Sau sinh bao lâu ăn hải sản

2 năm trước

Theo quan niệm xưa, mẹ ở cữ không được ăn hải sản vì hải sản rất tanh, ăn nhiều có thể gây băng huyết và ảnh hưởng chất lượng sữa mẹ…

  • Kiêng ăn hải sản sau sinh là đúng hay sai? 
  • Lưu ý khi ăn hải sản sau khi sinh

Mẹ có bao giờ được các chị, các mẹ có kinh nghiệm đi trước cảnh báo rằng việc ăn hải sản sau khi sinh là “cấm kỵ”, tránh xa hải sản ra vì chúng rất tanh, lạnh, mẹ và bé dễ bị tiêu chảy, không tốt cho sức khỏe? Đây là một quan niệm được lưu truyền rộng rãi và các mẹ bỉm sữa “nghiêm ngặt tuân thủ” vì lo ngại những ảnh hưởng đến sức khỏe sau này. 

Sau sinh bao lâu ăn hải sản

Hải sản không phải là "cấm kỵ" đối với mẹ sau sinh (Ảnh: Internet)

Thực tế, đây là một khuyến cáo không có căn cứ chắc chắn. Chưa có nghiên cứu công bố rộng rãi nào cho thấy việc thêm thủy hải sản vào thực đơn ăn uống hàng ngày có thể gây băng huyết, ảnh hưởng chất lượng sữa mẹ hay hệ tiêu hóa của bé. Thậm chí, trong cuốn cẩm nang “Hướng dẫn quốc gia về dinh dưỡng cho phụ nữ có thai và bà mẹ cho con bú” được xây dựng bởi đội ngũ chuyên gia Viện Dinh dưỡng và các tiến sĩ, bác sĩ phụ sản hàng đầu cho thấy rằng, việc bổ sung hải sản trong “mâm cơm ở cữ” là hoàn toàn cần thiết, mang lại nhiều giá trị sức khỏe cho mẹ và bé. 

Sau khi sinh, cơ thể người mẹ cần một lượng dưỡng chất cực kỳ lớn, vừa để bù đắp lại phần đã mất dùng để nuôi nấng thai nhi, vừa để tạo sữa, cho sữa đặc và nhiều chất để bé phát triển tốt nhất. 

Các dưỡng chất cần được chú trọng bổ sung bao gồm protein, chất béo, chất xơ, các khoáng chất quan trọng  như canxi, sắt, kẽm, vitamin A, D, C, E, B, K, axit folic, kali... Trong đó, hải sản chứa một lượng lớn protein, canxi, bổ sung kẽm, sắt và axit béo (chứa DHA giúp não bộ trẻ phát triển tốt hơn) được coi là nguồn chất dinh dưỡng cực phong phú và được các chuyên gia khuyến khích bổ sung vào chế độ ăn uống hàng ngày của sản phụ. 

Theo kinh nghiệm của nhiều mẹ bỉm sữa trên Bibabo, khi sinh bé tại các bệnh viện lớn, ngay từ những bữa cơm đầu tiên của sản phụ sau sinh, các bác sĩ đã chế biến cá, tôm thành những món ngon miệng và bổ sung vào thực đơn. Điều này cho thấy việc kiêng kị hải sản sau sinh là không nên và không được khuyến khích. Loại bỏ hải sản ra khỏi “mâm cơm ở cữ” là mẹ đã bỏ đi một nguồn bổ sung dưỡng chất cực lành tính và đa dạng đấy. 

Sau sinh bao lâu ăn hải sản

Hải sản cực kỳ giàu dưỡng chất quan trọng giúp mẹ phục hồi cơ thể sau sinh, sữa đặc và nhiều chất (Ảnh: Internet)

Mặc dù rất tốt nhưng có một số lưu ý quan trọng khi ăn hải sản dành cho mẹ bỉm sữa: 

  • Không chọn những loại cá biển lớn như cá thu lớn, cá mập,... sống ở vùng biển sâu hoặc cá ở vùng biển ô nhiễm vì thịt cá dễ bị nhiễm chì hoặc kim loại nặng, dễ gây ngộ độc, không tốt cho sức khỏe của mẹ và bé. 

