Sự khác nhau giữa thánh đường và nhà thờ

Sự khác biệt giữa nhà thờ, nhà thờ lớn và nhà thờ

Văn bởi
Monica sanchez

Sự khác nhau giữa thánh đường và nhà thờ

Nối tiếp bài viết có nhan đề: “Thế nào là sự khác biệt giữa Basilica, Cathedral, và Shrine?” và theo sự yêu cầu của độc giả, người viết lần này triển khai thêm về chủ đề có liên quan đến sự khác biệt giữa Chapel, Church và Oratory, cũng dựa vào các tài liệu của Cha William P. Saunders trong cuốn sách của ngài có nhan đề “Những Câu Trả Lời Thẳng Thắng” (Straight Answers), và cuốn Bách Khoa Toàn Thư Công Giáo (The Catholic Encyclopedia) Vol. 3 hầu giúp Quý Vị độc giả phân biệt và hiểu biết thêm về các cấu trúc kể trên.

Sự khác nhau giữa thánh đường và nhà thờ
(1). Xét về mặt ngữ nghĩa tiếng Việt thì:

Chapel có nghĩa là Nhà Nguyện hay một Nhà Thờ Nhỏ (ở trại tù, hay ở căn cứ đồn đóng quân, vân vân… ).


Cà phê rang mộc, không tẩm ướp bất kỳ hương liệu nào, không chất bảo quản. 100% Cà phê. Hạt cà phê chất lượng cao. Tìm hiểu sản phẩm và mua hàng tại www.thomcoffee.com

Church có nghĩa là Nhà Thờ, ngôi giáo đường, ngôi thánh đường, hay Giáo Hội – nhưng trong phạm vi của bài viết này, người viết phần lớn nghiêng về ý nghĩa của Church như là Nhà Thờ hơn là Giáo Hội.

Còn Oratory cũng có nghĩa như Chapel, tức cũng là Nhà Nguyện hay Nhà Thờ Nhỏ, thế nhưng cách dùng của nó thì hoàn toàn khác hẳn so với Chapel.

(2). Church (Nhà Thờ, Ngôi Thánh Đường hay Ngôi Giáo Đường):

Chữ Church xuất phát từ một chữ trong tiếng Hy Lạp đó là ekklesia, có nghĩa là việc cùng nhau quy tụ lại (gathering) hay cộng đoàn (assembly).

Theo nghĩa của từ gốc kể trên thì Churchkhông có nghĩa là một tòa nhà, mà có nghĩa là “mọi người” hay “người” (people)

Còn khi nói về Nhà Thờ theo nghĩa tiếng Việt, thì đó chính là một tòa nhà hay một cấu trúc được xây dựng và thiết kế để dùng trong việc phụng tự và việc cử hành các Phép Bí Tích. Tòa nhà hay cầu trúc đó chỉ trở thành mộtNhà Thờ hay một giáo đường, hoặc một ngôi thánh đường, sau khi nó được vị Giám Mục địa phận thánh hiến mà thôi.

Tất cả các Nhà Thờ nằm trong Giáo Phận hay Tổng Giáo Phận đều nằm dưới quyền cai quản của vị Giám Mục địa phận và Vị ấy chính là người chủ sở hữu của các ngôi Nhà Thờ đó, chứ không phải Cha Sở hay Cha Phó của họ đạo.

Việc xây dựng nên một Nhà Thờ phải đáp ứng được tất cả mọi mặt về kiến trúc Thánh, về ý nghĩa tâm linh, về những điều kiện có liên quan đến thực tế, vân vân….

Vì Nhà Thờ thường là nơi mà giáo dân cùng nhau quy tụ lại để cùng tham dự Thánh Lễ, và để học hỏi về đức tin của Giáo Hội, do đó Nhà Thờ có ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống tâm linh, và đức tin của tất cả mọi người tín hữu. Vì tầm quan trọng như vậy, nên nghĩa vụ của mọi người giáo dân trong họ đạo của Nhà Thờ đó, là phải có trách nhiệm hổ trợ về mặt tài chánh, nhân lực, trí lực, vân vân…. để cùng phụ giúp với Cha Sở và Đức Giám Mục địa phận, lẫn Tòa Thánh trong việc giữ gìn, bảo tồn, và cai quản ngôi giáo đường đó.

(3). Chapel (Nhà Nguyện hay Nhà Thờ Nhỏ):

a. Xét về Tính Nguồn Gốc:

Xét từ nguồn gốc tiếng La Tinh, thì Chapel chính là capella; còn theo tiếng Pháp thì là chapelle.

Những nơi thờ tự của những người Kitô Giáo thời tiên khởi nhất có thể được gọi là các Nhà Nguyện là bởi vì chúng chính là những nhà thờ không chính thức, tức là một phòng hay một viện trong một căn nhà. Những Nhà Nguyện đầu tiên này tuy hoàn toàn khác biệt hẳn so với các tòa nhà (buildings) – nơi mà vị Giám Mục và Linh Mục Chánh Xứ thường hay chủ tọa Thánh lễ cho các cộng đồng Kitô Giáo cùng nhau quy tụ lại – thế nhưng chúng lại là những nơi để ghi nhớ hay kỷ niệm về các vị tử đạo.

Chính vì thế mà Công Đồng Gangra vào năm 350 đã mạnh mẽ lên tiếng phê phán những sự xúc phạm hay sự buông thần bán thánh đến các lăng mộ của các vị tử đạo, và đến những việc hy tế và lễ nghi được cử hành tại các Nhà Nguyện này. Công Đồng Carthage Thứ Năm vào năm 400 đã truyền lệnh cho các vị Giám Mục phá trụi toàn bộ những bàn thờ không chính thức và các đài kỷ niệm của các vị tử đạo được dựng nên tại các cánh đồng bao la rộng lớn hay tại các vệ đường trừ phi chúng được Giáo Hội thừa nhận.

Sử liệu ghi nhận về trường hợp đầu tiên hết của một nhà nguyện riêng đó là của Constantine (tức một kiểu nhà nguyện hoàng gia) – vị hoàng đế này đã có một nhà nguyện riêng ngay trong cung điện của mình tại Constantinople. Một ví dụ khác nữa về một nhà nguyện nằm ở bên trong một tòa nhà khác thời tiên khởi được ghi nhận đến đó là một nhà nguyện rất nhỏ, vốn giờ đây được biết đến như là Sancta Sanctorumngay bên trong mảnh vụn còn sơ sót lại trong cung điện Lateranô cổ. Đó chính là nhà nguyện riêng của các vị Gaío Hoàng, vốn đã có từ năm 583 khi Đức Pelagius II đặt tại nhà nguyện đó một số thánh tích cổ.

Các vị Tổng Giám Mục của Ravenna cũng có Nhà Nguyện riêng ngay trong cung điện của các Vị vốn vẫn con được nhìn thấy mãi cho đến ngày nay – Nhà Nguyện này ít ra đã được xây dựng hay tái trang trí lại lần cuối cùng nhất bởi Đức Tổng Giám Mục Peter Chrysologus vào khoảng năm 430.

