So sánh hai hình thức điều tra năm 2024

Tố tụng hình sự là quá trình tiến hành giải quyết vụ án hình sự theo quy định của pháp luật. Tố tụng hình sự bao gồm toàn bộ hoạt động của cơ quan tiến hành tố tụng (cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát, Tòa án), người tiến hành tố tụng (điều tra viên, kiểm sát viên, Thẩm phán, hội thẩm nhân dân và Thư ký phiên tòa), người tham gia tố tụng (bị can, bị cáo, người bào chữa…), của cá nhân, cơ quan nhà nước khác và tổ chức xã hội góp phần vào việc giải quyết vụ án theo quy định của Luật

So sánh hai hình thức điều tra năm 2024

Mỗi giai đoạn tố tụng khác nhau, cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng sẽ thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền và nghĩa vụ của mình theo luật định; mỗi giai đoạn tố tụng đều có vai trò, ý nghĩa quan trọng trong giải quyết vụ án hình sự theo quy định của pháp luật.

Giai đoạn 1: Khởi tố vụ án hình sự

Khởi tố vụ án hình sự là giai đoạn cơ quan tư pháp hình sự có thẩm quyền tiến hành xác định có (hay không) các dấu hiệu của tội phạm trong hành vi nguy hiểm cho xã hội đã được thực hiện, đồng thời ban hành quyết định về việc khởi tố (hoặc không khởi tố) vụ án hình sự liên quan đến hành vi đó.

Với tính chất là một giai đoạn đầu tiên của tố tụng hình sự, giai đoạn khởi tố vụ án hình sự có chức năng thực hiện các nhiệm vụ cụ thể để xác định các tiền đề pháp luật về nội dung và về pháp luật về hình thức của việc điều tra vụ án hình sự; thời điểm của giai đoạn này được bắt đầu từ khi nhận được những thông tin đầu tiên về việc thực hiện hành vi phạm tội và kết thúc bằng quyết định về việc khởi tố (hoặc không khởi tố) vụ án hình sự có liên quan đến hành vi đó.

Khởi tố vụ án hình sự là sự phản ứng nhanh chóng từ phía Nhà nước đối với mỗi hành vi phạm tội nhằm góp phần phát hiện, điều tra và xử lý một cách có căn cứ và đúng pháp luật hành vi phạm tội và người phạm tội, đồng thời không chỉ là chức năng quan trọng trong hoạt động tư pháp hình sự, mà còn là phương tiện cơ bản để thực hiện tốt nguyên tắc không tránh khỏi trách nhiệm trong thực tiễn áp dụng pháp luật tố tụng hình sự, tránh bỏ lọt tội phạm;

Khởi tố vụ án hình sự là một giai đoạn tố tụng hình sự cơ bản và quan trọng để tăng cường pháp chế, bảo vệ các quyền và tự do của công dân trước khi khởi tố bị can và áp dụng các biện pháp nghiệp vụ của giai đoạn điều tra, cùng với các giai đoạn tố tụng hình sự khác góp phần có hiệu quả vào cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm trong toàn xã hội.

Giai đoạn 2: Điều tra

Điều tra vụ án hình sự là giai đoạn tố tụng hình sự, trong đó cơ quan điều tra căn cứ vào các quy định của pháp luật tố tụng hình sự và dưới sự kiểm soát của Viện Kiểm sát tiến hành các biện pháp cần thiết nhằm thu thập và củng cố các chứng cứ, nghiên cứu các tình tiết của vụ án hình sự, phát hiện nhanh chóng và đầy đủ tội phạm, cũng như người có lỗi trong việc thực hiện tội phạm tội để truy cứu trách nhiệm hình sự, đồng thời bảo đảm cho việc bồi thường thiệt hại về vật chất do tội phạm gây nên và trên cơ sở đó quyết định: Đình chỉ điều tra vụ án hình sự hoặc là; chuyển toàn bộ các tài liệu của vụ án đó cho Viện Kiểm sát kèm theo kết luận điều tra và đề nghị truy tố bị can.

Với tính chất là một giai đoạn độc lập của tố tụng hình sự, giai đoạn điều tra vụ án hình sự có chức năng thực hiện các nhiệm vụ cụ thể nhằm áp dụng các biện pháp cần thiết do luật định để chứng minh việc thực hiện tội phạm và người phạm tội, xác định rõ những nguyên nhân và điều kiện phạm tội, đồng thời kiến nghị các cơ quan và tổ chức hữu quan áp dụng đầy đủ các biện pháp khắc phục và phòng ngừa tội phạm. Thời điểm của giai đoạn này được bắt đầu từ khi cơ quan (người) tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền ra quyết định khởi tố vụ án hình sự và kết thúc bằng bản kết luận điều tra và quyết định của cơ quan điều tra về việc đề nghị Viện Kiểm sát truy tố bị can trước Tòa án hoặc đình chỉ vụ án hình sự tương ứng.

