So sánh hồ chí minh với tố hữu

-Viết về nông dân hay trí thức, Nam Cao quan tâm tới đời sống tinh thần của họ và đặc biệt hứng thú với việc khám phá “con người trong con người” (sau vẻ bề ngoài của Chí Phèo, thị Nở, lang Rận… còn có một con người khác mà chỉ những ai cố công tìm hiểu mới phát hiện được) Ông quan niệm “bản tính cốt yếu của sự sống là cảm giác và tư tưởng” (Sống mòn). Cảm giác, tư tưởng càng sâu sắc, linh diệu thì sự sống càng cao. Vì thế, Nam Cao đặc biệt chú ý tới chiều sâu bên trong của con người, coi đó là nguyên nhân của hành động.

Thưa anh, anh không dự Quốc dân đại hội ở Tân Trào, chuẩn bị khởi nghĩa nǎm 1945 phải không ạ?

Nhà thơ Tố Hữu (T.H): (ngạc nhiên) - Sao anh biết?

N.B.V: - Đọc bài thơ "Hồ Chí Minh" anh viết ngày 16-8-1945, người nào hiểu thơ và tinh ý một chút đều đoán là anh chưa gặp Bác.

Cũng chỉ mới nêu lên những phẩm chất cách mạng ước lệ mà nhiều nhà cách mạng vô sản có thể có. Người đọc chưa thấy một cốt cách, một dáng hình, một phẩm chất Hồ Chí Minh cá thể.

T.H: (cười) Anh hiểu tôi và hiểu thơ tôi. Hiểu nhau, tâm đắc như thế, thật sướng.

Tôi không ra dự Quốc dân đại hội ở Tân Trào vì thấy tình hình gấp gáp lắm rồi, phải về Huế thành lập ngay các ủy ban khởi nghĩa nên chưa được nhìn thấy Bác. Bài thơ "Hồ Chí Minh" tôi viết ngày 26-8-1945, ba ngày sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công ở Huế, tưởng tượng về lãnh tụ Nguyễn ái Quốc trong những nǎm đi hoạt động cách mạng.

N.B.V: Thế, anh được gặp Bác lần đầu vào nǎm nào?

T.H: Huế cướp chính quyền ngày 23-8-1945. Ngày 30-8-1945, xứ ủy Trung Kỳ họp, anh Nguyễn Chí Thanh được bầu làm Bí thư xứ ủy, tôi được bầu làm phó Bí thư. Tháng 10 nǎm ấy, tôi nhận được điện Bác gọi ra báo cáo cáo về tình hình ở miền trung đặc biệt là tình hình ở Huế. Tôi đến Bắc Bộ Phủ, anh Vũ Đình Huỳnh đón và dẫn lên phòng làm việc của Bác. Nǎm ấy tôi mới 25 tuổi. Cụ đang đọc báo, nghe anh Vũ Đình Huỳnh báo cáo. Cụ ngẩng lên nhìn, thoáng vẻ ngạc nhiên. Câu đầu tiên Cụ hỏi là:

- Chú ra đây bằng gì?

-Thưa Cụ, cháu đi ô-tô.

- Ô-tô của ai?

- Ô-tô của riêng chú à?

- Dạ không, của cơ quan ạ.

Bác nghiêm nghị:

- Của cơ quan chứ không phải các quan đâu nhé! Các chú là cán bộ cách mạng chứ không là quan cách mạng mà quan ông, quan bà, quan cô, quan cậu cứ nhảy cả lên ô-tô, đi việc riêng cũng bắt người ta lái!

N.B.V: Bị ngay "một đòn phủ đầu" thế, anh có ớn xương sống không?

T.H: Trong tưởng tượng của tôi trước đó, Bác phải đạo mạo oai vệ nghiêm trang chứ không thân mật, gần gũi như thế, không ngờ ông Cụ chơi chữ hóm hỉnh và sâu sắc như vậy. Cứ nói chơi chơi thế thôi nhưng là những lời dạy bảo thấm thía.

N.B.V: - Bác hỏi anh những việc gì?

