Soạn văn lớp 9 tập 1 trang 36 năm 2024

Giải câu hỏi – Luyện tập (Trang 36 SGK ngữ văn 9 tập 1) – Phần soạn bài Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em trang 36 SGK ngữ văn lớp 9 tập 1.

Đề bài:

Câu hỏi. Phát biểu ý kiến về sự quan tâm, chăm sóc của chính quyền địa phương, của các tổ chức xã hội nơi em ở hiện nay đối với trẻ em.

Trả lời:

Nêu những nhận xét cá nhân về sự quan tâm tới trẻ em ở địa phương.

Ví dụ: Ở đất nước ta, vấn đề bảo vệ chăm sóc trẻ em đã được sự quan tâm cụ thể của Đảng. Nhà nước, sự tham gia tích cực của nhiều tổ chức xã hội, của toàn dân. (Có thể nêu ra những hoạt động vì trẻ em: tiêm chủng miễn phí, khám chữa bệnh miễn phí cho trẻ em dưới 6 tuổi, mọi trẻ em đều được đi học, các tổ chức xã hội bảo vệ trẻ em, các tổ chức và hoạt động nhân đạo vì trẻ em thiệt thòi, trẻ em đặc biệt khó khăn…).

Nhân vật chàng rể không tuân thủ phương châm hội thoại, gây phiền toái, khó chịu cho người khác và không phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.

Bài học: Trong giao tiếp cần thực hiện phương châm hội thoại phù hợp với tình huống giao tiếp (Nói khi nào? Nói ở đâu? Nói với ai? Nói để làm gì?).

II. Những trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoại

Câu 1 (trang 37 sgk Văn 9 Tập 1): Trong các ví dụ đã phân tích thì chỉ có câu chuyện Người ăn xin tuân thủ phương châm hội thoại lịch sự, các ví dụ còn lại đều không tuân thủ phương châm hội thoại.

Câu 2 (trang 37 sgk Văn 9 Tập 1):

- Câu trả lời của Ba không đáp ứng yêu cầu mà An mong muốn.

- Phương châm hội thoại về lượng không được tuân thủ. Bởi câu trả lời mà An muốn biết là cụ thể năm nào chứ không phải là một khoảng thời gian chung chung.

- Người nói không tuân thủ phương châm hội thoại vì lượng bởi có thể câu hỏi của An đưa ra Ba không trả lời được, và nếu trả lời sai, đưa ra thông tin không xác thực sẽ kéo theo sự vi phạm phương châm hội thoại về chất.

Câu 3 (trang 37 sgk Văn 9 Tập 1):Phương châm hội thoại về chất không được tuân thủ. Vì có thể người bác sĩ không muốn nói thật về tình trạng sức khỏe của bệnh nhân để tránh tâm lí hoang mang, sợ hãi cho người bệnh.

Câu 4 (trang 37 sgk Văn 9 Tập 1): Khi nói "tiền bạc chỉ là tiền bạc" không tuân thủ phương châm hội thoại về lượng. Câu nói muốn nhấn mạnnh về giá trị của tiền bạc, tiền bạc không phải là tất cả, có nhiều thứ còn quan trọng hơn tiền bạc.

III. Luyện tập

Câu 1 (trang 38 sgk Văn 9 Tập 1): Câu hỏi của người bố không tuân thủ phương châm hội thoại lịch sự. Vì người con mới có 5 tuổi chưa biết chữ "Tuyển tập truyện ngắn Nam Cao". Ở đây ông bố không quan tâm đến đối tượng giao tiếp, câu trả lời không phù hợp với tình huống giao tiếp.

Câu 2 (trang 38 sgk Văn 9 Tập 1):

- Thái độ và lời nói của chân, Tay, Tai, mắt, miệng đã vi phạm phương châm hội thoại lịch sự.

- Việc không tuân thủ phương châm ấy là không có lí do chính đáng. Vì Chân, Tai, mắt, miệng đã không thấy rõ mối quan hệ khăng khít giữa họ và lão miệng.

