Sơ đồ mối quan hệ giữa các gen và tính trạng được thể hiện như thế nào

fete, 19 MÔI QUAN HỆ GÍỮA GEN VÀ TÍNH TRẠNG KIẾN THỨC Cơ BẢN Sự hình thành chuỗi axit amin được thực hiện dựa trên khuôn mẫu của niARN. Mối quan hệ giữa các gen và tính trạng được thể hiện trong sơ đồ gen —-—> ARN —-—> prôtêin —-—> tính trạng, trong đó trình tự các nuclêôtit trên ADN quy định trình tit các nuclêôtit trong ARN, thông qua đó ADN quy định trình tự các axỉt atnin trong chuỗi axit amin cấu thành prôtêin và biểu hiện thành tính trạng. PHẦN GỢI ý trả Lời Câu Hỏi sgk A. Phần tìm hiểu và thảo luận Hãy cho biết dạng trung gian và vai trò của nó trong mối quan hệ giữa gen và prôtêin. mARN là dạng trung gian trong môi quan hệ giữa gen và prôtêin. mARN có vai trò truyền đạt thông tin từ nhân ra tế bào chất về cấu trúc prôtêin sắp được tổng hợp. Quan sát hình 19.1 và cho biết: Các loại nuclêôtit nào ở mARN và tARN liến kết với nhau? Các loại nuclêôtit ở mARN và tARN kết hợp với nhau từng cặp theo nguyên tắc bổ sung: A-U, G-X. Tưcmg quan về số lượng giữa axit amin và nuclêôtit của ARN khi ở trong ribôxôm. Tương quan là: 3 nuclêôtit -> axit amin. Từ sơ đồ trên, hãy giải thích: Mối liên hệ giữa các thành phần trong sơ đồ theo trật tự 1, 2, 3. Sơ đồ: gen (ADN) —i—> mARN —-—> prôtêin —-—> tính trạng. + Gen là khuôn mẫu để tổng hợp mARN. + mARN là khuôn mẫu để tổng hợp axit amin cấu thành prôtêin. + Prôtêin tham gia vào cấu trúc và hoạt động sinh lí của tế bào, từ đó biểu hiện thành tính trạng của cơ thể. B. Phần câu hỏi và bài tập Nêu mối quan hệ giữa gen và ARN, giữa ARN và prôtêin. Trình tự các nuclêôtit trên gen quy định trình tự các nuclêôtit trong ARN. Trình tự các nuclêôtit trên ARN quy định trình tự các axit amin trong protein tự các nuclêôtit trên ARN quy định trình tự các axit amin trong prôtêin. Gen -> ARN -> prôtêin. NTBS được biểu hiện trong mới quan hệ ở sơ đồ dưới đây như thế nào? gen (ADN) —-—> mARN —-—> prôtêin. Nguyên tắc bổ sung được biểu hiện trong mô'i quan hệ: + gen (ADN) -> ARN: A-U, T-A, G-X, X-G. + ARN —> prôtêin: A-U, G-X. Nêu bản chất mối quan hệ giữa gen và tính trạng qua sơ đồ: gen (ADN) —i—> mARN —-—> prôtêin —-—> tính trạng. Trình tự các nuclêôtit trong mạch khuôn ADN quy định trình tự các nuclêôtit trong mạch mARN. Trình tự các nuclêôtit quy định trật tự sắp xếp các axit amin trong prôtêin. Prôtêin trực tiếp tham gia vào câu trúc hoạt động sinh lí của tế bào từ đó biểu hiện thành tính trạng của cơ thể.

Đáp án:

Mối liên hệ trên cho thấy: thông tin về cấu trúc của phân từ prôtêin (thành phần, số lượng và trình tự sắp xếp axit amin) đã được xác định bởi dãy nuclêôtit trong mạch ADN. Sau đó, mạch nảy được dùng làm mẫu đê tổng hợp ra mạch mARN diễn ra ở trong nhân. Tiếp theo, mạch mARN lại làm khuôn để tổng hợp chuỗi axit amin diễn ra ờ chất tế bào 

Giải thích các bước giải:

 Gen (ADN) => mARN => polipeptit => protein => tính trạng

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 9: tại đây

  • Sách Giáo Khoa Sinh Học Lớp 9
  • Giải Sinh Học Lớp 9
  • Giải Sách Bài Tập Sinh Học Lớp 9
  • Sách Giáo Viên Sinh Học Lớp 9
  • Sách Bài Tập Sinh Học Lớp 9

Giải Vở Bài Tập Sinh Học 9 – Bài 19: Mối quan hệ giữa gen và tính trạng giúp HS giải bài tập, cung cấp cho học sinh những hiểu biết khoa học về đặc điểm cấu tạo, mọi hoạt động sống của con người và các loại sinh vật trong tự nhiên:

Bài tập 1 trang 44 VBT Sinh học 9: Hãy cho biết cấu trúc trung gian là gì và cho biết vai trò của nó trong mối quan hệ giữa gen và prôtêin.