Điều tra vụ án hình sự là chức năng quan trọng trong hoạt động tư pháp hình sự của cơ quan (người) tiến hành có thẩm quyền đối với mỗi hành vi phạm tội nhằm trực tiếp chứng minh hành vi phạm tội và người có lỗi trong việc thực hiện tội phạm thông qua các chứng cứ đã thu thập được, đồng thời cũng là một trong những phương tiện cơ bản để thực hiện tốt nguyên tắc không tránh khỏi trách nhiệm trong thực tiễn áp dụng pháp luật tố tụng hình sự, tránh bỏ lọt tội phạm.

Điều tra vụ án hình sự cũng góp phần loại trừ, ngăn chặn kịp thời việc thông qua quyết định khởi tố bị can một cách không thận trọng, thiếu chính xác và do vậy, có thể sẽ kéo một loạt hậu quả tiêu cực tiếp theo xảy ra trong việc truy cứu trách nhiệm hình sự ở các giai đoạn tố tụng hình sự (như: Truy tố của Viện kiểm sát hoặc xét xử của Tòa án không khách quan, vô căn cứ và trái pháp luật, làm oan những người vô tội).

Điều tra vụ án hình sự là một giai đoạn tố tụng hình sự cơ bản và quan trọng để tăng cường pháp chế, bảo vệ các quyền và tự do của công dân trong các giai đoạn trước khi khởi tố của Viện Kiểm sát và xét xử của Tòa án, cùng với các giai đoạn tố tụng hình sự khác góp phần có hiệu quả vào cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm trong toàn xã hội.

Giai đoạn 3: Truy tố

Quyết định việc truy tố là giai đoạn thứ ba của hoạt động tố tụng hình sự, trong đó Viện Kiểm sát căn cứ vào các quy định của pháp luật tố tụng hình sự tiến hành các biện pháp cần thiết nhằm đánh giá một cách toàn diện, khách qua các tài liệu của vụ án hình sự (bao gồm cả kết luận điều tra và quyết định đề nghị truy tố) do cơ quan điều tra chuyển đến; trên cơ sở đó, Viện Kiểm sát ra quyết định: Truy tố bị can trước Tòa án bằng bản cáo trạng (kết luận về tội trạng); trả lại hồ sơ để điều tra bổ sung hoặc là đình chỉ hay tạm đình chỉ vụ án hình sự.

Giai đoạn này được bắt đầu từ khi Viện Kiểm sát nhận được các tài liệu của vụ án hình sự (bao gồm cả kết luận điều tra và đề nghị truy tố) do cơ quan điều tra chuyển đến và kết thúc bằng việc Viện Kiểm sát ra một trong ba loại quyết định sau: 1) Truy tố bị can trước Tòa án bằng bản cáo trạng (kết luận về tội trạng), 2) Trả lại hồ sơ để điều tra bổ sung hoặc là 3) Đình chỉ hay tạm đình chỉ vụ án hình sự tương ứng.

Truy tố là chức năng quan trọng của Viện Kiểm sát nhằm áp dụng các biện pháp cần thiết do luật định để kiểm tra lại tính hợp pháp và có căn cứ của toàn bộ các hành vi tố tụng mà cơ quan điều tra có thẩm quyền đã áp dụng; để loại trừ những hậu quả tiêu cực của các sai lầm hoặc sự lạm dụng đã bị bỏ lọt trong hai giai đoạn tố tụng hình sự trước đó.

Quyết định truy tố của Viện Kiểm sát thông qua bản cáo trạng thể hiện hoạt động chứng minh trên cơ sở các tài liệu của hồ sơ của vụ án (nhất là kết luận điều tra) tính chất lỗi của hành vi phạm tội, lỗi của bị cáo trong việc thực hiện tội phạm để góp phần có hiệu quả trong việc chuẩn bị cho giai đoạn xét xử của Tòa án, loại trừ những thiếu sót hoặc hậu quả tiêu cực tiếp theo có thể xảy ra do việc xét xử thiếu công minh, vô căn cứ và không đúng pháp luật, tránh bỏ lọt tội phạm và làm oan những người vô tội;

Truy tố là một giai đoạn tố tụng hình sự quan trọng để cường pháp chế, bảo vệ các quyền và tự do của công dân trong các giai đoạn trước khi xét xử tại Tòa án.