Trả lời câu hỏi bài tập trang 36 SGK Ngữ văn lớp 9 tập 1 phần hướng dẫn soạn bài Các phương châm hội thoại (Tiếp theo)

Tài liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài tập trang 36 SGK Ngữ văn 9 tập một phần trả lời câu hỏi mục Quan hệ giữa phương châm hội thoại với tình huống giao tiếp, soạn bài Các phương châm hội thoại (Tiếp theo) chi tiết và đầy đủ nhất.

Đề bài

Đọc truyện cười sau và trả lời câu hỏi

CHÀO HỎI

Anh chàng nọ ở nhà vợ tại một vùng quê, được người nhà dặn là phải luôn chào hỏi mọi người xung quanh.

Một hôm, anh ta ra đường và thấy một người đang đốn cành trên một cây cao, liền ra dấu gọi.

Người kia dừng việc, lật đật trèo xuống, hỏi:

-Có chuyện gì thế?

-Có gì đâu! Bác làm việc vất vả lắm phải không?

(Theo truyện cười giân dan Việt Nam)

Nhân vật chàng rể có tuân thủ đúng phương châm lịch sự không? Vì sao em nhận xét như vậy? Có thể rút ra bài học gì qua câu chuyện này?

Trả lời bài tâp trang 36 SGK Ngữ văn 9 tập 1

Tham khảo một số cách trình bày dưới đây

Cách trình bày 1

- Chàng rể gọi một người từ trên cây cao xuống để chào và hỏi là làm phiền hà người đó. Cho nên, chàng rể đã không tuân thủ phương châm lịch sự.

- Cần chú ý nói với ai, nói khi nào, nói ở đâu, nói để làm gì, ta mới tuân thủ đúng các phương châm hội thoại.

- Bài học rút ra: Cần chú ý đặc điểm tình huống giao tiếp cụ thể vì một câu nói có thể thích hợp trong tình huống này nhưng không thích hợp trong một tình huống khác.

Cách trình bày 2

- Nhân vật chàng rể có tuân thủ đúng phương châm lịch sự vì nó thể hiện sự quan tâm đến người khác.

- Rút ra bài học: Sử dụng không đúng lúc đúng chỗ vì người được hỏi đang ở trên cành cây cao nên phải vất vả trèo xuống để trả lời.

Cách trình bày 3

- Truyện cười “Chào hỏi” liên quan đến phương châm lịch sự.

- Anh chàng rể đã không quan tâm đến tình huống giao tiếp cụ thể.

  • Câu hỏi thăm của anh hoàn toàn lịch sự nhưng lại bị coi là thiếu lịch sự, tế nhị khi làm phiền tới người khác

→ Cần chú ý tới tình huống giao tiếp cho phù hợp.

Cách trình bày 4

- Rõ ràng chàng ngốc đã làm một việc quấy rối, gây phiền hà cho người khác.

- Bài học: Cần vận dụng phương châm hội thoại phù hợp với tình huống giao tiếp.

Ghi nhớ

- Khi vận dụng các phương châm, cần phù hợp với đặc điểm của tình huống giao tiếp: Nói với ai? Nói lúc nào? Nói ở đâu? Nói để làm gì?

Có ai đó không tuân thủ các phương châm hội thoại vì:

- Người nói vô ý, vụng về, thiếu văn hoá giao tiếp.

- Người nói phải ưu tiên cho một phương châm hội thoại hoặc một yêu cầu khác quan trọng hơn.

- Người nói muốn tạo sự chú ý để người nghe hiểu theo một hàm ý nào đó.

--

Trên đây là gợi ý trả lời câu hỏi bài tập trang 36 SGK ngữ văn 9 tập 1 được Đọc tài liệu biên soạn chi tiết giúp các em soạn bài Các phương châm hội thoại (Tiếp theo) trong chương trình soạn văn 9 tốt hơn trước khi đến lớp.