Quyết định kiểm tra tài chính là gì

Kiểm tra kế toán là hoạt động của cơ quan có thẩm quyền hướng tới các đơn vị kế toán. Vậy pháp luật quy định thế nào về kiểm tra kế toán và các biện pháp xử lý khi vi phạm quy định về kiểm tra kế toán?

Kiểm tra kế toán là gì?

Luật Kế toán 2015 quy định, kiểm tra kế toán là việc xem xét, đánh giá tuân thủ pháp luật về kế toán, sự trung thực, chính xác của thông tin, số liệu kế toán. Báo cáo kiểm tra kế toán là một loại tài liệu kế toán trong doanh nghiệp.

Đơn vị kế toán phải chịu sự kiểm tra kế toán của cơ quan có thẩm quyền. Đây là một nghĩa vụ bắt buộc doanh nghiệp phải tuân theo.

Thẩm quyền kiểm tra kế toán

Các cơ quan có thẩm quyền trong việc kiểm tra kế toán bao gồm:

Cơ quan có thẩm quyền quyết định kiểm tra kế toán:

– Bộ Tài chính

– Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và cơ quan khác ở trung ương quyết định kiểm tra kế toán các đơn vị kế toán trong lĩnh vực được phân công phụ trách

– Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định kiểm tra kế toán các đơn vị kế toán tại địa phương do mình quản lý

– Đơn vị cấp trên quyết định kiểm tra kế toán đơn vị trực thuộc

Cơ quan có thẩm quyền thẩm tra kế toán:

– Các cơ quan có thẩm quyền quyết định kiểm tra kế toán

– Cơ quan thanh tra nhà nước; thanh tra chuyên ngành về tài chính; Kiểm toán nhà nước; cơ quan thuế (Khi thực hiện nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra, kiểm toán các đơn vị kế toán).

Nội dung kiểm tra kế toán

Nội dung kiểm tra kế toán gồm:

– Kiểm tra việc thực hiện nội dung công tác kế toán

– Kiểm tra việc tổ chức bộ máy kế toán và người làm kế toán

– Kiểm tra việc tổ chức quản lý và hoạt động kinh doanh dịch vụ kế toán

– Kiểm tra việc chấp hành các quy định khác của pháp luật về kế toán.

Nội dung kiểm tra kế toán phải được xác định trong quyết định kiểm tra, trừ trường hợp kiểm tra kế toán do cơ quan thanh tra nhà nước, thanh tra chuyên ngành về tài chính, Kiểm toán nhà nước, cơ quan thuế thực hiện.

Thời hạn kiểm tra kế toán

Thời gian kiểm tra kế toán do cơ quan có thẩm quyền kiểm tra kế toán quyết định nhưng không quá 10 ngày; không kể ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của Bộ luật lao động (Điều 115). Trường hợp nội dung kiểm tra phức tạp, cần có thời gian để đánh giá, đối chiếu, kết luận, cơ quan có thẩm quyền kiểm tra kế toán có thể kéo dài thời gian kiểm tra; thời gian kéo dài đối với mỗi cuộc kiểm tra không quá 05 ngày; không kể ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của Bộ luật lao động.

Quyền và trách nhiệm của các bên trong quá trình kiểm tra kế toán

Luật Kế toán 2015 quy định về quyền và trách nhiệm của đoàn kiểm tra kế toán và của đơn vị được kiểm tra kế toán như sau:

Quyền và trách nhiệm của đoàn kiểm tra kế toán

Đoàn kiểm tra kế toán có các quyền sau đây:

– Yêu cầu đơn vị kế toán được kiểm tra cung cấp tài liệu kế toán có liên quan đến nội dung kiểm tra kế toán và giải trình khi cần thiết.

– Xử lý theo thẩm quyền hoặc chuyển hồ sơ đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xử lý khi phát hiện có vi phạm pháp luật về kế toán.

Đoàn kiểm tra kế toán có trách nhiệm sau:

– Công bố quyết định kiểm tra kế toán khi kiểm tra kế toán

– Lập biên bản kiểm tra kế toán và giao cho đơn vị kế toán được kiểm tra một bản khi kết thúc kiểm tra kế toán

– Tuân thủ trình tự, nội dung, phạm vi và thời gian kiểm tra, không được làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của đơn vị kế toán và không được sách nhiễu đơn vị kế toán được kiểm tra

– Trưởng đoàn kiểm tra kế toán phải chịu trách nhiệm về các kết luận kiểm tra.

