So sánh giữa globalgap và vietgap

So sánh giữa globalgap và vietgap

Quy trình thực hiện VietGAP đã có với rau

GAP là thực hành nông nghiệp tốt do các nhà bán lẻ châu Âu (EUREP) đưa ra đầu tiên vào năm 1997, Sau đó được nhiều nước trên thế giới chấp nhận thực hiện, Vì vậy đến năm 2007,EUREPGAP được đổi tên thành GLOBALGAP, tức là GAP áp dụng cho toàn cầu. Như vậy các yêu cầu và nội dung của GLOBALGAP cũng giống như EUREPGAP có thể tiêu thụ được ở châu Âu và cả thế giới, ngoài trừ một ít nước có tiêu chí khắc khe hơn. Chẳng hạn về mức dư lượng hóa chất (như Nhật, Mỹ).

Ở nước ta, trên cơ sở và nội dung của GLOBALGAP và kinh nghiệm của các GAP đi trước, năm 2008 Nhà nước đã xây dựng tiêu chuẩn GAP cho Việt Nam với tên gọi là VietGAP. Quy trình thực hiện VietGAP đã có với rau, quả tươi, chè và lúa, sau đó tiếp tục với các nông sản khác và thủy sản, nhất là các mặt hàng xuất khẩu nhiều và dễ bị ô nhiễm.

Như vậy là về cơ bản VietGAP cũng giống EUREPGAP, GLOBALGAP và các GAP khác. Nắm được yêu cầu, nội dung của EUREPGAP là nắm được các yêu cầu, nội dung của GLOBALGAP và VietGAP . Tuy vậy trong VietGAP có một số chi tiết thay đổi cho phù hợp với thực tế nước ta.( trongraulamvuon.com sẽ giới thiệu ở bài viết sau)

Từ năm 2009, Viện An toàn thực phẩm Rikilt Hà Lan đã nghiên cứu trên một số nước thực hành chương trình nông nghiệp tốt (GAP) để so sánh với điểm chuẩn của GlobalGAP. Nghiên cứu này đã đưa đến bài học cần thiết cho các nhà chuyên môn và doanh nghiệp liên quan.

Chúng ta hãy tìm hiểu bài học từ các nước Malaysia và Thái Lan để rút ra nhiều điều bổ ích cho nước ta. Cả Malaysia và Thái Lan đều đã phát triển chương trình GAP quốc gia. Tại Malaysia gọi là MalaysiaGAP, còn ở Thái Lan gọi là Q.GAP. Mục tiêu hướng đến của 2 chương trình này là thị trường trong nước, chất lượng và an toàn thực phẩm cấp quốc gia.

Nông sản VietGAP của VN vẫn chưa có một logo thống nhất như Thái Lan, Malaysia. Ở cả 2 quốc gia trên, các sản phẩm phù hợp với các chương trình GAP quốc gia được trao chứng nhận một logo. Với Thái Lan là logo “chữ Q”, còn ở Malaysia là logo có chữ “Tốt nhất tại Malaysia”. Chính phủ Malaysia và Thái Lan hỗ trợ phần lớn chi phí cho chương trình, như: Thanh tra, kiểm tra, cấp chứng chỉ và đào tạo… Tuy nhiên, các nhãn mác này không trao quyền hoặc đảm bảo một mức giá bán cao hơn sản phẩm thông thường. Cả Malaysia và Thái Lan đều theo đuổi một cách tiếp cận GAP đa chiều. Tại Thái Lan, các chương trình GAP quốc gia còn bổ sung bởi một “GAP đặc biệt” nhằm vào những khu vực tìm kiếm thị trường xuất khẩu, chính là ThaiGAP. Song, với các nhà sản xuất và xuất khẩu lớn, nhằm đảm bảo cho công việc kinh doanh và xuất khẩu của mình, họ vẫn phải lấy chứng chỉ GlobalGAP. Như vậy bài học rút ra ở đây là quá trình làm cho tương đồng giữa các chứng nhận mức quốc gia của Thái Lan, đó là Q.GAP được khởi xướng bởi Chính phủ Thái Lan và ThaiGAP là sáng kiến của khu vực xuất khẩu tư nhân. Thái Lan cho rằng, các nước tiếp nhận thủ tục điểm chuẩn GlobalGAP nhằm để củng cố thị trường sẵn có hoặc tăng cường đáng kể thị phần ở châu Âu và phát triển các thị trường mục tiêu khác cho các loại trái cây và rau quả tươi của họ. Từ đó, Chính phủ Thái Lan chính thức công bố tiếp nhận thủ tục điểm chuẩn GlobalGAP cho các tiêu chuẩn ThaiGAP như đã phát triển bởi khu vực xuất khẩu tư nhân. Đồng thời, Chính phủ Thái Lan tái khẳng định công nhận các tiêu chuẩn GlobalGAP là “toàn diện nhất”.

