Rối loạn đường ruột là gì

Triệu chứng đường tiêu hóa trên bao gồm

Triệu chứng tiêu hóa dưới bao gồm

Giống như các triệu chứng đường tiêu hóa trên, các triệu chứng đường tiêu hóa dưới là kết quả của rối loạn sinh lý hoặc biểu hiện rối loạn chức năng (không có bất thường về chẩn đoán hình ảnh, sinh hoá, hoặc bệnh lý nào được tìm thấy ngay cả khi đánh giá tổng thể). Nguyên nhân của các triệu chứng chức năng không rõ ràng. Bằng chứng gợi ý rằng bệnh nhân có các triệu chứng chức năng có thể có rối loạn về nhu động hoặc cảm giác đau, hoặc cả hai; nghĩa là họ cảm nhận những cảm giác khó chịu nhất định (như sự chướng bụng, có nhu động) mà người khác không nhận thấy.

Không chức năng cơ thể nào có nhiều biến đổi và chịu ảnh hưởng từ bên ngoài hơn đại tiện. Thói quen đại tiện khác biệt đáng kể từ người này sang người khác và bị ảnh hưởng bởi tuổi, sinh lý, chế độ ăn uống, xã hội và văn hoá. Một số người có sự lo lắng không cần thiết với thói quen đại tiện. Trong xã hội phương Tây, tần suất đại tiện bình thường dao động từ 2 đến 3 lần/ ngày đến 2-3 lần / tuần. Thay đổi tần suất đại tiện, tính đồng nhất, thể tích, hoặc thành phần trong phân (ví dụ như sự hiện diện của máu, chất nhầy, mủ hoặc chất béo dư thừa) có thể gợi ý bệnh lý.

Rối loạn tiêu hóa là tình trạng mà ai cũng từng gặp ít nhất một lần trong đời. Hiện tượng này không chỉ gây phiền toái cho cuộc sống sinh hoạt mà còn ảnh hưởng tới sức khỏe nếu không được phát hiện và điều trị tích cực. Vậy rối loạn tiêu hóa là gì? Nguyên nhân do đâu? Cách điều trị như thế nào? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Tiêu hóa là quá trình biến thức ăn thành chất dinh dưỡng có thể hấp thu qua ống tiêu hóa để vào máu. Hệ thống tiêu hóa kéo dài từ miệng đến hậu môn. Theo các chuyên gia y tế, bất kỳ nguyên nhân nào làm cản trở, đảo lộn quá trình tiêu hóa gây ra tình trạng đau bụng, đi ngoài, táo bón… đều được gọi là rối loạn tiêu hóa.

Thực chất, rối loạn tiêu hóa không phải là bệnh lý mà là hậu quả của nhiều bệnh khác gây ra như: viêm đại tràng, viêm ruột,… Tình trạng này không phải quá nghiêm trọng. Nhưng nếu điều trị chậm, không triệt để có thể gây ra nhiều biến chứng khó lường ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh. Vì thế, để bảo vệ sức khỏe cho chính mình, cần trang bị đầy đủ kiến thức để phòng tránh và điều trị hiệu quả.

Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho hệ tiêu hóa bị rối loạn. Trong đó cần phải kể đến các nguyên nhân nổi bật sau:

5 nguyên nhân chính khiến hệ tiêu hoá rối loạn

Chế độ ăn uống được cho là nguyên nhân chính gây ra tình trạng rối loạn tiêu hóa. Nếu như bạn thường xuyên sử dụng đồ ăn không hợp vệ sinh, thực phẩm tái chín, thức ăn bị ôi thiu… sẽ tạo điều kiện cho các tác nhân có hại như vi khuẩn xâm nhập. Khi vi khuẩn xâm nhập vào, chúng sẽ làm rối loạn hệ vi sinh vật đường tiêu hoá. Khiến cho lợi khuẩn so với hại khuẩn ở ruột bị mất cân bằng và gây nên hiện tượng rối loạn tiêu hóa.

Ngoài ra, lạm dụng bia rượu cũng sẽ khiến bạn dễ bị rối loạn tiêu hóa. Nguyên nhân là do các hoạt chất trong bia rượu làm giảm men tiêu hóa đường ruột, hệ vi sinh ở đường ruột mất cân bằng, niêm mạc thành ruột bị tổn thương. Từ đó, dẫn đến hội chứng ruột kích thích.

Trong hệ tiêu hóa của mỗi người đều chứa Hormone Serotonin. Đây là loại hormone có ảnh hưởng đến tâm trạng. Nếu bạn thường xuyên bị căng thẳng, stress kéo dài, lượng hormone này sẽ tăng sinh khiến cho hệ tiêu hóa bị rối loạn.