Giai đoạn 4: Xét xử

Xét xử vụ án hình sự là giai đoạn trung tâm và quan trọng nhất của hoạt động tố tụng hình sự; trong đó, cấp Tòa án có thẩm quyền căn cứ vào các quy định của pháp luật tố tụng hình sự tiến hành: 1) áp dụng các biện pháp chuẩn bị cho việc xét xử, 2) Đưa vụ án hình sự ra xét xử theo thủ tục sơ thẩm để xem xét về thực chất vụ án, đồng thời trên cơ sở kết quả tranh tụng công khai và dân chủ của hai bên (buộc tội và bào chữa) phán xét về vấn đề tính chất tội phạm (hay không) của hành vi, có tội (hay không) của bị cáo (hoặc xét xử vụ án theo thủ tục phúc thẩm – nếu bản án hay quyết định sơ thẩm đã được tuyên và chưa có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng cáo, kháng nghị hoặc kiểm tra tính hợp pháp và có căn cứ của bản án hay quyết định đã có hiệu lực pháp luật theo trình tự giám đốc thẩm hoặc tái thẩm – nếu bản án hay quyết định đó bị kháng nghị) và cuối cùng, tuyên bản án (quyết định) của Tòa án có hiệu lực pháp luật nhằm giải quyết vấn đề trách nhiệm hình sự một cách công minh và đúng pháp luật, có căn cứ và đảm bảo sức thuyết phục.

Giai đoạn này được bắt đầu từ khi Tòa án nhận được hồ sơ vụ án hình sự (với quyết định truy tố bị can trước Tòa án kèm theo bản cáo trạng) do Viện Kiểm sát chuyển sang và kết thúc bằng một bản án (quyết định) có hiệu lực pháp luật của Tòa án.

Giai đoạn xét xử có chức năng thực hiện các nhiệm vụ cụ thể do luật định để: 1) áp dụng các biện pháp tố tụng cần thiết để chuẩn bị cho việc xét xử vụ án tại phiên tòa, 2) Xét xử theo thủ tục sơ thẩm (hoặc xét xử theo thủ tục phúc thẩm – nếu bản án hay quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị, hoặc kiểm tra lại tính hợp pháp và có căn cứ của bản án hay quyết định đã có hiệu lực pháp luật – nếu bị kháng nghị) và cuối cùng, 3) tuyên bản án (quyết định) của Tòa án có hiệu lực pháp luật.

Xét xử là chức năng quan trọng nhất của Tòa án nói riêng và của toàn bộ quá trình tố tụng hình sự nói chung nhằm áp dụng các biện pháp cần thiết do luật định để kiểm tra lại tính hợp pháp và có căn cứ của toàn bộ các quyết định mà cơ quan điều tra và Viện Kiểm sát đã thông qua trước khi chuyển vụ án hình sự sang Tòa án, nhằm loại trừ các những hậu quả tiêu cực của các sơ xuất, sai lầm hoặc sự lạm dụng đã bị bỏ lọt trong ba giai đoạn tố tụng hình sự trước đó (khởi tố, điều tra và truy tố), chuẩn bị đưa vụ án ra xét xử, hoặc trả lại hồ sơ để điều tra bổ sung hoặc đình chỉ (hay tạm đình chỉ) vụ án.

Bằng việc xét xử sơ thẩm, phúc thẩm (nếu bản án hay quyết định chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị) thông qua quá trình điều tra trực tiếp tại phiên tòa, trên cơ sở kết quả tranh tụng công khai và dân chủ của các bên, Tòa án với tính chất là cơ quan trọng tài kiểm tra lại và đánh giá một cách toàn diện, khách quan và đầy đủ các chứng cứ, các tình tiết của vụ án hình sự để giải quyết về bản chất nó – phán xét về vấn đề tính chất tội phạm (hay không) của hành vi, có tội (hay không) của bị cáo hoặc bằng việc kiểm tra tính hợp pháp và của bản án theo trình tự giám đốc thẩm hoặc tái thẩm (nếu bản án hay quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị), nhằm đạt mục đích trong toàn bộ các giai đoạn tố tụng hình sự là tuyên một bản án (quyết định) có hiệu lực pháp luật một cách công minh và đúng pháp luật, có căn cứ và đảm bảo sức thuyết phục tránh bỏ lọt tội phạm và kết án oan người vô tội.

Xét xử là một giai đoạn tố tụng hình sự trung tâm và quan trọng để tăng cường pháp chế, bảo vệ các quyền và tự do của công dân trong các giai đoạn xét xử của Tòa án nói riêng và toàn bộ hoạt động tư pháp hình sự của Nhà nước nói chung, góp phần có hiệu quả vào cuộc đấu tranh phòng và chống tội phạm trong toàn xã hội, cùng với các giai đoạn tố tụng hình sự khác góp phần có hiệu quả vào cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm trong toàn xã hội.