới mùa hè là cuốn truyện dài nằm trong danh sách những tác phẩm bán chạy nhất

Số liệu thống kê của các đơn vị phát hành và nhà xuất bản trong năm 2015 luôn có cuốn truyện dài mới nhất của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh trong danh sách những tác phẩm bản chạy nhất.

Bảy bước tới mùa hè tiếp tục là tác phẩm viết về tuổi học trò hồn nhiên với những câu chuyện vui tươi và những rung động đầu đời ngây thơ, trong sáng. Cuốn sách được đánh giá là người lớn đọc cũng sẽ cảm thấy như được sống lại thời tuổi trẻ và hoàn toàn có thể yên tâm khi con em mình đọc bởi Nguyễn Nhật Ánh là nhà văn luôn hướng tới một tinh thần văn chương trong sáng, tốt đẹp.

Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh - Tác phẩm chuyển thể thành công nhất

Quê của nhà văn nguyễn nhật ánh

Dù có cả những bình luận khen và chê với tác phẩm điện ảnh của đạo diễn Victor Vũ ra mắt đầu tháng 10 năm nay nhưng có thể khẳng định Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh là tác phẩm được chuyển thể thành công nhất cho tới nay của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh.

Được đầu tư chăm chút kỹ lưỡng, phiên bản điện ảnh dù có những chi tiết khác biệt với tác phẩm văn học gốc nhưng vẫn khiến khán giả đặc biệt những ai từng đọc qua sách phải xúc động với câu chuyện về các nhân vật Thiều, Tường, Mận, Nhi.

Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh không phải tác phẩm đầu tiên của Nguyễn Nhật Ánh được các đạo diễn chuyển thể nhưng là tác phẩm đầu tiên lên màn ảnh rộng.

Kính vạn hoa - Tác phẩm dài nhất

Quê của nhà văn nguyễn nhật ánh

Bộ truyện dài này có 54 tập, kể về những câu chuyện vui buồn, nghịch ngợm của tuổi học trò xoay quanh 3 nhân vật chính là Quý ròm, nhỏ Hạnh và Tiểu Long. Mỗi tập là một câu chuyện khác nhau và đều chứa đựng những bài học cuộc sống sâu sắc, ý nghĩa.

Được ra mắt cuối thập niên 1990 nhưng bộ truyện đã tái bán lại rất nhiều lần. Năm 2012, NXB Kim Đồng tái bản với ấn phẩm 9 tập khổ lớn và 54 tập khổ nhỏ.

Kính vạn hoa cũng đã được chuyển thể thành 3 phần phim truyền hình chiếu trên kênh HTV9 của Đài Truyền hình TP HCM.

Trước vòng chung kết - Tác phẩm đầu tiên định vị "thương hiệu" văn Nguyễn Nhật Ánh

Năm 1984, cái tên Nguyễn Nhật Ánh xuất hiện lần đầu trên văn đàn khi đứng chung cùng tác giả Lê Thị Kim trong tập thơ Thành phố tháng tư. Nhưng 1 năm sau, tác phẩm truyện dài đầu tiên của ông mang tên Trước vòng chung kết ra mắt đã ấn định ngay một phong cách văn chương riêng của Nguyễn Nhật Ánh.

Quê của nhà văn nguyễn nhật ánh

Cuốn sách là câu chuyện về niềm đam mê trái bóng được lồng ghép với những chi tiết về tình bạn, tuổi học trò nhẹ nhàng và đáng yêu. Chủ đề bóng đá tiếp tục được khai thác ở tác phẩm truyện ngắn Cú phạt đền ra mắt cùng năm 1985.

Từ tác phẩm này, Nguyễn Nhật Ánh trở thành một "thương hiệu" văn chương cho tuổi mới lớn mà thành công kéo dài suốt gần 3 thập niên.

Cô gái đến từ hôm qua - Tác phẩm truyền cảm hứng âm nhạc nổi tiếng nhất

Cô gái đến từ hôm qua được viết năm 1989 và được đánh giá là một trong những tác phẩm lãng mạn, xúc động nhất của Nguyễn Nhật Ánh. Một câu chuyện nhẹ nhàng, trong trẻo dành cho tất cả mọi người, nhất là những ai vừa rời xa khung trời hoa phượng.

Quê của nhà văn nguyễn nhật ánh

Tinh thần của cuốn sách đã được nhạc sĩ Trần Lê Quỳnh truyền tải rất thành công trong ca khúc cùng tên mà anh viết. Tiết tấu chậm rãi, ca từ đẹp và lãng mạn của bài hát đã ghi dấu trong lòng nhiều thế hệ khán giả.

Nhiều ca sĩ đã hát Cô gái đến từ hôm qua như Mỹ Tâm, Đức Tuấn, Lynk Lee... nhưng bản ghi âm được đánh giá hay nhất là của Thu Phương ra mắt năm 2000. Bài hát cũng được nhận giải thưởng Bài hát Việt năm 2003.

