So sánh thuế quan và phi thuế quan

Căn cứ Điều 2 Quy chế hoạt động của khu phi thuế quan trong khu kinh tế, khu kinh tế cửa khẩu ban hành kèm theo ngày 30/7/2009, khu phi thuế quan được quy định như sau:

- Khu phi thuế quan là khu vực:

+ Khu vực địa lý có ranh giới xác định;

+ Được ngăn cách với lãnh thổ bên ngoài bằng hàng rào cứng, có cổng và cửa ra vào bảo đảm điều kiện cho sự kiểm soát của cơ quan Hải quan và các cơ quan chức năng có liên quan;

+ Có cơ quan Hải quan giám sát, kiểm tra hàng hóa và phương tiện ra vào khu.

- Khu phi thuế quan thuộc khu kinh tế, khu kinh tế cửa khẩu bao gồm:

+ Khu bảo thuế;

+ Khu kinh tế thương mại đặc biệt;

+ Khu thương mại công nghiệp;

+ Khu thương mại tự do và các khu có tên gọi khác được thành lập theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, có quan hệ mua bán trao đổi hàng hóa giữa khu này với bên ngoài là quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu.

- Nội địa là phần lãnh thổ Việt Nam bên ngoài khu phi thuế quan.

Ngoài ra, theo khoản 17 Điều 2 Nghị định 35/2022/NĐ-CP (có hiệu lực từ ngày 15/7/2022), khu phi thuế quan trong khu kinh tế là khu phi thuế quan được xác định trong quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế.

Lưu ý: Ranh giới địa lý của khu phi thuế quan được xác định trong Quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế, khu kinh tế cửa khẩu do cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật.

2. Các hoạt động trong khu phi thuế quan

Theo Điều 4 , các hoạt động trong khu phi thuế quan bao gồm:

- Các hoạt động thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ và các hoạt động khác quy định tại Luật Thương mại;

- Sản xuất, gia công, tái chế, lắp ráp, chế biến hàng hóa.

Đồng thời, Điều 30 Nghị định 35/2022/NĐ-CP quy định chi tiết các hoạt động thương mại, đầu tư, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của khu phi thuế quan trong khu kinh tế như sau:

- Tạm nhập, tái xuất hoặc tạm xuất, tái nhập, quá cảnh, chuyển khẩu, trung chuyển hàng hóa;

- Cung cấp dịch vụ liên quan đến hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu;

- Kinh doanh hàng miễn thuế, hàng miễn thuế giảm giá;

- Dịch vụ logistics; sản xuất, gia công, tái chế, lắp ráp, phân loại, đóng gói hàng xuất khẩu, nhập khẩu và cung cấp dịch vụ liên quan;

- Các hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ khác theo quy định của pháp luật.

Các hoạt động tại khu phi thuế quan nêu trên phải tuân thủ các quy định của pháp luật có liên quan của Việt Nam về hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện.

3. 04 đối tượng được phép hoạt động trong khu phi thuế quan

Điều 5 quy định có 04 đối tượng được phép hoạt động trong khu phi thuế quan (gọi chung là doanh nghiệp khu phi thuế quan), bao gồm:

- Thương nhân Việt Nam;

- Chi nhánh, văn phòng đại diện của thương nhân Việt Nam;

- Chi nhánh, văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam;

- Nhà đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư.

\>>> Xem thêm: Trường hợp nào hàng hóa sản xuất, gia công, tái chế tại khu phi thuế quan không sử dụng nguyên liệu, linh kiện nhập khẩu từ nước ngoài được miễn thuế nhập khẩu?

Trường hợp doanh nghiệp nội địa nhập khẩu tại chỗ từ doanh nghiệp chế xuất và khu phi thuế quan thì xử lý chính sách thuế như thế nào?

Sản phẩm nhập khẩu tại chỗ theo loại hình E31 đưa vào sản xuất và xuất khẩu ra nước ngoài hoặc xuất vào khu phi thuế quan thì có được hoàn thuế không?

Như Mai

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Khu chế xuất và khu phi thuế quan có mối liên hệ mật thiết, nhưng giữa chúng vẫn có những khác biệt nhất định. Cụ thể, cùng theo dõi bài viết dưới đây:

1. Khu chế xuất là gì? Khu phi thuế quan là gì?

Theo khoản 2 Điều 2 Nghị định số 35/2022/NĐ-CP, khu chế xuất là:

- Khu công nghiệp chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, cung ứng dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu;

- Được ngăn cách với khu vực bên ngoài bằng hàng rào cứng, có cơ quan hải quan kiểm tra, giám sát, kiểm soát hàng hóa xuất, nhập khẩu…

Còn theo khoản 1 Điều 4 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 2016, khu phí thuế quan là:

- Khu vực kinh tế nằm trong lãnh thổ Việt Nam, được thành lập theo quy định của pháp luật;

- Có ranh giới địa lý xác định, ngăn cách với khu vực bên ngoài bằng hàng rào cứng, bảo đảm điều kiện cho hoạt động kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan của cơ quan hải quan và các cơ quan có liên quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và phương tiện, hành khách xuất cảnh, nhập cảnh.

