So sánh giữa marketing và logistics năm 2024

Marketing logistics (hay còn gọi tắt là logistics) là công việc bao gồm lên kế hoạch, thực hiện và kiểm soát luồn dịch chuyển của nguyên liệu đầu vào cũng như là sản phẩm đầu ra cùng những thông tin liên quan từ điểm xuất phát (point of origin) đến điểm tiêu thụ.

Giống như thuật ngữ marketing, thuật ngữ logistics không có khái niệm tương đồng trong tiếng Việt. Vì vậy, chúng ta chấp nhận từ logistics như là một từ Việt hóa.

2. Phân biệt Marketing Logistics và quản trị chuỗi cung ứng

Khái niệm chuỗi cung ứng rộng hơn và bao gồm cả logistics và quá trình sản xuất. Ngoài ra, chuỗi cung ứng chú trọng hơn đến hoạt động mua hàng (procurement) trong khi logistics giải quyết về chiến lược và phối hợp giữa marketing và sản xuất.

3. Các công đoạn trong Marketing Logistics

So sánh giữa marketing và logistics năm 2024

Các công đoạn trong marketing logistics

Marketing logistics được chia thành 3 công đoạn chính:

  • Inbound logistics: Lên kế hoạch, thực hiện, kiểm soát luồn dịch chuyển của nguyên liệu đầu cùng các thông tin liên quan vào từ nhà cung cấp đến nhà máy sản xuất.
  • Outbound logistics: Lên kế hoạch, thực hiện, kiểm soát luồn dịch chuyển của sản phẩm đầu ra cùng các thông tin liên quan vào từ nhà máy sản xuất điểm tiêu thụ (trung gian phân phối hoặc khách hàng mục tiêu).
  • Reverse logistics: Lên kế hoạch, thực hiện, kiểm soát luồn dịch chuyển của các nguyên liệu và sản phẩm bị lỗi, sai mặt hàng, hư hỏng trong quá trình dịch truyển về nhà cung cấp (đối với nguyên liệu) hoặc doanh nghiệp (đối với sản phẩm)

4. Mục tiêu của logistics

Logistics hướng đến mục tiêu tối ưu hóa các công đoạn trong chuỗi cung ứng nhằm cung cấp một chuẩn mực về chất lượng phục vụkhách hàng với chi thấp nhất. Một số doanh nghiệp cho rằng, mục tiêu của logistics là cung cấp chất lượng phục vụ khách hàng tốt nhất với chi thấp nhất. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, khi chất lượng khách hàng càng cao thì chi phí lại càng tăng, do đó mục tiêu ấy dường như không thể thực hiện.

Thay vào đó, nếu xác định 1 chuẩn mực cụ thể về chất lượng phục vụ khách hàng rồi tối ưu hóa các công đoạn trong chuỗi cung ứng, doanh nghiếp có thể đạt được mục tiêu logistics. Tùy theo khả năng của doanh nghiệp mà chuẩn mực về chất lượng phục vụ có thể cao hoặc thấp.

5. Chức năng của logistics

Chức năng của logistics bao gồm:

  • Kho bãi:

Theo thực tế, lượng hàng sản xuất ra và lượng hàng bán đi rất hiếm khi trùng nhau, do đó, đa số các doanh nghiệp đều xây dựng hoặc thuê cho mình kho bãi để dự trữ hàng hóa. Ngoài công việc dự trữ hàng hóa, kho bãi còn phải cung ứng chính xác số lượng hàng hóa cần xuất kho và đảm bảo lượng hàng ấy sẽ giao đúng thời hạn.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng phải tính toán xem độ lớn của kho bãi cần thiết là bao nhiêu để vừa đáp ứng đủ số lượng hàng, vừa tiết kiệm chi phí cũng như chọn vị trí hợp lý để thuận tiện cho việc vận chuyển nhập kho và xuất kho.

So sánh giữa marketing và logistics năm 2024

  • Quản lý hàng tồn kho:

Công việc quản lý hàng tồn kho

cũng có thể sẽ ảnh hưởng đến chất lượng phục vụ khách hàng. Doanh nghiệp cần phải tính toán sao cho lượng hàng tồn kho luôn ở mức tối ưu (vừa đủ để cung cấp ra thị trường trong một khoản thời gian nhất định). Bởi nếu lượng hàng tồn kho quá nhiều, chi phí kho bãi sẽ tăng và kéo theo những rủi ro như hư hỏng, cháy nỗ; ngược lại, nếu hàng tồn kho quá ít, khả năng đáp ứng nhu cầu thị trường hay chất lượng phục vụ khách hàng của doanh nghiệp sẽ giảm xuống.

So sánh giữa marketing và logistics năm 2024

  • Vận tải

Việc lựa chọn hình thức vận tải sẽ ảnh hưởng đến chất lượng giao hàng, tình trạng hàng hóa sau khi giao hàng, chi phí doanh nghiệp và kéo sự ảnh hưởng về giá sản phẩm. Do đó, bắt buộc doanh nghiệp phải lựa chọn hình thức vận tải phù hợp.

Có 5 hình thức vận tải phổ biến:

* Xe tải: thích hợp với cự ly giao hàng gần

* Xe lửa: thích hợp với cự ly giao hàng xa trong phạm vi nội địa

* Tàu: Thích hợp cho việc giao hàng xuất nhập khẩu, chi phí thấp, khoảng thời gian giao hàng dài.

* Máy bay: Thích hợp cho việc giao hàng xuất nhập khẩu, chi phí cao, khoảng thời gian giao hàng ngắn.

Trên thực tế, để tối ưu hóa chất lượng giao hàng và chi phí, doanh nghiệp có thể kết hợp nhiều hình thức vận tải.

Ngành marketing và logistics là gì?

Marketing Logistics (hay Marketing trong ngành Logistics) là các hoạt động từ lên kế hoạch đến kiểm soát luồng dịch chuyển và phân phối hàng hóa từ nguồn cung đến khách hàng cuối cùng, nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường và mục tiêu Marketing của doanh nghiệp.

Digital logistics là gì?

Có thể hiểu E – logistics là hình thức có ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động hỗ trợ quá trình đưa sản phẩm/dịch vụ từ nơi sản xuất tới người tiêu dùng thông qua mua bán trực tuyến (mua bán trong TMĐT).

Bạn biết gì về Marketing?

Marketing là tất cả các hoạt động để đưa sản phẩm hoặc dịch vụ từ nơi sản xuất đến tay người tiêu dùng, trong đó bao gồm nhiều hoạt động khác nhau, từ việc nghiên cứu thị trường, tìm hiểu nhu cầu khách hàng, phát triển sản phẩm hoặc dịch vụ, quảng bá, phân phối sản phẩm, nhằm vừa đáp ứng được nhu cầu, thu hút và giữ ...

Logistics quan trọng như thế nào?

Logistics là một ngành dịch vụ quan trọng trong cơ cấu tổng thể nền kinh tế quốc dân, đóng vai trò hỗ trợ, kết nối và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của cả nước cũng như từng địa phương, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.