Việc lan truyền ra đạo Kitô Giáo từ các thành phố ra đến các vùng quê cũng là dịp để xây dựng nên những Nhà Nguyện cho các tín hữu sống tại những vùng hẻo lánh, xa xôi với nhà thờ hay ngôi giáo đường của vị Giám Mục. Chính Thánh Chrysostom đã hô hào tất cả những quý ông giàu có thuộc giới quý tộc hãy xây dựng lên các Nhà Nguyện tại các miền quê và làng mạc của các ông, rồi sau đó giao cho các vị Linh Mục, Phó Tế, và các thư ký để giúp dâng Thánh Lễ vào các ngày Chủ Nhật; để cử hành các Thánh Lễ và các giờ đọc kinh bang sáng lẫn ban chiều vào những ngày thường, cũng như giảng dạy về giáo lý cho các trẻ em và các chú giúp lễ.

Về sau Công Đồng Laodicea (vào khoảng năm 350) đã cấm việc cử hành Phụng Vụ tại các nhà riêng ở các thành phố, là nơi vẫn thường xuyên có các Thánh Lễ được cử hành tại các nhà thờ. Việc tự do xây dựng nên các Nhà Nguyện cuối cùng cũng bị giới hạn lại vì cơ cấu mục vụ chưa được quy định một cách rõ ràng.

Hiện nay, tại các tòa án viện, các bệnh viện, và dĩ nhiên tại các dòng tu và các trang trại (hay các nghiệp đoàn nông dân) đều có các Nhà Nguyện kể từ thời trung cổ cho đến nay, và dĩ nhiên việc bổ nhiệm các vị Linh Mục phục vụ tại các Nhà Nguyện này vẫn thuộc về quyền của vị Giám Mục địa phương.

b. Các Loại Nhà Nguyện:

b1. Những Nhà Nguyện bên trong một Nhà Thờ Lớn (Chapels within a Church):

Sự khác nhau giữa thánh đường và nhà thờ
Tu Viện Romain-Moutier

Đó chính là những Nhà Nguyện Đức Bà, những Nhà Nguyện nằm ở phía bên hông, hay những Nhà Nguyện nằm ở phía mặt tiền, vân vân, được gắn kết hay nằm bên dưới mái của một ngôi Nhà Thờ lớn. Dạng Nhà Nguyện nhỏ tiên khởi nhất nằm bên trong một ngôi Nhà Thờ lớn được nhìn thấy tại nằm song song với nhau ở phía đằng sau cung thánh của các ngôi nhà thờ cổ, vốn được vây quanh bởi khu thánh đường chính.

Ở Phương Đông, những ngôi Nhà Nguyện này thường được dùng như là chổ để các đồ đạc hay phòng thay hay mặc áo lễ cho các giáo sĩ và các chú giúp lễ. Khác với Phụng Vụ theo Lễ Nghi Rôma, Phụng Vụ theo Nghi Lễ Đông Phương thường có phần dâng lễ vật dẫn nhập trước khi Thánh Lễ chính thức được diễn ra. Nghi lễ này đầu tiên là được cử hành ngay tại bàn thờ bên trong Nhà Nguyện trước, rồi sau đó các lễ vật mới được long trọng chuyển sang bàn thờ chánh trong lúc diễn ra phụng vụ thật sự của Thánh lễ. Các Nhà Nguyện ở cánh bắc do đó trở thành những nơi để dâng hiến của lễ trước.

Mặc dầu hình dạng kiến trúc của các Nhà Nguyện nằm song song với nhau ở phía đằng sau cung thánh của các ngôi nhà thờ cổ được giới thiệu ra lần đầu tiên tại Phương Tây, thế nhưng các nghi thức theo Lễ Nghi Rôma phần lớn vẫn thuần túy được xuất phát từ phòng thay hay mặc áo lễ, chứ không phải từ các Nhà Nguyện như Phụng Vụ theo Nghi Lễ Đông Phương.

Còn những Nhà Nguyện nằm ở phía mặt tiền đôi lúc cũng có các bàn thờ nhỏ và được sử dụng cho các mục đích Phụng Vụ. Những Nhà Nguyện theo kiểu này thường có dạng của một cổng vào rất lớn nằm phía tây của Nhà Thờ. Những ví dụ về những kiểu Nhà Nguyện nằm ở mặt tiền có thể được nhìn thấy tại Vương Cung Thánh Đường St-Front (Périgueux) ở Pháp Quốc; tại Tu Viện Romain-Moutier bên Thụy Sĩ; và tại Tu Viện Jumièges ở Pháp Quốc.

b2. Những Nhà Nguyện dành cho các vị Đại Sứ (Ambassadors’ Chapels):

Việc sử dụng đến một Nhà Nguyện riêng cho các vị Đại Sứ của một quốc gia Công Giáo tại một Tòa Án của Tin Lành hay ngược lại, vẫn thường được cho phép như là dấu chỉ của việc lịch sự trong cung cách ngoại giao, dẫu rằng nó không hề được qui định một cách rõ ràng cho lắm trong luật lệ quốc tế. Tại Anh Quốc, vào lúc mà việc thực hành đạo Công Giáo hoàn toàn bị cấm cản bởi các luật lệ hình sự, thì những vị Đại Sứ Công Giáo được cho phép có những kiểu Nhà Nguyện như vậy nối liền với các Tòa Đại Sứ của họ.

Các vị Đại Sứ của Ý, Pháp, Áo, Đức, Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha đều có các Nhà Nguyện riêng ở Luân Đôn. Các Nhà Nguyện này thậm chí còn mở rộng cả cho công chúng, và dần dà chúng trở thành những nhà thờ của các giáo xứ. Hiện tại, hai Nhà Nguyện của Do Thái (được xây dựng nên vào năm 1648) và của Đức (được xây dựng vào năm 1747) vẫn còn tồn tại mãi cho đến ngày nay.

b3. Những Nhà Nguyện dành cho các vị Giám Mục (Bishops’ Chapels):

Nhà Nguyện của vị Giám Mục trước tiên không gì khác hơn đó là Vương Cung Thánh Đường hay Nhà Thờ Chánh Tòa là nơi mà Vị ấy thường chủ tế Thánh Lễ cùng với vị Linh Mục chánh xứ, thế nhưng vì sự phong kiến hóa, do đó vị Giám Mục nên có một Nhà Nguyện riêng tách rời ra. Một trong những kiểu Nhà Nguyện rất đẹp dành cho vị Giám Mục vốn còn tồn tại cho đến ngày nay đó là tại Reims ở Pháp Quốc; hay Nhà Nguyện của vị Giám Mục Giáo Phận Ely, nhằm tôn kính Thánh Etheldreda ở Luân Đôn, Anh Quốc là hiện do các Cha Dòng Bác Ái quản lý từ năm 1876 cho đến nay.

b4. Những Nhà Nguyện nơi Nghĩa Trang hay nơi Nhà Xác (Cemetary / Mortuary Chapels):

Sự khác nhau giữa thánh đường và nhà thờ
Palatine Chapel

Những Nhà Nguyện thuộc loại này thường có nguồn gốc xuất xứ từ rất lâu đời, vốn được xây cất nên để làm nơi tang chế cho một vị tử vì đạo, hay nói chung hết là cho các giáo dân khi họ đã đến lúc yên nghỉ cuối cùng. Các hầm mộ thời La Mã xưa chính là những bằng chứng điển hình cho những kiểu Nhà Nguyện này. Sau những ngày bị hành quyết, những người Kitô Giáo có thể phụng tự tại những nơi yên nghỉ cuối cùng của những người đã qua đời này mà không phải kín đáo hay sợ bị xúc phạm hoặc coi thường, và do đó những kiểu Nhà Nguyện nơi nghĩa trang hay tại nơi chôn cất cứ thế mà mọc lên kể từ thời Trung Cổ.

