So sánh lương highland coffee vs the coffee house năm 2024

Doanh thu của Highlands Coffee gấp 4 lần Phúc Long, 8 lần The Coffee House và khoảng 3 lần so với Starbucks.

Len lỏi khắp các tòa nhà lớn và trung tâm thương mại, Highlands Coffee đang bứt phá mạnh mẽ sau thời gian chững lại. Thương hiệu này được thành lập năm 2002 bởi một người Mỹ gốc Việt. Năm 2012, Highlands Coffee được mua lại bởi Jollibee Foods - một tập đoàn nhà hàng tại Philippines. Chỉ sau vài năm, thương hiệu này đã có 230 cửa hàng. Cùng với tốc độ tăng trưởng nhanh, doanh thu của công ty cũng đang đứng đầu trong nhóm kinh doanh cà phê chuỗi tại Việt Nam.

Năm 2017, Công ty cổ phần dịch vụ cà phê Cao Nguyên – chủ sở hữu chuỗi cà phê Highlands Coffee ghi nhận doanh thu 1.237 tỷ đồng, tăng 47% so với năm trước đó, gấp 4 lần Phúc Long, 8 lần The Coffee House và khoảng 3 lần so với chuỗi cà phê Starbucks. Đây cũng là bước đánh dấu sự tăng trưởng mạnh mẽ sau 5 năm thay đổi diện mạo mới. Ngoài thay đổi thiết kế quán, chuỗi này cũng điều chỉnh giá bán thấp hơn so với các món tương đồng ở các chuỗi lớn khác.

So sánh lương highland coffee vs the coffee house năm 2024

Chuỗi cà phê ngày càng "ăn nên làm ra". Ảnh: Quỳnh Trần.

Không tiết lộ mức doanh thu cụ thể, nhưng được xác định đang là chuỗi cà phê “ăn nên làm ra”, Nguyễn Hải Ninh, nhà sáng lập The Coffee House cho biết, doanh thu năm 2017 của chuỗi cà phê này cũng tăng trưởng gấp đôi so với 2016. Hiện, chuỗi cà phê này đã vượt mốc đón 20 triệu lượt khách.

“Doanh thu chuỗi cà phê đang tăng trưởng khá tốt, trung bình mỗi ngày quán có thể đón 500 - 1.000 lượt khách. Chúng tôi sẽ mở rộng gấp đôi lượng cửa hàng trong năm nay, và dự định mở 700 cửa hàng trên khắp Việt Nam trong 5 năm tới, với trung bình mỗi tháng có 10 điểm kinh doanh mới ra đời”, ông Ninh nói. Hiện, công ty đã cán mốc 100 cửa hàng trên toàn quốc. Điểm khác biệt của chuỗi này là không đầu tư cửa hàng tại những vị trí vàng, nhưng lại ghi điểm bằng thiết kế quán trẻ trung, ấn tượng, phù hợp với giới trẻ. Giá thức uống cũng ở mức khách hàng trung cấp chấp nhận.

Bênh cạnh chuỗi The Coffee House, mới đây, doanh nghiệp này hoàn tất việc mua lại mảng cà phê của Cầu Đất Farm hồi tháng 1, song song đó, cho ra đời chuỗi cà phê mới – Flagship The Coffee House Singnature. Đây là chuỗi cửa hàng có vốn đầu tư lớn lên tới cả triệu USD, diện tích cửa hàng tại TP HCM rộng 1.000 m2, gấp nhiều lần The Coffee House. Tại đây khách hàng có thể trải nghiệm chọn loại cà phê ưa thích, gồm cả cách pha lẫn những loại cà phê lạ trên thế giới như Kenya, Ethiopia. Cửa hàng có phòng trữ cà phê, máy rang xay trực tiếp.

