So sánh đặc điểm sự nở vì nhiệt của các chất rắn, lỏng, khí

so sánh sự dãn nở vì nhiệt của chất rắn, lỏng, khí

  • lý thuyết
  • trắc nghiệm
  • hỏi đáp
  • bài tập sgk

So sánh sự nở vì nhiệt của các chất rắn, lỏng, khí.

Các câu hỏi tương tự

So sánh sự nở vì nhiệt của các chất rắn lỏng khí được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Vật lý lớp 6. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

So sánh sự nở vì nhiệt của các chất rắn lỏng khí

  • So sánh sự nở vì nhiệt của các chất rắn lỏng khí
  • Sự nở vì nhiệt của chất rắn
  • Sự nở vì nhiệt của chất lỏng
  • Sự nở vì nhiệt của chất khí

So sánh sự nở vì nhiệt của các chất rắn lỏng khí

+ Giống nhau:

Theo sự nở vì nhiệt, các chất rắn, lỏng và khí nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.

+ Khác nhau:

- Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau

- Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.

- Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.

- Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn và chất lỏng

- Chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn.

Sự nở vì nhiệt của chất rắn

- Chất rắn nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi

- Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau

Lưu ý: Đối với vật rắn, người ta phân biệt sự nở dài và sự nở khối.

Khi nhiệt độ thay đổi thì kích thước của vật rắn theo mọi phương đều thay đổi. Nếu ta xét sự thay đổi kích thước của của vật rắn chỉ theo một phương nào đó, thì ta có sự nở dài của vật rắn.

Trong thực tế, người ta khảo sát sự nở dài bằng cách khảo sát sự thay đổi chiều dài của một thanh rắn theo nhiệt độ, mà không quan tâm đến sự thay đổi tiết diện ngang của thanh

Trong các bảng số vật lí người ta ghi hệ số nở dài, chứ không ghi hệ số nở khối của chất rắn.

Sự nở vì nhiệt của chất lỏng

- Chất lỏng nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.

- Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau (rượu nở vì nhiệt nhiều hơn dầu, dầu nở vì nhiệt nhiều hơn nước …).

- Sự nở vì nhiệt của nước rất đặc biệt. Khi nhiệt độ tăng từ 4oC trở lên thì nước mới nở ra.

Lưu ý:

– Đối với nước, khi tăng nhiệt độ từ 0oC đến 4oC thì nước co lại chứ không nở ra. Chỉ khi tăng nhiệt độ từ 4oC trở lên nước mới nở ra.

– Đối với chất lỏng, sự dãn nở của nó là sự dãn nở khối.

Sự nở vì nhiệt của chất khí

– Các chất khí đều nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi.

Ví dụ:

Cắm một ống thủy tinh nhỏ xuyên qua nút bình cầu.

Cho một giọt nước màu vào trong ống thủy tinh.

Lắp chặt nút cao su có ống thủy tinh chứa nước màu vào bình cầu.

Xát hai lòng bàn tay vào nhau cho nóng lên, sau đó áp chặt vào bình cầu.

Hiện tượng: Giọt nước màu đi lên, chứng tỏ thể tích khí tăng, khí trong bình nở ra. Thôi không áp tay vào bình cầu, giọt nước màu đi xuống, chứng tỏ thể tích khí giảm, khí trong bình co lại.

Ví dụ: Khí cầu dùng không khí nóng và chở được người bay lên cao. Khí cầu được sử dụng trong khoa học để tìm hiểu khí quyển, quan sát thiên văn… Hay đèn trời được thả trong đêm lễ hội.

– Các chất khí khác nhau sự nở vì nhiệt lại giống nhau.

So sánh đặc điểm sự nở vì nhiệt của các chất rắn, lỏng, khí

Bảng 1. Độ tăng thể tích của 1000 cm3 một số chất khi nhiệt độ tăng thêm 500C.

Lưu ý

– Khác với chất rắn và chất lỏng, mọi chất khí đều có sự nở vì nhiệt giống nhau.

– Đối với chất khí sự dãn nở vì nhiệt cũng là sự dãn nở khối.

----------------------------------------

Như vậy chúng tôi đã giới thiệu các bạn tài liệu So sánh sự nở vì nhiệt của các chất rắn lỏng khí. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Vật Lý lớp 6, Giải bài tập môn Vật lý lớp 6, Giải vở bài tập Vật Lý 6, Tài liệu học tập lớp 6, ngoài ra các bạn học sinh có thể tham khảo thêm đề học kì 1 lớp 6 và đề thi học kì 2 lớp 6 mới nhất được cập nhật.

Đáp án chi tiết, giải thích dễ hiểu nhất cho câu hỏi “Hãy so sánh sự nở vì nhiệt của các chất” cùng với kiến thức tham khảo là tài liệu cực hay và bổ ích giúp các bạn học sinh ôn tập và tích luỹ thêm kiến thức bộ môn vật lí 6

Trả lời câu hỏi: Hãy so sánh sự nở vì nhiệt của các chất

Giống nhau:

Cả ba chất rắn, lỏng, khí đều có hiện tượng:

+ Nở ra khi nóng lên

+ Co lại khi lạnh đi.

Khác nhau

+ Sự nở vì nhiệt là khác nhau giữa các chất khác nhau:

- Các chất rắnkhác nhau thì nở vì nhiệt khác nhau,

- Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau,

- Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau.