  • Không ăn sống hoặc ăn tái, khuyến khích mẹ ăn chín kỹ để loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn gây hại. 

  • Chọn hải sản tươi nguyên, không ăn hải sản đã ươn, hải sản hư hỏng. 

  • Không ăn hải sản khi mẹ có cơ địa dị ứng từ trước.

  • Không nên ăn hải sản quá nhiều cùng một lúc vì sau sinh, hệ tiêu hóa và sức đề kháng của mẹ còn yếu, có thể tăng nguy cơ dị ứng, ngộ độc, khó tiêu. Bắt đầu bằng 1 lượng hải sản vừa phải trong chế độ ăn hàng ngày để thử phản ứng của cơ thể sau sinh, sau đó tăng dần lên mẹ nhé.  

  • Quan sát phản ứng của cơ thể bé để phán đoán nguy cơ bé dị ứng với hải sản và có biện pháp điều chỉnh chế độ ăn uống cho phù hợp. 

Chúc các mẹ có những món ăn cùng hải sản thật ngon và giàu chất dinh dưỡng nhé. 

Theo Bibabo.vn
  • Thích bài viết

  • 16 người thích

Bạn đã thích bài viết.

Sau sinh bao lâu được ăn hải sản? Tùy thể trạng, cơ địa và điều kiện từng mẹ mà nên kiêng hải sản từ 6 tuần – 3 tháng từ khi sinh. Hãy đọc bài viết này của theAsianparent Việt Nam để biết:

  • Tác dụng của hải sản với sức khỏe mẹ sau sinh
  • Sau sinh ăn hải sản được không? Sau sinh kiêng hải sản bao lâu?
  • Một số lưu ý cho các mẹ khi ăn hải sản sau sinh

Tác dụng của hải sản với sức khỏe mẹ sau sinh

Cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết

Hải sản là nguồn vitamin và khoáng chất tự nhiên dồi dào. Các vitamin nhóm B, D, A trong hải sản vô cùng phong phú. Ăn hải sản là cách tốt nhất bổ sung Omega-3, chất béo lành mạnh tốt cho sức khỏe.

Đây cũng là nguồn protein có giá trị dinh dưỡng cao, nguồn sắt và kẽm phong phú. Ăn hải sản đều đặn sẽ giúp tăng cường sức đề kháng, tăng mức độ hemoglobin trong cơ thể.

Sau sinh bao lâu ăn hải sản

Hải sản là nguồn protein dồi dào (Nguồn ảnh: istockphoto)

Nghiên cứu cũng cho thấy ăn nhiều cá có lợi ích tích cực hơn đối với cân nặng khi sinh, cá giúp tăng trưởng và phát triển bào thai, giảm nguy cơ sinh non và hỗ trợ hệ thần kinh trung ương của bé.

Khám phá thêm:

Bổ não, chống trầm cảm sau sinh

Trầm cảm sau sinh là hiện tượng thường xảy ra với các mẹ do ảnh hưởng của áp lực từ những thay đổi cuộc sống khi có con và thay đổi trong cơ thể mẹ.

Hải sản có chứa lượng axit béo omega-3, có tác dụng ngăn ngừa bệnh trầm cảm cũng như hạn chế tối đa suy giảm trí nhớ.

Giúp xương của mẹ chắc khỏe

Nhờ lượng canxi và các khoáng chất, vi lượng dồi dào, hải sản có thể hạn chế một số hiện tượng như đau khớp, viêm khớp, thiếu canxi…

Tốt cho tim mạch

Ăn hải sản thường xuyên sẽ giúp hệ tim mạch của chị em được cải thiện vì hải sản có tác dụng làm giảm lượng chất béo triglyceride trong máu và giảm nồng độ cholesterol xấu trong cơ thể.

Cải thiện chức năng phổi

Trong hải sản có chứa nhiều vitamin D, là loại vitamin có thể cải thiện chức năng phổi khá tốt và các mẹ nên bổ sung vào thực đơn sau khi sinh.

Cá hồi, cá thu, cá ngừ là những loại hải sản giàu vitamin D mà các mẹ có thể lựa chọn.

