Siêu âm cổ họng ở đâu

Siêu âm là một phương pháp hỗ trợ chẩn đoán được sử dụng rộng rãi để “chụp ảnh”  các cơ quan trong cơ thể bằng cách sử dụng sóng âm thanh. Phương pháp này không sử dụng bức xạ ion hóa. Do đó, không có sự phơi nhiễm bức xạ cho bệnh nhân. Bên cạnh sự phát triển các thành tựu về siêu âm ổ bụng, siêu âm tim, siêu âm thai … thì siêu âm vùng cổ cũng đóng góp nhiều giá trị cho y học. 

1. Tổng quát

1.1 Siêu âm là gì?

Siêu âm tại vùng cổ kiểm tra bệnh lý tuyến giáp, hạch và mạch máu vùng cổ

Siêu âm tạo ra hình ảnh cơ quan bên trong cơ thể bằng cách sử dụng sóng âm. Nó sử dụng một dụng cụ nhỏ được gọi là đầu dò và gel được bôi trực tiếp trên da. Sóng âm tần số cao truyền từ đầu dò qua gel vào trong cơ thể. Đầu dò thu thập các sóng âm dội lại. Máy tính sử dụng những sóng đó để tạo ra hình ảnh.

Siêu âm hình ảnh là một phương pháp không xâm lấn giúp bác sĩ chẩn đoán và điều trị các bệnh lý. Đây là phương pháp an toàn và không đau.

1.2 Cấu tạo sơ bộ và nguyên lý hoạt động cơ bản của máy siêu âm

Máy quét siêu âm bao gồm một bảng điều khiển, màn hình hiển thị video và một hoặc nhiều đầu dò đi kèm. Đầu dò gửi sóng âm tần số cao (không nghe được) vào cơ thể. Sau đó, nó thu các sóng dội trở lại. Các nguyên tắc tương tự như dạng sóng con dơi sử dụng trong tự nhiên.

Bác sĩ siêu âm bôi một lượng nhỏ gel lên vùng cần kiểm tra và đặt đầu dò vào đó. Gel cho phép sóng âm thanh truyền qua lại giữa đầu dò và vùng được kiểm tra. Hình ảnh siêu âm được hiển thị ngay lập tức trên màn hình hiển thị hình ảnh. Máy tính tạo ra hình ảnh dựa trên độ lớn (biên độ), cao độ (tần số) và thời gian để tín hiệu siêu âm quay trở lại đầu dò. Hình ảnh tạo ra còn phụ thuộc vào loại cấu trúc cơ quan và/hoặc mô mà sóng âm truyền qua.

2. Siêu âm vùng cổ kiểm tra những gì?

Bác sĩ sẽ yêu cầu siêu âm cổ nếu họ nghi ngờ có vấn đề hoặc tình trạng bất thường trong động mạch cảnh, hạch bạch huyết hoặc tuyến giáp của bạn. Siêu âm tại vùng cổ giúp đánh giá các yếu tố sau:

2.1 Kiểm tra tình trạng động mạch cảnh

Phát hiện các động mạch cảnh bị tắc nghẽn hoặc hẹp, có thể đánh giá nguy cơ đột quỵ. Từ đó, có thể giúp bác sĩ xác định loại điều trị cần thiết để giảm nguy cơ đột quỵ.

2.2 Kiểm tra, đánh giá tuyến giáp

  • Siêu âm được thực hiện để tìm các nốt, khối u trong tuyến giáp. Kết quả siêu âm có thể cho thấy một khối u ở cổ đang phát triển từ tuyến giáp.
  • Phát hiện nhân tuyến giáp cần sinh thiết. Nếu cần sinh thiết, chọc hút bằng kim nhỏ có hướng dẫn siêu âm được thực hiện để lấy mô từ nhân để kiểm tra giải phẫu bệnh.
  • Hoặc siêu âm để xem sự phát triển của một nhân giáp theo thời gian. Theo dõi sự phát triển của nhân giáp đảm bảo can thiệp kịp thời để nó không phát triển lớn đến mức gây khó chịu cho bệnh nhân.

    Siêu âm vùng cổ kiểm tra mạch máu tại đây.

2.3 Kiểm tra hạch bạch huyết

Siêu âm cũng được áp dụng để kiểm tra các hạch bạch huyết:

  • Giúp xác định mức độ ung thư hạch.
  • Giúp theo dõi quá trình điều trị có hiệu quả hay không.
  • Tìm các dấu hiệu có ung thư hạch tái phát sau khi điều trị.

