Số đăng ký doanh nghiệp là gì năm 2024

Doanh nghiệp được đăng ký hoạt động hợp pháp đều có một mã số doanh nghiệp riêng. Từ 2021, quy định về mã số doanh nghiệp có một số thay đổi để thuận tiện hơn cho doanh nghiệp trong quá trình hoạt động kinh doanh.

Mã số doanh nghiệp là gì?

Theo khoản 1 Điều 29 Luật Doanh nghiệp 2020, mã số doanh nghiệp là dãy số được tạo bởi Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, được cấp cho doanh nghiệp khi thành lập và được ghi trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Với khái niệm trên và căn cứ Điều 8 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, mã số doanh nghiệp có một số đặc điểm sau:

- Được tạo, gửi, nhận tự động bởi Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, Hệ thống thông tin đăng ký thuế và được ghi trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;

- Được có sau khi doanh nghiệp đã hoàn thành thủ tục đăng ký doanh nghiệp. Doanh nghiệp được sử dụng mã số doanh nghiệp từ thời điểm này;

- Tồn tại trong suốt quá trình hoạt động của doanh nghiệp và không được cấp lại cho tổ chức, cá nhân khác;

- Khi doanh nghiệp chấm dứt hoạt động thì mã số doanh nghiệp cũng chấm dứt hiệu lực;

- Mỗi doanh nghiệp có một mã số duy nhất và không được sử dụng lại để cấp cho doanh nghiệp khác.

Mã số của chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh

Đối với mã số của chi nhánh và văn phòng đại diện, Nghị định 01/2021/NĐ-CP đã có những quy định mới so với Nghị định 78/2015/NĐ-CP trước đây, cụ thể:

Nghị định 01/2021/NĐ-CP

Nghị định 78/2015/NĐ-CP

Mã số đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp được cấp cho chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp. Mã số này đồng thời là mã số thuế của chi nhánh, văn phòng đại diện.

Mã số đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp được cấp cho chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp.

(Không quy định đồng thời là mã số thuế)

Bên cạnh đó, mã số của địa điểm kinh doanh vẫn được quy định là mã số gồm 5 chữ số được cấp theo số thứ tự từ 00001 đến 99999. Mã số này không phải là mã số thuế của địa điểm kinh doanh.

Mã số doanh nghiệp (Ảnh minh hoạ)

Mã số doanh nghiệp có vai trò như thế nào?

Là mã số thuế và mã số đơn vị tham gia BHXH của doanh nghiệp

Một trong những điểm mới trong thủ tục đăng ký doanh nghiệp là tiến hành liên thông trong thủ tục đăng ký doanh nghiệp cùng với việc khai trình sử dụng lao động, cấp mã số BHXH, đăng ký sử dụng hoá đơn. Theo đó, khoản 1 Điều 8 Nghị định 01/2021/NĐ-CP nêu rõ:

“1. Mỗi doanh nghiệp được cấp một mã số duy nhất gọi là mã số doanh nghiệp. Mã số này đồng thời là mã số thuế và mã số đơn vị tham gia bảo hiểm xã hội của doanh nghiệp.”

Như vậy, mã số doanh nghiệp được sử dụng để thực hiện các thủ tục hành chính về thuế và BHXH liên quan đến doanh nghiệp.

Đặc biệt, từ 04/01/2021, doanh nghiệp tiến hành thủ tục đăng ký doanh nghiệp sẽ sử dụng mã số doanh nghiệp là mã số đơn vị tham gia BHXH. Trước đây, Nghị định 78/2015/NĐ-CP chỉ quy định mã số doanh nghiệp là mã số thuế.

Được dùng để kiểm tra thông tin và giám sát quá trình hoạt động của doanh nghiệp

Theo khoản 4 Điều 8 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, cơ quan quản lý nhà nước thống nhất sử dụng mã số doanh nghiệp để thực hiện công tác quản lý nhà nước và trao đổi thông tin về doanh nghiệp.

Theo đó, mã số doanh nghiệp sẽ được các cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế, cơ quan bảo hiểm xã hội, cơ quan quản lý nhà nước về lao động…sử dụng để hỗ trợ các thủ tục hành chính cho doanh nghiệp, kiểm tra và giám sát quá trình kinh doanh cũng như nghĩa vụ đóng thuế của doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, thông qua mã số doanh nghiệp, các cá nhân, tổ chức có nhu cầu có thể xin cung cấp mã số doanh nghiệp để kiểm tra tình trạng pháp lý và các thông tin cơ bản của các doanh nghiệp khác.

Căn cứ khoản 1 Điều 36 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, thông tin đăng ký doanh nghiệp được cung cấp công khai, miễn phí trên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp tại địa chỉ Cổng thông tin đăng ký quốc gia về doanh nghiệp, trong đó có thông tin về mã số doanh nghiệp.

