So sánh màn hình full hd và 2k

Độ phân giải màn hình được biết đến chính là một thông số kĩ thuật đáng quan tâm của bất kì loại thiết bị có màn hình nào, cụ thể như máy vi tính, tivi, điện thoại, cũng như nhiều loại thiết bị khác. Nhưng liệu các chủ thể đã thật sự hiểu bản chất của thông số này? Vậy, màn hình full HD là gì? So sánh Full HD so với 2K và 4K?

Mục lục bài viết

Trước hết ta hiểu về độ phân giải màn hình như sau:

Độ phân giải màn hình được hiểu cơ bản là số các pixel (điểm ảnh) hiển thị trên màn hình, được thể hiện dưới dạng tích của số pixel theo chiều rộng và chiều cao của màn hình.

Ví dụ cụ thể như một màn hình có chiều rộng 1280 pixel, chiều cao 720 pixel thì độ phân giải là 1280 x 720 pixel. Pixel là một khối màu rất nhỏ và là đơn vị cơ bản nhất tạo nên một hình ảnh kĩ thuật số. Có thể hiểu rằng, mỗi một pixel là một chấm màu cực nhỏ trên màn hình.

Độ phân giải màn hình cũng chính là một tiêu chí quan trọng được sử dụng nhằm mục đích chính đó là để đánh giá khả năng hiển thị hình ảnh của một màn hình, nhưng nó chưa phải là quan trọng nhất.

Ví dụ cụ thể như khi so sánh một màn hình laptop có kích thước 13.3 inch và một màn hình khác có kích thước 14.1 inch, cả hai đều có độ phân giải 1280 x 800 pixel, màn hình 13.3 inch sẽ hiển thị hình ảnh có phần sắc nét hơn bởi mật độ pixel của nó cao hơn.

Thông thường, mọi người thường sẽ chỉ nghĩ đơn giản là màn hình có độ phân giải càng lớn thì hình ảnh được hiển thị trên đó càng chi tiết. Thực ra thì trên thực tế, ta nhận thấy điều này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như công nghệ màn hình, kích thước điểm ảnh hay kích thước màn hình… Ví dụ cụ thể như trong trường hợp khi một màn hình có kích thước 5 inch có độ phân giải 1024×768 nếu so sánh với một màn hình khác cũng có độ phân giải 1024×768 nhưng kích thước 8 inch thì rõ ràng với các điểm ảnh trên màn hình 8 inch sẽ bị dàn trải nhiều hơn, do đó hiển thị hình ảnh kém sắc nét hơn.

Hiện nay, công nghệ màn hình trên các thiết bị di động như máy tính bảng và điện thoại thông minh đã vươn tới độ phân giải cực cao lên đến chuẩn 2K+ và có cả 4K. Và tương ứng với mỗi con số như vậy người ta sẽ quy định cho nó một tên gọi theo một chuẩn riêng. Một số độ phân giải thông dụng mà chúng ta thường gặp khi mua điện thoại máy tính bảng và laptop hay nhiều loại thiết bị cụ thể khác thì cũng sẽ được nhân viên tại các cơ sở bán máy tính bảng và điện thoại thông minh giới thiệu.

Màn hình Full HD được hiểu như sau:

Màn hình Full HD trong tiếng Anh là: Full HD screen

Full HD là thuật ngữ chỉ về độ phân giải của màn hình máy tính, laptop, tivi hay điện thoại. HD là chữ viết tắt của cụm từ High Definition: sự rõ nét, hiển thị hình ảnh cao. Khác với SD (Standard Definition: độ sắc nét cơ bản). Màn hình được cấu tạo nên từ các điểm ảnh hay còn gọi là pixel. Những điểm ảnh này được sắp xếp theo cột, hàng nhất định. Độ phân giải màn hình tính theo số cột và hàng của các điểm ảnh đó.

Full HD thực chất có nghĩa là màn hình đó chứa 1920 hàng ngang với 1080 cột dọc đều chứa các điểm ảnh. Như vậy sẽ có khoảng 2.073.600 pixel (~ 2.07 megapixel) khác nhau trên màn hình.

Với số lượng pixel đạt chuẩn như vậy nếu màn hình được thiết kế với kích thước phù hợp sẽ tạo được hình ảnh sống động sắc nét. Nếu với số lượng điểm ảnh như vậy nhưng màn hình được thiết kế quá to thì hình ảnh khởi chiếu không sắc nét.

Mối quan hệ giữa kích thước màn hình và độ phân giải:

Các loại thiết bị khác nhau sẽ được thiết kế với kích thước và độ phân giải màn hình khác nhau. Tuy nhiên với nhu cầu sử dụng cá nhân các chủ thể cũng sẽ có thể chọn mua loại màn hình thích hợp theo nhu cầu cá nhân.

Độ phân giải màn hình được thiết kế phù hợp với kích thước của màn hình để cho hiển thị ra hình ảnh tốt nhất. Với độ phân giải màn hình cao áp dụng với kích thước màn hình quá lớn hay quá nhỏ đều không đạt hiệu quả tốt khi hiển thị hình ảnh. Thông thường thì màn hình có kích thước càng lớn yêu cầu độ phân giải càng cao. Sẽ có mức quy định phù hợp giữa độ phân giải và kích thước của màn hình. Các bạn có thể dựa vào đó để tham khảo nếu muốn chọn mua một màn hình mới.