Còn với chuỗi cà phê Trung Nguyên, doanh thu quán tốt nhất của Trung Nguyên đạt mức trên 2 - 3 tỷ đồng một tháng; các quán khác trung bình 400 - 500 triệu. Hồi tháng 6, công ty này lại một lần nữa thay đổi diện mạo sau 2 năm chuyển mình. Không tiết lộ số vốn đầu tư mới, nhưng Trung Nguyên khẳng định, tiền đầu tư cho dự án này khá lớn với các thư viện sách gồm hơn 16.000 cuốn thuộc 12 lĩnh vực của tủ sách nền tảng đổi đời. Ngoài ra, tại chuỗi mới còn có không gian riêng để khách hàng có thể tĩnh tâm đọc sách, thư giãn. Dự kiến, nếu mô hình này thành công, Trung Nguyên sẽ chuyển đổi toàn bộ 80 quán theo mô hình mới trong tương lai. Đến cuối năm 2018, Tập đoàn sẽ nâng tổng số lên 100.

Là chuỗi cà phê gắn liền với trà sữa, Phúc Long cũng đang có tăng trưởng doanh thu 7% một năm. Tuy nhiên, lượng khách uống cà phê ở đây không nhiều mà chủ yếu doanh thu chiếm phần lớn đến từ trà sữa.

Ở Phía Bắc, dù sinh sau đẻ muộn nhưng chỉ trong vòng 10 năm, Cộng cà phê – chuỗi cà phê Việt nổi tiếng ở Hà Nội đã có hơn 50 cửa hàng. Chuỗi này đang có kế hoạch mở thêm 1- 2 cửa hàng mỗi tháng đến năm 2020. Không chỉ phát triển trong nước, Cộng cà phê đã có một cửa hàng tại Seoul (Hàn Quốc) hồi tháng 8 và đang lên kế hoạch cho 2 điểm kinh doanh khác ở nước này.

Với sự gia tăng nhanh chóng của các chuỗi cà phê Việt, lượng tiêu thụ cà phê trong nước của Việt Nam cũng tăng mạnh. Báo cáo Ngành Nông nghiệp Việt Nam quý III/2017 của BMI Research cho thấy, sản lượng tiêu thụ cà phê rang xay của Việt Nam niên vụ 2017 - 2018 ước khoảng 2,55 triệu bao, tăng mạnh so với trước đó.

Báo cáo cũng cho biết, trong giai đoạn 2005 - 2015, lượng tiêu thụ cà phê của Việt Nam tăng trưởng từ 0,43 kg một người một năm, lên 1,38 kg một người một năm. Đây là mức tăng trưởng cao nhất trong số các quốc gia xuất khẩu cà phê trên thế giới, và dự báo lên 2,6 kg một người một năm vào 2021. Xu hướng cà phê nguyên chất đang ngày càng gia tăng.

Thị trường chuỗi cà phê Việt Nam luôn luôn sôi động với sự góp mặt và cạnh tranh của nhiều thương hiệu lớn nhỏ trong và ngoài nước. Trong đó không thể không nhắc đến sự ganh đua “khốc liệt” ba ông lớn ngành F&B – Highlands Coffee, Phúc Long, The Coffee House trên chiến trường F&B Việt Nam. Hãy cùng iPOS.vn tìm hiểu xem ba chuỗi thương hiệu cà phê đình đám này đã cạnh tranh với nhau ra sao và vị thế của họ trên thị trường F&B Việt hiện nay như thế nào qua bài viết dưới đây nhé!

Nội dung

1. Tổng quan thị trường chuỗi cà phê Việt Nam 2023

Theo một báo cáo do Công ty nghiên cứu thị trường Euromonitor công bố hồi cuối năm ngoái, thị trường chuỗi cà phê Việt Nam có quy mô khoảng 1 tỷ USD/năm. Đây luôn là “miếng bánh béo bở” thu hút sự tham gia của hàng loạt “tay chơi” cả trong và ngoài nước. Bởi vậy mô hình kinh doanh chuỗi cà phê tại Việt Nam đang ngày càng chịu sức ép cạnh tranh khốc liệt hơn.

Từ đầu năm 2023 tình hình kinh tế vĩ mô trong và ngoài nước ảm đạm ảnh hưởng sâu sắc đến hoạt động kinh doanh của nhiều ngành nghề. Kéo theo đó là không khí kinh doanh ngành F&B cũng đang trùng xuống theo tình hình kinh tế nói chung. Xu thế này được dự đoán sẽ tiếp diễn trong thời gian tới và chưa có dấu hiệu suy giảm.

