Sách nghệ thuật quân sự Việt Nam

Nội dung mỗi cuốn sách đều nhằm vào mục đích bổ sung và chứng minh cho học thuyết quân sự Việt Nam là chiến tranh nhân dân ba thứ quân, hai phương thức tác chiến. Tính chất chiến tranh nhân dân là chính nghĩa chống xâm lược. Trường phái quân sự Việt Nam là: "Dĩ đoản chế trường", "lấy ít địch nhiều", "lấy thế thắng lực". Tư tưởng quân sự Việt Nam lấy dân làm gốc; lấy tiến công làm chính; lấy chủ động cơ động làm hành động; lấy tập trung phân tán làm cách đánh. Tác giả khái quát:

Mưu cao nhất là mưu lừa địch

Kế hay nhất là kế điều địch

Thế tốt nhất là thế chia cắt địch

Mưu sinh ra kế

Thế đẻ ra thời

Ðánh bằng mưu kế

Thắng bằng thế thời.

Ðánh giá về giá trị cụm công trình Hội đồng Giải thưởng quốc gia cho rằng: Ðây là cụm công trình lớn, tổng kết và lý luận thực tiễn chiến tranh nhân dân ở Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Ðảng Cộng sản Việt Nam, cuộc chiến tranh mà toàn dân đánh giặc với lực lượng vũ trang là nòng cốt; đã góp phần vào việc tổng kết chiến tranh nhân dân, làm phong phú thêm kho tàng khoa học quân sự ở nước ta, có giá trị lâu dài trong xã hội. Các cuốn sách là những tài liệu quý giá cho công tác nghiên cứu khoa học và nghệ thuật quân sự, là tài liệu giáo khoa trong đào tạo, huấn luyện sĩ quan, cán bộ lãnh đạo quân đội và các nhà nghiên cứu quân sự.

Hết lòng vì sự sống của người bệnh

Tám cuốn sách về nghệ thuật quân sự Việt Nam của GS Hoàng Minh Thảo gồm: Học tập khoa học quân sự Xô-viết, NXB Quân đội Nhân dân, Hà Nội, 1958; Về cách dùng binh, NXB Quân đội Nhân dân, Hà Nội, năm 1997; Thất bại của một sức mạnh phi nghĩa, NXB Quân đội Nhân dân, Hà Nội, 1975; Chiến dịch Tây Nguyên đại thắng, NXB Quân đội Nhân dân, Hà Nội, 1977; Tổ tiên ta đánh giặc, Nhà in Quân giải phóng Tây Nguyên, 1969; Tìm hiểu một số vấn đề về nghệ thuật chỉ huy, NXB Quân đội Nhân dân, Hà Nội, 1987; Nghệ thuật tác chiến: Mấy vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB Quân đội Nhân dân, Hà Nội, 1990; Mấy vấn đề về nghệ thuật quân sự, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2001.

Thành lập tháng 10-2003, trên cơ sở từ khoa A9 của Bệnh viện Bạch Mai, Trung tâm chống độc là nơi giành lại sự sống cho biết bao con người với những số phận khác nhau.

Khoa bệnh đặc biệt

Nằm ở góc khuất của Bệnh viện Bạch Mai và có phần xập xệ, cũ kỹ, ít ai nghĩ đây là trung tâm đầu ngành, là tuyến cấp cứu cuối cùng về giải độc của cả nước. Không biết do tính chất công việc luôn trong trạng thái căng thẳng, đối mặt với những cái chết đang rình rập người bệnh hay vì cả trung tâm có tới hơn 80% là cán bộ nữ mà không khí làm việc ở đây tĩnh lặng đến lạ thường. Ðiều này dường như đối lập với sự gấp gáp, tính chính xác trong từng động tác nhỏ đang diễn ra rất bình tĩnh mà khẩn trương của các y, bác sĩ đối với từng ca cấp cứu ngộ độc. PGS. TS Nguyễn Thị Dụ, Giám đốc trung tâm cho biết: Mỗi khi có bệnh nhân là một "trận chiến đấu" mới bắt đầu, các bác sĩ, y tá, hộ lý, người nào việc nấy, thao tác khẩn trương, chạy đua với thời gian để giành sự sống cho người bệnh. Cái khó đặc thù của trung tâm là bệnh nhân vào đây thường rất nghèo. Nghèo về kinh tế sinh ra túng quẫn, mâu thuẫn rồi uống thuốc tự tử. Nghèo về hiểu biết khiến nhiều người chữa bệnh bằng thuốc lang vườn, uống mật cá trắm, ăn thịt cóc hay ăn phải nấm độc. Cũng nhiều bệnh nhân tuổi mới lớn tự tử vì tình, vì ghen tuông hay sốc thuốc vì chích ma túy... v.v. Người ta thường nói "nhà nghèo bệnh trọng" rất đúng với đặc thù bệnh nhân của trung tâm này. Có những bệnh nhân tự tử hay sốc ma túy bị gia đình, người thân bỏ rơi, vậy là ngoài việc chạy chữa cho họ qua cơn nguy kịch thì chuyện lo chi phí chữa bệnh, miếng cơm hằng ngày, cũng như động viên họ tin vào cuộc sống lại khiến các y, bác sĩ ở đây gánh thêm phần trách nhiệm nặng nề khác. "Bảo bối" của những bác sĩ dễ mủi lòng nơi đây là tìm đến các địa chỉ tấm lòng vàng, các nhà hảo tâm và không ít lần bằng chính những đồng lương ít ỏi của mình. Trung tâm đã gây quỹ và quyên góp được trên 40 triệu đồng để hỗ trợ bệnh nhân nghèo. Họ thực sự không chỉ là thầy thuốc mà còn là người mẹ, là những cán bộ luôn đấu tranh giành công bằng về chế độ chính sách cho người nghèo.

