So sánh sản xuất và kinh doanh

Trong nền kinh tế thị trường, hàng hóa được sản xuất và thông qua quá trình lưu thông được đem bán trên thị trường. Quá trình sản xuất cần có năng suất cao và lưu thông đòi hỏi sự chuyên môn hóa giúp nhà sản xuất bán được hàng hóa nhanh chóng và dễ tiếp cận với người tiêu dùng. Doanh nghiệp sản xuất và doanh nghiệp thương mại ra đời để đảm bảo tính chuyên môn hóa này.

Doanh nghiệp sản xuất là gì?

Doanh nghiệp sản xuất sử dụng nguồn lực và tư liệu sản xuất để tạo ra hàng hóa

Doanh nghiệp sản xuất là tổ chức kinh tế hợp pháp. Một loại hình doanh nghiệp được thành lập với mục đích sử dụng các nguồn lực cần thiết (nhân lực – tài lực – vật lực) tạo ra các sản phẩm đem trao đổi trong thương mại, đáp ứng nhu cầu sử dụng và tiêu dùng của con người.

Doanh nghiệp thương mại là gì?

Doanh nghiệp sản xuất sử dụng nguồn lực và tư liệu sản xuất để tạo ra hàng hóa

Doanh nghiệp thương mại là tổ chức kinh tế hợp pháp, hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực lưu thông hàng hoá bao gồm đầu tư tiền của, công sức và tài năng... vào lĩnh vực mua bán hàng hoá đáp ứng nhu cầu của thị trường nhằm kiếm lợi nhuận. Doanh nghiệp thương mại không trực tiếp sản xuất tạo ra sản phẩm.

Xem thêm bài viết: Quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ một cách hiệu quả

Điểm khác biệt trong hai loại hình doanh nghiệp

Doanh nghiệp sản xuất và doanh nghiệp thương mại tuy có những chức năng, xu hướng vận dụng khái niệm (sản xuất, thương mại) và phương pháp quản trị tương đồng. Song đặc điểm hoạt động trong hai loại hình doanh nghiệp này cũng có nhiều khác biệt.

Sự khác biệt giữa hoạt động doanh nghiệp sản xuất và doanh nghiệp thương mại:

Bảng so sánh sự khác biệt giữa hoạt động doanh nghiệp sản xuất và doanh nghiệp thương mại

Sự khác biệt giữa quản trị doanh nghiệp thương mại và quản trị doanh nghiệp sản xuất là gì?

Quản trị doanh nghiệp là gì?

Quản trị doanh nghiệp là một hệ thống các thiết chế, chính sách, luật lệ nhằm định hướng, vận hành và kiểm soát công ty. Quản trị doanh nghiệp cũng bao hàm mối quan hệ giữa nhiều bên, không chỉ trong nội bộ công ty như các cổ đông (đối với Công ty cổ phần)/thành viên góp vốn (đối với Công ty TNHH), Ban giám đốc điều hành, Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên mà còn những bên có lợi ích liên quan bên ngoài công ty: cơ quan quản lý Nhà nước, các đối tác kinh doanh và cả môi trường, cộng đồng, xã hội.

Quản trị doanh nghiệp sản xuất

Quản trị doanh nghiệp sản xuất quan trọng nhất ở quản lý quy trình sản xuất. Quy trình này có sự tham gia của tất cả các bộ phận tại nhà máy (ban giám đốc nhà máy và các phòng ban, bộ phận trực thuộc), với các công việc tuần tự sau:

- Bộ phận sản xuất kế thừa “kế hoạch sản xuất” từ bộ phận kinh doanh và xây dựng các “kế hoạch sản xuất” chi tiết theo các công đoạn sản xuất.

- Dựa trên kế hoạch sản xuất, tồn kho nguyên liệu khả dụng sẽ tiến hành dự trù nguyên liệu phục vụ sản xuất.

- Kiểm tra và theo dõi thời gian dừng máy để dự trù vật tư sửa chữa, bảo dưỡng.

- Lập các đề nghị mua vật tư, đề nghị xuất/lĩnh vật tư chuyển bộ phận kỹ thuật kiểm tra và gửi về phòng mua hàng.

- Dựa trên kế hoạch và nguồn lực phù hợp tiến hành lập các “lệnh sản xuất” chuyển tới các phân xưởng, công đoạn sản xuất trong nhà máy để tiến hành quá trình sản xuất.

- Theo dõi tiến độ, thống kê sản xuất chi tiết theo các kế hoạch sản xuất.

- Phối kết hợp, kiểm tra đánh giá chất lượng thành phẩm hoàn thành.