Tag: Chứng nhận VietGAP | Chung nhan VietGAP | VietGAP | Chứng nhận VietGAP | Chung nhan VietGAP | VietGAP | Chứng nhận VietGAP | Chung nhan VietGAP | VietGAP | VietGAP chăn nuôi | VietGAP trồng trọt | VietGAP thủy sản | Chứng nhận VietGAP | Chứng nhận VietGAP chăn nuôi | Chứng nhận VietGAP trồng trọt Tiêu chuẩn VietGAP là gì? Tiêu chuẩn GlobalGAP là gì? Lợi ích từ quy trình GAP ra sao? chúng ta hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây.

So sánh giữa globalgap và vietgap

VietGAP là gì?

VietGAP (Vietnamese Good Agricultural Practices) là các quy định về thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho các sản phẩm nông nghiệp, thủy sản ở Việt Nam; bao gồm những nguyên tắc, trình tự, thủ tục hướng dẫn các tổ chức, cá nhân sản xuất, thu hoạch, sơ chế đảm bảo sản phẩm an toàn, nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo phúc lợi xã hội, sức khoẻ người sản xuất và người tiêu dùng, bảo vệ môi trường và truy nguyên nguồn gốc sản phẩm.

Để được chứng nhận VietGAP, sản phẩm phải đáp ứng 4 tiêu chí sau:

  • Thứ nhất là về kỹ thuật sản xuất.
  • Thứ hai là tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm, bao gồm các biện pháp đảm bảo không có hóa chất nhiễm khuẩn hoặc ô nhiễm vật lý khi thu hoạch.
  • Thứ ba là tiêu chuẩn về môi trường làm việc, mục đích nhằm ngăn chặn việc lạm dụng sức lao động của nông dân.
  • Thứ tư là truy tìm nguồn gốc sản phẩm.

Để được chứng nhận VietGAP đòi hỏi sản phẩm phải đáp ứng các yếu tố chính trong sản xuất như: đánh giá và lựa chọn vùng sản xuất; giống và gốc ghép; quản lý đất và giá thể; phân bón và chất phụ gia; nước tưới; hóa chất (bao gồm cả thuốc bảo vệ thực vật); thu hoạch và xử lý sau thu hoạch; quản lý và xử lý chất thải; an toàn lao động; ghi chép, lưu trữ hồ sơ, truy nguyên nguồn gốc và thu hồi sản phẩm; kiểm tra nội bộ; khiếu nại và giải quyết khiếu nại.

GlobalGAP là gì?

GlobalGAP (tên đầy đủ: Global Good Agricultural Practice), gọi là Thực hành nông nghiệp tốt toàn cầu, là một bộ tiêu chuẩn (tập hợp các biện pháp kỹ thuật) về thực hành nông nghiệp tốt được xây dựng để áp dụng tự nguyện cho sản xuất, thu hoạch và xử lý sau thu hoạch cho các nông sản (bao gồm cả trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản) trên phạm vi toàn cầu.

GlobalGAP có 252 tiêu chí, bao gồm 36 tiêu chí bắt buộc phải tuân thủ 100%, 127 tiêu chí có thể tuân thủ đến mức 95% cũng được chấp nhận và có 89 kiến nghị khuyến cáo nên thực hiện.

Sản phẩm nông nghiệp được chứng nhận theo tiêu chuẩn GlobalGAP sẽ được thừa nhận trên quy mô toàn cầu, dễ dàng được chấp nhận bởi các nhà phân phối lớn và thâm nhập các thị trường khó tính. Sản phẩm được chứng nhận GlobalGAP sẽ được nhận biết thông qua hệ thống định vị tọa độ địa lý toàn cầu, tham gia hệ thống dữ liệu toàn cầu, đảm bảo truy xét nguồn gốc nên có thể trở thành đối tượng của thương mại điện tử.

Lợi ích của quy trình GAP là gì?