Có những cảnh đời éo le của người bệnh mà có lẽ chỉ những nữ bác sĩ mới có thể chữa được về cả thể xác lẫn tinh thần cho họ. Như trường hợp có cụ già 90 tuổi uống thuốc tự tử chỉ vì thấy sống vô ích khi nhìn người con 60 tuổi cũng đầy bệnh tật mà phải chăm sóc mình; hay như trường hợp một phụ nữ ở Bắc Giang bị rắn cắn, nhà nghèo không đủ tiền chữa chạy, người nhà lại nghe thầy bói phán sẽ chết, đã bỏ mặc chị với các bác sĩ...

Cứu chữa bệnh đi đôi nghiên cứu khoa học

Thành lập tháng 10-2003, trên cơ sở từ khoa A9 của Bệnh viện Bạch Mai, đơn vị hai lần được Ðảng, Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng, trong những năm qua Trung tâm chống độc là đơn vị luôn đạt thành tích xuất sắc. Tính chất công việc căng thẳng và dễ lây nhiễm, độc hại, bên cạnh đó cơ sở vật chất lại nghèo nàn, lạc hậu, song tập thể nữ ở đây đã có nhiều sáng tạo khắc phục khó khăn. Số lượng bệnh nhân được cứu sống ngày càng tăng cao. Nếu năm 1998, chỉ có 121 người bệnh thì từ năm 2002 đến nay, mỗi năm, trung tâm trực tiếp điều trị cấp cứu cho gần hai nghìn bệnh nhân với nhiều loại ngộ độc nặng như: thuốc diệt chuột, kim loại, rắn độc, cá nóc, ma túy, rượu... Có những trường hợp bệnh nhân không tìm được chất độc nhưng với tinh thần tất cả để cứu chữa người bệnh, chị em trong trung tâm luôn nêu cao y đức, không quản độc hại, nguy hiểm, tìm tòi phương pháp, thuốc men chữa trị tích cực. Bởi vậy, tỷ lệ tử vong giảm đáng kể, từ 8,5% năm 1998 xuống 0,49% năm 2004. Nhân viên của trung tâm thường xuyên nhận được thư cảm ơn của gia đình bệnh nhân. Ðiều đặc biệt và cũng là phong trào đáng khích lệ nơi đây là bên cạnh công tác cứu chữa bệnh, họ còn say mê tham gia nghiên cứu khoa học. Hiện nay 100% bác sĩ nữ có đề tài khoa học các cấp, trong đó có một đề tài cấp Nhà nước, năm đề tài cấp bộ và 27 đề tài cấp cơ sở. Ðặc biệt có cả đề tài của y tá điều dưỡng. Các đề tài đều xuất phát từ yêu cầu thực tế của công tác điều trị, do đó được áp dụng hiệu quả ngay trong việc cứu chữa, chăm sóc bệnh nhân hằng ngày. Ðiển hình như nghiên cứu sản xuất huyết thanh kháng nọc rắn, than hoạt nhũ tương (thuốc giải độc cho ngộ độc tiêu hóa), bộ rửa dạ dày kín, bọc bỉm cho bệnh nhân nặng, cố định chân tay bằng nẹp vải phòng chống loét... Trong điều kiện máy móc trang thiết bị thiếu thốn lạc hậu, chị em vẫn nghiên cứu, cập nhật thông tin khoa học, tìm ra những phác đồ điều trị hiệu quả, ít biến chứng cho người bệnh, như: bệnh nhân phải thở máy trên 30 ngày (do rắn cạp nia cắn, ngộ độc thuốc trừ sâu) mà vẫn không phải mở khí quản, cắt cơn nghiện ma túy, nghiện rượu bằng kết hợp hồi sức và giải độc... Dù bận rộn với công việc chuyên môn nhưng tất cả chị em đều tham gia tích cực vào các phong trào của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam phát động. Gia đình các chị đều đạt danh hiệu Gia đình văn hóa, 55% chị em có con học giỏi.