T.H: - Anh biết đấy, Bác đã sống ở Huế, có rất nhiều kỷ niệm với Huế nhưng Bác chỉ hỏi tình hình chung. Bác hỏi Bảo Đại, Trần Trọng Kim và mấy ông trong nội các thân Nhật trước đây sống thế nào, các mệ trong hoàng tộc sống thế nào? Tôi báo cáo với Bác, sau khi Bảo Đại xin thoái vị, trao ấn kiếm cho phái đoàn Chính phủ lâm thời, nhà vua và hoàng tộc được đối xử tử tế; Bảo Đại ra sống ở An Định cung, còn các ông bộ trưởng nội các cũ thì chạy ra Hà Nội cả. Bác hỏi cướp chính quyền xong, có bắt bớ ai không? Tôi thưa với Bác chỉ bắt mấy tên mật tháp Pháp có tội ác. Bác hỏi làm sao phải xử bắn Phạm Quỳnh và Ngô Đình Khôi? Chú có biết cụ Ngô Đình Khả, thượng thư Triều Nguyễn (thân sinh Ngô Đình Thúc, Ngô Đình Khôi, Ngô Đình Diệm...) không ký vào bản thực dân Pháp kết tội và đòi xử tử vua Duy Tân không?

Tôi thưa với Bác khi ta giam Phạm Quỳnh và Ngô Đình Khôi ở trại thì hiến binh Nhật đến trại giam đòi ta giao hai người ấy cho họ. Sợ lính Nhật đến cướp trại, những người phụ trách trại giam bàn nhau đem xử bắn. Nét mặt Bác lúc ấy rất trầm tư. Lát sau, Bác hỏi tôi việc chống giặc đói thế nào? Bác bảo trồng rau trồng khoai, sắn để chống đói là tốt nhưng không được phá vườn hoa để trồng rau, làm thế là cách mạng mang tiếng đấy. Mấy bãi cỏ trước Ngọ môn phải giữ gìn, bảo vệ, có trót xéo hỏng thì phải trồng lại. Bác hỏi: "Ai nấu cho các chú ǎn?" Dạ mấy ông đầu bếp trong tòa Khâm sứ ngày trước. Bác hỏi: Ngày ngày họ "dâng" lên "cao lương mĩ vị" gì? Tôi đỏ mặt:

- Thưa Cụ, chỉ có rau luộc, khoai sắn, tí cơm và chút mắm nêm thôi ạ.

Bác cười hỏi tiếp:

- Các chú có cho đầu bếp ǎn cùng không?

- Thưa Cụ, chúng cháu mời mãi, họ mới chịu.

- ǎn họ vẫn gọi là thời à?

- Vâng ạ.

Rồi Bác hỏi chuyện diệt dốt. Tôi vừa báo cáo đến phong trào bình dân học vụ thì Bác ngắt lời hỏi "cái gì, cái gì" sao không nói xóa nạn mù chữ thì ai cũng hiểu không?

Bác hỏi về không khí chuẩn bị chiến đấu ở Huế, về phong trào Nam tiến. Bác dặn đi dặn lại phải đoàn kết một lòng, phải gần dân, thương dân, nghe dân, đừng quan liêu, đừng hách dịch, tư túi.

N.B.V: Anh ngồi với Bác có lâu không?

T.H: Chưa đầy một tiếng đồng hồ.

N.B.V: Ấn tượng để lại trong anh là gì?

T.H: Bác giản dị, thân mật, không làm cho mình sợ. Bác thiết thực, cụ thể, sâu sắc và ân tình lắm.

N.B.V: Thế anh được triệu ra Trung ương nǎm nào?

T.H: Tháng 6-1946, anh Trường Chinh gọi tôi ra để chuẩn bị nhận nhiệm vụ phụ trách công tác tuyên truyền, tập hợp xây dựng lực lượng vǎn hóa vǎn nghệ. Biết mình thiếu hụt nhiều thứ về lý luận vǎn nghệ, tôi mò mẫm tìm chép những đoạn Dmiterov, Lenin, Staline nói về vǎn nghệ vô sản, chép thơ Maiakovski, Esenin, Simonov... để làm vốn.

Sau đó, tôi về làm Bí thư tỉnh ủy Thanh Hóa nǎm 1946. Tháng 7-1947, tôi được điều ra Việt Bắc. Mới cưới được ít lâu, tôi và Thanh, vợ tôi, cùng ra.

N.B.V: Bài thơ "Sáng tháng nǎm" anh viết trước Đại hội Đảng lần thứ 2 (tháng 1-1951) hay sau Đại hội?

T.H: Đại hội Đảng lần thứ 2 tôi được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương. Tháng 5-1951, Bác gọi tôi đến báo cáo về công tác tuyên truyền.