5 cuốn sách viết về động vật hay nhất của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh

Nguyễn Nhật Ánh từng chia sẻ: “Yếu tố quyết định của một nhà văn viết cho trẻ em nằm ở chỗ tác giả có thể chạm vào tâm hồn của trẻ em hay không”. Nhà văn đã dùng một cách rất đặc biệt để thể hiện tình yêu với trẻ thơ thông qua việc sáng tác, đặc biệt là những sáng tác liên về những con vật gần gũi, đáng yêu với các em. Những cuốn sách sau có nhân vật chính chính là động vật đã thu hút được nhiều sự quan tâm của độc giả:

 Xin lỗi mày Tai To

Quê của nhà văn nguyễn nhật ánh

Xin lỗi mày Tai To là tên của tập truyện nhỏ nằm trong seri Kính vạn hoa của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh. Tai To là tên chú chó được nuôi trong gia đình nhỏ Hạnh, được mẹ mang về nuôi với một lí do rất ngộ nghĩnh: Ba mẹ dạo này hay bất đồng quan điểm, mẹ đi coi bói, người ta nói cần nuôi con vật có ba màu trở lên, và vì mẹ sợ mèo nên nghiễm nhiên nhà nuôi chó.

Chú chó Tai To nhận được sự yêu thương của tất cả mọi người - trừ Tùng - cậu em út trong nhà. Không chỉ miêu tả về cuộc sống của Tai To đơn thuần, nhà văn còn đi sâu vào khai thác mối quan hệ giữa trẻ em và động vật, sự hình thành nhân cách của trẻ em thông qua việc thể hiện tình yêu với động vật.

10 chương truyện giản dị, chỉ suy có chương 10 là có yếu tố cao trào kịch tính khi Tai To sổng khỏi nhà người chủ mới để chạy về nhà Tùng đúng khi nhà có trộm và lập được công lớn. Khi được chuyển thể thành bộ phim cùng tên, chú chó Tai To nhận được sự yêu mến của đông đảo khán giả.

Tôi là Bê Tô

Quê của nhà văn nguyễn nhật ánh

Tôi là Bê Tô nằm trong top 40 cuốn sách hay nhất dành cho Thiếu Nhi năm 2015 và là một trong những cuốn sách thành công nhất của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh. Nhưng lạ lùng, đây lại là câu chuyện được kể bởi một chú cún.Chú cún tên Bê Tô xuất hiện ở chương cuối truyện, nhưng lại có ý nghĩa dẫn dắt ngay từ đầu tác phẩm với 102 câu chuyện của chú bao gồm những câu chuyện về bạn bè, về gia đình cô chủ Ni và ba mẹ của cô, về ngôi nhà của bà cố - ở một nơi khác, nơi cún có thêm một bạn mới là Laica.

Cuộc sống được tái hiện qua góc nhìn của một chú cún cùng những nhận thức, những lớn lên trong suy nghĩ và sự trưởng thành trong hành động, cư xử cùng nhũng bài học mà hầu như “ai cũng sẽ trải qua ít nhất một lần trong đời” sẽ giúp bạn đọc thêm hiểu hơn về cuộc sống.

Bê Tô không phải là chú chó dũng cảm nhất, cũng chẳng phải là chú chó hoàn hảo ngay từ đầu, nhưng chính những khiếm khuyết cùng những thay đổi tích cực của chú mang lại sự phấn khởi, niềm tin yêu cho những ai từng một lần đọc cuốn sách này.

Có hai con mèo ngồi bên cửa sổ

Quê của nhà văn nguyễn nhật ánh

Nguyễn Nhật Ánh là ai và nhà văn Nguyễn Nhật Ánh ở đâu. Những tác phẩm của ông đi sâu vào tâm hồn của nhiều thế hệ độc giả

“Có hai con mèo ngồi bên cửa sổ/ Một con ngồi yên một con đổi chỗ” là hai câu thơ đơn giản dường như chứa đựng cả “hồn” của cuốn sách này. Câu chuyện kể về mèo Gấu và chuột Tí Hon. Hai loài vật ngỡ rằng luôn luôn xung khắc với nhau, nhưng trong tác phẩm này, Nguyễn Nhật Ánh lại xây dựng lên một tình bạn vĩ đại.

Gấu và Tí Hon thân nhau đến mức có thể chia sẻ từng chuyện vui buồn trong những phút giây mềm yếu, lo lắng và chăm sóc, giúp nhau từ miếng ăn đến “chiến lược” để tồn tại lâu dài. Mời bạn hãy mở sách ra để khám phá câu chuyện đặc biệt có phần lạ lùng này. Bên cạnh tình bạn, câu chuyện về tình yêu (và thậm chí là cả nỗi thất tình của Gấu) cũng thu hút độc giả không kém.

Cuốn sách không quá dày, lại có thêm 67 hình vẽ của họa sĩ Đỗ Hoàng Tường rất sinh động (sinh động tới mức phác họa được từng nét nũng nịu hay kiêu căng của nàng mèo người yêu mèo Gấu), và cả những bài thơ tình lãng mạn nao lòng song đọc to lên thì khiến cười thích thú- bởi đó là những bài thơ tình rất... mèo.

