Safe browsing là gì

Với Safe browsing bạn có thể sử dụng một trang web an toàn mà không sợ các phần mềm độc hại có thể kiểm soát hay bị lừa đảo thông tin cá nhân của bạn trên Google Chrome.

Safe browsing là gì

Google nói “đó là lí do tại sao chúng tôi đầu tư rất nhiều vào các công cụ bảo vệ trực tuyến”. Dịch vụ Safe Browsing bảo vệ người dùng khỏi các trang web độc hại và đưa ra những cảnh báo trên trình duyệt Chrome. HIện tại có hơn ba triệu cảnh báo tải tập tin không an toàn mỗi tuần và Google cũng dùng công nghệ này cho các trình duyệt web khác đã giúp hơn 1,1 tỷ người an toàn. Bắt đầu từ tuần tới, Google sẽ bổ sung khả năng bảo vệ của Safe Browsing chống lại các loại phần mềm lừa đảo khác như những chương trình giả mạo cải trang thành những phần mềm hữu ích nhưng thật ra là để thay đổi, xâm phạm máy tính của bạn, thay đổi trang chủ hay cài đặt các trình duyệt web không mong muốn. Google sẽ hiển thị một cảnh báo trong Chrome bất cứ khi nào bạn thực hiện tải về và phần mềm như vậy (Nếu bạn vẫn bất chấp cảnh báo và muốn sử dụng nó, bạn có thể truy cập nó từ danh sách tải về của Google)

Safe browsing là gì

Luôn luôn cẩn thận và chắc chắn rằng bạn đang tải về các phần mềm từ những nguồn đáng tin cậy.

Safe browsing là gì

Nếu là người thường xuyên dùng máy tính, có khi nào bạn bị lừa đảo? Cho dù bạn sử dụng máy Mac, Windows, Linux, iOS hay Android, đều có rất nhiều cơ hội cho ai đó gửi cho bạn một e-mail hoặc tin nhắn văn bản nhằm đánh cắp thông tin cá nhân của bạn. Dữ liệu cũng có nghĩa là tiền, và bạn đang có nguy cơ để mất chúng trên internet.

Safe browsing là gì

Khuyến cáo dành cho người dùng là hãy để trình duyệt của mình trở nên thông minh hơn. Nghĩa là bạn phải luôn luôn tăng cường gấp đôi việc kiểm tra URL của các trang web ngân hàng, mạng xã hội, web e-mail... trước khi đăng nhập. Hầu hết các trình duyệt như Firefox, Chrome và Internet Explorer ngày nay đều có sự thay đổi màu sắc ở phần bên trái của địa chỉ trên thanh address. Đây là dấu hiệu cho thấy trang web đã được chứng thực là hợp pháp, nó luôn là một ý tưởng tốt cho việc gõ vào các URL bằng tay và không bao giờ kèm theo trong các link từ một e-mail nào đó.

Ngoài ra, kiểm tra với HTTPS thay vì HTTP cũng là giải pháp an ninh tốt mặc dù HTTPS chưa phải là an toàn tuyệt đối.

Vậy đối với những liên kết video do bạn bè đưa lên Twitter thì làm thế nào? Có một số dịch vụ mà bạn có thể yên tâm sử dụng để xác minh các đường link này. Google Safe Browsing là một ví dụ điển hình cho việc này. Chỉ cần nhập địa chỉ URL: http://google.com/safebrowsing/diagnostic?site=tenwebsite, thay phần tenwebsite bằng tên hoặc IP trang web bạn muốn kiểm tra (ví dụ: http://google.com/safebrowsing/diagnostic?site=quantrimang.com.vn) ngay lập tức kết quả sẽ cho bạn biết trang web đó có lưu trữ phần mềm độc hại trong vòng 90 ngày qua hay không. 

Safe browsing là gì

Một cách đơn giản khác là sử dụng dịch vụ hpHosts. Chỉ cần nhập tên trang web vào hộp tìm kiếm và ấn nút Search, cơ sở dữ liệu của hệ thống sẽ cho bạn biết nếu trang web kiểm tra đã được sử dụng để phát tán các phần mềm độc hại hoặc tấn công lừa đảo. HpHosts cung cấp cho bạn thông tin chi tiết hơn so với Google Safe Browsing.

Hai dịch vụ hoàn hảo khác là Norton Safe Web từ Symantec – cho biết sự an toàn của một trang web, liệt kê các mối đe dọa, phần mềm độc hại, virus, rủi ro bảo mật... và Unmasked Parasites – xác minh tính an toàn của cả trang web và cung cấp danh sách chi tiết các liên kết cùng độ an toàn của nó (safe).

Nhiều bộ bảo mật còn được đi kèm với trình duyệt thông qua các add-on để kiểm tra các link khi bạn ghé qua. Chúng hoạt động khá tốt ở chức năng quét kết quả tìm kiếm của bạn và thêm các biểu tượng để chỉ ra liên kết có được an toàn hay không. Bạn có thể tải về công cụ AVG LinkScanner dành cho hệ điều hành Windows hoặc máy Mac (miễn phí), với những thiết bị Android bạn có thể sử dụng hai tiện ích miễn phí là Mobilation Android app hoặc Lookout Mobile Security. Cả hai ứng dụng này đều có chức năng chặn các liên kết độc hại trên thiết bị chạy Android.

Đáng tiếc là với người dùng iPhone và iPad của Apple, mặc dù lừa đảo trên mạng xã hội đã được chứng minh là có thể xảy ra trên các thiết bị iOS không bị jailbroken, tuy nhiên Apple vẫn không cho phép các ứng dụng kiểm tra liên kết như vậy