Quy trình đánh giá hoạt tính kháng oxy hóa

Đặt vấn đề: Rau Càng cua (Peperomia pellucida (L.) Kunth) có rất nhiều tác dụng dược lý được công bố trên thế giới nhưng rất ít nghiên cứu trên dược liệu này ở Việt Nam. Việc nghiên cứu nhằm đánh giá các tác dụng của dược liệu rau Càng cua mọc tại Việt Nam. Mục tiêu nghiên cứu: Xây dựng quy trình bào chế, tiêu chuẩn hóa, khảo sát sơ bộ thành phần hóa học và đánh giá tác dụng kháng khuẩn, chống oxy hóa của cao đặc ethanol từ rau Càng cua. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Trong nghiên cứu này, cao đặc ethanol của rau Càng cua sẽ được khảo sát các thông số chiết xuất và bào chế phù hợp với phương pháp ngấm kiệt và tiêu chuẩn hóa cao chiết, sơ bộ đánh giá hoạt tính kháng khuẩn bằng phương pháp khuếch tán giếng thạch, hoạt tính chống oxy hóa bằng phương pháp DPPH, FRAP. Kết quả: Xây dựng quy trình chiết ngấm kiệt với thời gian ngâm lạnh là 18 giờ; tỷ lệ dược liệu: dung môi là 1:12; loại chlorophyl bằng than hoạt với tỷ lệ 1:0,3 là phù hợp; cao đặc ethanol rau Càng cua có các nhóm chất saponin, alkaloid, polyphenol và chất khử, trong đó hàm lượng polyphenol là 12,44 mgGAE/g, cao bào chế có tác dụng kháng khuẩn yếu đối với Staphylococcus aureus, hầu như không tác dụng trên E. coli, có khả năng đánh bắt gốc tự do DPPH và FRAP với IC50 và EC50 lần lượt là 2535,12 µg/mL và 189,69 µg/mL. Kết luận: Đã xây dựng quy trình bào chế cao đặc ethanol của rau Càng cua và thử tác dụng kháng khuẩn và chống oxy hóa góp phần định hướng các nghiên cứu tiếp theo về tác dụng dược lý có ích của rau Càng cua tại Việt Nam.

Rau càng cua (Peperomia pellucida (L.) Kunth), kháng khuẩn, chống oxy hóa

Chủ đề