Trả lời:

Cấu trúc trung gian là mARN, gen thông qua mARN để quy định nên cấu trúc prôtêin.

Bài tập 2 trang 44 VBT Sinh học 9: Quan sát hình 19.1 SGK và cho biết:

a) Các loại nuclêôtit nào ở mARN và tARN liên kết với nhau?

b) Tương quan về số lượng giữa axit amin và nuclêôtit của ARN khi ở trong ribôxôm:

Trả lời:

a) Ở mARN và tARN, nuclêôtit loại A và loại U liên kết với nhau, nuclêôtit loại G và loại X liên kết với nhau.

b) Trong riboxom, cứ 3 nuclêôtit sẽ tương ứng với 1 axit amin.

Bài tập 3 trang 44-45 VBT Sinh học 9: Từ sơ đồ: gen (ADN) → mARN → prôtêin → tính trạng, hãy giải thích:

a) Mối liên hệ giữa các thành phần trong sơ đồ theo trật tự 1, 2, 3.

b) Bản chất của mối liên hệ trong sơ đồ.

Trả lời:

a)

1: trình tự các nuclêôtit trên mạch khuôn của gen quy định trình tự các nuclêôtit trên mARN.

2: trình tự các nuclêôtit trên mARN quy định trình tự các axit amin trong cấu trúc bậc 1 của prôtêin.

3: prôtêin thực hiện các chức năng, từ đó biểu hiện thành tính trạng của cơ thể.

b) Bản chất của mối liên hệ trong sơ đồ: trình tự các nuclêôtit trên mạch khuôn của ADN quy định trình tự các nuclêôtit trên mạch mARN, sau đó trình tự này quy định trình tự các axit amin trong cấu trúc bậc 1 của prôtêin

Bài tập 1 trang 45 VBT Sinh học 9: Điền từ hoặc cụm từ thích hợp vào chỗ trống trong các câu sau:

Sự hình thành chuỗi axit amin được thực hiện dựa trên khuôn mẫu của ……………

Trả lời:

Sự hình thành chuỗi axit amin được thực hiện dựa trên khuôn mẫu của mARN.

Bài tập 2 trang 45 VBT Sinh học 9: Điền từ hoặc cụm từ thích hợp vào chỗ trống trong các câu sau:

Mối quan hệ giữa các gen và tính trạng được thể hiện trong sơ đồ gen (ADN) → mARN → prôtêin → tính trạng. Trong đó trình tự các …………. trên ADN quy định trình tự các nuclêôtit ……………., thông qua đó ADN (gen) quy định trình tự ………………….. trong chuỗi axit amin cấu thành prôtêin và biểu hiện thành tính

Trả lời:

Mối quan hệ giữa các gen và tính trạng được thể hiện trong sơ đồ gen (ADN) → mARN → prôtêin → tính trạng. Trong đó trình tự các nuclêôtit trên ADN quy định trình tự các nuclêôtit trong ARN, thông qua đó ADN (gen) quy định trình tự các axit amin trong chuỗi axit amin cấu thành prôtêin và biểu hiện thành tính trạng.

Bài tập 1 trang 45 VBT Sinh học 9: Nêu mối quan hệ giữa gen và ARN, giữa ARN và prôtêin.

Trả lời:

Mối quan hệ giữa gen và ARN: trình tự các nuclêôtit trên mạch khuôn của gen quy định trình tự các nuclêôtit trên mARN.

Mối quan hệ giữa ARN và prôtêin: trình tự các nuclêôtit trên mARN quy định trình tự các axit amin trong cấu trúc bậc 1 của prôtêin.

Bài tập 2 trang 45 VBT Sinh học 9: NTBS được biểu hiện trong mối quan hệ ở sơ đồ dưới đây như thế nào?

gen (ADN) → mARN → prôtêin

Trả lời:

Để hình thành được mARN, các nuclêôtit loại A, U, G, X ở ngoài môi trường phải liên kết với các nuclêôtit ở mạch khuôn của gen theo đúng NTBS (A – T, U – A, G – X, X – G) .