Quyền và trách nhiệm của đơn vị kế toán được kiểm tra kế toán

Đơn vị kế toán được kiểm tra có quyền sau đây:

– Từ chối việc kiểm tra nếu thấy việc kiểm tra không đúng thẩm quyền hoặc nội dung kiểm tra không đúng với quy định

– Khiếu nại với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp không đồng ý với kết luận của đoàn kiểm tra kế toán.

Đơn vị kế toán được kiểm tra có trách nhiệm sau đây:

– Cung cấp cho đoàn kiểm tra kế toán tài liệu kế toán có liên quan đến nội dung kiểm tra và giải trình các nội dung theo yêu cầu của đoàn kiểm tra

– Thực hiện kết luận của đoàn kiểm tra kế toán.

Xử lý vi phạm quy định về kiểm tra kế toán

Việc xử phạt hành vi vi phạm quy định về kiểm tra kế toán được Nghị định 41/2018/NĐ-CP quy định như sau:

Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi:

– Cung cấp không đầy đủ cho đoàn kiểm tra các tài liệu kế toán liên quan đến nội dung kiểm tra

– Thực hiện không đầy đủ kết luận của đoàn kiểm tra

Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi:

– Không chấp hành quyết định kiểm tra kế toán của cơ quan có thẩm quyền

– Không cung cấp cho đoàn kiểm tra các tài liệu kế toán liên quan đến nội dung kiểm tra

– Không dịch các tài liệu kèm theo chứng từ kế toán bằng tiếng nước ngoài ra tiếng Việt khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền

– Không thực hiện kết luận của đoàn kiểm tra.

Trên đây là nội dung LawKey chia sẻ về việc Kiểm tra kế toán theo quy định pháp luật. Nếu có thắc mắc liên quan, bạn đọc vui lòng liên hệ qua hotline của LawKey để được tư vấn. Xin cảm ơn sự quan tâm của quý bạn đọc! 

Kiểm tra tài chính đảng là một trong những nhiệm vụ quan trọng của Ủy ban Kiểm tra (UBKT) các cấp trong công tác kiểm tra, giám sát của Đảng.

Tại khoản 1, Điều 46 Chương XI Điều lệ Đảng quy định: “Tài chính Đảng gồm đảng phí do đảng viên đóng, thu từ các doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp của Đảng, ngân sách Nhà nước và các khoản thu khác”. “Kiểm tra tài chính đảng là việc các tổ chức đảng có thẩm quyền xem xét, đánh giá, kết luận về ưu điểm, khuyết điểm, hoặc vi phạm (nếu có) của đối tượng kiểm tra trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước về quản lý tài chính, tài sản của Đảng”. Đây được xem là một trong những nhiệm vụ quan trọng của Ủy ban Kiểm tra (UBKT) các cấp trong công tác kiểm tra, giám sát của Đảng. Việc kiểm tra tài chính đảng giúp cho các cấp ủy, tổ chức đảng nắm vững quan điểm trong lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện các nguyên tắc, chế độ quản lý tài chính; sớm phát hiện những thiếu sót, kịp thời có giải pháp khắc phục và ngăn ngừa vi phạm, góp phần thực hành tiết kiệm, phòng, chống tham nhũng, lãng phí.