Tóm lại, mã số doanh nghiệp sẽ được cấp riêng cho mỗi doanh nghiệp sau khi thành lập. Doanh nghiệp sử dụng mã số này để thực hiện các thủ tục về thuế và BHXH.

Đăng ký kinh doanh và đăng ký doanh nghiệp là những cụm từ quen thuộc với chúng ta, nhất là những chủ thể có ý định thành lập doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh. Thực tế, nhiều người vẫn mơ hồ và lầm tưởng hai khái niệm này. Vậy:

  • Đăng ký kinh doanh/doanh nghiệp là gì?
  • Đối tượng nào phải đăng ký kinh doanh/ doanh nghiệp
  • Điểm khác biệt giữa đăng ký kinh doanh và đăng ký doanh nghiệp

Hãy cùng NewCA tìm hiểu thông tin trong bài viết dưới đây.

Pháp luật “định nghĩa” đăng ký kinh doanh như thế nào?

Theo quy định trong Luật doanh nghiệp được ban hành năm 2014 có quy định rõ: “Đăng ký kinh doanh là sự ghi nhận bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét theo góc độ pháp lý.” Văn bản này được gọi là giấy phép đăng ký kinh doanh hay giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Chủ thể kinh doanh là tổ chức, cá nhân, hộ gia đình hay tổ hợp tác muốn thành lập doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể có đầy đủ điều kiện theo pháp luật thì được nhà nước cấp giấy chứng nhận. Như vậy, đăng ký kinh doanh là quyền được pháp luật thừa nhận.

Pháp luật “định nghĩa” đăng ký kinh doanh như thế nào?

Vì sao chủ thể doanh nghiệp phải đăng ký kinh doanh?

Việc đăng ký kinh doanh có nhiều ý nghĩa thiết thực và quan trọng. Song, quan trọng nhất của đăng ký kinh doanh là tạo cơ sở cho sự ra đời của một tổ chức hợp pháp, được nhà nước bảo hộ kinh doanh. Nếu bạn đăng ký doanh doanh, doanh nghiệp bạn sẽ được hưởng quyền và lợi ích hợp pháp theo quy định của pháp luật.

Vì sao chủ thể doanh nghiệp phải đăng ký kinh doanh?

Khái niệm đăng ký doanh nghiệp được quy định theo pháp luật

Dựa vào Khoản 1, Điều 3, Nghị định 01/2021/NĐ-CP: “Đăng ký doanh nghiệp là việc người thành lập doanh nghiệp đăng ký, cung cấp những thông tin của doanh nghiệp dự kiến được thành lập.”

Theo đó, doanh nghiệp đăng ký những thay đổi trong thông tin về đăng ký doanh nghiệp với cơ quan đăng ký kinh doanh. Những thông tin này sẽ được lưu giữ tại trung tâm Cơ sở dữ liệu cấp quốc gia.

Ngoài ra, đăng ký doanh nghiệp chỉ áp dụng với các loại hình doanh nghiệp đúng như tên gọi. Cụ thể:

  • Doanh nghiệp tư nhân
  • Công ty hợp danh
  • Công ty cổ phần
  • Công ty TNHH 1 thành viên
  • Công ty TNHH có số lượng thành viên từ 2 người trở lên
    Khái niệm đăng ký doanh nghiệp được quy định theo pháp luật

Nội dung của đăng ký doanh nghiệp gồm những vấn đề nào?

Căn cứ theo quy định pháp luật, đăng ký doanh nghiệp bao gồm:

  • Đăng ký thành lập doanh nghiệp
  • Đăng ký hoạt động mở rộng, cắt giảm, xóa bỏ.. chi nhánh (nếu có)
  • Văn phòng đại diện
  • Địa điểm kinh doanh…

Trong các văn bản luật trước đây như Luật doanh nghiệp 1990. 1999, 2005 đều sử dụng cụm từ “Đăng ký kinh doanh” thay vì sử dụng “Đăng ký doanh nghiệp” như hiện nay. Quá trình chuyển đổi từ sử dụng thuật ngữ đăng ký kinh doanh thành đăng ký doanh nghiệp đánh dấu sự tiến bộ vượt bậc và phù hợp với thực tiễn trong tư duy lập pháp của nước nhà.

Xét về bản chất, hai thuật ngữ này được hiểu giống nhau là thủ tục đăng ký khai sinh ra doanh nghiệp. Tuy nhiên, nếu đăng ký kinh doanh đề cập đến mục đích hoạt động quản lý của nhà nước còn đăng ký doanh nghiệp hướng đến hậu quả trực tiếp là doanh nghiệp.