Chúc một ngày tốt lành

Quê của nhà văn nguyễn nhật ánh

Chúc một ngày tốt lành là câu chuyện xảy ra trong khu vườn nhỏ nhà mẹ con bà Đỏ với nhân vật chính là chú heo Lọ Nồi cùng bạn chó Mõm Ngắn con chị Vện, mẹ Nái Sề, anh Đuôi Xoăn, Cánh Cụt và bọn gà chíp nhà chị Mái Hoa… bỗng một ngày đổi giọng cho nhau. Thoạt tiên, là việc heo nói tiếng gà, chó kêu tiếng heo, gà vừa kêu gâu gâu vừa kêu ủn ỉn. Tiếp sau đó là công cuộc sáng tạo nên một ngôn ngữ mới đầy bất ngờ, không chỉ để các loài vật có thể trò chuyện với nhau mà còn để chúng giao tiếp với con người.

Trò chơi ngôn ngữ của mấy con vật thông minh đã kéo theo sự thay đổi nhanh chóng những thói quen trong sinh hoạt, trong suy nghĩ, trong cách ứng xử, không chỉ của những người sống quanh khu vườn mà của cả những người có trọng trách quản lý xã hội. Nó gần gần như một cuộc cách mạng vậy.

Đọc Chúc một ngày tốt lành cho các em bé, bạn đừng ngạc nhiên khi rất có thể ngay sau đó sẽ nghe thấy trẻ em bắt chước giọng Un un gô - Gô un un, Ăng gô gô, Chiếp un un, Un gô gô… của những con vật đáng yêu được miêu tả trong cuốn sách này.

 Con chó nhỏ mang giỏ hoa hồng

Quê của nhà văn nguyễn nhật ánh

Con chó nhỏ mang giỏ hoa hồng là cuốn sách mới nhất của Nguyễn Nhật Ánh vừa ra mắt tháng 2/2016. Câu chuyện xung quanh cuộc sống của năm chú chó Haili, Ba tô, Suku, Êmê và Pig. Mỗi người trong gia đình đều có cách thể hiện tình yêu khác nhau đối với những chú chó: chị Ni thì hiểu từng em cún, Ba thì phần nhiều là chiều chuộng còn mẹ thì gắng thu xếp những “hậu quả” phá phách của những chú cún này.

Nhà văn đã miêu tả năm chú chó như năm thành viên trong gia đình, được yêu thương và tha thứ. Câu chuyện của những chú chó nhỏ cũng chính là lăng kính phản ánh cuộc sống của con người. Thông điệp nhà văn muốn gửi gắm đến bạn đọc ở cuối trang sách thật thấm thía biết bao: “Nếu con người ta biết yêu thương một con chó thì hiển nhiên người ta sẽ biết yêu thương một con người; xã hội nhờ vậy sẽ bớt đi những chuyện đau lòng”.

Nguyễn Nhật Ánh là ai và nhà văn Nguyễn Nhật Ánh ở đâu. Tất cả các tác phẩm

Truyện nhiều tập

Kính vạn hoa

Chuyện xứ Langbiang

Truyện dài, truyện ngắn, thơ và các tác phẩm khác

Thành phố tháng tư (thơ, in chung với Lê Thị Kim, 1984)

Trước vòng chung kết (truyện dài, 1985)

Cú phạt đền (truyện ngắn, 1985)

Đầu xuân ra sông giặt áo (thơ, 1986)

Chuyện cổ tích dành cho người lớn (tập truyện, 1987)

Bàn có năm chỗ ngồi (truyện dài, 1987)

Còn chút gì để nhớ (truyện dài, 1988)

Bí mật của một võ sĩ (tập truyện, 1989)

Cô gái đến từ hôm qua (truyện dài, 1989)

Chú bé rắc rối (truyện dài, 1989)

Nữ sinh (truyện dài, 1989)

Thiên thần nhỏ của tôi (truyện dài, 1990)

Phòng trọ ba người (truyện dài, 1990)

Mắt biếc (truyện dài, 1990)

Thằng quỷ nhỏ (truyện dài, 1990)

Hoa hồng xứ khác (truyện dài, 1991)

Hạ đỏ (truyện dài, 1991)

Bong bóng lên trời (truyện dài, 1991)

Bồ câu không đưa thư (truyện dài, 1993)

Những chàng trai xấu tính (truyện dài, 1993)

Tứ tuyệt cho nàng (thơ, 1994)

Lễ hội của đêm đen (thơ, 1994)

Trại hoa Vàng (truyện dài, 1994)

Út Quyên và tôi (truyện dài, 1995)

Đi qua hoa cúc (truyện dài, 1995)

Buổi chiều Windows (truyện dài, 1995)

Quán gò đi lên (truyện dài, 4/12/1999)

Những cô em gái (truyện dài, 7/5/2000)

Ngôi trường mọi khi

Tôi là Bêtô (truyện, 4/4/2007)

Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ (truyện, 1/2008) Đảo mộng mơ (truyện, 21/10/2009)

Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh (truyện dài, 24/10/2010)

Lá nằm trong lá (truyện dài, 24/9/2011)

Có hai con mèo ngồi bên cửa sổ (truyện dài, 6/2012)