Sau ông đinh la thăng là ai

Sau ông đinh la thăng là ai
Bị cáo Trịnh Xuân Thanh nói lời sau cùng trước tòa

(Thanhuytphcm.vn) - Chiều12/3, các bị cáo trong vụ án “Vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Dự án Nhà máy nhiên liệu sinh học (Ethanol Phú Thọ) được nói lời sau cùng trước khi tòa nghị án kéo dài, và tuyên án vào lúc 16 giờ chiều ngày 15/3.

Bị cáo Đinh La Thăng, cựu Chủ tịch HĐQT Tập đoàn dầu khí Việt Nam (PVN) là người cuối được nói lời sau cùng. Trong thời gian nói sau cùng, bị cáo Đinh La Thăng thể hiện là lãnh đạo cấp cao ở PVN, mọi việc làm và chỉ đạo ông đều nhận trách nhiệm. Đặc biệt, ông xin tòa nhận trách nhiệm thay cho các bị cáo là cấp dưới của mình.

Theo ông Thăng, trong vụ án Ethanol Phú Thọ, mình không có vụ lợi; tất cả việc làm, chỉ đạo của bị cáo để cụ thể hóa chủ trương. “Bị cáo hoàn toàn không có tư lợi, không có mục đích, động cơ; bị cáo chỉ nghĩ làm việc một cách tốt nhất vì PVN và nhân dân”, bị cáo Đinh La Thăng nói.

Trước khi kết thúc phần trình bày cuối cùng, ông Thăng cũng khẳng định, nếu có sai phạm, ông xin tòa miễn trách nhiệm hình sự và trách nhiệm dân sự cho bị cáo Trần Thị Bình (cựu Phó Tổng Giám đốc PVN). Còn nếu Hội đồng xét xử (HĐXX) vẫn buộc bị cáo Bình phải chấp hành án phạt, ông Thăng xin được nhận hết trách nhiệm cho bà Bình cả về hình sự và dân sự.

Trong vụ án này, ông Thăng cho biết, nếu ông làm sai ông chịu trách nhiệm và mong HĐXX cá thể hóa trách nhiệm hình sự cho các bị cáo, không cáo buộc các bị cáo khác là đồng phạm.

Cựu Chủ tịch HĐQT Tổng Giám đốc Tổng Công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC) Trịnh Xuân Thanh nói rằng, trong cuộc đời mình có nhiều lỗi lầm, chưa được như ý. Bị cáo đã xin lỗi gia đình, đồng nghiệp, bạn bè.

Các bị cáo còn lại đều bày tỏ sự ân hận vì hành vi của mình gây ra đã ảnh hưởng tới uy tín của ngành dầu khí; ảnh hưởng tới gia đình, bạn bè, đồng nghiệp và mong muốn HĐXX xem xét để giảm nhẹ hình phạt.

Cựu Phó Tổng Giám đốc PVN Trần Thị Bình khẳng định, suốt thời gian công tác, bị cáo chỉ nghĩ mình làm việc chuyên môn, không có tư lợi. “Bị cáo khẳng định không có bất cứ lí do gì về cá nhân mà làm phương hại tới dự án. Nhưng cá nhân suy nghĩ, càng làm việc nhiều có thể va vấp càng nhiều. Bị cáo chưa từng xin xỏ ai bao giờ, nhưng hôm nay bị cáo xin HĐXX xem xét cho tôi được tại ngoại, để sống những ngày cuối đời”, bà Bình trình bày.

Như Quỳnh

Tin liên quan

Sau ông đinh la thăng là ai

Bị cáo Đinh La Thăng tại tòa - Ảnh: TTXVN

Sau một tuần xét xử và nghị án, chiều 15-3, Tòa án nhân dân TP Hà Nội đã đưa ra phán quyết với ông Đinh La Thăng - cựu chủ tịch HĐQT Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN); Trịnh Xuân Thanh - cựu chủ tịch HĐQT PVC và 10 đồng phạm trong vụ án xảy ra tại dự án ethanol Phú Thọ.

Hội đồng xét xử (HĐXX) xác định bị cáo Đinh La Thăng có vai trò chính nên tuyên phạt mức án cao nhất trong nhóm bị cáo phạm tội vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng, mức án 11 năm tù. Tổng hợp các bản án trước, tòa buộc bị cáo Thăng chấp hành hình phạt chung 30 năm tù.