Căn cứ theo quy định tại khoản 20 Điều 4 Thông tư 219/2013/TT-BTC: “Khu phi thuế quan bao gồm: khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất, kho bảo thuế, khu bảo thuế, kho ngoại quan, khu kinh tế thương mại đặc biệt, khu thương mại - công nghiệp và các khu vực kinh tế khác được thành lập và được hưởng các ưu đãi về thuế như khu phi thuế quan theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Quan hệ mua bán trao đổi hàng hóa giữa các khu này với bên ngoài là quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu”.

Theo đó, khu chế xuất được coi là khu phi thuế quan, nói cách khác, khu chế xuất là “tập con” của khu phi thuế quan.

So sánh thuế quan và phi thuế quan
Khu chế xuất và khu phi thuế quan có mối liên hệ mật thiết (Ảnh minh họa)

2. Phân biệt khu chế xuất và khu phi thuế quan

Tuy là một trong các loại hình của khu phi thuế quan nhưng khu chế xuất vẫn có những điểm riêng biệt. Để có cái nhìn cụ thể hơn về khu chế xuất và khu phi thuế quan, bạn đọc tham khảo bảng so sánh sau:

Tiêu chí so sánh

Khu chế xuất

Khu phi thuế quan

Khái niệm

Khu chế xuất là khu công nghiệp chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, cung ứng dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu; được ngăn cách với khu vực bên ngoài theo quy định áp dụng đối với khu phi thuế quan quy định tại pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.

Khu phi thuế quan là khu vực kinh tế nằm trong lãnh thổ Việt Nam, được thành lập theo quy định của pháp luật, có ranh giới địa lý xác định, ngăn cách với khu vực bên ngoài bằng hàng rào cứng, bảo đảm điều kiện cho hoạt động kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan của cơ quan hải quan và các cơ quan có liên quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và phương tiện, hành khách xuất cảnh, nhập cảnh; quan hệ mua bán, trao đổi hàng hóa giữa khu phi thuế quan với bên ngoài là quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu.

Mục tiêu thành lập

Nhằm tập trung sản xuất hàng xuất khẩu, cung ứng dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu

Giúp hải quan và các cơ quan có liên quan dễ dàng thực hiện công việc kiểm tra, giám sát.

Tính chất ranh giới địa lý

Có ranh giới địa lý được xác định trong Quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế, khu kinh tế cửa khẩu do cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật

Chính sách ưu đãi thuế

- Thực hiện dự án đầu tư mới tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn được áp dụng thuế suất ưu đãi 20% trong thời gian mười năm (10 năm)

- Được miễn tiền thuế 02 năm và giảm 50% số thuế phải nộp trong 04 năm tiếp theo đối với thu nhập từ thực hiện dự án đầu tư mới

- Được miễn tiền thuê đất 07 năm…

Hàng hóa ở khu phi thuế quan được áp dụng thuế suất thuế GTGT là 0% với từng trường hợp cụ thể…

Như vậy, khu phi thuế quan là một khái niệm rộng bao gồm khu chế xuất, còn khu chế xuất chỉ là một phần nhỏ trong khu phi thuế quan.

Khu phi thuế quan và khu chế xuất đều được thành lập dưới sự chấp thuận của Chính phủ để tập trung cho các hoạt động xuất/nhập khẩu, đảm bảo có ranh giới địa lý xác định để các cơ quan ban ngành dễ dàng kiểm tra, giám sát hoạt động của các doanh nghiệp.

Đồng thời, khu thuế quan và khu chế xuất đều được hưởng nhiều chính sách ưu đãi về thuế giúp doanh nghiệp tối ưu chi phí, nâng cao tính cạnh tranh trên thị trường, tập trung mọi nguồn lực để nâng cao kim ngạch xuất khẩu cho thị trường Việt Nam.

Hàng rào phi thuế quan bao gồm những gì?

Hàng rào phi thuế quan (Non-tariff barriers) Hàng rào phi thuế quan bao gồm những yêu cầu về mặt chất lượng và hình thức đối với hàng nhập khẩu hoặc trợ cấp cho các nhà sản xuất hàng hóa trong nước. Chẳng hạn như giấy phép nhập khẩu, kiểm soát xuất khẩu, cấm vận, hạn chế thương mại,…

Khu phi thuế quan là gì ví dụ?

Cụ thể, khu phi thuế quan bao gồm: Khu chế xuất; Doanh nghiệp chế xuất; Kho bảo thuế, khu bảo thuế, kho ngoại quan, khu kinh tế thương mại đặc biệt, khu thương mại - công nghiệp và các khu vực kinh tế khác được thành lập và được hưởng các ưu đãi về thuế như khu phi thuế quan theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Hàng rào hành chính là gì?

Hàng rào hành chính bao gồm các quy định pháp luật về cấm nhập, cấm xuất, giấy phép, hạn ngạch (quota), hạn chế xuất khẩu tự nguyện, tỷ lệ nội địa hóa bắt buộc. Thứ hai, rào cản kỹ thuật bản thân nó chỉ là những quy chuẩn kỹ thuật do một quốc gia quy định đối với hàng hóa.

Các biện pháp phi thuế quan là gì?

Các biện pháp phi thuế quan được hiểu là cách gọi một cách tổng quát những biện pháp do chính phủ đặt ra để hạn chế nhập khẩu hàng hóa nhằm bảo vệ thị trường trong nước, bao gồm những biện pháp kinh tế, pháp luật, kỹ thuật và hành chính.