Quản trị doanh nghiệp thương mại

Quản trị doanh nghiệp thương mại là gì? Đó là hoạt động quản trị các bên: nhà cung cấp, bộ phận mua hàng, nhập kho, và các kênh phân phối…

Do mua hàng là khâu đầu tiên, cơ bản của hoạt động kinh doanh, là điều kiện để hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thương mại tồn tại và phát triển. Tổ chức tốt việc mua hàng là cơ sở để thực hiện các mục tiêu của doanh nghiệp thương mại.

Vì thế, tìm hiểu về quy trình quản doanh nghiệp thương mại, điều cần thiết là tìm hiểu về hoạt động mua hàng của doanh nghiệp. Quản trị mua hàng trong doanh nghiệp thương mại có sự tham gia của Bộ phận Kế hoạch – Mua hàng, bộ phận Kế toán, Ban Lãnh đạo.

Trên đây là phân tích về sự khác nhau giữa quản trị doanh nghiệp thương mại và quản trị doanh nghiệp sản xuất. Cho dù loại hình doanh nghiệp là gì thì nhà quản trị doanh nghiệp luôn cần áp dụng phương pháp quản trị tiên tiến, khoa học và hiện đại. Việc thiếu cái nhìn dài hạn và thiếu minh bạch thông tin đều là những nguyên nhân khiến cho quản trị doanh nghiệp trở nên yếu kém tại các công ty.

Vai trò của doanh nghiệp sản xuất trong nền kinh tế thị trường là không thể phủ nhận. Tại đây, diễn ra các hoạt động để tạo ra sản phẩm – cung cấp sản phẩm để phục vụ cho nhu cầu xã hội. Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về doanh nghiệp sản xuất, đặc điểm của doanh nghiệp sản xuất qua bài viết dưới đây.

So sánh sản xuất và kinh doanh

Doanh nghiệp sản xuất

1. Doanh nghiệp sản xuất là gì?

Doanh nghiệp sản xuất là tổ chức kinh tế hợp pháp ra đời với mục đích tận dụng các nguồn lực cần thiết (nhân lực – tài lực – vật lực) tạo ra các sản phẩm hàng hóa đem trao đổi trong dịch vụ thương mại đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của mọi người.

So sánh sản xuất và kinh doanh

Quá trình sản xuất của một doanh nghiệp là sự kết hợp giữa ba yếu tố cơ bản: sức lao động, đối tượng lao động và tư liệu lao động để tạo ra sản phẩm.

- Sức lao động: là khả năng của lao động của con người, là sự kết hợp thể lực và trí lực của con người trong quá trình lao động.

- Đối tượng lao động: là những nguyên liệu, thành phần của tự nhiên mà người lao động tác động vào để biến đổi nó theo mục đích của mình. Đối tượng lao động gồm có 2 loại:

+ Loại có sẵn trong tự nhiên. Chẳng hạn như: khoáng sản, đất đá, thủy hải sản liên quan đến ngành công nghiệp khai thác.

+ Loại đã qua chế biến – có sự tác động của lao động trước đó (ví dụ: thép, phôi, sợi dệt, bông…), là đối tượng lao động của các ngành công nghiệp chế biến.

- Tư liệu lao động: Trong sản xuất, có hai loại tư liệu lao động là: bộ phận trực tiếp tác động vào đối tượng lao động theo mục đích của con người, tức là công cụ lao động (ví dụ: máy móc, thiết bị sản xuất…); bộ phận gián tiếp cho quá trình sản xuất (ví dụ: nhà xưởng, kho, sân bay, đường xá, phương tiện giao thông…).

2. Đặc điểm doanh nghiệp sản xuất

Hãy cùng Tân Thành Thịnh tìm hiểu về các đặc điểm chung về hoạt động của các doanh nghiệp sản xuất nay nhé.

So sánh sản xuất và kinh doanh

  1. Quyết định hoạt động của doanh nghiệp:

Dựa trên những yêu cầu, đòi hỏi của thị trường mà doanh nghiệp sản xuất đưa ra những quyết định trong việc sản xuất các mặt hàng tiêu dùng ra sao, sản xuất cái gì để cân bằng giữa cung và cầu trên thị trường.

  1. Quy trình sản xuất:

Quy trình sản xuất dựa vào sự kết hợp giữa nguyên vật liệu, nhân công và các trang thiết bị để tạo nên sản phẩm.

  1. Chi phí sản xuất:

Là các chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất hàng hóa, gồm chi phí nhân công và nguyên vật liệu hàng hóa để điều hành phục vụ cho việc sản xuất hàng hóa.

  1. Giá thành sản phẩm:

Toàn bộ chi phí để hoàn thành một số lượng hàng hóa nhất định trong thời gian nhất định.