Ngoài ra, stress kéo dài sẽ làm cho quá trình lưu thông máu ở ruột bị cản trở ảnh hưởng đến việc co bóp ở dạ dày. Thức ăn sẽ bị ứ đọng ở ruột hoặc đào thải ra bên ngoài một cách nhanh chóng. Điều này dẫn đến tình trạng đầy hơi, chướng bụng, đi ngoài.

Luyện tập thể dục thể thao hàng ngày điều độ khoa học sẽ giúp các bạn nâng cao sức đề kháng, tăng độ dẻo dai cho cơ thể. Tuy nhiên, nếu bạn tập luyện thể dục thể thao một cách quá sức, nhất là khi vừa ăn no. Có thể khiến các vòng cơ tại đường ruột bị tổn thương.

Một nguyên nhân không thể không kể đến là do sử dụng thuốc kháng sinh dài ngày gây ra. Trường hợp này thường gặp ở trẻ nhỏ. Bởi khi sử dụng thuốc kháng sinh dài ngày sẽ khiến:

– Sức đề kháng của trẻ bị suy giảm

– Hệ vi sinh trong đường ruột bị mất cân bằng

– Các vi khuẩn có lợi ở đường ruột bị tiêu diệt

Ngoài ra, đầy bụng, tiêu chảy,… còn do tác dụng phụ của thuốc gây ra.

Chướng bụng, đầy hơi, tiêu chảy,…. còn là dấu hiệu của các bệnh liên quan đến đường ruột như: Viêm đại tràng, viêm loét dạ dày tá tràng; viêm đại tràng…. gây ra.

Đau bụng, đi ngoài, táo bón, đầy hơi chướng bụng là các dấu hiệu mà người bị rối loạn tiêu hóa thường xuyên gặp phải.

TRIỆU CHỨNG  BIỂU HIỆN CHI TIẾT
✅ Đau bụng Tùy vào từng nguyên nhân, mức độ mà tình trạng đau ở mỗi người sẽ khác nhau. Có người bị đau âm ỉ, nhưng có người lại bị đau một cách dữ dội. Cơn đau có thể xảy ra ở vùng bụng trên, dọc khung đại tràng và ở phía sau lưng.
✅ Đầy hơi, chướng bụng Vùng bụng thường xuyên có cảm giác căng tức giống như ăn no cho dù bạn không ăn gì. Khi vận động, thấy bụng ì ạch khó chịu. Bên cạnh đó, người bệnh cũng thường xuyên bị ợ chua, buồn nôn,….
✅ Rối loạn đại tiện Người bệnh bị tiêu chảy hoặc táo bón, thậm chí xen kẽ triệu chứng vừa tiêu chảy và táo bón. Phân không thành khuôn, rắn nát bất thường. Mặc dù triệu chứng này diễn ra rất chậm nhưng lại chuyển biến nhanh theo cấp độ ngày một nặng.
✅ Nôn mửa Khi hệ tiêu hóa bị rối loạn, sẽ khiến cho việc hấp thu thức ăn của người bệnh bị giảm sút. Thức ăn có thể bị trào ngược lên thực quản. Gây nên tình trạng nôn mửa.

Một số triệu chứng rối loạn tiêu hóa điển hình

Biểu hiện, triệu chứng bệnh có thể khác nhau tùy đối tượng. Với trẻ nhỏ, sức đề kháng còn non nớt, thành ruột rất yếu nên dễ bị nhiễm khuẩn đường ruột. Vì thế, ở trẻ bị rối loạn tiêu hóa thường có dấu hiệu khó nhận biết hơn so với người trưởng thành.

Hệ tiêu hóa được coi là “bộ não” thứ 2 của con người. Khi hệ tiêu hóa thường xuyên bị rối loạn sẽ khiến con người gặp phải các hệ lụy không mong muốn như:

– Bản thân người bệnh thường xuyên ở trong trạng thái mệt mỏi, khó chịu.

– Cơ thể bị mất nước, bị suy nhược do đại tiện nhiều lần.

– Hiệu quả công việc thường ngày bị giảm sút.

– Cần phải ăn kiêng khem nhiều thứ, khiến cho cơ thể không được bổ sung đầy đủ các dưỡng chất, lâu dần sẽ khiến các bạn bị sụt cân một cách nghiêm trọng.

– Chức năng hệ tiêu hóa bị rối loạn.

– Dễ đối mặt với nguy cơ bị hội chứng ruột kích thích; viêm đại tràng; xuất huyết đại tràng….

– Nguy hiểm hơn có thể phải đối mặt với nguy cơ bị ung thư đại trực tràng.