Hai Nhà Nguyện theo kiểu này, vốn tạo sự tò mò của dân chúng đó là tại Sarlat ở vùng Dordogne, và Avioth ở vùng Meuse bên Pháp Quốc. Nhà Nguyện tại Sarlat có kiểu cấu trúc hình nón, cao khoảng 40 feet, có chứa một Nhà Nguyện tròn bên trong nhà xác nơi tầng trệt, và trên đỉnh có một ngọn đèn hải đăng, được xây cất vào thế kỷ 12. Còn Nhà Nguyện tại Avioth được xây dựng vào thế kỷ 15 theo dạng một cung thánh mở rộng được hổ trợ bởi các cột và một ngọn đèn hải đăng chiếu từ trên xuống.

Những Nhà Nguyện với vẽ nguy nga, và tráng lệ thường được xây dựng nên để làm các nơi chôn cất của các vị vua và những người thuộc dòng dõi quý tộc có quyền thế. Nổi tiếng nhất chính là tại Vương Cung Thánh Đường Aachen ở Đức Quốc, vốn cất giữ ngôi mộ của Vua Charlemagne, tại Nhà Nguyện Palatine.

b5. Những Nhà Nguyện trong Nhà Thờ (Chantry Chapels):

Những Nhà Nguyện này hoàn toàn khác với các Nhà Nguyện được đề cập ở Mục b1 nêu trên, là vì chúng được xây dựng nên để cử hành những Thánh Lễ Cầu Hồn (Requiem Masses) liên tục cho một vài linh hồn cá nhân cụ thể nào đó mà thôi, thường là cho chính vị sáng lập ra Nhà Thờ, Vương Cung Thánh Đường, hay Nhà Thờ Chánh Tòa đó mà thôi. Những vị Linh Mục đặc biệt thường được chỉ định để phục vụ tại các Nhà Nguyện này, mà người Anh hay người Mỹ vẫn thường gọi là “Chantry Priests.”

Những Nhà Nguyện theo kiểu này chưa trở nên phổ biến mãi cho đến thế kỷ thứ 13. Đôi lúc, Nhà Nguyện theo kiểu này được xây cất ở phía trên của ngôi mộ và có thể lên xuống qua một cầu thang xoắn như tại Nhà Thờ Chánh Tòa Chúa Kitô (Christ Church Cathedral) ở Oxford, Anh Quốc.

Những ngôi Nhà Nguyện này đôi lúc cũng được xây dựng và bảo trì bởi một nhóm hội địa phương (local guild) như Hội Chúa Thánh Thần (Guild of the Holy Ghost) tại Beccles và Hội Palmers (Palmers’ Guild) tại Anh Quốc.

b6. Những Nhà Nguyện Giáo Hoàng (Papal Chapels):

Xét về mặt kỷ thuật mà nói, Nhà Nguyện Giáo Hoàng là dành không những cho riêng vị Giáo Hoàng mà còn cho cả các vị thuộc Giáo Triều Rôma hay Hồng Y Đoàn. Nhà Nguyện Giáo Hoàng được hình thành nên từ việc dẹp bỏ Tòa Án / Cung Điện Giáo Hoàng (Papal Court) khỏi La Mã vào năm 1305, khi các nghi lễ và các lễ kính truyền thống, vốn trước đây vẫn thường được cử hành tại các Vương Cung Thánh Đường khác nhau tại Rôma, được chuyển sang Nhà Nguyện Palatine tại Avignon ở Pháp Quốc.

Lúc quay trở về Rôma vào năm 1377, vì rất nhiều lý do khác nhau, các vị Giáo Hoàng vẫn tiếp tục cử hành những nghi lễ này tại một Nhà Nguyện riêng thay vì tại các Vương Cung Thánh Đường. Đức Giáo Hoàng Nicolas V đã xây dựng nên một Nhà Nguyện ngay bên trong Vaticăn là vì mục đích này, vốn sau này bị Đức Giáo Hoàng Phaolô III phá bỏ đi để làm chổ cho Nhà Nguyện Phaolô do chính Ngài xây dựng nên.

Một Nhà Nguyện khác ở Vaticăn, vốn giờ đây chủ yếu được dùng đến cho những chức năng quan trọng của vị Giáo Hoàng đó là Nhà Nguyện Sistine, được xây cất nên bởi Đức Giáo Hoàng Sixtus IV vào năm 1473. Nhà Nguyện này được biết đến là vì có ca đoàn rất nổi tiếng, hơn là vì các bức tranh vẽ của Raphael, Michelangelo và các họa sĩ danh tiếng khác vốn trang hoàng cho các trần và tường của Nhà Nguyện.

Thực chất mà nói, Nhà Nguyện Giáo Hoàng cũng không khác gì cho lắm so với các Nhà Nguyện riêng của các vị Giám Mục, hay Hồng Y vốn đang cai quản một (Tổng) Giáo Phận. Tại nhà nghỉ hè của Đức Thánh Cha ở Castel Gandolfo cũng có một Nhà Nguyện riêng dành cho Ngài; và ở Vaticăn, Đức Thánh Cha hiện tại vẫn thường hay cử hành Thánh Lễ bằng tiếng La Tinh hằng ngày tại Nhà Nguyện nhỏ của Ngài, nối liền với căn hộ mà Ngài đang cư ngụ.

b7. Các Nhà Nguyện Đặt/Nghỉ/Tạm (Chapels of Repose):

Theo nghi lễ Anh Quốc lâu đời vốn cũng là thói quen trong suốt thời Trung Cổ, vào buổi chiều Thứ Sáu Tuần Thánh, việc đặt một trong các Bánh (Host) Thánh – vốn đã được thánh hóa vào Thứ Năm Tuần Thánh, cùng với cây thánh giá được sử dụng trong Thánh Lễ ban sáng – vào cái được gọi là Mộ Phục Sinh (Easter sepulchre) hay Nhà Nguyện Đặt/Nghỉ/Tạm, và để mang các Bánh Thánh đó ra trở lại vào buổi sáng Phục Sinh với nghi lễ và các bài ca tụng trọng thể, vốn biểu trương cho việc chôn cất Thi Hài của Chúa Kitô bên trong Ngôi Thánh Mộ, và việc Phục Sinh của Chúa Kitô từ chính ngôi mộ đó.

