Rút trước hạn với lãi suất không kỳ hạn là gì

Theo quy định tại Thông tư số 04/2022 của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), khi người gửi tiền rút trước hạn một phần sổ tiết kiệm thì phần rút trước hạn sẽ chịu lãi suất không kỳ hạn từ 0,1 - 0,2%/năm, phần tiền gửi còn lại sẽ được NH giữ nguyên mức lãi suất ban đầu. Một số NH đã triển khai dịch vụ này như SCB ra mắt tính năng “Rút vốn một phần trước hạn” đối với các sản phẩm tiền gửi dành cho khách hàng cá nhân. Cũng từ ngày 1.8, khách hàng tham gia tiền gửi có kỳ hạn hoặc tiết kiệm có kỳ hạn tại NH Bản Việt được rút một phần tiền gửi trước hạn. Bên cạnh hình thức rút trước hạn một phần tiền gửi, một số sản phẩm tiền gửi tiết kiệm vẫn áp dụng hình thức rút vốn toàn bộ hoặc không áp dụng rút vốn trước hạn theo thỏa thuận ban đầu khi khách hàng tham gia sản phẩm. VietABank áp dụng chức năng rút một phần vốn trước hạn cho tất cả các khoản tiền gửi tiết kiệm trước và sau ngày 1.8…

Rút trước hạn với lãi suất không kỳ hạn là gì

Người dân được phép rút một phần vốn trước hạn, phần tiền gửi còn lại được áp dụng lãi suất cũ

Như vậy, so với quy định cũ, cách tính lãi khi rút trước hạn một phần khoản tiền gửi giúp người gửi tiền có lợi hơn. Khách hàng chủ động lựa chọn những kỳ hạn dài với lãi suất cao hơn để gửi mà không quá lo lắng về nhu cầu vốn đột xuất, rút vốn trước hạn sẽ mất toàn bộ phần lãi trong thời gian gửi. Đây là tâm lý khá phổ biến của khách hàng gửi tiền trong thời gian qua. Chính vì vậy mà đa số lượng tiền gửi của khách hàng chọn kỳ hạn ngắn với mức lãi suất thấp. Minh chứng cho điều này là con số thống kê từ NHNN, tỷ lệ gửi tiết kiệm kỳ hạn ngắn chiếm 80% nguồn vốn huy động.

Ông Trần Thanh Hải - Hiệu trưởng Trường cao đẳng Viễn Đông đánh giá người dân có tiền không phải không muốn gửi dài hạn mà do lãi suất huy động của các NH không có sự chênh lệch nhiều giữa các kỳ hạn ngắn và dài. Đối với ngắn hạn, lãi suất huy động hiện nay vào khoảng 3 - 5%/năm, kỳ hạn trên 12 tháng vào khoảng 6 - 7,5%/năm. Người có tiền nhàn rỗi sẽ chọn kỳ hạn gửi tiết kiệm ngắn để trong trường hợp có cơ hội đầu tư có thể thực hiện rút vốn ra. Chính vì vậy, nguồn vốn huy động của các NH hiện nay chủ yếu là ngắn hạn, muốn thay đổi tỷ lệ này thì đường cong lãi suất huy động cần thể hiện một cách rõ nét hơn. Lãi suất huy động kỳ hạn ngắn giảm xuống và tăng lãi trung dài hạn lên.

\n

Mặt bằng lãi suất huy động tiền đồng gần đây vẫn không ngừng tăng lên từ 0,1 - 0,3%/năm. Techcombank áp dụng mức lãi suất huy động tiền đồng mới kể từ ngày 1.8 với lãi suất cao hơn từ 0,2 - 0,3%/năm so với đầu tháng 7. Lãi suất tiết kiệm kỳ hạn 2 tháng lên 3,2%/năm, 3 tháng lên 3,4%/năm, 6 tháng lên 5,1%/năm, 12 tháng 5,5%/năm… ACB cũng đưa lãi suất tiết kiệm Tài Lộc lên mức cao như kỳ hạn 1 tháng từ 3,95 - 4%/năm, 6 tháng từ 5,7 - 6%/năm, 12 tháng từ 6,1 - 6,4%/năm. Eximbank tăng lãi suất huy động ở kỳ hạn 6 tháng thêm 0,2%, lên 5,4%/năm; 8 đến 11 tháng tăng thêm 0,1%, lên 5,3 - 5,6%/năm… VietABank mới đây cũng triển khai chương trình rút gốc linh hoạt gửi lộc tri ân với lãi suất 7,1%/năm cho kỳ hạn 8 tháng và 7,4%/năm cho kỳ hạn 15 tháng.