+ Các chất khí có thứ tự nở vì nhiệt tăng dần như sau: rắn→ lỏng→ khí

Kiến thức tham khảo về Sự nở về nhiệt của các chất rắn, lỏng, khí

1. Sự nở vì nhiệt là gì?

Sự tăng (hay giảm) kích thước hay thể tích của các vật khi nhiệt độ tăng lên hay giảm đi gọi là sự nở vì nhiệt.

2. Sự nở về nhiệt của chất rắn

Mọi chất rắn đều có thể bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ. Khi nhiệt độ xung quanh hoặc nhiệt độ của chất đó tăng lên thì vật cứng được cấu thành từ chất đó sẽ có sự nở ra vì nhiệt. Nói một cách đơn giản:

- Chất rắn nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi

- Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt cũng khác nhau

Và các chất rắn khác nhau sẽ có sự nở vì nhiệt khác nhau.

Một vật được cấu tạo từ nhiều chất rắn sẽ có tính chất nở vì nhiệt của các chất. Các nhà vật lý học đã thực nghiệm và tìm ra những con số chỉ sự nở vì nhiệt của các chất. Các em có thể tham khảo để làm bài tập tính toán chính xác hơn.

Lưu ý:

- Đối với vật chất rắn, người ta phân biệt sự nở dài và sự nở khối.

- Khi nhiệt độ thay đổi thì kích thước của vật rắn theo mọi phương đều thay đổi. Nếu ta xét sự thay đổi kích thước của của vật rắn chỉ theo một phương nào đó, thì ta có sự nở dài của vật rắn.

- Trong thực tế, người ta có thể khảo sát sự nở dài bằng cách khảo sát sự thay đổi chiều dài của một thanh rắn theo nhiệt độ, mà không quan tâm đến sự thay đổi tiết diện ngang của thanh

2. Sự nở về nhiệt của chất lỏng

Gần giống với sự nở về nhiệt của chất rắn,sự nở vì nhiệt của chất lỏngcũng được diễn ra khi nhiệt độ thay đổi. Cụ thể là:

- Chất lỏng nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.

- Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.

Tuy nhiên, vì chất lỏng luôn được đựng trong vật làm bằng chất rắn. Nên khi nhiệt độ thay đổi, cả hai đều chịu sự giãn nở vì nhiệt.

Ví dụ: Khi nhúng bình cầu đựng nước màu vào chậu nước nóng→ mực nước trong ống dâng lên

Lưu ý:

- Chất lỏng bao giờ cũng phải đựng trong một bình chứa bằng chất rắn. Khi được nung nóng thì cả bình chứa và chất lỏng trong bình đều nở ra.

- Đối với nước, khi tăng nhiệt độ từ 0oC đến 4oC thì nước co lại chứ không nở ra. Chỉ khi tăng nhiệt độ từ 4oC trở lên nước mới nở ra.

- Đối với chất lỏng, sự dãn nở của nó là sự dãn nở khối.

Nguyên nhân của sự nở bất thường của nước là sự thay đổi cách sắp xếp của các phân tử nước thành những nhóm có tính chất ổn định khác nhau ở những nhiệt độ khác nhau.

Sự nở vì nhiệt của chất lỏng được giải thích theo công thức

Chất lỏng nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi. Nghĩa là:

+ Khi tăng nhiệt độ:

– Thể tích (V) của chất lỏng tăng.

– Khối lượng (m), trọng lượng (P) của chất lỏng không đổi.

– Khối lượng riêng (D), trọng lượng riêng (d) của chất lỏng giảm

+ Khi giảm nhiệt độ:

– Thể tích (V) của chất lỏng giảm.

– Khối lượng (m), trọng lượng (P) của chất lỏng không đổi.

– Khối lượng riêng (D), trọng lượng riêng (d) của chất lỏng tăng.

Đặc điểm sự nở vì nhiệt của chất lỏng

Chất lỏng hay chất rắn đều có những đặc điểm riêng theo sự nở vì nhiệt. Chúng ta cần nhớ những đặc điểm sau đây:

- Chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau. Điều này giống với định lý của chất rắn. Các chất lỏng khác nhau mang theo những cấu tạo phân tử khác nhau. Nên khi nhiệt độ tăng lên, sự thay đổi trong vị trí phân tử dẫn đến sự thay đổi về thể tích. Có thể hiểu đơn giản, rượu và nước là hai chất lỏng khác nhau. Nên khi cùng nâng cao đến một nhiệt độ nhất định, rượu và nước có sự nở khác nhau.

- Chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn. Điều này không thể kiểm tra bằng mắt thường mà bắt buộc phải dùng thí nghiệm. Những thí nghiệm thực tế đã được các nhà khoa học chứng minh.

3. Sự nở vì nhiệt của chất khí

- Chất khí được cho là chất có sự nở vì nhiệt mạnh mẽ nhất.

- Các chất khí đều nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi.

- Khi nhiệt độ giảm đi, chất khí co lại.

Ví dụ:

Khí cầu dùng không khí nóng và chở được người bay lên cao. Khí cầu được sử dụng trong khoa học để tìm hiểu khí quyển, quan sát thiên văn…Hay đèn trời được thả trong đêm lễ hội.

Ứng dụng thực tế

Khi đun nước sôi và nước chuyển thành thể khí. Đôi khi phần nắp của xoong, hay nồi đun có thể bị khí đẩy lên. Đây chính làsự nở vì nhiệt của chất khíkhi nhiệt độ tăng lên cao. Với hiện tượng thực tế này, có thể dễ dàng nhìn thấy. Sự nở vì nhiệt của khí vẫn là sự nở khối.