Nơi ở của Bác lúc ấy dĩ nhiên là bí mật. Tôi được dẫn đến đến một cái nhà sàn nhỏ trên ngọn đồi thấp um tùm cây xanh, dưới chân đồi, suối rì rào chảy. Thiên nhiên hùng vĩ và thơ mộng đã cho tôi câu thơ đầy hào khí:

Suối dài xanh mướt nương ngô Bốn phương lồng lộng thủ đô gió ngàn.

Bác ở trên sân, làm việc ở dưới. Một cái bàn gỗ, một cái nghế tựa, một cái máy chữ, một cái ghế để khách ngồi và đáng chú ý nhất là cái bồ nhỏ đan bằng nứa để đựng công vǎn, chỉ thị tài liệu. Bác nuôi mấy con chim bồ câu...

N.B.V: Anh viết:

Bác bảo đi là đi Bác bảo thắng là thắng Liệu có sa vào sự tôn sùng cá nhân không?

T.H: Tôi nghĩ là không. Mà đó là niềm tin của dân tộc. Anh biết Cách mạng Tháng Tám, đất nước ta như con thuyền nhỏ giữa sóng cồn bão táp. Không có bàn tay chèo lái vững vàng và khôn khéo của Bác thì sẽ thế nào. Nhân dân tin Bác nên tin Đảng, tin Chính phủ:

N.B.V: Có thể nói: "Sáng tháng nǎm" là bài thơ đầu tiên anh đã chạm được vào cốt cách, phong thái, tâm hồn của Bác và càng về sau càng phong phú hơn. Trong bài thơ dài Việt Bắc, anh đã khắc họa hình ảnh Bác rất đẹp.

Nhớ ông cụ mắt sáng ngời. Áo nâu túi vải đẹp tươi lạ thường Nhớ Người những sáng tinh sương Ung dung yên ngựa trên đường suối reo Nhớ chân Người bước lên đèo Người đi rừng núi trông theo bóng Người.

T.H: ở Việt Bắc, đi công tác có khi Bác chống gậy đi bộ, có lúc Bác cưỡi ngựa. Tôi quan sát nhiều lần mới viết được đoạn thơ đó.

N.B.V: Ngày Bác mất (2-9-1969) anh đang công tác ở nước ngoài phải không ạ?

T.H: Không, tôi đau tim nằm điều trị ở Bệnh viện Việt - Xô. Bác mất lúc 9 giờ 47 phút ngày 2-9. Mười ba giờ, anh Xuân Thủy vào bệnh viện thǎm tôi. Vừa nhìn thấy tôi, anh khóc òa và báo tin dữ. Mặc trời mưa, tôi chạy về cǎn nhà sàn của Bác nên mới có câu thơ:

Chiều nay con chạy về thǎm Bác Ướt lạnh vườn rau, mấy gốc dừa.

N.B.V: Bài "Bác ơi" anh viết có nhanh không?

T.H: Một buổi chiều, một buổi tối là xong. Tôi viết mà nước mắt cứ trào ra.

N.B.V: Những ngày đau thương đứt ruột ấy, có vẻ như công chúng vǎn học chưa thỏa mãn với bài "Bác ơi!" của anh. Vì yêu quý thơ anh mà họ muốn đòi hỏi ở anh nhiều hơn nữa. Có vẻ như họ tâm đắc với bài "Muôn vàn tình thân yêu trùm lên khắp quê hương" của anh Việt Phương hơn. Có phải thế không?

T.H: Tôi cũng đọc được ý nghĩ ấy. Bài thơ của anh Việt Phương hấp dẫn người đọc vì giọng thơ mới lạ, vì những chi tiết đời thường của Bác mà chỉ những người ở gần Bác mới biết. Đó là một bài thơ cảm động.

N.B.V: Thơ như hoa. Mỗi loài hoa có một vẻ đẹp riêng, không nên so sánh cho hoa này đẹp hơn hoa kia nhưng ở thời điểm đó, người đọc đòi hỏi ở anh như vậy là có lý.