Những trăn trở

Câu chuyện của chúng tôi dừng lại, cũng là lúc cả trung tâm tranh thủ giờ nghỉ trưa tổ chức chia tay một nam bác sĩ chuyển công tác. Nghe nói trụ đây được vài ba năm, nhưng thu nhập "không hấp dẫn", vị bác sĩ trẻ này đã xin chuyển. Chị Dụ nói, cũng phải thôi vì ở đây chúng tôi còn thiệt thòi nhiều lắm. Ví như chị Dụ, là Giám đốc trung tâm, nhưng chị vẫn chỉ "ăn lương" giáo viên Trường đại học Y. Ðiều trăn trở hơn của những nữ bác sĩ tận lòng say mê công việc ở đây là không ít lần nhìn thấy được chất độc trong cơ thể người bệnh mà đành bó tay vì không có thuốc giải độc đặc trị. Chị Dụ cho biết, hiện nay ngành y tế chưa có chính sách nhập những loại thuốc đó vì giá thành của nó rất cao. Xoay quanh chỉ sợ giả sử không có người nào bị ngộ độc thì ai chịu tiền thuốc cực đắt đó! Nhưng oái oăm, đâu xa xôi, ngay hôm chúng tôi đến trung tâm, có một phụ nữ tự tử bằng chất ô-xít đồng, một kim loại nặng rất độc, mà trung tâm chưa hề có thuốc giải. Ðến đây, tìm hiểu, không ít người bỗng lo sợ giật mình, nhỡ đâu khi mình bị đầu độc? Trung tâm đã đề nghị nhiều lần cần nhập thuốc giải độc đặc trị nhưng đều chưa có kết quả. Tập thể y, bác sĩ ở đây cũng đang hy vọng về một dự án nâng cấp trung tâm thành hiện thực. Lúc ấy sẽ thoát cảnh tạm bợ, chạy vạy khắp nơi nhờ xét nghiệm tìm chất, mà không quen, không có tiền là bị gây khó dễ. Vòng vèo, có khi tìm ra chất độc thì đã quá muộn, không kịp cứu người bệnh. Hiện nay kể cả những xét nghiệm gửi đi nước ngoài thì trung tâm đều phải tự lo kinh phí. Cái thiếu thốn đối với bác sĩ và bệnh nhân ở đây không biết đến bao giờ mới hết, bởi như chị Dụ nói, lập dự án đã khó, để được thông qua không hiểu sao lại càng khó hơn. Ðó cũng là những trăn trở rất đáng trân trọng của một tập thể nữ bác sĩ, mà trong lần đề nghị trao giải thưởng Phụ nữ Việt Nam năm nay, tôi nghĩ, họ xứng đáng được nhận danh hiệu cao quý cho chính sự biết trăn trở, lo lắng cho sự nghiệp y tế nước nhà đó.

Phan Thanh Phong

Sách nghệ thuật quân sự Việt Nam

Với nền nghệ thuật độc đáo đó, chúng ta đã giải quyết thành công việc phát động chiến tranh Nhân dân, huy động toàn dân đánh giặc, lấy lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt, do đó chúng ta đã giành được thắng lợi trọn vẹn trong các cuộc chiến tranh giải phóng ở thế kỷ XX, đưa dân tộc ta vững bước sang kỷ nguyên mới - kỷ nguyên độc lập, thống nhất, cả nước bước lên chủ nghĩa xã hội.

Hiện nay, trước những thay đổi cơ bản do sự phát triển của các loại trang bị, vũ khí, cách thức tổ chức lực lượng, phương thức tác chiến của địch từ thực tế một số cuộc chiến tranh. Trong tương lai, nếu chiến tranh bảo vệ Tổ quốc xảy ra, sẽ có nhiều điểm khác xa so với cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc vừa qua. Do đó, chúng ta cần phải vận dụng linh hoạt và phát triển sáng tạo nền nghệ thuật quân sự Việt Nam vào các chiến dịch, trận dánh trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc.

Để bạn đọc có điều kiện nghiên cứu, tìm hiểu sâu hơn về nghệ thuật quân sự Việt Nam, Thư viện Quân khu 4 xin trân trọng giới thiệu cuốn sách “Nghệ thuật quân sự Việt Nam qua các chiến dịch, trận đánh chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ” của Trung tâm Thông tin Khoa học quân sự Bộ Quốc phòng, do Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân ấn bản năm 2020.

Cuốn sách gồm 291 trang, với 2 phần chính:

- Phần 1: Kháng chiến chống thực dân Pháp.

- Phần 2: Kháng chiến chống đế quốc Mỹ.

Ngoài ra, phần cuối cuốn sách có thông tin về các tài liệu tham khảo để bạn đọc thuận lợi tra cứu, tìm hiểu.

Nội dung cuốn sách là tổng hợp các bài viết tiêu biểu của các tác giả đã được đăng trên Tạp chí Khoa học quân sự về những trận đánh, chiến dịch trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ của dân tộc Việt Nam dưới góc nhìn nghệ thuật quân sự; cung cấp cho bạn đọc tư liệu cơ bản về diễn biến chính, kết quả cùng với những phân tích các bước phát triển của nghệ thuật quân sự; đồng thời, cũng đề cập đến cả những hạn chế, không thành công để bạn đọc nghiên cứu, tham khảo.

THƯ VIỆN QUÂN KHU 4