Sau sinh bao lâu ăn hải sản

Ăn hải sản cải thiện chức năng phổi (Nguồn ảnh: istockphoto)

Tốt cho máu và tóc

Bổ sung hải sản có thể giúp cơ thể phòng ngừa được bệnh thiếu máu và làm tăng mức độ hemoglobin của cơ thể nhờ hàm lượng lớn các vi chất như sắt, kẽm bên trong.

Tình trạng rụng tóc cũng có thể được ngăn ngừa nếu như tuần hoàn máu tốt.

Giúp làm đẹp da sau sinh

Phụ nữ nào cũng đều muốn một làn da sáng bóng, mịn màng và khỏe mạnh, tuy nhiên làn da của các mẹ có thể xấu hơn trước vì mất nhiều sức khỏe sau khi vừa sinh con.

Sau sinh ăn hải sản được không? Hải sản có chứa lượng omega 3, axit béo và protein dồi dào có tác dụng làm chậm quá trình lão hóa nên các chị em nên bổ sung hải sản thường xuyên.

Sau sinh ăn hải sản được không? Chị em sau sinh bao lâu được ăn hải sản?

Các chị em phụ nữ, dù sinh thường hay sinh mổ thì sau khi sinh cũng cần phải kiêng khem một số thực phẩm nhất định trong thực đơn hằng ngày, vì lúc này cơ thể mẹ đã mất nhiều máu trong quá trình vượt cạn nên rất yếu ớt, đề kháng kém, hơn nữa còn phải sản xuất sữa cho bé bú nên không phải thực phẩm nào mẹ cũng có thể ăn được. Điều chị em quan tâm lúc này chính là có nên ăn hải sản không và sau sinh bao lâu thì ăn được hải sản. Nguyên do của thắc mắc này là bởi hải sản có thể làm lạnh bụng, gây đau bụng và để lại sẹo lồi mất thẩm mỹ.

Chuyên gia dinh dưỡng cho biết hải sản rất tốt cho cơ thể phụ nữ sau sinh, tuy nhiên chị em chỉ nên ăn 1 số loại nhất định trong thời gian này để đảm bảo sức khỏe, hạn chế nhóm ốc, ngao, sò… vì có tính hàn cao, dễ gây lạnh bụng, đầy hơi, khó tiêu, ảnh hưởng đến chất lượng sữa. Hải sản phù hợp nhất cho mẹ là:

  • Các loại tôm giàu canxi và protein
  • Cua biển vì thực phẩm này chứa nhiều khoáng chất, sắt, kali và canxi cũng rất tốt cho cơ thể của mẹ sau sinh.

Sinh thường bao lâu thì được ăn hải sản?

Thông thường, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, sau sinh kiêng hải sản khoảng 6 tuần là phù hợp với các mẹ sinh thường.

Ngoài ra, nếu trong gia đình có người có tiền sử dị ứng hải sản thì em bé cũng có nguy cơ dị ứng. Việc mẹ ăn hải sản rồi cho trẻ bú có thể khiến bé bị dị ứng và ảnh hưởng đến sức khỏe khi còn quá nhỏ. Tốt hơn hết, mẹ chỉ nên bổ sung hải sản sau khi sinh được khoảng 6 tuần. Ban đầu chỉ nên ăn với lượng vừa phải để xem bé có bị dị ứng hay không rồi mới tăng lượng thức ăn lên nếu bé ổn.

1 lưu ý khác là thường xuyên ăn hải sản trong thời kỳ cho con bú cũng có khả năng ảnh hưởng tới sự phát triển hệ thống thần kinh của bé. Do đó, các chuyên gia khuyến cáo, mẹ chỉ nên ăn 2 bữa hải sản/tuần và mỗi lần 100g, không nên lạm dụng.

Sau sinh mổ bao lâu ăn được hải sản?

Theo Thạc sĩ, Bác sĩ Lý Thị Thanh Nhã – Khoa Sản Phụ Khoa – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng: Mẹ bầu sau sinh mổ cần chú ý đến chế độ ăn của mình, hãy ghi nhớ nguyên tắc ăn từ lỏng rồi đặc dần, thực đơn sau sinh cần cung cấp đầy đủ chất bổ dưỡng, tăng cường ăn các thực phẩm giàu chất xơ như rau củ hoa quả để tránh tình trạng táo bón, uống nước đủ theo nhu cầu, và dùng thuốc theo toa của bác sĩ.