2.4 Tác dụng khác

Siêu âm cũng có thể được sử dụng để hướng dẫn việc đặt ống thông hoặc thiết bị dẫn lưu khác. Điều này giúp đảm bảo vị trí an toàn và chính xác.

3. Ưu điểm và hạn chế

3.1 Ưu điểm của siêu âm vùng cổ

  • Hầu hết việc siêu âm là không xâm lấn (không dùng kim tiêm hoặc thuốc tiêm).
  • Đôi khi, khám siêu âm có thể tạm thời khó chịu, nhưng không đau.
  • Siêu âm rất an toàn và không sử dụng bức xạ.
  • Siêu âm cho hình ảnh rõ ràng về các mô mềm mà không hiển thị rõ được trên hình ảnh X quang.
  • Siêu âm cung cấp hình ảnh ngay tại thời gian khảo sát. Do đó nó trở thành một công cụ tốt để hướng dẫn các thủ thuật xâm lấn tối thiểu như sinh thiết bằng kim và hút chất lỏng (dịch).

3.2 Hạn chế của siêu âm vùng cổ

  • Siêu âm chẩn đoán tiêu chuẩn không có tác dụng có hại cho cơ thể.
  • Nếu phát hiện khối bất thường trong tuyến giáp, bác sĩ siêu âm sẽ đánh giá đặc điểm của khối đó. Có những đặc điểm riêng gợi ý một khối u hoặc các nhân giáp ác tính. Trường hợp siêu âm thấy hình ảnh nghi ngờ, bác sĩ cần đề nghị sinh thiết bằng kim nhỏ và soi dưới kính hiển vi để đánh giá thêm.
  • Siêu âm không thể đánh giá chức năng tuyến giáp – tức là tuyến giáp hoạt động kém, hoạt động quá mức hay bình thường. Để xác định điều đó, bác sĩ có thể yêu cầu xét nghiệm máu hoặc xét nghiệm hấp thu iod phóng xạ.

4. Bạn cần chuẩn bị gì cho việc siêu âm vùng cổ?

  • Mặc quần áo rộng rãi, thoải mái. Bạn có thể cần phải cởi bỏ tất cả quần áo và đồ trang sức vùng cổ cũng như vùng cần siêu âm khác.
  • Bạn có thể được yêu cầu mặc áo choàng trong khi làm thủ thuật nếu có.
  • Ngoài ra, bạn không cần chuẩn bị khác.

Khám siêu âm rất nhạy cảm với chuyển động. Nếu đối tượng là một đứa trẻ hiếu động hay quấy khóc, việc siêu âm có thể bị kéo dài. Để đảm bảo việc siêu âm suôn sẻ, bác sĩ sẽ giải thích thủ tục cho trẻ và bố mẹ trước khi thực hiện. Mang theo sách, đồ chơi nhỏ, âm nhạc hoặc trò chơi có thể giúp trẻ phân tâm và khiến bác sĩ siêu âm thuận lợi hơn. Phòng khám siêu âm có thể có tivi. Bạn có thể đề nghị mở kênh yêu thích của con mình.

Hình ảnh siêu âm tuyến giáp

5. Quá trình siêu âm vùng cổ

Siêu âm vùng cổ thường hoàn thành trong vòng 10 phút – 30 phút. Trong khi khám, bạn có thể phải vươn cổ để giúp bác sĩ siêu âm kiểm tra tuyến giáp và các cơ quan khác của bạn. Nếu bạn bị đau cổ, hãy thông báo cho bác sĩ siêu âm để họ có thể giúp bạn có thể ở tư thế thoải mái nhất.

Khi khám xong, bạn có thể được yêu cầu đợi trong khi xem lại hình ảnh siêu âm và thông báo kết quả.

Sau khi kiểm tra siêu âm, bạn có thể sinh hoạt bình thường trở lại ngay lập tức.

Kết luận

Các cuộc siêu âm kiểm tra tiếp theo có thể cần thiết, đặc biệt với siêu âm vùng cổ. Bởi vì theo khảo sát, các bệnh lý được tại vùng cổ thường diễn biến âm thầm, không có triệu chứng rõ ràng nên khó phát hiện. Các cuộc siêu âm kiểm tra theo dõi là cách tốt nhất để phát hiện, theo dõi và điều trị hợp lý.