Trước bối cảnh đó, các chủ đầu tư kinh doanh F&B đơn lẻ đang có xu hướng dè chừng và phòng thủ. Các kế hoạch mở mới đang được tạm hoãn để nghe ngóng thêm thị trường. Tuy nhiên, bất chấp viễn cảnh nền kinh tế không mấy khả quan, nhiều thương hiệu lớn, đặc biệt là thương hiệu chuỗi cà phê, bằng nguồn vốn tích lũy của mình đang tranh thủ chiếm lĩnh thị phần khi các đối thủ suy yếu. Riêng trong giai đoạn tháng 3/2021-2/2023, 3 chuỗi cà phê dẫn đầu thị phần là Highlands Coffee, Phúc Long và Starbucks đã khai trương hơn 1.000 điểm bán.

So sánh lương highland coffee vs the coffee house năm 2024
Số lượng cửa hàng gia tăng của các chuỗi cà phê trong 2 năm qua

Trong cuộc cạnh tranh này, các doanh nghiệp nội tỏ ra có ưu thế hơn nếu xét về số lượng thương hiệu và lượng cửa hàng. Báo cáo doanh thu những năm gần đây cũng ghi nhận các thương hiệu Việt như Trung Nguyên, Highlands Coffee, Phúc Long đang vượt mặt các ông lớn ngoại như Starbucks về cả tốc độ tăng trưởng thị phần lẫn độ nhận diện thương hiệu.

Đọc thêm: Thông cáo báo chí: iPOS.vn công bố Báo cáo thị trường Kinh doanh ẩm thực tại Việt Nam năm 2022

2. Highlands Coffee, Phúc Long, The Coffee House “kèn cựa” nhau trên chiến trường F&B 2023 – Thương hiệu nào được yêu thích nhất?

Thị trường F&B Việt Nam tựa như cuộc chiến không hồi kết giữa các chuỗi đồ uống lớn như Highlands Coffee, Phúc Long, The Coffee House. Vào năm 2022, giữa lúc The Coffee House trả hàng loạt mặt bằng do tình hình kinh doanh biến động và thay đổi trong chiến lược kinh doanh thì nhân cơ hội này Phúc Long đã thuê lại một số mặt bằng đẹp và bắt đầu cuộc “càn quét” với số lượng lớn cửa hàng mọc lên.

Sau hơn một năm hợp tác với Tập đoàn Masan, Phúc Long không ngừng “bứt tốc” vươn lên dẫn đầu “cuộc chiến” chuỗi cà phê ở phân khúc từ trung cấp. Sự phát triển nhanh chóng của Phúc Long đã đầy lùi Highlands Coffee lùi lại vị trí thứ hai trong “cuộc chiến” chuỗi cà phê về số lượng điểm bán.

Để góp phần biết được ai là bên đang thắng thế trong cuộc cạnh tranh chuỗi cà phê Việt, tháng 3/2023, Q&Me đã thực hiện cuộc khảo sát với 376 người tiêu dùng tại Hà Nội và Hồ Chí Minh, trong độ tuổi 20 – 49 để tìm ra các thương hiệu được yêu thích nhất.

Kết quả khảo sát cho thấy, top 5 thương hiệu trà/cà phê được yêu thích lần lượt là Highlands Coffee, Phúc Long, The Coffee House, Starbucks và Trung Nguyên Legend. Cụ thể, Highlands Coffee bỏ xa các tên tuổi còn lại khi có tới 77% người được hỏi trả lời yêu thích, 41% yêu thích nhất. Phúc Long – thương hiệu đứng thứ hai, được ghi nhận có 51% người trả lời yêu thích, 16% yêu thích nhất. The Coffee House có tỷ lệ khá sít sao so với Phúc Long, lần lượt là 48% yêu thích và 13% yêu thích nhất.

