Sơ đồ hạch toán theo thông tư 107 2023 năm 2024

Nội dung thư độc giả hỏi về các trường hợp bổ sung vào Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp theo Thông tư số 107/2017/TT-BTC ngày 10/10/2017 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ kế toán hành chính, sự nghiệp. Về vấn đề này Cục Quản lý giám sát Kế toán, Kiểm toán - Bộ Tài chính có ý kiến như sau:

1. Các trường hợp bổ sung Quỹ Phát triển hoạt động sự nghiệp (Quỹ PTHĐSN) của đơn vị sự nghiệp công lập (ĐVSNCL) theo cơ chế tài chính:

Việc trích lập, hình thành Quỹ PTHĐSN của ĐVSNCL đã được quy định cụ thể tại các văn bản quy định cơ chế tài chính áp dụng cho ĐVSNCL như Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21/6/2021 về cơ chế tự chủ tài chính của ĐVSNCL, Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017 chi tiết một số điều của Luật quản lý, sử dụng tài sản công; Thông tư số 23/2023/TT-BTC ngày 25/4/2023 hướng dẫn chế độ quản lý, tính hao mòn, khấu hao tài sản cố định tại cơ quan, tổ chức, đơn vị,... Một số quy định liên quan đến bổ sung Quỹ PTHĐSN như sau:

- Khoản 2 Điều 8 Nghị định số 60/2021/NĐ-CP quy định: “2. Đơn vị sự nghiệp công phải trích khấu hao và tính hao mòn tài sản cố định theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công, số tiền trích khấu hao tài sản cố định được bổ sung Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp của đơn vị....”

- Khoản 2 Điều 55 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP quy định: “2. Số tiền thu được từ xử lý tài sản công không thuộc phạm vi quy định tại khoản 1 Điều này, sau khi trừ đi các chi phí có liên quan, trả nợ vốn vay, vốn huy động (nếu có) và thực hiện nghĩa vụ tài chính với Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập được sử dụng phần còn lại để bổ sung Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp.”.

Đề nghị độc giả căn cứ quy định của cơ chế tài chính đơn vị đang áp dụng để xác định các trường hợp cụ thể phải bổ sung Quỹ PTHĐSN phù hợp với thực tế hoạt động.

2. Về hạch toán bổ sung Quỹ PTHĐSN theo Thông tư 107/2017/TT-BTC

Việc hạch toán bổ sung Quỹ PTHĐSN phải căn cứ quy định của cơ chế tài chính, theo các nguyên tắc, hướng dẫn của Tài khoản (TK) 431 “Các quỹ” và các tài khoản liên quan tại Thông tư số 107/2017/TT-BTC để xác định bút toán hạch toán phù hợp trong các trường hợp cụ thể.

Bút toán hạch toán Nợ TK 421/Có TK 4314 độc giả nêu tại câu hỏi là bút toán kết chuyển nguồn để bổ sung Quỹ PTHĐSN theo cơ chế tài chính đối với các số liệu đã được phản ánh vào thặng dư (thâm hụt) trên TK 421 “Thặng dư (thâm hụt) lũy kế” như số khấu hao TSCĐ hình thành từ nguồn NSNN thu hồi thông qua giá dịch vụ, số chênh lệch thu chi thanh lý tài sản hình thành từ nguồn NSNN hoặc hình thành từ các quỹ;....

Đối với trường hợp sử dụng TSCĐ hình thành từ Quỹ PTHĐSN, phương pháp kế toán TK 431 tại Thông tư số 107/2017/TT-BTC đã hướng dẫn bút toán kết chuyển nguồn cuối năm như sau:

“Cuối năm, đơn vị kết chuyển số hao mòn, khấu hao đã tính (trích) trong năm của TSCĐ hình thành bằng quỹ PTHĐSN, ghi:

Nợ TK 431- Các quỹ (43142) (số hao mòn và khấu hao đã tính (trích))

Có TK 421- Thặng dư (thâm hụt) lũy kế (số hao mòn đã tính)

Có TK 431- Các quỹ (43141) (số khấu hao đã trích).”