2. Các loại độ phân giải màn hình:

Bên cạnh Full HD vẫn còn các loại phân giải màn hình khác. Cụ thể đó là các loại sau:

– Màn hình SD:

Các màn hình SD có độ phân giải 720×576 thuộc vào loại màn hình có độ phân giải thấp nhất. Tính cho đến hiện đại có khá ít các sản phẩm sử dụng loại màn hình SD này.

– Màn hình HD:

Màn hình HD thường có độ phân giải 1280×720 với tỷ lệ khung hình chuẩn 4:3. Bên cạnh đó với màn hình tiêu chuẩn HD còn có một số loại khác được thiết kế với độ phân giải 1366×768 pixel. Loại màn hình này được sử dụng với nhiều laptop phổ biến hiện nay.

– Màn hình Full HD:

Loại màn hình này như đã được nói ở trên, được thiết kế với độ phân giải 1920×1080 pixel. Tỷ lệ khung hình chuẩn của màn hình kiểu này là 16:9 được gọi với tên gọi màn hình Full HD, màn hình FHD. Các loại thiết bị điện tử hiện đại ngày nay đều sử dụng loại màn hình này.

– Màn hình Quad HD:

Màn hình Quad HD còn được gọi màn hình 2K, QHD. So với màn hình Full HD thì loại màn hình này có độ phân giải cao hơn, 2560×1440. Màn hình Quad HD được sản xuất nhằm nâng cao chất lượng hiển thị hình ảnh với một số màn hình Full HD trước đây.

– Màn hình Ultra HD (màn hình 4K):

Màn hình Ultra HD (màn hình 4K) được biết đến là tiêu chuẩn màn hình có độ phân giải cao nhất hiện nay, 3840×2160 hay 4096 x 2160 pixel. Loại màn hình này được áp dụng vào một số sản phẩm tivi 4K hay một số loại smartphone mới nhất.

Vẫn còn một số loại biến thể khác về độ phân giải màn hình như Full HD+, WXGA… SHD không phải là độ phân giải màn hình nhỏ nhất, trước đó còn có các độ phân giải màn hình thấp thích hợp với các loại di động màn hình nhỏ như: QQVGA, QVGA, VGA, WVGA, FWVGA…

3. So sánh Full HD so với 2K và 4K:

Ta hiểu về 2K QHD như sau:

Màn hình 2K được biết đến chính là những màn hình có chiều rộng nằm trong phạm vi 2.000 pixel. Thông thường, bạn sẽ thấy màn hình 2K có độ phân giải hiển thị 2560×1440, đó là lý do tại sao nó thường được viết ngắn gọn là1440p. Tuy nhiên, độ phân giải này còn được gọi chính thức là Quad HD (QHD). Do đó, nhiều hãng tuyên bố rằng màn hình của họ có độ phân giải 2K QHD.

Ta hiểu về 4K UHD như sau:

4K UHD được sử dụng để nhằm mục đích thực hiện việc mô tả màn hình hoặc nội dung có chiều rộng đạt đến phạm vi 4.000 pixel. Tuy nhiên, không giống như Full HD, với các lĩnh vực chuyên môn khác nhau độ phân giải 4K UHD lại được định nghĩa khác nhau và có nhiều thông số kỹ thuật chiều rộng x chiều cao khác nhau. Ví dụ: với những chiếc màn hình thường thấy trong các hộ gia đình, 3840×2160 và 4096×2160 là hai trong số các thông số kỹ thuật 4K UHD phổ biến nhất. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, 3840×2160 đã dần trở thành xu hướng chủ đạo, và chỉ còn một số sản phẩm có độ phân giải 4096×2160.

Nếu các chủ thể muốn thưởng thức nội dung 4K một cách trọn vẹn nhất, ngoài việc có một chiếc màn hình 4K, các chủ thể cũng cần đảm bảo rằng tất cả các thiết bị ngoại vi cũng có khả năng 4K.

Ví dụ như: đầu nối HDMI của bạn có phải là HDMI 2.0 hay không và trình phát đa phương tiện và nội dung của các chủ thể liệu có hỗ trợ 4K hay không. Tất cả những điều này là những điều mà các chủ thể cũng sẽ cần cân nhắc khi mua màn hình 4K.

4. Có sự khác biệt nào giữa Full HD, 2K và 4K không?

Nếu chúng ta suy nghĩ về câu hỏi này dưới góc độ khoa học, câu trả lời là có. Con người có trường nhìn ngang khoảng 100 độ, tối đa 60 pixel ở mỗi độ của cung tròn. Nói cách khác, con người có thể nhận thức tối đa 6000 pixel theo chiều ngang.

Với Full HD, 1920 pixel ngang của nó tương đương với khoảng 32 độ trên cung tròn, thấp hơn một nửa so với 100 độ mà con người có thể nhìn thấy. Tuy nhiên, với 4K HUD, số lượng pixel theo chiều ngang tăng gấp bốn lần so với Full HD, cũng chính bởi vì nguyên nhân đó, ngay cả khi kích thước của các màn hình giống nhau, số lượng pixel tuyệt đối cho phép người xem ngồi gần màn hình hơn và bao phủ một phần lớn hơn trường nhìn của họ mà không làm giảm chất lượng hình ảnh, do đó mang lại cho người xem trải nghiệm xem sống động và ấn tượng hơn.