Một động thái đột ngột diễn ra trên thị trường liên NH vào ngày giao dịch cuối tháng 7, đó là lãi suất giữa các nhà băng giảm mạnh sau cú tăng sốc, chỉ còn khoảng ¼ ở một số kỳ hạn. Cụ thể, lãi suất qua đêm còn 0,78%/năm thay vì 4,68%/năm, 1 tuần còn 1,49%/năm thay vì 4,7%/năm, 2 tuần còn 2,46%/năm từ mức 3,1%/năm trước đó… Doanh số giao dịch cũng tăng lên ở kỳ hạn qua đêm thêm 50.000 tỉ đồng, lên 278.784 tỉ đồng; 2 tuần tăng hơn 3.300 tỉ đồng, lên 3.420 tỉ đồng… Trên thị trường mở, NHNN vẫn tiếp tục bơm tiền cho các NH nhưng khối lượng giảm hơn những ngày trước đó. Điều này cho thấy thanh khoản của các NH đã phần nào được cải thiện. Bên cạnh đó, tốc độ tăng trưởng tín dụng của các NH cũng đang dần chậm lại trong tháng 7. Theo số liệu công bố từ NHNN, tính đến ngày 20.7, dư nợ toàn hệ thống NH tăng 9,27% so với cuối năm 2021 và tăng 16,61% so với cùng kỳ năm 2021. Như vậy, so với mức tăng 9,35% vào cuối tháng 6, tăng trưởng tín dụng trong tháng 7 đã chậm lại.

Công ty CP chứng khoán SSI nhận xét áp lực tăng lãi suất huy động trong nửa cuối năm 2022 là hiện hữu nếu hạn mức tín dụng được nới do chênh lệch tăng trưởng tín dụng - tiền gửi hiện ở mức cao và tiền gửi từ Kho bạc Nhà nước có thể không còn dồi dào nếu đầu tư công bắt đầu được đẩy mạnh. Đồng thời, một số NH cũng sẽ có nhu cầu tăng vốn dài hạn, vì mức trần tỷ lệ vốn ngắn hạn sử dụng cho vay trung và dài hạn sẽ được điều chỉnh từ 37% xuống 34%, và cho vay dài hạn có thể là động lực tăng trưởng tín dụng trong 6 tháng cuối năm 2022. Lãi suất huy động có thể tăng thêm 0,5 - 0,7% sau khi nới hạn mức tăng trưởng tín dụng, nâng mức tăng cả năm lên 1 - 1,5%. Lãi suất cho vay đối với các khoản giải ngân mới sẽ cao hơn 1 - 2% so với năm 2021, trong khi đó, thông thường phải mất từ 1 - 2 quý để lãi suất cho vay đối với các khoản vay dài hạn cũ điều chỉnh lại hoàn toàn theo lãi suất huy động.

Tin liên quan

Trong những năm trở lại đây, ngày càng có nhiều người đầu tư sinh lời tài chính an toàn bằng cách gửi tiết kiệm tại các ngân hàng. Hiện nay có rất nhiều hình thức gửi tiết kiệm khác nhau, vậy gửi tiết kiệm không kỳ hạn có nghĩa là gì, gửi tiết kiệm có kỳ hạn là gì, cần lưu ý những điều gì khi gửi tiết kiệm? Hãy cùng Infina tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!

Gửi tiết kiệm không kỳ hạn là gì?

Rút trước hạn với lãi suất không kỳ hạn là gì

Gửi tiết kiệm không kỳ hạn là hình thức gửi tiết kiệm không có giới hạn về thời gian gửi tiền và số tiền khi bạn gửi vào các gói tiết kiệm. Người gửi có thể rút tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn về bất kỳ lúc nào cũng được mà không bị mất lãi.

Gửi tiền tiết kiệm không kỳ hạn có lợi ích như thế nào?

Rút trước hạn với lãi suất không kỳ hạn là gì

Hình thức mở sổ tiết kiệm hay tài khoản tích lũy không kỳ hạn sẽ phù hợp với tất cả các đối tượng khách hàng, mang lại nhiều tiện ích cho người tiêu dùng. Sau đây sẽ là một số lợi ích điển hình:

  • Bạn sẽ được rút tiền bất cứ lúc nào mà không cần báo trước cho ngân hàng.
  • Không có quy định về kỳ hạn gửi tiền.
  • Không giới hạn về số tiền bạn tiết kiệm cho dù bạn chỉ có số vốn nhỏ thì cũng có thể mở tài khoản tiết kiệm bất cứ lúc nào và có thể gửi tiền vào hàng tháng.
  • Lãi suất khá hấp dẫn, hưởng lãi suất theo ngày và cộng vào số dư mỗi ngày, cộng dồn theo hình thức lãi suất kép.

Xem thêm: Sức mạnh của lãi suất kép và sự kỳ diệu từ kỳ quan thứ 8 mang đến

Đặc biệt hiện nay, việc gửi tiết kiệm không kỳ hạn cực kì tiện lợi. Chỉ với các thiết bị di động và số tiền vốn ”sinh viên” là bạn đã có thể gửi tiết kiệm online mà không cần đến số vốn hàng triệu. App Infina với sản phẩm Tích Lũy sẽ giúp bạn tiết kiệm trực tuyến chỉ với 200.000đ với lãi suất không kỳ hạn 6%/năm, đây là lãi suất thuộc TOP đầu của lãi suất không kỳ hạn.

TẢI APP NGAY!!!