So sánh lương highland coffee vs the coffee house năm 2024
Kết quả khảo sát thương hiệu cà phê được yêu thích do Q&Me cung cấp

3. Điểm mạnh của Highlands Coffee, Phúc Long, The Coffee House để cạnh tranh trên thị trường chuỗi cà phê Việt

3.1. Highlands Coffee

Điều đầu tiên để Highlands Coffee đứng đầu trong top thương hiệu thức uống được yêu thích tại Việt Nam chắc chắn là danh tiếng thương hiệu. Với gần 24 năm hình thành và phát triển, Highlands Coffee là một trong những thương hiệu cafe danh tiếng và lâu đời nhất tại Việt Nam. Được thành lập bởi người có dòng máu Việt nên thương hiệu ngày càng được khách hàng trong nước “ưu ái” giữa bối cảnh thị trường ngập tràn những thương hiệu ngoại.

So sánh lương highland coffee vs the coffee house năm 2024
Các cửa hàng trong chuỗi Highlands Coffee đều lớn và có vị trí đắc địa

Với tiềm lực tài chính mạnh nên chuỗi cửa hàng của Highlands Coffee luôn được đặt tại vị trí đắc địa. Ngoài ra, với sự thành công của chiến lược nhượng quyền, số lượng cửa hàng của thương hiệu không chỉ giới hạn tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh mà còn được phủ rộng khắp 24 tỉnh thành tại Việt Nam. Đây là lợi thế lớn giúp Highlands dễ dàng tiếp cận với khách hàng và triển khai thuận lợi các chương trình quảng bá trên toàn quốc.

Sản phẩm cũng là một trong những yếu tố giúp Highlands có lợi thế cạnh tranh hơn các đối thủ trên thị trường cà phê Việt. Đồ uống của Highlands Coffee phù hợp với khẩu vị người Việt, đặc biệt là cà phê. Các hạt cà phê cũng chọn lựa kỹ lưỡng bằng cách thủ công nên chất lượng luôn được đảm bảo. Hương vị cà phê đậm đà, rõ vị và có khả năng đáp ứng nhu cầu thưởng thức đa dạng của khách hàng Việt.

So sánh lương highland coffee vs the coffee house năm 2024
3 loại đồ uống đặc trưng làm nên “tên tuổi” Highlands Coffee

Ngoài ra, các loại thức ăn nhanh hiện nay tại Highland cũng đã được “Việt hoá” để đảm bảo tính nhận diện thương hiệu và sự thân thiện với khách hàng. Highland thực hiện loại bỏ đi burger, khoai tây chiên chỉ giữ lại món ăn quen thuộc với người Việt là bánh mì.

3.2. Phúc Long

Thế mạnh nổi trội và hợp thời của Phúc Long đó là sản phẩm trà độc đáo và khác biệt. Nhờ thấu hiểu gu giới trẻ nên Phúc Long đã tập trung phát triển sản phẩm chất lượng cao với vị trà đậm chất riêng. Phúc Long mang đến một vị trà sữa độc đáo không thương hiệu nào có được. Trà sữa Phúc Long vừa béo sữa lại đậm đà vị trà, không cần topping mà vẫn khiến bạn trẻ mê mẩn.

Để có thể đứng vững trên chiến trường F&B Việt Nam, Phúc Long chọn cho mình một lối đi riêng biệt – lấy xây dựng thương hiệu là giá trị cốt lõi. Phúc Long đầu tư bài bản hệ thống nhận diện thương hiệu, đảm bảo tính đồng bộ từ khâu nguyên liệu đến thiết kế, bài trí và sắp đặt nội thất, màu sắc xanh và nâu tạo sự ấm áp, gần gũi và không kém phần sang trọng.

So sánh lương highland coffee vs the coffee house năm 2024
Không gian sang trọng và ấm áp “chuẩn” Phúc Long

Đặc biệt, giá thành sản phẩm cũng là một trong những ưu thế cạnh tranh lớn của Phúc Long. Thương hiệu này lựa chọn giá bán thấp hơn hẳn trong khi giá thuê mặt bằng cũng cao xấp xỉ và chi phí đầu tư lớn. Giá cả của Phúc Long chỉ bằng 50 -70% so với giá bán của Trung Nguyên, 30 – 50% của Starbucks và The Coffee Bean & Tea Leaf, một lợi thế đánh trúng vào tâm lí của đại đa số người tiêu dùng, giá “hời” hơn mà dịch vụ vẫn uy tín giúp họ sẵn sàng quay trở lại vào nhiều lần sau.