Đối với xã hội: Đây chính là bằng chứng để khẳng định tên tuổi của các sản phẩm thủy sản, trồng trọt, chăn nuôi của Việt Nam, tăng kim ngạch xuất khẩu do vượt qua được các rào cản kỹ thuật, không vi phạm các quy định, yêu cầu của các nước nhập khẩu. Áp dụng VietGAP làm thay đổi tập quán sản xuất hiện nay, xã hội giảm bớt được chi phí y tế, người dân được sử dụng sản phẩm an toàn vệ sinh thực phẩm nghĩa là đã nâng cao chất lượng cuộc sống của cộng đồng và đảm bảo sự phát triển bền vững của xã hội.

Đối với nhà sản xuất: Giúp nhà sản xuất phản ứng kịp thời hơn với các vấn đề trong sản xuất liên quan đến an toàn, vệ sinh thực phẩm thông qua việc kiểm soát sản xuất trong các khâu làm đất, chăn nuôi cho đến khi thu hoạch, tạo ra sản phẩm có chất lượng cao, ổn định. Những cơ sở sản xuất áp dụng quy trình và được cấp chứng chỉ VietGAP sẽ mang lại lòng tin cho nhà phân phối, người tiêu dùng và cơ quan quản lý. Chứng chỉ VietGAP giúp người sản xuất xây dựng thương hiệu sản phẩm và tạo thị trường tiêu thụ ổn định

Đối với doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu: Nguồn nguyên liệu đảm bảo chất lượng nên sẽ bảo đảm chất lượng đầu ra của sản phẩm, vì thế giữ được uy tín với khách hàng và nâng cao doanh thu. Do nguồn nguyên liệu đầu vào đã được bảo đảm, các doanh nghiệp có thể giảm bớt chi phí và thời gian cho việc kiểm tra mẫu thủy sản đầu vào. Giảm nguy cơ sản phẩm bị cấm nhập khẩu hoặc bị kiểm tra 100% khi nhập do không đảm bảo yêu cầu về dư lượng hóa chất.

Đối với người tiêu dùng: Người tiêu dùng sẽ được sử dụng những sản phẩm có chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm, đó cũng là mục tiêu chính và lợi ích lớn nhất mà VietGAP mang lại. Với việc đề ra các nguy cơ và quy định thực hiện, VietGAP sẽ tạo nên quyền được đòi hỏi của người tiêu dùng, từ đó góp phần tạo lên một thế hệ những người tiêu dùng dễ dàng nhận biết được sản phẩm bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm trên thị trường khi thấy có chứng nhận hoặc dấu chứng nhận sản phẩm VietGAP, đây cũng là động lực chính thúc đẩy người dân và các nhà sản xuất phải cải tiến để sản xuất và cung ứng các sản phẩm tốt từ nông nghiệp cho xã hội.

VietGAP và GlobalGAP là gì?

Globalgap được áp dụng cho tất cả các quá trình từ sản xuất, thu hoạch cho đến sau thu hoạch các mặt hàng nông sản. Hiện nay, tiêu chuẩn Globalgap được áp dụng phổ biến, mang phạm vi toàn cầu. Còn Vietgap là tiêu chuẩn quy định về các quy trình sản xuất nông nghiệp tốt cho các sản phẩm nông sản Việt Nam.

Giấy chứng nhận VietGAP có giá trị bao lâu?

  1. Giấy chứng nhận VietGAP có hiệu lực tối đa 02 (hai) năm kể từ ngày cấp; b) Giấy chứng nhận VietGAP được gia hạn tối đa 03 (ba) tháng đối với trường hợp cơ sở sản xuất được cấp Giấy chứng nhận nhưng không tiếp tục đăng ký cấp lại sau khi hết hạn.

Tiêu chuẩn VietGAP là như thế nào?

Tiêu chuẩn Vietgap là tiêu chuẩn sản xuất nông nghiệp tốt Việt nam (Vietnamese Good Agricultural Practices) quy định về kỹ thuật sản xuất, an toàn thực phẩm và môi trường từ khâu chọn đất, giống, phân bón cho đến thu hoạch với từng nhóm sản phẩm gồm thủy sản, trồng trọt, chăn nuôi, do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông ...

Tiêu chuẩn GlobalGAP là gì?

GLOBALGAP là một bộ các tiêu chuẩn quốc tế chứng nhận việc thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (Good Agricultural Practice). Với mục tiêu tiên quyết tạo nên nền nông nghiệp an toàn và bền vững toàn cầu, các tiêu chuẩn GLOBALGAP được xây dựng nhằm chuẩn hóa quy trình sản xuất nông nghiệp trong 3 lĩnh vực: Trồng trọt.