Rút trước hạn với lãi suất không kỳ hạn là gì
Trải nghiệm app Infina tặng ngay quà tặng lên đến 2 triệu đồng!

Gửi tiết kiệm có kỳ hạn có nghĩa là gì?

Rút trước hạn với lãi suất không kỳ hạn là gì

Ngoài hình thức gửi tiền không kỳ hạn, các nhà đầu tư hoàn toàn có thể gửi tiết kiệm có kỳ hạn để hưởng mức lãi suất cao hơn. Gửi tiết kiệm có kỳ hạn là hình thức gửi tiết kiệm có sự giới hạn về thời gian mà người gửi và ngân hàng thỏa thuận ngay từ khi mở tài khoản tiết kiệm.

Gửi tiết kiệm có kỳ hạn phù hợp với những người có khả năng tài chính tốt, tiền gửi tiết kiệm là tiền nhàn rỗi và không cần sử dụng chúng trong khoảng thời gian nhất định, ít nhất là bằng với kỳ hạn gửi tiết kiệm, bởi nếu khách hàng rút tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn trước hạn thì sẽ phải chịu lãi suất không kỳ hạn chỉ 0.1 – 0.2%.

Xem thêm: Bảng so sánh lãi suất ngân hàng cập nhật hằng ngày mới nhất

Ưu điểm khi gửi tiền tiết kiệm có kỳ hạn

Rút trước hạn với lãi suất không kỳ hạn là gì

Cũng như hình thức gửi tiền tiết kiệm không có kỳ hạn, gửi tiết kiệm có kỳ hạn cũng mang lại nhiều lợi ích cho khách hàng như:

  • An toàn tài chính.
  • Giúp nhà đầu tư rèn luyện được tính tiết kiệm.
  • Khả năng sinh lời cao.
  • Hạn chế được nhiều rủi ro trong quá trình đầu tư do đây là kênh an toàn.
  • Là một kênh đầu tư sinh lời ổn, lãi suất cao và mang lại lợi nhuận hấp dẫn cho nhà đầu tư.

4 loại kỳ hạn phổ biến của gửi tiết kiệm có kỳ hạn

Rút trước hạn với lãi suất không kỳ hạn là gì

Tùy vào nhu cầu của khách hàng, các ngân hàng đã đưa ra rất nhiều chính sách gửi tiền với các kỳ hạn tiết kiệm có thời hạn khác nhau tương ứng với các mức lãi suất phù hợp để các nhà đầu tư có thể lựa chọn.

Kỳ hạn 1 tháng

Thông thường, lãi suất của kỳ hạn 1 tháng khá thấp, kỳ hạn này phù hợp với những khách hàng thường xuyên phải rút tiền ra. Với hình thức gửi tiết kiệm có kỳ hạn 1 tháng, khách hàng sẽ nhận được lợi nhuận tốt hơn so với gửi tiền tiết kiệm không kỳ hạn.

Kỳ hạn 3 – 5 tháng

Với kỳ hạn 3 – 5 tháng, lãi suất và lợi nhuận mà khách hàng gửi tiết kiệm nhận được sẽ cao hơn một chút so với kỳ hạn 1 tháng. Tuy nhiên, để hoàn thành được kỳ hạn này, bạn phải chi tiêu thật cẩn thận và tránh rút tiền ra nhé.

Kỳ hạn 6 – 9 – 12 tháng

Gửi tiết kiệm có kỳ hạn từ 6 tháng tới 12 tháng sẽ có mức lãi suất cao hơn hẳn hai loại kỳ hạn trên là 1 tháng và 3 – 5 tháng. Đây là hình thức gửi tiết kiệm được nhiều người ưa chuộng và lựa chọn nhất bởi lãi suất hợp lý mà thời hạn cũng không quá dài lâu.

Kỳ hạn trên 12 tháng

Gửi tiết kiệm có kỳ hạn trên 12 tháng là hình thức gửi tiết kiệm có mức lãi suất tốt nhất mặc dù chỉ nhỉnh hơn mức lãi suất của kỳ hạn 6 – 12 tháng một chút. Kỳ hạn trên 12 tháng thường là kỳ hạn 18 tháng, 24 tháng hoặc 36 tháng. Gửi tiết kiệm có kỳ hạn trên 12 tháng sẽ nhận được nhiều chính sách ưu đãi từ phía ngân hàng và đây là cách gửi tiết kiệm tốt nhất để tránh các rủi ro giảm lãi suất.

Kết luận

Bài viết trên đây đã cung cấp một số thông tin về vấn đề gửi tiết kiệm không kỳ hạn và gửi tiết kiệm có kỳ hạn cũng như lợi ích của hai hình thức tiết kiệm này. Hy vọng rằng đây sẽ là những thông tin bổ ích đối với các bạn.

Bạn đã từng gửi tiền tiết kiệm bao giờ chưa? Hãy để lại bình luận phía dưới nhé!

Xem thêm:

Rút trước hạn với lãi suất không kỳ hạn là gì
Tham gia cộng đồng đầu tư Infina để cùng học hỏi và trao đổi thêm nhiều kiến thức