Xem thêm: Chiến lược kinh doanh của Phúc Long Coffee & Tea – Từ “kẻ ẩn mình” đến thương hiệu nửa tỷ đô

3.3. The Coffee House

Trải nghiệm khách hàng là một trong những yếu tố The Coffee House coi trọng nhất và cũng là yếu tố mà thương hiệu “quốc dân” này đang phát triển rất tốt. Là một thương hiệu thuần Việt nên The Coffee House hiểu văn hoá cà phê bản địa và phát triển đúng và trúng nhu cầu của khách hàng.

Hiểu rằng khách hàng Việt Nam thích đi cafe vì không gian nhiều hơn là vì để thưởng thức cà phê. Do đó của The Coffee House tập trung cung cấp không gian thoáng, chỗ ngồi rộng và dịch vụ chu đáo, wifi mạnh để đem tới sự trải nghiệm tuyệt vời nhất cho khách hàng. Đây chính là thế mạnh đáng chú ý làm nên tên tuổi của thương hiệu.

So sánh lương highland coffee vs the coffee house năm 2024
Không gian quán của The Coffee House

Bên cạnh trải nghiệm khách hàng, The Coffee House cũng rất đầu tư vào marketing và xây dựng hình ảnh thương hiệu. Thương hiệu Việt này rất “chăm” đưa ra các chương trình truyền thông và quảng bá hình ảnh thương hiệu rộng rãi đến khách hàng.

Kênh truyền thông mà The Coffee House sử dụng thường tập trung chính qua các trang mạng xã hội như Facebook, Instagram, TikTok. Với đặc trưng của một thương hiệu F&B, “Nhà Cà Phê” thường đưa ra các chiến dịch theo mùa, đi theo xu hướng và nhu cầu của khách hàng. Chương trình truyền thông hiệu quả điển hình của The Coffee House có thể kể đến là chiến dịch “Trăng Nhà Kết Nối” mang đến nhiều trải nghiệm mới mẻ cho người trẻ.

4. Lời kết

Như vậy, bài viết đã đưa đến những thông tin về thị trường chuỗi cà phê Việt năm 2023 và sự ganh đua của ba ông lớn “Highlands Coffee, Phúc Long, The Coffee House” trong cuộc chiến giành thị phần. Qua đó, mong rằng bạn đã hiểu hơn về bức tranh thị trường và bối cảnh kinh doanh của các doanh nghiệp F&B này.

The Coffee House đứng thứ mấy?

Đứng thứ 3 về quy mô chuỗi cửa hàng là The Coffee House. Họ vẫn giữ nguyên con số trên dưới 155 cửa hàng cuối năm 2022 và chỉ mở thêm đúng 1 cửa hàng SIGNATURE by The Coffee House cho đến thời điểm này.

Highlands có bao nhiêu cửa hàng ở Philippines?

Cũng theo tiết lộ từ chuỗi cà phê này, hiện họ có 700 cửa hàng tại Việt Nam và 50 cửa hàng tại Philippines tính đến tháng 9/2023. Cuối năm 2022, Highlands Coffee có 605 cửa hàng. Số lượng cửa hàng khổng lồ của Highlands Coffee còn nhiều hơn tổng số cửa hàng của các đối thủ của họ cộng lại.

Highland có bao nhiêu cửa hàng ở Việt Nam?

Với sự phát triển không ngừng, số lượng cửa hàng Highlands Coffee đạt gần 700 cửa hàng tại Việt Nam và hơn 50 cửa hàng tại Philippines tính đến tháng 9/2023.

Highland đã bán cho ai?

Năm 2012, Jollibee Group mua lại 50% SuperFoods Group, đơn vị sở hữu và vận hành hai thương hiệu F&B nổi tiếng Việt Nam là Highlands Coffee và Phở 24.