Bị cáo Trịnh Xuân Thanh bị tuyên phạt 10 năm tù về tội vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng, 8 năm tù về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong thi hành công vụ, tổng hợp 2 tội danh bị cáo Thanh lãnh 18 năm tù. Cùng với các bản án trước, tòa buộc bị cáo Thanh chấp hành hình phạt tù chung thân.

Bị cáo Trần Thị Bình, nguyên phó tổng giám đốc PVN, bị tuyên phạt mức án thấp nhất so với các đồng phạm, 36 tháng tù nhưng cho hưởng án treo. Các bị cáo còn lại bị tuyên phạt mức thấp nhất là 24 tháng tù, cao nhất là 6 năm 6 tháng tù.

Ông Đinh La Thăng có vai trò chính

Trong gần hai giờ công bố bản án, nhiều lần HĐXX nhấn mạnh ông Đinh La Thăng có vai trò chính, xuyên suốt quá trình triển khai dự án, đã đề ra chủ trương và chỉ đạo việc chỉ định thầu dự án ehthanol Phú Thọ cho liên danh PVC do Trịnh Xuân Thanh làm chủ tịch HĐQT.

Bản án viện dẫn tại phiên tòa bị cáo Thăng không khai nhận hành vi chỉ định thầu như cáo trạng truy tố, ban chỉ đạo triển khai dự án không làm thay việc của chủ đầu tư, bị cáo không có bất kỳ văn bản nào chỉ định thầu và Công ty cổ phần Hóa dầu nhiên liệu sinh học dầu khí (PVB) có toàn quyền lựa chọn nhà thầu, chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Tuy nhiên, HĐXX cho rằng Tập đoàn PVN có nghĩa vụ bảo toàn vốn nhà nước và vốn huy động, thực hiện quyền sở hữu nhà nước tại PVN và phần góp vốn tại các đơn vị thành viên.

Ông Đinh La Thăng là chủ tịch HĐQT, sau này là chủ tịch HĐTV PVN, đã ban hành nghị quyết chấp thuận chủ trương đầu tư Nhà máy ethanol Phú Thọ với phương thức công ty cổ phần làm chủ đầu tư dự án.

"Bị cáo Thăng biết liên danh nhà thầu không đủ năng lực nhưng vẫn dùng ảnh hưởng của mình định hướng và chỉ định cho liên danh PVC thực hiện dự án", bản án quy kết.

Ông Đinh La Thăng và một số bị cáo có vai trò chính biết rõ liên danh PVC không đáp ứng năng lực nhưng vẫn cố ý chỉ đạo chuyển từ đấu thầu rộng rãi sang chỉ định thầu, tạo điều kiện cho đơn vị này được thực hiện dự án.

"Hành vi của các bị cáo tác động, can thiệp vào việc đấu thầu, yêu cầu PVB thực hiện chỉ định thầu cho PVC khi đơn vị này không đáp ứng năng lực là trái quy định pháp luật", bản án nêu.

HĐXX cho rằng bị cáo Thăng hoàn toàn biết rõ năng lực của PVC, tình hình tài chính kinh doanh thua lỗ nhưng vẫn chỉ đạo tại một số văn bản và cuộc họp giao PVC thực hiện dự án, các nội dung thông báo được triển khai rộng rãi cho lãnh đạo PVN và các đơn vị thành viên.

Mặc dù theo quy chế làm việc ban chỉ đạo không làm thay chủ đầu tư, nhưng ngay từ đầu bị cáo Thăng đã có chủ trương thống nhất cho PVC thực hiện dự án và có các hành vi hoàn thiện về mặt pháp lý gây hậu quả thiệt hại nghiêm trọng về tài sản.

Sau ông đinh la thăng là ai

Bị cáo Đinh La Thăng và các đồng phạm tại tòa - Ảnh: TTXVN

Từ những phân tích trên, HĐXX kết luận bị cáo Thăng có vai trò chính trong việc thực hiện tội phạm, là người đưa ra chủ trương, chỉ đạo cho PVC thực hiện dự án khi không đủ năng lực trái quy định pháp luật.

Bị cáo Bình tiếp nhận ý kiến chỉ đạo của ông Thăng và chỉ đạo cấp dưới triển khai việc chỉ đinh thầu cho liên danh PVC thực hiện dự án.