Còn trong Nghi Lễ Rôma, cụm từ “Chapel of Repose” được ám chỉ đến bàn thờ hay Nhà Nguyện nơi mà Mình Thánh Chúa được long trọng cất giữ giữa Thánh Lễ Tiệc Ly vào Thứ Năm Tuần Thánh và Thánh lễ Chúa Chịu Chết vào Thứ Sáu Tuần Thánh.

b8. Các Nhà Nguyện Hoàng Gia (Royal Chapels):

Tại các quốc gia Công Giáo cũng như Tin Lành, thật là một đặc ân lớn để có được các Nhà Nguyện riêng ngay bên trong các cung điện thuộc hoàng gia. Nổi tiếng nhất vẫn là Nhà Nguyện do chính Thánh Luois của Pháp Quốc xây dựng nên vào năm 1248 để chứa các Thánh Tích về Vương Miện Đầy Gai (Crown of Thorns) mà vị Thánh đã nhận được từ Hoàng Đế Constantinople, và nó năm sát vách với cung điện của Ngài ở La Cité bên Pháp Quốc. Vị kiến trúc của Nhà Nguyện đó chính là Pierre de Montereau – một kiến trúc gia nổi tiếng mà cho đến bây giờ chưa ai có thể qua mặt được. Phần dưới chính là một Nhà Nguyện dành cho các người hầu của cung điện, và phần trên chính là Nhà Nguyện của hoàng gia.

Trong suốt thời gian diễn ra cuộc Cách Mạng Pháp, Nhà Nguyện hoàng gia này đã bị phỉ báng và một lần nữa trở nên một Nhà Nguyện hoàng gia trong một thời gian ngắn dưới thời của Vua Louis Philippe. Kể từ đó trở đi, và lần mới đây, Nhà Nguyện hoàng gia này chỉ được dùng một lần trong một năm mà thôi, đó là cho “Thánh Lễ Đỏ” (Red Mass) dành cho các Luật Sư, Chánh Án, và Công Tố Viên. Giờ đây nó chỉ thuần túy là một đài kỷ niệm quốc gia mà thôi.

Các Nhà Nguyện hoàng gia khác phải được kể đến đó là Nhà Nguyện Thánh George ở Windsor, Anh Quốc; Nhà Nguyện La Sainte-Chapelle ở Paris, Pháp Quốc; Nhà Nguyện Thánh Giacôbê ở Luân Đôn, Anh Quốc; và Nhà Nguyện Savoy được Vua Henry VII của Anh xây cất nên vào năm 1773.

c. Luật Lệ của Giáo Hội có liên quan đến những ngôi Nhà Nguyện:

Sự khác nhau giữa thánh đường và nhà thờ
King College Chapel – Cambridge

Luật lệ của Giáo Hội hiện nay, tuy không có đặt nhiều hạn chế vào việc xây dựng nên các Nhà Nguyện vốn cũng là một phần rộng lớn hay nới rộng ra của Nhà Thờ hay giáo xứ, thế nhưng lại có những quy định rất rõ ràng và cụ thể có liên quan đến những Nhà Nguyện riêng. Tuy nhiên, điều này chỉ áp dụng cho những ai có ý định cử hành Thánh Lễ mà thôi; và dĩ nhiên không có bất kỳ giới hạn nào cả có liên quan đến việc dành riêng ra một căn phòng, hay một viện trong một ngôi nhà riêng để dùng cho các mục đích cầu nguyện và sùng kính riêng.

Thế nhưng, đối với một Nhà Nguyện vốn có Thánh Lễ được cử hành, thì Giáo Luật quy định về điều này một cách rất nghiêm ngặt. Các vị Hồng Y, các vị Giám Mục (ngay cả các vị Giám Mục hiệu tòa) và các vị Giám Mục thường, được phép dùng một Nhà Nguyện riêng của mình để cử hành Thánh Lễ; còn đối với những người khác, thì phải có sự cho phép đặt biệt riêng của Tòa Thánh.

Vị Giám Mục của một Giáo Phận có thể cho phép cần thiết về việc thành lập nên một Nhà Nguyện ngay bên trong một cơ sở hay một viện, ví dụ như Dòng Tu, trại tế bần, bệnh viện, nhà tù, trại cải tạo (workhouse), thì những Nhà Nguyện như vậy thường để cho công chúng hay nửa công chúng đến.

Tuy nhiên, đối với một Nhà Nguyện hoàn toàn mang tính cách riêng tư trong một ngôi nhà riêng tư của một cá nhân nào đó, với mục đích là sự tiện lợi dành cho các thành viên trong nhà, thì một sự cho phép đặc biệt của Đức Thánh Cha phải cần nhận được trước khi có Thánh Lễ được cử hành bởi bất kỳ vị Hồng Y, Giám Mục hay Linh Mục nào. Và Đức Thánh Cha chỉ ban hành đặc biệt đó cho những ai có đầy đủ những lý do chánh đáng nhất mà thôi, ví dụ vì khoảng cách khá xa để có thể đến được Nhà Thờ; vì căn bệnh hết sức hiểm nghèo của một thành viên trong gia đình, vân vân…

Việc cử hành Thánh Lễ tại một Nhà Nguyện riêng tư của một gia đình đã không được phép rồi, huống hồ chi đến việc cử hành Thánh Lễ tại gia.

Do đó, sẽ là hoàn toàn trái với Luật Lệ Giáo Hội, nếu như có Thánh Lễ được cử hành tại một nhà riêng ngay trong phòng khách, hay phòng ăn gì gì đó, vốn gần đây chúng ta đã đọc được khi tác giả có danh xưng là Giáo Sư đã “trơ trẽn” đưa tin đó lên VietCatholic về việc một Đức Hồng Y cử hành Thánh Lễ tại một tư gia nào đó ở một tiểu bang gần Washington, D.C.

Đó suy cho cùng cũng là một sự coi thường trắng trợn, và một sự lạm dụng trầm trọng vốn hãy còn tồn tại trong Phụng Vụ Thánh nhất là sau Công Đồng Chung Vaticăn II khi Thánh Lễ theo hình thức như hiện nay được phổ biến rộng rãi cho đại đa số quốc gia và quần chúng.

Những giảng dạy của Giáo Hội qua các Tông Hiến lẫn Tông Thư, kể cả Giáo Luật [mà người viết sẽ triển khai sâu sắc hơn qua các bài viết sắp tới – NV] có quy định rất rõ ràng về địa điểm, hoàn cảnh, và nơi chốn để cử hành một Thánh Lễ – vì suy cho cùng, Thánh Lễ mang một ý nghĩa hết sức long trọng về Sự Hy Tế Thánh của Chúa Giêsu trên Thập Giá cho Thiên Chúa Cha, do đó, không phải Thánh Lễ có thể được cử hành tại bất kỳ nơi đâu mà vị chủ tế muốn cả, hay vì sự yêu cầu của bất kỳ gia đình nào cả.

Thánh Lễ tại gia chỉ xảy ra đối với nhà hay gia đình nào có tang chế, hay gia đình nào có người bệnh nặng sắp qua đời mà thôi, chứ không phải tại những gia đình có đồng tiền, hay thứ vật chất tầm thường để khống chế hay làm lung lạc Giáo Hội lẫn các chủ chăn, cho dẫu theo cách trực hay gián tiếp!

Còn liên quan tới việc hoàn thành bổn phận tham dự Thánh Lễ nơi các Nhà Nguyện riêng, thì luật lệ xưa của Giáo Hội có quy định rằng: bổn phận tham dự Thánh Lễ chỉ có thể được thỏa mãn bằng việc tham dự Thánh Lễ tại một Nhà Thờ của Giáo Xứ mà thôi, chứ không phải Thánh Lễ tại tư gia. Công Đồng Trent phần nào đã điều chỉnh về luật lệ này, và kể từ đó trở đi các thần học gia thường có nhiều ý kiến rất khác nhau về đâu mới là luật chính xác.