Để hình thành được chuỗi axit amin hình thành nên cấu trúc bậc 1 của prôtêin cần có sự kết hợp của bộ ba nuclêôtit trên tARN với bộ ba nuclêôtit trên mARN theo NTBS (A – U, G – X, U – A, X – G).

Bài tập 3 trang 45 VBT Sinh học 9: Nêu bản chất mối quan hệ giữa gen và tính trạng qua sơ đồ:

gen (ADN) → mARN → prôtêin → tính trạng

Trả lời:

Bản chất mối quan hệ giữa gen và tính trạng qua sơ đồ là: Trình tự các nuclêôtit trên mạch khuôn của gen quy định trình tự các nuclêôtit trên mARN, trình tự các nuclêôtit trên mARN quy định trình tự các axit amin hình thành nên cấu trúc bậc 1 của prôtêin, prôtêin tham gia trực tiếp vào cấu trúc hoặc thực hiện các hoạt động sinh lí của tế bào từ đó biểu hiện thành các tính trạng của cơ thể.

  • lý thuyết
  • trắc nghiệm
  • hỏi đáp
  • bài tập sgk

vẽ sơ đồ mối quan hệ giữa gen và tính trạng,nguyên tắc bổ sung được thể hiện như thế nào trong sơ đồ đó?Mối quan hệ đó được thể hiện như thế nào trong sơ đồ?

Các câu hỏi tương tự

Câu hỏi: Mối quan hệ giữa gen và tính trạng?

Lời giải:

Bản chất của mối liên hệ “Gen (một đoạn ADN) —> mARN —> Prôtêin —> Tính trạng" chính là trình tự các nuclêôtit trong mạch khuôn cùa ADN quy định trình tự các nuclêôtit trong mạch mARN, sau đó trình tự này quy định trình tự các axit amin trong cấu trúc bậc 1 của prôtêin. Prôtêin trực tiếp tham gia vào cấu trúc và hoạt động sinh lí cùa tế bào, từ đó biểu hiện thành tính trạng cùa cơ thể. Như vậy, thông qua prôtêin, giữa gen và tính trạng có mối quan hệ mật thiết với nhau, cụ thể là gen quy định tính trạng

Cùng Top lời giải ôn lại kiến thức nhé!!!

1. Cấu trúc Gen

Cơ thể con người có khoảng 20.000 đến 23.000 gen. Các gen được lưu trữ ở các nhiễm sắc thể trong nhân tế bào và ty thể. Ở người, nhân tế bào sinh dưỡng (không có khả năng sinh sản hữu tính) thường có 46 nhiễm sắc thể ghép thành 23 cặp nhiễm sắc thể. Mỗi cặp gồm một nhiễm sắc thể từ mẹ và một từ cha. Trong 23 cặp nhiễm sắc thể có 22 cặp nhiễm sắc thể thường, tương đồng về kích thước, hình dạng, vị trí và số lượng gen. Cặp nhiễm sắc thể thứ 23, còn được gọi là cặp nhiễm sắc thể giới tính (X và Y), quy định giới tính của một người, ngoài ra chúng cũng chứa các gen mang chức năng khác. Trong nhân tế bào sinh dưỡng ở giới nữ có 2 nhiễm sắc thể X ( XX ) ; ở nam giới có một nhiễm sắc thể X và một nhiễm sắc thể Y ( XY )

Nhiễm sắc thể X chứa nhiều gen chịu trách nhiệm về nhiều tính trạng di truyền khác nhau; nhiễm sắc thể Y nhỏ hơn, mang gen quy định giới tính nam, cũng như một ít gen khác. Vì nhiễm sắc thể X có nhiều gen hơn nhiễm sắc thể Y, nên ở nam giới ̣(XY) rất nhiều gen có trên X nhưng không tương ứng trên Y từ đó không được biểu hiện thành kiểu hình. Do vậy để duy trì sự cân bằng vật liệu di truyền giữa nam và nữ, một trong cặp nhiễm sắc thể XX ở phụ nữ bị vô hiệu hóa một cách ngẫu nhiên. Nhiễm sắc thể đồ là bộ đầy đủ các nhiễm sắc thể trong tế bào của một người.