HĐXX nhận thấy hành vi sai phạm của các bị cáo khiến dự án ethanol Phú Thọ đã triển khai nhưng phải dừng hoạt động, đến nay chưa có hạng mục nào hoàn thành. Các bị cáo là những người có chức vụ, quyền hạn trong doanh nghiệp có vốn nhà nước đã thực hiện các hành vi nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm hoạt động đúng đắn của các cơ quan nhà nước gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng nhưng chưa được khắc phục.

Dự án dừng thi công do PVC thiếu năng lực

Về ý kiến bị cáo Trịnh Xuân Thanh và một số bị cáo khác cho rằng nguyên nhân dự án dừng thi công là do thiếu tiền, HĐXX cho rằng quá trình triển khai dự án PVB đã có nhiều báo cáo xác định công tác thiết kế của PVC rất chậm, việc mua sắm của các gói thầu chưa hoàn thành, các hạng mục công trình đều bị chậm so với kế hoạch.

PVC cũng đã có văn bản về việc dừng dự án do không đủ năng lực thực hiện gói thầu.

Quá trình thực hiện dự án PVB đã thanh toán cho PVC theo đúng tiến độ công việc. Vì vậy đủ cơ sở xác định việc đơn phương dừng thi công dự án là do PVC thiếu năng lực, chứ không phải do thiếu vốn.

Hành vi của bị cáo Thăng thiếu trách nhiệm chỉ định nhà thầu không đủ năng lực là nguyên nhân chính dẫn đến dừng thi công dự án, gây ra thiệt hại hơn 543 tỉ đồng. Thực tế thiệt hại vụ án còn lớn hơn rất nhiều nhưng HĐXX đã tính theo hướng có lợi nhất cho các bị cáo.

Các bị cáo Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh, Vũ Thanh Hà, Trần Thị Bình… chịu trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại hơn 543 tỉ đồng cho PVB. Một số người khác nguyên là lãnh đạo PVN không bị xem xét trách nhiệm hình sự nhưng cũng có trách nhiệm liên đới bồi thường.

Trong đó riêng ông Thăng bị xác định có vai trò chính, chịu trách nhiệm bồi thường 200 tỉ đồng.

Trước đó, trong các phiên thẩm vấn và tranh tụng, các bị cáo Đinh La Thăng và Trịnh Xuân Thanh đều phản bác cáo trạng, cho rằng mình không thực hiện hành vi phạm tội như truy tố. Ông Thăng cho rằng bản thân không chỉ định thầu dự án ethanol Phú Thọ cho liên danh PVC và không có vụ lợi cá nhân.

Trong khi đó, đại diện viện kiểm sát giữ quyền công tố tại tòa khẳng định hành vi phạm tội của ông Thăng đúng như cáo trạng truy tố. Các quan điểm bào chữa của bị cáo đưa ra là không có căn cứ, nên viện kiểm sát không có cơ sở chấp nhận.

Theo đại diện viện kiểm sát, sai phạm của ông Thăng trong vụ án thể hiện qua những bút phê, chỉ đạo kết luận tại một số cuộc họp yêu cầu giao thầu chỉ định dự án cho PVC dù thời điểm đó chủ đầu tư là PVB còn chưa xem xét việc lựa chọn nhà thầu.

Ông Thăng còn bị xác định đã chỉ đạo PVB lùi thời gian sơ tuyển nhà thầu, hạ một số tiêu chí của dự án để việc chỉ định thầu được thực hiện cho liên danh PVC.

Giao biệt thự của Trịnh Xuân Thanh cho PVC

Theo bản án, bị cáo Trịnh Xuân Thanh đã có hành vi bàn bạc cùng bị cáo khác, tạm ứng tiền dự án trái quy định để mua bán, chuyển nhượng thửa đất 3.400m2 tại Tam Đảo. Tòa xác định thửa đất này cùng tài sản biệt thự trên đất được xem là vật chứng vụ án.

Tòa án xác định PVC là chủ sở hữu và cần trả lại thửa đất 3.400m2 tại Tam Đảo cho PVC nên không buộc bị cáo Thanh phải bồi thường. Bị cáo Thanh phải nộp sung công quỹ nhà nước số tiền 3 tỉ đồng đã hưởng lợi trong hành vi nhận chuyển nhượng thửa đất này.

Sau ông đinh la thăng là ai
Ông Đinh La Thăng bị đề nghị 12-13 năm tù, Trịnh Xuân Thanh 21-23 năm tù

THÂN HOÀNG - DANH TRỌNG