Và để giải quyết những mâu thuẩn này, Đức Cố Giáo Hoàng Lêô XIII vào năm 1899 đã quy định rằng:

c1. bổn phận tham dự Thánh Lễ chỉ có thể được thỏa mãn bởi bất kỳ ai tham dự Thánh Lễ tại các Nhà Nguyện công cộng hay bán công mà người giáo dân đó có thể đến; nhưng

c2. bổn phận đó thường không được thỏa mãn, khi người đó đến tham dự Thánh Lễ tại một Nhà Nguyện hoàn toàn mang tích cách riêng tư của bất kỳ ai, ngoại trừ những người đã nhận được sự cho phép đặc biệt riêng của chính Đức Thánh Cha vì họ có căn bệnh hiểm nghèo mà thôi.

(4). Oratory (Nhà Nguyện hay Nhà Thờ Nhỏ):

a. Xét về Tính Nguồn Gốc:

Sự khác nhau giữa thánh đường và nhà thờ
An Oratory

Chữ Oratory trong tiếng La Tinh chính là oratorium, vốn xuất phát từ chữ orare có nghĩa là: to pray hay cầu nguyện.

Xét về mặt nghữ nghĩa tổng quát thì chữ Oratory nhấn mạnh đến một nơi để cầu nguyện, thế nhưng xét về mặt kỹ thuật, chữ này lại có nghĩa là một cấu trúc (structure) vốn hoàn toàn khác với một ngôi giáo đường của giáo xứ, hay một nhà thờ của một họ đạo. Cấu trúc này được Giáo Hội dành riêng ra để cầu nguyện, và cũng là nơi để cử hành Thánh Lễ.

Trông có vẽ như những Oratories này có nguồn gốc xuất phát từ những ngôi Nhà Nguyện (Chapels) được xây dựng bên trên những ngôi mộ của các vị tử đạo tiên khởi, vốn là nơi mà các tín hữu thường hay lai vãng tới để cầu nguyện, và cũng là nơi để phụng tự cho những ai sống tại các vùng miền quê, xa xôi, hẻo lánh khi việc tham dự Thánh Lễ chỉ giới hạn cho những ai sống tại các thành phố vốn có Nhà Thờ Chánh Tòa, hay Vương Cung Thánh Đường xưa kia mà thôi.

Có những Oratories riêng để cho các vị Giám Mục cử hành Thánh Lễ, và sau này chúng được gắn liền với các Tu Viện, hay chổ cư ngụ của giới quyền tộc quý phái.

Tại Giáo Hội Đông Phương nơi mà cơ cấu tổ chức giáo xứ không có hoàn chỉnh và nghiêm ngặt như tại Phương Tây, thì những Oratories riêng tư có quá nhiều đến nổi tạo ra một sự lạm dụng trắng trợn về Phụng Vụ Thánh.

b. Các Loại Oratories:

b1. Các Oratories Bán Công (Semipublic Oratories):

Chính là những Oratories, mặc dầu được dựng lên trong một tòa nhà riêng, thế nhưng chúng được dùng bởi cộng đồng. Đó chính là nhữngOratories của các chủng viện, các Dòng Tu đạo đức, các trường đại học, các bệnh viện, các nhà tù, và các học viện. Tuy nhiên, nếu có quá nhiều Oratories trong một căn nhà, thì chỉ có Oratory nào có Mình Thánh Chúa được gìn giữ, thì Oratory đó mới có được những đặc quyền như là một Oratory bán công mà thôi.

Tất cả những Oratories bán công (vốn bao gồm luôn cả Nhà Nguyện riêng của một vị Giám Mục) đều có quyền ngang bằng như nhữngOratories công cộng, liên quan đến việc cử hành Thánh Lễ tại đó. Mỗi một Oratory của một Dòng Tu đều có lịch Phụng Vụ kính các Thánh riêng của Dòng Tu đó.

Tại những Oratories nào vốn là của các nữ tu, thì những Thánh Lễ kính của cộng đoàn các nữ tu đó, chỉ được cử hành theo đúng với những sắc lệnh và sự cho phép đặc biệt mà cộng đoàn các nữ tu đó nhận được từ phía Tòa Thánh mà thôi.

Những vị Linh Mục Dòng nào đó đến viếng thăm các Oratories bán công này, đều không được phép cử hành Thánh Lễ kính các Thánh của Dòng mình, trừ khi lịch phụng vụ của Oratory đó có quy định hay cho phép việc cử hành một Thánh Lễ Tạ Ơn đó.

Những Oratories công cộng và bán công đều nằm dưới quyền kiểm soát của vị Giám Mục địa phương.

Thánh Bộ đặc trách về Các Nghi Lễ (Congregation of Rites) vào ngày 23 tháng 1 năm 1899 đã công bố rằng: “Tại những Oratories này, vốn nằm dưới quyền cai quản của vị Giám Mục bản quyền, thì Thánh Lễ có thể được cử hành, và tất cả những ai tham dự Thánh Lễ đều thỏa mãn những gì mà Giáo Hội đòi hỏi người tín hữu vào những ngày lễ buộc.”

b2. Các Oratories Riêng (Private Oratories):

Chính là những Oratories được dựng nên tại những ngôi nhà riêng vì sự tiện lợi của một số người hay của gia đình, vốn đã được sự cho phép đặc biệt của Tòa Thánh. Những Oratories này chỉ được phép xây dựng nên chừng nào có được sự cho phép của Đức Thánh Cha mà thôi.

Những Oratories có trong các ngôi nhà riêng tư tồn tại từ thời các Tông Đồ khi Các Mầu Nhiệm Cực Thánh (Sacred Mysteries) không thể nào được cử hành một cách công khai vì sẽ bị tù tội, bắt giam hay xử trảm. Thậm chí ngay cả sau khi thời bình của Hoàng Đế Constantine, thì tục lệ đó vẫn còn tiếp diễn. Những vị vua chúa và những người thuộc giới quý tộc đều có những Oratories riêng được xây dựng lên ngay bên trong các cung điện của họ. Mãi cho tới thời của Hoàng Đế Justinian thì các sử gia mới tìm thấy được những luật lệ có liên quan đến cácOratories riêng tư, và việc cấm cử hành Thánh Lễ tại các ngôi nhà riêng này.

Thánh Bộ Kỷ Luật các Phép Bí Tích (Congregation of the Discipline of the Sacraments) vào ngày 7 tháng 2 năm 1909 đã ban hành ra sắc lệnh vốn có những quy định hết sức chặt chẽ về việc dựng nên các Oratories riêng tư này tại các nhà riêng, và việc có Thánh Lễ được cử hành, vốn phải nhận được sự cho phép của cả vị Giám Mục bản quyền lẫn của chính Đức Thánh Cha thì mới được làm như vậy.

Nguồn: Viet Catholic

Sự khác nhau giữa thánh đường và nhà thờ

Sự khác nhau giữa thánh đường và nhà thờ

Thế nào là sự khác biệt giữa Basilica, Cathedral, và Shrine?