T.H: Chính vì vậy mà ít lâu sau, tôi thai nghén bài thơ dài "Theo chân Bác". Tháng 11 nǎm ấy, tôi ốm, vào Bệnh viện Việt - Xô. Các bác sĩ hội chẩn xong bảo tôi bị bệnh máu trắng và chuyển tôi sang Liên Xô chữa. Các giáo sư, bác sĩ Nga cũng kết luận như thế. Một hôm tôi hỏi thật ông giáo sư viện sĩ: "Đồng chí có thể nói thật cho tôi biết tôi còn sống được bao lâu nữa?". "Giáo sư không nói cụ thể (dại gì mà nói cụ thể!) mà chỉ bảo tôi "Có thể dùng nghị lực và lòng ham sống mà chế ngự bệnh tật". Tôi nghĩ: chỉ cần đủ thời gian để viết bài thơ dài này...

N.B.V: Rồi anh "theo chân Bác" luôn?

T.H: (cười): Ngoài cái ý Bác là người dẫn đường cách mạng cho mình đi theo cũng có ẩn ý mà anh đã nhận ra khá tinh tế.

N.B.V: Anh viết "Theo chân Bác" ở bệnh viện Nga?

T.H: Tôi vào một cái phòng tương tự như cái kho của ta, khóa cửa lại viết. Có những khổ thơ, nước mắt trào ra ướt đẫm cả giấy:

Thôi đập rồi chǎng? một trái tim Đỏ như sao Hỏa, sáng sao Kim Muốn òa nức nở bên em nhỏ Nước mắt ta đành nuốt, lặng im.

N.B.V: Viết xong, đọc lại anh có bằng lòng không?

T.H: - Tôi rất hài lòng là các ý tưởng đều đạt được. Tôi muốn nói bằng thơ hành trình cách mạng của Bác trong hành trình cách mạng của Đảng, của đất nước ta, nói bằng thơ phẩm chất kiên cường của Bác, lòng thương người và bao dung của Bác, cốt cách Việt Nam của Bác, so sánh Bác với những nhà cách mạng lớn ở các nước khác như Gandhi của ấn Độ, Tôn Dật Tiên của Trung Hoa...

N.B.V: Hơn 500 câu thơ xúc động ấy anh viết trong bao lâu?

T.H: Gần một tháng. Chính xác hơn là 26 ngày. Tôi viết xong ngày 2-1-1970.

N.B.V: Nǎm 1970 ấy tôi đang dạy ở trường cấp 3 bổ túc vǎn hóa Chu Phan ở Vĩnh Phú, kề Hà Nội. Một bạn thơ ở Hà Nội gửi cho tôi bản đánh máy "Theo chân Bác". Giờ nghỉ giữa hai tiết học, học sinh các lớp vây lấy thầy, đòi thầy đọc và bình. Tôi vừa đọc vừa khóc. Nhiều em học sinh cũng khóc theo:

Ai nói giùm ta hết tấm lòng Bác Hồ thương nhớ mỗi dòng sông Mỗi hòn núi ở miền nam đó Như thịt da ta nhỏ máu hồng Quả thật những giây phút ấy, tôi thật thấm thía điều này: "Nhà thơ là của nhân dân".

T.H: Mấy tháng sau, tôi khỏi bệnh về nước. Các bác sĩ Việt Nam và Liên Xô chẩn đoán sai hay tôi được Bác phù hộ mà khỏi bệnh?

N.B.V: Ai là người được may mắn đọc "Theo chân Bác" đầu tiên?

T.H: Luật sư Phan Anh đi công tác ở Nga, đến bệnh viện thǎm tôi và tôi đọc cho anh ấy nghe. Phan Anh rất thích và nói đùa rằng viết xong bản tráng ca trữ tình này thì hồng cầu trong cơ thể tôi tǎng và bạch cầu giảm.

N.B.V: Gần Bác, anh có thấy lúc nào Bác buồn không?

T.H: Có lần tôi hỏi Bác thì Bác bảo con người ta có lúc vui lúc buồn, Bác chỉ vì miền nam chưa được giải phóng và phe xã hội chủ nghĩa có những bất đồng về tư tưởng nên trong bài thơ "Cánh chim không mỏi", tôi có viết:

"Bác về tóc có bạc thêm Nǎm canh bốn biển có đêm nghĩ nhiều".

Ngoài 5 bài thơ trực tiếp viết về Bác là Hồ Chí Minh, Sáng tháng nǎm, Cánh chim không mỏi, Bác ơi, Theo chân Bác, trong rất nhiều bài thơ khác của ông, bao giờ hình ảnh của Bác Hồ cũng song hành với nhân dân, với dân tộc.