Hệ thống y tế Thu Cúc được trang bị dàn máy siêu âm hiện đại, mang lại giá trị chẩn đoán cao.

Ung thư vòm họng không còn là căn bệnh hiếm gặp trong xã hội thời nay. Vì thế, việc chủ động phòng chữa và tìm ra các dấu hiệu cảnh báo bệnh là điều rất cần thiết. Tại trung tâm xét nghiệm BMT bạn có thể làm xét nghiệm để tầm soát ung thư vòm họng.

Thường thì sau khi chúng ta bị cảm lạnh, một số triệu chứng như đau họng, khàn giọng, có cảm giác nghẹn trong cổ họng… sẽ xuất hiện. Đây đều là những phản ứng sinh lý rất bình thường nhưng nếu các triệu chứng này xuất hiện liên tục mà không phải do bệnh viêm họng gây ra thì bạn nên đặc biệt coi chừng.

Dưới đây là một số biểu hiện lạ ngầm cho thấy bạn đang có nguy cơ mắc bệnh ung thư vòm họng rất cao.

Đột nhiên bị khàn giọng

Một trong những triệu chứng ban đầu của ung thư vòm họng là khàn giọng. Ung thư vòm họng là một khối u nằm ở phía trên dây thanh âm của cổ họng. Do đó, ngay trong giai đoạn đầu khởi phát bệnh, bạn sẽ gặp phải tình trạng khàn giọng bất thường.

Nếu bạn bỗng thấy mình có giọng nói khàn khác lạ và nó kéo dài tới hơn 2 tuần thì nên nhanh chóng đi khám để chẩn đoán xem mình có nguy cơ mắc bệnh ung thư vòm họng hay không. Bởi nếu không điều trị sớm thì khả năng cao còn bị mất giọng vĩnh viễn.

Cổ họng thường bị nghẹn

Khi thấy cổ họng của bạn có cảm giác nghẹn hay vướng mắc một thứ gì đó gây khó chịu thì nên để ý quan sát tới triệu chứng này. Trong trường hợp nó kéo dài suốt nhiều ngày mà không có dấu hiệu thuyên giảm thì bạn nên nhanh chóng đi khám ngay.

Ho ra đờm có lẫn máu

Người mắc bệnh ung thư vòm họng thường có nhiều khối u gây kích thích ở vùng họng. Do đó, họ sẽ gặp phải triệu chứng ho khan, hoặc thậm chí ho ra đờm có lẫn máu. Nếu tình trạng bệnh diễn tiến xấu, bạn còn có thể gặp phải triệu chứng khó thở, ho dai dẳng lâu ngày.

Đau đột ngột ở vùng đầu

Những bệnh nhân mắc ung thư vòm họng còn có nguy cơ gặp phải một số cơn đau phản xạ. Trong đó có đau đầu, đau tai hoặc đau một số vùng khác ở khu vực đầu. Tình trạng này thường xảy ra ở những bệnh nhân có khối u siêu âm.

Mắc bệnh ở vòm họng

Một số bệnh nhân vốn có tiền sử mắc bệnh ở họng nếu không điều trị tốt thì nó hoàn toàn có thể gây ung thư. Do đó, nếu mắc những bệnh như polyp dây thanh quản, u nhú dây thanh quản, đốm trắng ở niêm mạc dây thanh quản… thì bạn không nên chủ quan xem thường bởi nó hoàn toàn có thể gây biến chứng ung thư vòm họng.

Xét nghiệm tầm soát ung thư vòm họng ở đâu tại ĐăkLăk ?

Tại ĐăkLăk, nếu bạn có nhu cầu xét nghiệm tầm soát ung thư vòm họng thì có thể đến các cơ sở của Trung tâm xét nghiệm BMT để được tư vấn và làm xét nghiệm cụ thể.

Tại Trung tâm, máy móc hiện đại, đội ngũ Bác sĩ, Kỹ thuật viên giàu kinh nghiệm. Xét nghiệm tầm soát ung thư có kết quả chỉ sau 1.5h sau khi xét nghiệm. 

Trung tâm xét nghiệm Buôn Ma Thuột

✍️ Địa chỉ: 170 Đinh Tiên Hoàng – TP.BMT

☎️ Hotline: 02626 544 455 (24/7).

Tag: xét nghiệm tầm soát ung thư, ung thư vòm họng, dấu ấn ung thư.

Video liên quan

Chủ đề