05/03/201612/06/2021 Basilica, Cathedral, Shrine
Sự khác nhau giữa thánh đường và nhà thờ

Linh Mục William P. Saunders (*) trong cuốn sách của ngài có nhan đề “Những Câu Trả Lời Thẳng Thắng” (Straight Answers), vốn tóm lược lại tất cả những bài viết mà ngài đã viết ra và cho đăng trên tờ báo Công Giáo The Arlington Catholic Herald của Giáo Phận Arlington, thuộc tiểu bang Virginia, đã giải thích về sự khác biệt giữa Basilica, Cathedral, và Shrine như thế này:

(1) Xét về mặt ngữ nghĩa tiếng Việt thì:

Basilica có nghĩa là Vương Cung Thánh Đường; Cathedral có nghĩa là Nhà Thờ Lớn hay Nhà Thờ Chánh Tòa; còn Shrine thì có nghĩa là Đền hay Đền Thờ.


Cà phê rang mộc, không tẩm ướp bất kỳ hương liệu nào, không chất bảo quản. 100% Cà phê. Hạt cà phê chất lượng cao. Tìm hiểu sản phẩm và mua hàng tại www.thomcoffee.com

Các chữ Basilica, Cathedral và Shrine là những chữ khác biệt với nhau về mặt ngữ nghĩa, thế nhưng không hoàn toàn loại trừ nhau.

Lấy ví dụ, một Vương Cung Thánh Đường có thể là một Đền Thờ; và một Nhà Thờ Chánh Tòa cũng có thể là một Vương Cung Thánh Đường. Một sự mô tả rõ ràng và đúng đắn về từng chữ trên sẽ giúp ích cho chúng ta hiểu rõ hơn về ý nghĩa chính xác của từng chữ một.

(2) Basilica (Vương Cung Thánh Đường):

Cấu trúc củaVương Cung Thánh Đường đã được những người La Mã xưa thiết kế để trở thành những hội đường hay pháp đình vĩ đại, vốn được tọa lạc tại một nơi công cộng hay tại các quãng trường công cộng.

Nói một cách chính xác hơn, Vương Cung Thánh Đường có hình dạng giống như một hình bình hành (parallelogram) với bề ngang của tòa nhà không lớn hơn phân nửa hoặc không nhỏ hơn 1/3 của bề dài.

Tại một đầu cuối bên này chính là cổng vào với một mái cổng (portico), và tại đầu cuối bên kia chính là hậu cung hay phần sau Cung Thánh (apse). Có một gian/điện chính ở giữa, cùng với hai hay thậm chí là ba gian nữa ở hai bên phía với các hàng cột to lớn phân cách các gian. Bởi vì trần của gian chính cao hơn trần của hai gian nằm ở phía hai bên, do đó một khoảng tường có một hàng cửa sổ dọc theo được thêm vào trên đỉnh của các cột, nhằm cho phép ánh sáng có thể chiếu vào Vương Cung Thánh Đường.

Có rất nhiều ví dụ về những Vương Cung Thánh Đường xưa cổ hiện vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay, đặc biệt là tại Ý Quốc. Do thế, chữ Basilica thường được rất nhiều người Ý quen dùng đến là vì vậy.

Khi Giáo Hội được cho phép có thêm “các nhà thờ” (churches) sau khi Đạo Kitô Giáo được chính thức hợp pháp hóa, thì cấu trúc theo dạng Vương Cung Thánh Đường dễ dàng được thích ứng ngay. Thật sự, rất nhiều các basilicas công cộng củ xưa hay các basilica đền thờ ngoại giáo được hoán chuyễn thành các nhà thờ, và giảng tòa hay ngai tòa của vị Giám Mục (cathedra) được đặt tại phần Cung Thánh được vây quanh bởi các hàng ghế dành cho giới tu sĩ.

Phía trước giảng tòa hay ngai tòa của vị Giám Mục chính là bàn thờ, với một mái vòm (canopy) hay một màn treo (baldachino) nằm ở phía trên bàn thờ. Gần bàn thờ chính là bục giảng. Bởi vì kích thước rộng lớn của Vương Cung Thánh Đường, cho nên Phép Thánh Thể được trang trọng tại một nhà nguyện bên hông, hay thậm chí tại một tủ đựng Bánh Thánh lững gần phía bàn thờ. Cộng đoàn giáo dân tụ tập tại gian chính, tức gian/điện giữa của giáo đường.

Những Vương Cung Thánh Đường của Giáo Hội thường có một sân trước (forecourt) được bao quanh bởi một dãy cột; sân trước có một cái giếng là nơi mà giáo dân có thể rửa tay và môi miệng trước khi bước vào tham dự Thánh Lễ. Những điều chỉnh sau này phải được bám chặt vào kiểu thiết kế của La Mã như việc thêm vào những cánh ngang, hay cung thờ bên của giáo đường, trong suốt các thời đại thuộc về kiểu kiến trúc của La Mã (tức kiểu kiến trúc với những vòm tròn, tường dày, vân vân… – NV) và và lối kiến trúc Gôtíc (tức trên vòm có đầu nhọn – NV).

Về sau này từ “basilica” được sử dụng để nhận dạng ra các ngôi giáo đường cổ xưa, có tính lịch sử lâu đời, và có tầm quan trọng lớn về mặt tâm linh. Thường, những ngôi giáo đường này được xây dựng theo kiểu của Vương Cung Thánh Đường, thế nhưng các tiêu chuẩn chính vẫn là những ngôi giáo đường này chính là những nơi có tính lịch sử và tầm quan trọng về mặt đạo đức linh thiêng. Đức Thánh Cha chính thức chỉ định đích danh ra giáo đường hay nhà thờ nào chính là Vương Cung Thánh Đường.

Do đó, khi có ai đó đề cập đến Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô tại Rôma, thì danh xưng “Vương Cung Thánh Đường” là nhằm ám chỉ đến tính lịch sử và tầm quan trọng về mặt tâm linh, hay mặt đạo đức linh thiêng của chính ngôi giáo đường đó, và vinh dự đó chỉ được Đức Thánh Cha ban xuống mà thôi.

Xét về mặt truyền thống, thì trong một Vương Cung Thánh Đường, có một conopoeum (tức cái trông giống như một cái dù lớn) được làm bằng các vòng tơ màu đỏ và màu vàng xen kẻ nhau, tức những màu biểu trưng cho uy quyền của Đức Thánh Cha, và trên đó có một cây Thánh Giá; cái conopoeum này trước kia vẫn thường được dùng để che cho vị Giáo Trưởng. Những vật dụng truyền thống có trong Vương Cung Thánh Đường gồm có clochetta (tức một kiểu khí cụ âm nhạc gồm có một cái chuông, một tay cầm, và một biểu hiệu (insignia) của Vương Cung Thánh Đường đó, vốn được dùng trong những lần rước kiệu); và cái cappa magna (tức một cái áo choàng tím được các Cha của Vương Cung Thánh Đường mặc vào trong lúc cử hành các nghi thức Phụng Vụ).

Sau cùng, mỗi một Vương Cung Thánh Đường có một “cửa Thánh” (Holy door) vốn chỉ được mở ra trong suốt một khoảng thời gian hành hương đặc biệt được công bố bởi Đức Thánh Cha mà thôi.