Sanh mổ bao lâu được ăn hải sản? Theo các chuyên gia dinh dưỡng, đối với mẹ bầu sinh mổ, tốt nhất nên kiêng ăn hải sản trong 3 tháng sau khi sinh. Bên cạnh đó, mẹ cần hạn chế ăn các loại hải sản như ốc, ngao, sò… vì đây là nhóm thức ăn có tính hàn cao, dễ dây lạnh bụng, đầy hơi, khó tiêu… và ảnh hưởng đến chất lượng sữa.

Một số lưu ý cho các mẹ khi ăn hải sản sau sinh

Khi đã biết sau sinh bao lâu ăn được hải sản thì chị em cũng nên tìm hiểu cách chế biến, bổ sung thực phẩm thơm ngon bổ dưỡng này vào thực đơn cơm cữ của mình để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của mẹ và bé yêu. Các lưu ý quan trọng mẹ cần nhớ là:

Khám phá thêm:

Tránh ăn hải sản đông lạnh đã để lâu, được chiên, xào nhiều lần

Hải sản đông lạnh để quá lâu sẽ có thành phần dinh dưỡng bị suy giảm và gia tăng điều kiện để vi khuẩn phát triển. Do đó, tốt nhất các mẹ nên tránh ăn hải sản đông lạnh để bảo vệ sức khỏe.

Chị em cũng không nên ăn đồ ăn đã chiên xào nhiều lần, nhất là hải sản vì chúng làm tăng lượng cholesterol trong máu.

Tốt nhất các mẹ nên sử dụng hải sản tươi sống và chế biến đơn giản như hấp, nấu để giữ được hàm lượng dưỡng chất vốn có trong thực phẩm.

Sau sinh bao lâu ăn hải sản

Mẹ sau sinh nên bổ sung hải sản trong thực đơn (Nguồn ảnh: istockphoto)

Không được ăn hải sản kết hợp với bia, rượu, đồ uống bao gồm caffein và nước ngọt có ga

Nếu thường xuyên ăn hải sản và uống bia, rượu, đồ uống có ga thì nguy cơ bệnh gout đối với cơ thể sẽ tăng cao do sự hình thành và tích tụ của acid uric. Caffein có ảnh hưởng không tốt đến chất lượng sữa trong giai đoạn cho con bú nên các mẹ cũng không nên dùng.

Thay vì sử dụng các loại đồ uống trên, tốt nhất các mẹ nên uống nhiều nước để cơ thể được thanh lọc.

Không nên ăn hải sản với thực phẩm giàu vitamin C 

Theo các chuyên gia, hải sản và vitamin C nếu kết hợp có thể gây ra 1 số phản ứng dị ứng cho cơ thể.

Vì vậy, các mẹ cần cân nhắc tránh sử dụng các hoa quả giàu vitamin C trong và sau khi ăn hải sản như nhóm trái cây họ cam, trái bơ…

Không nên ăn hải sản với thực phẩm có tính hàn

Trong hải sản vốn đã có tính hàn nên nếu các mẹ ăn thêm thực phẩm có tính hàn khác như rau muống, dưa chuột, dưa hấu… thì dễ gây cảm giác đầy bụng, khó tiêu, khó chịu trong cơ thể.

Hy vọng rằng chị em sẽ tìm được cách chế biến và sử dụng các loại thực phẩm, cụ thể là hải sản phù hợp nhất với tình trạng sức khỏe của bản thân. Chúc các mẹ nuôi con an toàn và luôn trong trạng thái sức khỏe tốt nhất!

Nguồn thông tin: Hồi phục sau sinh mổ – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec

Xem thêm:

  • Sau sinh mổ bao lâu được ăn hải sản để không ảnh hưởng tới vết mổ?
  • Mẹ sau sinh bao lâu được ăn ốc để con không tiêu chảy, lạnh bụng?
  • Sau sinh bao lâu được ăn bún để không gây nguy hiểm cho mẹ và bé?

Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác.

Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!