Quyết định kiểm tra tài chính là gì

Xác định rõ đối tượng kiểm tra tài chính đảng của ủy ban kiểm tra là cấp ủy cấp dưới và cơ quan tài chính cấp ủy cùng cấp, thời gian qua, UBKT các cấp trong Đảng bộ Công an Hà Tĩnh đã tăng cường công tác kiểm tra tài chính Đảng, việc thực hiện các quy định của Ban Chấp hành Trung ương, Đảng ủy Công an Trung ương, Tỉnh ủy Hà tĩnh về thu, nộp, quản lý và sử dụng Đảng phí đối với các tổ chức đảng. Thông qua công tác kiểm tra tài chính, đoàn kiểm tra đã hướng dẫn thêm cho các tổ chức đảng việc thực hiện các quy định, thủ tục về công tác thu, nộp, quản lý, sử dụng và thanh quyết toán nguồn đảng phí, từng bước đi vào nề nếp, đảm bảo các quy định, chế độ chính sách, định mức thu, chi được công khai minh bạch theo quy định của Đảng, Nhà nước.
Thực tiễn qua quá trình kiểm tra cho thấy, các cấp ủy, tổ chức đảng đã triển khai phổ biến, quán triệt các quy định, hướng dẫn của Đảng về công tác tài chính Đảng. Cấp ủy các đảng bộ, chi bộ đã chỉ đạo đưa nội dung về quy định nhiệm vụ của cấp ủy trong việc nghe báo cáo và quyết định nhiệm vụ tài chính Đảng hằng năm vào Quy chế làm việc của đảng ủy, chi bộ; phân công nhiệm vụ cấp ủy viên phụ trách công tác tài chính Đảng và cán bộ làm công tác quản lý, sử dụng các nguồn kinh phí công tác Đảng; Việc thu đảng phí đã được thực hiện theo qui định. Tuy nhiên bên cạnh những ưu điểm, kết quả đã đạt được, việc quản lý, sử dụng tài chính Đảng của cấp ủy một số đảng bộ, chi bộ còn gặp một số hạn chế, tồn tại 
Để thực hiện tốt nhiệm vụ kiểm tra, giám sát về quản lý và sử dụng tài chính đảng ở cơ sở cũng như phát huy tối đa vai trò của cấp ủy, ban thường vụ và văn phòng cấp ủy trong quản lý và sử dụng có chất lượng, hiệu lực, hiệu quả tài chính đảng, cần quan tâm thực hiện một số giải pháp sau:
Một là, cấp ủy các đảng bộ, chi bộ cần xác định rõ công tác kiểm tra tài chính Đảng là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong công tác kiểm tra, giám sát của Đảng; chỉ đạo UBKT xây dựng chương trình công tác kiểm tra nhiệm kỳ và hàng năm trong đó có nội dung kiểm tra tài chính Đảng, chú trọng kiểm tra, giám sát cơ quan tài chính cấp ủy cùng cấp trong việc quản lý và sử dụng tài chính Đảng.
Hai là, đảm bảo nguyên tắc tập trung dân chủ trong việc công khai các nguồn thu, chi tài chính Đảng tại hội nghị sinh hoạt BCH đảng bộ, chi ủy hàng năm. Thường xuyên làm tốt công tác hướng dẫn nghiệp vụ tài chính đảng, phổ biến các chế độ chính sách liên quan để cán bộ theo dõi công tác tài chính đảng hoàn tất các thủ tục thanh quyết toán đảm bảo đúng quy định của Đảng, Nhà nước.
Ba là, bố trí cán bộ Kiểm tra Đảng nói chung kiểm tra tài chính đảng nói riêng phải có trình độ chuyên môn, không những về quản lý tài chính, tản sản của Đảng mà phải có kinh nghiệm, nắm vững các chủ trương, cơ chế chính sách và vận dụng các quy định hiện hành, ngang tầm với yêu cầu nhiệm vụ.
Bốn là, tổ chức tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ tài chính đảng và hệ thống sổ sách, bảng biểu thu, chi tài chính đảng ngay từ đầu mỗi nhiệm kỳ cho đội ngũ chuyên môn và cán bộ UBKT Đảng ủy cơ sở; thường xuyên cập nhật các văn bản, hướng dẫn nghiệp vụ tài chính Đảng, các chế độ chính sách liên quan để cán bộ phụ trách tài chính đảng, kiểm tra tài chính đảng thực hiện đảm bảo theo quy định, không để hạn chế, thiếu sót. Chấp hành đúng chế độ, chính sách đối với cán bộ làm công tác kiêm nhiệm theo Công văn số 828-CV/VPTW, ngày 03/10/2011 của Văn phòng Trung ương Đảng về chi trả tiền bồi dưỡng cho người trực tiếp làm công tác thanh quyết toán đảng phí hàng năm.
Năm là, thường xuyên nghiên cứu, đề xuất, kiến nghị cấp trên sớm điều chỉnh, sửa đổi các văn bản hướng dẫn về chế độ chi công tác Đảng nhằm cụ thể hóa các khoản chi, mức chi cho phù hợp với tình hình hiện nay; bổ sung các quy định về nâng cao trách nhiệm của đảng ủy, chi bộ và cấp ủy các cấp trong quản lý sử dụng tài chính Đảng.
 

QUỲNH TRANG - CƠ QUAN UBKT ĐẢNG ỦY CÔNG AN TỈNH