Lấy ví dụ, vào Năm Thánh 2000 vừa qua, “cửa Thánh” của Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô được mở ra (cũng như các “cửa Thánh” của tất cả các Vương Cung Thánh Đường khác trên khắp cả thế giới). Ơn toàn xá cũng được ban cho những khách hành hương nào đến viếng thăm các Vương Cung Thánh Đường đó, một khi họ đã thỏa mãn được những điều kiện đòi hỏi khác để lãnh nhận được ơn toàn xá.

Xét về mặt truyền thống, có một sự khác biệt giữa một Đại Vương Cung Thánh Đường (major Basilica) và một tiểu Vương Cung Thánh Đường (minor Basilica).

Bảy Đại Vương Cung Thánh Đường đều có mặt ở Rôma.

Đó là: Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô ở Vaticăn (Basilica of St. Peter); Vương Cung Thánh Đường Thánh Gioan Laterano (St. John Lateran); Vương Cung Thánh Đường Đức Bà Chính (St. Mary Major); Vương Cung Thánh Đường Thánh Phaolô Bên Ngoài các Thành (St. Paul Outside the Walls); Vương Cung Thánh Đường Thánh Lawrence; Vương Cung Thánh Đường Thánh Sebastian; và Vương Cung Thánh Đường Thánh Giá ở Giêrusalem.

Xét về mặt kỷ thuật mà nói, bốn Vương Cung Thánh Đường được liệt kê đầu tiên được gọi là “các Đại Vương Cung Thánh Đường Chính Thức” (primary major Basilicas). Bảy Đại Vương Cung Thánh Đường này vẫn còn là những ngôi thánh đường có tầm quan trọng rất lớn về mặt đức tin cho các khách hành hương khi họ có dịp đến thăm viếng Rôma.

Một tiểu Vương Cung Thánh Đường chính là bất kỳ ngôi giáo đường quan trọng nào khác hiện có ở Rôma hay tại khắp nơi trên thế giới vốn được chính thức nhận được danh xưng “Vương Cung Thánh Đường” do chính Đức Thánh Cha ban ra.

Một ví dụ về một tiểu Vương Cung Thánh Đường chính là Vương Cung Thánh Đường của Đền Thờ Đức Mẹ Vô Nhiễm Quốc Gia (Basilica of the National Shrine of the Immaculate Conception) ở tại Washington, D.C. hay Vương Cung Thánh Đường Trái Tim Cực Thánh Chúa (Basilica of Sacred Heart) ở thành phố Hanover thuộc tiểu bang Pennsylvania; hoặc Vương Cung Thánh Đường Đức Mẹ Về Trời (Basilica of the Assupmption) thuộc Tổng Giáo Phận Baltimore ở Maryland – đây cũng là Vương Cung Thánh Đường đầu tiên hết của Đạo Công Giáo ở Hoa Kỳ.

Sự khác nhau giữa thánh đường và nhà thờ
Tiểu vương cung thánh đường La Vang (tại Quảng Trị, Việt Nam)

(3) Cathedral (Nhà Thờ Chánh Tòa):

Một Nhà Thờ Chánh Tòa, hay Nhà Thớ Lớn chính là nhà thờ chính thức của một giáo phận, và tự bản thân nó cũng còn là một nhà thờ của một xứ đạo nào đó. Xét về mặt kỷ thuật mà nói, vị Giám Mục địa phận chính là Cha Sở của giáo xứ Nhà Thờ Chánh Tòa, và vị Giám Mục đó bổ nhiệm một vị Rector (tức Cha Sở) để chăm sóc về mặt tâm linh và các vấn đề có liên quan đến trần tục.

Chữ Cathedral xuất phát từ tiếng La Tinh là cathedra. cathedra tượng trưng cho vị thế và uy quyền của vị Giám Mục, và là nơi mà vị Giám Mục cư ngụ trong khu vực thuộc quyền cai quản của ngài. Chổ ngồi của vị Giám Mục được tọa lạc ngay bên trong Nhà Thờ Chánh Tòa gần bên cạnh bàn thờ, thường ở phía cung Thánh. Nếu không có huy hiệu của vị Giám Mục và chổ ngồi hay ghế ngồi của vị Giám Mục địa phương bên trong, thì đó không phải là Nhà Thờ Chánh Tòa.

Nhà Thờ Chánh Tòa cũng có thể là một Vương Cung Thánh Đường. Lấy ví dụ, Nhà Thờ Chánh Tòa Thánh Phêrô và Phaolô (Cathedral Basilica of Saints. Peter and Paul ) ở Tổng Giáo Phận Philadelphia, thuộc tiểu bang Pennsylvania cũng chính là một Vương Cung Thánh Đường.

Hay ở Việt Nam, Nhà Thờ Chánh Tòa Đức Bà ở Sài Gòn cũng chính là một tiểu Vương Cung Thánh Đường.

(4) Shrine (Đền / Đền Thờ):

Một Đền Thờ chính là một nhà thờ, một giáo đường hay một nơi linh thiêng vốn có bảo tồn một thánh tích, giống như Đền Thờ Thánh Jude (Shrine of St. Jude) ở Tổng Giáo Phận Baltimore; hay là nơi có sự xuất hiện, hay sự hiện ra đã thật sự xảy ra, giống như Đền Thờ Đức Mẹ Knock (Shrine of Our Lady of Knock) ở Ái Nhĩ Lan; hay Đền Thờ Đức Mẹ Guadalupe (Shrine of Our Lady of Guadalupe) ở Thành Phố Mêhicô; hoặc là một nơi lịch sử vốn có một sự kiện liên quan đến đức tin được xảy ra, giống như Đền Thờ Đức Mẹ của các Thánh Tử Đạo (Shrine of the Our Lady of the Martyrs) ở thành phố Auriesville tại New York – là nơi mà những vị truyền giáo Dòng Tên thời sơ khởi đã tử vì đạo.

Một Đền Thờ cũng có thể là một nơi được chỉ định ra để cổ võ về một tín ngưỡng hay một sự sùng kính nào đó.

Chẳng hạn như, Vương Cung Thánh Đường của Đền Thờ Đức Mẹ Vô Nhiễm Quốc Gia (Basilica of the National Shrine of the Immaculate Conception) ở tại Washington, D.C. được xây dựng nên là để nhằm cổ võ sự tôn sùng về Đức Mẹ Vô Nhiễm ở Hoa Kỳ, vì Đức Mẹ chính là vị Thánh Bổn Mạng của Hoa Kỳ dưới danh hiệu Vô Nhiễm Nguyên Tội; hay Đền Thờ Phép Thánh Thể (Shrine of the Most Blessed Sacrament) ở thành phố Hanceville, thuộc tiểu bang Alabama do Mẹ Angelica thành lập nên chẳng hạn, để dành sự tôn kính về Phép Thánh Thể.

Các Đền Thờ được vị Giám Mục địa phương quy định nên, và các Đền Thờ Quốc Gia thì được chỉ định bởi cả Hội Đồng Giám Mục của quốc gia đó.

Nói tóm lại, Vương Cung Thánh Đường của Đền Thờ Quốc Gia của Đức Mẹ Về Trời (Basilica of the National Shrine of the Assumption of the Blessed Virgin Mary, hay được viết tắt là Basilica of the Assumption) ở Tổng Giáo Phận Baltimore thuộc tiểu bang Maryland (là nơi cóconopoeum – như được trình bày ở trên – NV) không chỉ là một Vương Cung Thánh Đường và một Đền Thờ, mà cũng còn là một Nhà Thờ Chánh Tòa khác nữa của Tổng Giáo Phận Baltimore.