Theo đó, cuối năm đơn vị phải thực hiện bút toán kết chuyển nguồn, ghi giảm số liệu trên TK 43142 “Quỹ PTHĐSN hình thành TSCĐ” theo số hao mòn, khấu hao đã tính (trích) để phản ánh giá trị còn lại của TSCĐ hình thành từ Quỹ PTHĐSN (ghi Nợ TK 43142), bù nguồn vào thặng dư (thâm hụt) lũy kế đối với số hao mòn đã tính (ghi Có TK 421) hoặc bổ sung Quỹ PTHĐSN bằng tiền theo quy định tại Khoản 2 Điều 8 Nghị định số 60/2021/NĐ-CP (như đã nêu tại mục 1) đối với số khấu hao đã trích (ghi Có TK 43141).

Cơ chế tài chính hiện hành áp dụng cho ĐVSNCL (Nghị định số 60/2021/NĐ-CP, Thông tư số 23/2023/TT-BTC,...) không có quy định bổ sung Quỹ PTHĐSN khi tính hao mòn TSCĐ, vì vậy đơn vị không hạch toán Nợ TK 421/Có TK 43141 trong trường hợp tính hao mòn TSCĐ.

  • DANH MỤC
  • TÌM HIỂU CHÍNH SÁCH
  • NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

HOME / / Nghiên cứu - trao đổi / Hướng dẫn hạch toán các khoản chi sai từ nguồn NSNN cấp bằng dự toán đã thực hiện trong năm theo Thông tư 107/2017/TT-BTC

Hướng dẫn hạch toán các khoản chi sai từ nguồn NSNN cấp bằng dự toán đã thực hiện trong năm theo Thông tư 107/2017/TT-BTC

22/11/2019

Bài viết này hướng dẫn hạch toán các khoản chi hoạt động từ nguồn NSNN cấp (theo hình thức rút dự toán) đã thực hiện trong năm nhưng không được duyệt phải thu hồi nộp trả NSNN (do chi sai chế độ) theo TT107/2017/TT-BTC

Bài viết này hướng dẫn hạch toán các khoản chi hoạt động từ nguồn NSNN cấp (theo hình thức rút dự toán) đã thực hiện trong năm nhưng không được duyệt phải thu hồi nộp trả NSNN (do chi sai chế độ) theo TT107/2017/TT-BTC.

Phương pháp hạch toán cụ thể như sau:

Sơ đồ hạch toán:

Sơ đồ hạch toán theo thông tư 107 2023 năm 2024

(1) Xác định các khoản phải thu do chi sai chế độ, ghi:

Nợ TK 138- Phải thu khác (Nếu chưa thu được tiền ngay)

Nợ TK 111, 112- Nếu thu được tiền ngay

Có TK 611- Chi phí hoạt động

(2) Xác định các khoản phải nộp trả NSNN, ghi:

Nợ TK 511 – Thu hoạt động do NSNN cấp

Có TK 333- Các khoản phải nộp Nhà nước (3338)

(3) Khi thu hồi tiền, ghi:

Nợ TK 111,112

Có TK 138- Phải thu khác (1388)

(4) Khi nộp trả NSNN, ghi:

Nợ TK 333- Các khoản phải nộp Nhà nước (3338)

Có TK 111,112

Đồng thời, ghi:

Có TK 008- Dự toán chi hoạt động (ghi âm)

(5) Trường hợp đơn vị bị hủy dự toán, ghi:

Nợ TK 008- Dự toán chi hoạt động (ghi âm)

Số chi sai chế độ phải thu hồi nộp trả NSNN được phản ánh trong phần Kinh phí giảm trong năm trên Báo cáo quyết toán kinh phí hoạt động (B01/BCQT) và các báo cáo khác có liên quan.

Phần mềm kế toán VCS đã đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về hạch toán kế toán, lên số liệu trên các báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán đúng theo quy định của chế độ kế toán hành chính sự nghiệp theo Thông tư 107/2017/TT-BTC.