Dù xét về phương diện nào thì đăng ký kinh doanh là một bước không thể thiếu trong quy trình đăng ký doanh nghiệp.

Đăng ký doanh nghiệp và đăng ký kinh doanh phải là một hay không?

Phân biệt đăng ký kinh doanh và đăng ký doanh nghiệp chi tiết nhất

Như đã đề cập ở trên, đăng ký kinh doanh và đăng ký doanh nghiệp có rất nhiều điểm giống nhau về bản chất. Song, về phần giấy chứng nhận của hai hoạt động trên lại có những điểm riêng biệt.

Chỉ tiêu phân biệtGiấy chứng nhận đơn vị đăng ký doanh nghiệpGiấy phép đăng ký kinh doanhĐối tượng được cấpNgười có nhu cầu thành lập doanh nghiệp và không thuộc các trường hợp bị cấm thành lập được quy định tại Điều 17, Luật doanh nghiệp năm 2020Tùy thuộc vào từng loại giấy phép cụ thể thì đối tượng được cấp có sự khác nhauCơ quan cấp giấyPhòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch và đầu tư trực thuộc địa điểm doanh nghiệp dự định đặt trụ sở chínhCác cơ quan nhà nước cấp phép trong từng lĩnh vực tương ứng. Giả sử, bạn muốn đăng ký kinh doanh lĩnh vực nông nghiệp thì Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn là nơi có thẩm quyền cấp giấy phép cho bạnĐiều kiện cấp– Ngành nghề đăng ký kinh kinh doanh không bị cấm đầu tư, kinh doanh – Tên của doanh nghiệp được đặt đúng quy định pháp luật – Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đầy đủ, chính xác, hợp lệ – Nộp đủ lệ phí đăng ký doanh nghiệp cho cơ quan nhà nướcĐáp ứng đầy đủ mọi điều kiện đối với mỗi ngành, nghề kinh doanh tương ứng theo quy định pháp luậtThời hạn Thời hạn của giấy chứng nhận phụ thuộc vào sự tồn tại và quyết định của doanh nghiệpĐược thể hiện rõ trong giấy phép kinh doanh. Thông thường, thời hạn rơi vào khoảng vài tháng đến vài nămQuyền của nhà nướcNhà nước sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp khi bạn có đầy đủ hồ sơ và đóng lệ phí theo địnhNhà nước có quyền từ chối cấp giấy phép nhằm bảo vệ lợi ích của cộng đồng mặc mặc dù doanh nghiệp đã nộp hồ sơ và đóng lệ phí

Tóm tắt bài viết

Pháp luật “định nghĩa” đăng ký kinh doanh như thế nào?

Theo quy định trong Luật doanh nghiệp được ban hành năm 2014 có quy định rõ: “Đăng ký kinh doanh là sự ghi nhận bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét theo góc độ pháp lý.” Văn bản này được gọi là giấy phép đăng ký kinh doanh hay giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Thế nào là “đăng ký doanh nghiệp”?

Dựa vào Khoản 1, Điều 3, Nghị định 01/2021/NĐ-CP: “Đăng ký doanh nghiệp là việc người thành lập doanh nghiệp đăng ký, cung cấp những thông tin của doanh nghiệp dự kiến được thành lập.”

Trên đây là bài viết “Đăng ký kinh doanh và đăng ký doanh nghiệp”, hi vọng những thông tin sẽ giúp ích cho bạn.

Mã số đăng ký doanh nghiệp là gì?

Mã số doanh nghiệp là gì? Căn cứ quy định tại Luật Doanh nghiệp 2020 thì có thể hiểu mã số doanh nghiệp là dãy số được tạo bởi Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, được cấp cho doanh nghiệp khi thành lập và được ghi trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Đăng ký mã số doanh nghiệp ở đâu?

Người nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp theo quy định tại Nghị định này nộp hồ sơ tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Như vậy, người nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp nộp hồ sơ tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư.

Mã số thuế và mã số doanh nghiệp có gì khác nhau?

Đồng thời, theo khoản 1 Điều 8 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định mỗi doanh nghiệp được cấp một mã số duy nhất gọi là mã số doanh nghiệp. Mã số này đồng thời là mã số thuế và mã số đơn vị tham gia bảo hiểm xã hội của doanh nghiệp. Như vậy, mã số doanh nghiệp cũng đồng thời là mã số thuế.

Số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh ở đâu?

Ngoài ra thì căn cứ Điều 36 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, việc tra cứu thông tin doanh nghiệp có thể được thực hiện theo các hình thức sau: - Thông tin được cung cấp công khai, miễn phí trên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp tại địa chỉ //dangkykinhdoanh.gov.vn (miễn lệ phí).

Chủ đề