  1. Quy trình quản lý doanh nghiệp sản xuất:

Hoạt động Quản lý trong doanh nghiệp sản xuất (Quản lý quy trình sản xuất) có sự tham gia của tất cả các bộ phận tại nhà máy (ban giám đốc nhà máy và các phòng ban, bộ phận trực thuộc), với các công việc tuần tự sau:

  • Bộ phận sản xuất tiếp nhận “kế hoạch sản xuất” từ bộ phận kinh doanh và xây dựng các “kế hoạch sản xuất” chi tiết theo các công đoạn sản xuất.
  • Dựa trên kế hoạch sản xuất, tồn kho nguyên liệu khả dụng sẽ tiến hành dự trù nguyên liệu phục vụ sản xuất.
  • Kiểm tra và theo dõi thời gian dừng máy để dự trù vật tư sửa chữa, bảo dưỡng.
  • Lập các đề nghị mua vật tư, đề nghị xuất/lĩnh vật tư chuyển bộ phận kỹ thuật kiểm tra và gửi về phòng mua hàng.
  • Dựa trên kế hoạch và nguồn lực phù hợp tiến hành lập các “lệnh sản xuất” chuyển tới các phân xưởng, công đoạn sản xuất trong nhà máy để tiến hành quá trình sản xuất.
  • Theo dõi tiến độ, thống kê sản xuất chi tiết theo các kế hoạch sản xuất.
  • Phối kết hợp, kiểm tra đánh giá chất lượng thành phẩm hoàn thành.

3. Các loại hình doanh nghiệp sản xuất

Cho dù doanh nghiệp của bạn sản xuất những mặt hàng nào thì khi thành lập doanh nghiệp sản xuất cũng phải lựa chọn một trong những loại hình doanh nghiệp dưới đây:

So sánh sản xuất và kinh doanh

a) Doanh nghiệp tư nhân

Đây là hình thức doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Chủ doanh nghiệp tư nhân toàn quyền quyết định các vấn đề doanh nghiệp của mình. Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân.

b) Công ty TNHH 1 thành viên

Công ty TNHH 1 thành viên là loại hình doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu. Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi vốn điều lệ.

Công ty TNHH một thành viên có ưu điểm là chủ sở hữu toàn quyền quyết định mọi hoạt động công ty. Chủ sở hữu chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi vốn điều lệ đã góp. Công ty TNHH một thành viên không phát hành được cổ phiếu.

c) Công ty TNHH 2 thành viên trở lên

Công ty TNHH hai thành viên trở lên là doanh nghiệp có số thành viên từ 2 đến 50 thành viên góp vốn. Các thành viên chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số vốn điều lệ công ty đã góp. Nhược điểm là cũng hạn chế thành viên, không phát hành được cổ phiếu.

d) Công ty cổ phần

Công ty cổ phần là loại hình doanh nghiệp của công ty mà vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần. Những người mua cổ phần của công ty gọi là cổ đông. Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa.

Tùy theo số lượng thành viên cùng tham gia sáng lập doanh nghiệp mà có thể lựa chọn một loại hình doanh nghiệp thích hợp nhất cho mình.

4. So sánh doanh nghiệp thương mại và doanh nghiệp sản xuất

Khác với doanh nghiệp sản xuất, doanh nghiệp thương mại là tổ chức kinh tế hợp pháp, thực hiện việc cung ứng hàng hóa, dịch vụ cho người tiêu dùng nhằm mục đích thu về lợi nhuận. Doanh nghiệp thương mại không trực tiếp sản xuất tạo ra sản phẩm.

Sự khác biệt giữa hoạt động doanh nghiệp sản xuất và doanh nghiệp thương mại:

Doanh nghiệp sản xuất có yếu tố đầu vào, hữu hình, dự trữ được còn doanh nghiệp thương mại thì không

+ Doanh nghiệp sản xuất có yếu tố đầu ra ổn định với những tiêu chuẩn kiểm duyệt, doanh nghiệp thương mại không đồng đều, ổn định.

+ Doanh nghiệp sản xuất có thể dễ dàng đánh giá về chất lượng

+ Doanh nghiệp sản xuất trả công trực tiếp, doanh nghiệp thương mại trả công gián tiếp

+ Doanh nghiệp sản xuất quan hệ với khách hàng gián tiếp, doanh nghiệp thương mại quan hệ trực tiếp với khách hàng.

Bạn có nhu cầu tư vấn thành lập doanh nghiệp hay gọi ngay 0909 54 8888 để được nhân viên tư vấn chi tiết.

Trên đây là những thông tin chia sẻ về doanh nghiệp sản xuất, hy vọng bài viết sẽ cung cấp đến các bạn nhiều thông tin bổ ích.