Rối loạn tiêu hóa có thể chữa khỏi hoàn toàn nếu như phát hiện sớm, điều trị kịp thời. Để việc điều trị an toàn, hiệu quả, các bạn cần phải tuân thủ theo phác đồ điều trị mà bác sĩ đưa ra.

Nguyên tắc điều trị rối loạn tiêu hoá

Bên cạnh đó, các bạn cần phải chú ý:

– Xây dựng cho mình một chế độ ăn uống phù hợp và khoa học. Thực hiện ăn chín uống sôi.

– Tuyệt đối không được ăn thức ăn ôi thiu, thức ăn không được bảo quản đúng cách.

– Hạn chế ăn thức ăn chế biến sẵn ngoài đường vì không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

– Không sử dụng hay lạm dụng đồ uống có cồn, có ga cùng với các chất kích thích khác.

– Hạn chế những thực phẩm chứa nhiều đường như bánh ngọt, kẹo…

– Nên ăn nhiều hoa quả và rau xanh như: chuối, khoai lang, đu đủ, táo.

– Uống đủ 2 lít nước/ ngày.

– Duy trì một chế độ luyện tập đúng cách và điều độ để có hệ tiêu hóa khỏe mạnh.

Rối loạn tiêu hóa uống thuốc gì? Thông thường, khi gặp tình trạng này, phương pháp điều trị đầu tiên chính là sử dụng thuốc tây. Với từng triệu chứng, sau khi thăm khám, bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc điều trị khác nhau. Cụ thể:

– Thuốc giảm đầy bụng, khó tiêu, buồn nôn gồm có: Thuốc Neopeptine, Lactomin, Enterogermina, Maalox,…

– Người bị tiêu chảy, đi ngoài phân lỏng sử dụng các loại thuốc: Berberin; dung dịch bù nước và chất điện giải Oresol; thuốc Loperamid.

– Trường hợp do các bệnh lý gây ra, ngoài điều trị triệu chứng sẽ được bác sĩ điều trị bằng thuốc bệnh lý đặc trị

Vì thế, để đảm bảo an toàn, không nên tự ý mua thuốc về điều trị khi bản thân bị ợ hơi, đầy bụng, khó tiêu, đi ngoài,…

Theo đông y, rối loạn tiêu hóa thuộc vào chứng tỳ hư. Vì vậy, bài thuốc điều trị từ Đông y phải lấy việc bổ khí kiện tỳ làm gốc. Giúp cho chức năng hệ tiêu hóa được cải thiện. Đồng thời, còn bồi bổ cũng như tăng cường sức đề kháng cho người sử dụng.

Bài thuốc cổ phương Tứ quân tử thang

Tứ quân tử thang”  được bào chế từ 4 loại thảo dược quý, mỗi loại thảo dược lại có công dụng khác nhau. Cụ thể:

Vị thuốc CÔNG DỤNG
✅ Nhân sâm (hoặc Đảng sâm) Với tính ngọt, vị ôn, có công dụng là bổ khí, ích khí kiện tỳ. Đây là thảo dược chính của bài thuốc.
✅ Bạch truật Có vị đắng, tính ôn. Công dụng là bồi bổ hệ tiêu hóa, giúp người bệnh tiêu hóa thức ăn một cách hiệu quả, kích thích ăn ngon miệng hơn. Đồng thời cải thiện tình trạng đầy hơi chướng bụng.
✅ Bạch linh  Thảo dược có vị ngọt nhạt. Khi Bạch linh kết hợp với Bạch truật sẽ khiến cho chức năng vận hóa thức ăn trong cơ thể được cải thiện một cách đáng kể.
✅ Cam thảo Vị ngọt, tính ôn, có tác dụng bổ trung hòa các vị lại với nhau

Công dụng của “Tứ quân tử thang”:

– Gia tăng quá trình tiêu thụ và hấp thụ các chất dinh dưỡng cho cơ thể.

– Làm giảm và cải thiện một số bệnh lý về hệ tiêu hóa như: Viêm đại tràng cấp và mãn tính, hội chứng ruột kích thích, rối loạn tiêu hóa,…

Thời xưa, các vị danh y đã dùng “Tứ quân tử thang” làm cơ sở để tạo ra nhiều bài thuốc nổi tiếng. Cho đến ngày nay, bài thuốc này vẫn là tiền đề nghiên cứu ra nhiều công thức hỗ trợ cải thiện các bệnh lý về tiêu hóa, đại tràng.

XEM THÊM:

(**) Thời gian phát huy hiệu quả khi sử dụng sản phẩm tùy thuộc vào tình trạng bệnh và cơ địa mỗi người

Video liên quan

Chủ đề