Do đó, một nhà thờ hay một ngôi giáo đường cũng có thể đồng thời là một Vương Cung Thánh Đường, là một Nhà Thờ Chánh Tòa, và là mộtĐền Thờ.

T.B. (*) Cha Saunders chính là một Giáo Sư về Thần Học và Giáo Lý tại trường Đại Học Christendom thuộc Phân Khoa Cao Học Đức Bà ở thành phố Alexandria bên Virginia.

Nguồn:Viet Catholic

Sự khác nhau giữa thánh đường và nhà thờ

Sự khác nhau giữa thánh đường và nhà thờ

Sự khác nhau giữa church, basilica là gì, basilica vương cung thánh Đường

-

Nhà thờ Khủng v Vương cung thánh đường Cơ đốc giáo là 1 trong những Một trong những tôn giáo lớn nhất quả đât cùng với gần 2,2 tỷ tín đồ gia dụng bên trên khắp thế giới. Đó là một trong những đứ

Sự khác nhau giữa thánh đường và nhà thờ

Sự khác biệt giữa nhà nghỉ của nhà nghỉ và cuộc sống ở nhà | Cuộc sống của nhà ở và cuộc sống ở nhà

Sự khác nhau giữa thánh đường và nhà thờ

Sự khác biệt giữa cuộc sống nhà ở và cuộc sống gia đình là gì - Các quy tắc và quy định không ràng buộc Cuộc sống gia đình; đời sống ký túc xá bị ràng buộc bởi các quy tắc và quy định. Bạn phải trả ...

Sự khác biệt giữa Nhà thờ và Nhà nguyện Sự khác biệt giữa Nhà thờ và Nhà thờ

Sự khác nhau giữa thánh đường và nhà thờ

Nhà thờ và Nhà thờ Trong thời kỳ Cơ Đốc giáo đầu tiên, người Do Thái sống ở Israel đã thờ phụng trong đền thờ tại Giêrusalem, nơi còn được gọi là "ngôi đền thứ hai"

Sự Khác biệt giữa Nhà thờ Anglican và Nhà thờ Episcopalian Sự khác biệt giữa

Sự khác nhau giữa thánh đường và nhà thờ

Giới thiệu Nhà thờ Anglican được tạo ra sau khi có sự bất đồng giữa Đức Giáo hoàng Piô V và vua Henry VIII của nước Anh đã dẫn đến việc nhà vua phá bỏ mối quan hệ

Mục lục

  • 1 Kiến trúc
  • 2 Công giáo Roma
    • 2.1 Cấu trúc
    • 2.2 Hoạt động
  • 3 Chính thống giáo
  • 4 Tin Lành
  • 5 Xem thêm
  • 6 Chú thích
  • 7 Liên kết ngoài

Kiến trúcSửa đổi

Các nhà thờ lâu đời thường theo các phong cách kiến trúc Byzantine, Romanesque, Gothic, Baroque, v.v.

Công giáo RomaSửa đổi

Nhà thờ chính tòa Bùi Chu

Xét theo quy mô, nhà thờ Công giáo có thể phân chia thành:

  • Vương cung thánh đường: Là những nhà thờ có kỷ niệm đẹp hoặc biến cố tôn giáo quan trọng được Tòa Thánh Vatican phong tặng
  • Nhà thờ chính tòa: Là nhà thờ chính của một giáo phận, là nơi đặt tòa giám mục
  • Đền thánh: Là nhà thờ có ý nghĩa hành hương quan trọng. Đền thánh có các cấp độ là đền thánh giáo phận, đền thánh quốc gia và đền thánh quốc tế, được công nhận bởi các thẩm quyền tương ứng (Giám mục giáo phận, Hội đồng giám mục và Tòa thánh)
  • Nhà thờ giáo xứ (Nhà thờ xứ): Nhà thờ của giáo xứ. Phần lớn giáo xứ chỉ có một nhà thờ, ở những giáo xứ lớn, các giáo họ trong giáo xứ cũng có thể có nhà thờ giáo họ.
  • Nhà nguyện: thường chỉ dùng riêng cho một cộng đồng nhỏ (tu viện, bệnh viện, dòng tu,...)

Cấu trúcSửa đổi

Cung Thánh Nhà thờ Đức Bà Hòa Bình
Bục giảng

Nhà thờ công giáo gồm có những thành phần sau:

  • Nhà thờ chính: Là nơi diễn ra các nghi lễ thờ phượng: thánh lễ hàng ngày, cầu nguyện, chầu thánh thể, thực hiện các bí tích.
    • Cung Thánh: Là nơi linh mục chủ tế thực hiện các nghi lễ. Cung thánh thường ở vị trí trang trọng và cao hơn để giáo dân có thể theo dõi thánh lễ.

Cung thánh bao gồm:

    • Bàn thờ: Là nơi quan trọng nhất của nhà thờ, dùng để cử hành phụng vụ Thánh Thể, và thường được làm bằng đá.
    • Giảng đài: Nơi cử hành phụng vụ Lời Chúa, dùng để đọc các bài đọc trong thánh lễ, xướng Thánh Vịnh Đáp Ca, đặc biệt là dùng để công bố Tin mừng, giảng lễ.
    • Ghế chủ tọa: Chỗ ngồi cho vị chủ tế Thánh lễ.

Ngoài ra còn có:

    • Giếng rửa tội: Nơi cử hành bí tích Rửa tội.
    • Tòa giải tội: Cử hành bí tích Hòa Giải.
    • Phòng áo lễ: Là nơi để các linh mục thay áo trước khi cử hành thánh lễ.
    • Phần dành cho những giáo dân dự thánh lễ, có các hàng ghế ngồi, quỳ.
    • Xung quanh nội thất nhà thờ chính luôn có 14 chặng Đàng Thánh giá, là tranh hay tượng mô tả lại Cuộc thương khó của Giêsu.
Tượng Thánh Giuse
  • Tháp chuông: Có thể cùng một kiến trúc với nhà thờ chính hoặc là một kiến trúc độc lập. Thường hạng mục này là cao nhất trong công trình, trên đó có Thánh giá. Nhà thờ đổ chuông để báo giờ lễ cho giáo dân hoặc trong các dịp lễ quan trọng.
Nhà thờ Tân Định, Sài Gòn

Các thành phần phụ trợ (có thể có hoặc không):

  • Đài Đức Mẹ
  • Các tượng đài khác
  • Hang đá
  • Nhà xứ, hay nhà mục vụ giáo xứ là nơi hội họp điều hành giáo xứ, cũng có các phòng cho giáo sĩ ở và làm việc.
  • Ngoài ra có thể có các công trình khác như phòng học giáo lý, nhà hài cốt (nơi đặt các hũ tro cốt người chết), nhà sách.

Hoạt độngSửa đổi

Lễ Phục Sinh
  • Phụng vụ
    • Thánh lễ
    • Các Bí tích
    • Chầu Thánh thể
    • Rước kiệu
    • Ngắm Đàng Thánh giá
  • Truyền giáo
    • Dạy giáo lý
  • Công tác bác ái