Tế bào sinh dục (trứng và tinh trùng) qua quá trình giảm phân bộ nhiễm sắc thể còn 23 chiếc, giảm một nửa số lượng nhiễm sắc thể so với tế bào sinh dưỡng. Trong giảm phân, thông tin di truyền từ mẹ và cha được tổ hợp lại thông qua quá trình trao đổi chéo (trao đổi giữa các nhiễm sắc thể tương đồng). Khi một trứng được thụ tinh bởi một tinh trùng, hợp tử sẽ chứa 46 nhiễm sắc thể như bình thường.

Các gen được sắp xếp theo trình tự xác định dọc theo DNA của nhiễm sắc thể. Mỗi gen có một vị trí cụ thể (locus) trên một nhiễm sắc thể và thường cùng vị trí trên cặp nhiễm sắc thể tương đồng. Hai gen nằm trên cùng một locus của mỗi cặp nhiễm sắc thể (một được thừa kế từ mẹ và một từ cha) được gọi là allele. Mỗi gen bao gồm một chuỗi DNA đặc trưng; 2 allele có thể có các trình tự DNA khác nhau hoặc giống nhau. Hai allele giống hệt nhau trên cùng một gen gọi là đồng hợp tử; hai allen khác nhau gọi là dị hợp tử Trong quá trình nhân bản, một số gen đột biến đến những vị trí có thể là cạnh nhau hoặc ở các vị trí khác nhau trong cùng một nhiễm sắc thể hoặc các nhiễm sắc thể khác nhau.

2.Mối quan hệ giữa ARN và Protein

- Gen mang thông tin cấu trúc nên phân tử protein. Gen chỉ có trong nhân tế bào là chủ yếu, mà prôtêin lại được tổng hợp ở tế bào chất →giữa gen và protein phải có mối quan hệ với nhau thông qua 1 cấu trúc trung gian nào đó.

- Cấu trúc trung gian đó là phân tử ARN được tạo ra thông qua quá trình phiên mã.

- ARN được hình thành→rời khỏi nhân→tế bào chất→tổng hợp chuỗi axit amin (dịch mã) →Phản ánh mối quan hệ mật thiết giữa ARN và protein

- Thành phần tham gia dịch mã: phân tử mARN, tARN, riboxom, các axit amin tự do của môi trường.

- Diễn biến:

+ mARN rời khỏi nhân đến riboxom để làm khuôn mẫu tổng hợp protein.

+ Các tARN mang axit amin vào riboxom khớp với mARN theo nguyên tắc bổ sung A-U, G-X, sau đó đặt axit amin vào đúng vị trí.

+ Khi riboxom dịch đi một nấc trên mARN thì một axit amin được nổi tiếp vào chuỗi.

+ Khi riboxom được dịch chuyển hết chiều dài của mARN thì chuỗi axit amin được tổng hợp xong và tách khỏi riboxom, riboxom tách ra thành 2 tiểu phần.

- Kết quả: tạo ra chuỗi pôlipeptit gồm các axit amin với trình tự sắp xếp được quy định bởi trình tự sắp xếp các nuclêôtit trên mARN.

3.Các tính trạng và sự di truyền

Một tính trạng có thể đơn giản như là màu mắt hoặc phức tạp hơn như là sự nhạy cảm với bệnh tiểu đường. Biểu hiện của một tính trạng có thể liên quan đến một gen hoặc nhiều gen. Một sốthiếu hụt đơn gengây bất thường ở nhiều mô, hiệu ứng này gọi là tính đa hiệu của gen. Ví dụ,bệnh tạo xương bất toàn(rối loạn mô liên kết thường do những bất thường của một gen collagen đơn) có thể gây ra loãng xương, điếc, củng mạc xanh, loạn sản răng, khớp lỏng lẻo và van tim bất thường.

4. Mối quan hệ giữ gen và tính trạng

Mối quan hệ giữa gen và tính trạng được biểu diễn bằng sơ đồ sau:

+ Mối liên hệ

- ADN làm khuôn mẫu để tổng hợp phân tử mARN

- mARN làm khuôn mẫu để tổng hợp chuỗi axit amin – cấu trúc bậc 1 của protein

- Prôtêin tham gia cấu trúc và hoạt động sinh lý của tế bào→biểu hiện thành tính trạng

→ Trình tự các nuclêôtit trong mạch khuôn của ADN quy định tính trạng của cơ thể được biểu hiện.