Sự khác nhau về hình thức sinh sản vô tính mọc chồi giữa san hô và thủy tức

San hô và thủy tức là hai loài đều thuộc nhóm sinh sản vô tính, tuy nhiên chúng cũng có một số đặc điểm khác nhau. Nhờ đó chúng ta có thể phân biệt được sự khác nhau giữa san hô và thủy tức trong sinh sản vô tính mọc chồi.

Sinh sản vô tính là gì? Phân loại sinh sản vô tính?

Hình thức sinh sản khi thế hệ con được sinh ra từ 1 cơ thể mẹ duy nhất, được thừa hưởng các gen chỉ từ cơ thể mẹ đó được gọi là sinh sản vô tính. Sinh sản vô tính sẽ gần như không có liên quan về số bộ nhiễm sắc thể hay sự giảm phân. Cá thể con là bản sao di truyền chính xác của chính cơ thể mẹ, trừ trường hợp là sự tự thụ phấn. Nói cách khác là dạng sinh sản mà không cần sự hợp nhất của các giao tử. Các loài sinh vật đơn bào như vi khuẩn cổ, vi khuẩn, sinh vật nguyên sinh,..vv hay các loại thực vật như nấm là những sinh vật có hình thức sinh sản vô tính.

Trong sinh sản vô tính được phân loại thành các hình thức sinh sản vô tính cụ thể khác nhau:

Sinh sản phân tách

Sinh sản phân tách là một hình thức của sinh sản vô tính, được chia làm hình thức phân tách phân đôi và hình thức phân tách đa phân. Trong sinh sản phân tách phân đôi, cơ thể mẹ được phân tách và thay thế bằng hai cơ thể con. Các sinh vật gồm sinh vật nhân sơ như vi khuẩn cổ, vi khuẩn và các sinh vật nhân chuẩn như sinh vật nguyên sinh, nấm đơn bào đều sinh sản qua hình thức sinh sản vô tính phân tách phân đôi, phần đa trong số đó cũng có thể sinh sản hữu tính. Sinh sản đa phân ở mức độ tế bào xảy ra ở sinh vật nguyên sinh như tùng bào tử, tảo. Phần nhân tế bào mẹ phân chia vài lần bằng nguyên phân tạo ra các nhân con. Các tế bào chất sau đó tách ra thành các tế bào con. Sự sinh sản đa phân được thể hiện qua các giai đoạn gồm merogony (sự phát triển giai đoạn trứng) cho ra các merozoite, sporogony (sự tạo thoi trùng) và gametogony (sự tạo hợp tử)  cho ra các microgamete.

Sinh sản mọc chồi

Các tế bào phân chia bằng hình thức đâm chồi như men bánh mì, tạo thành các dạng tế bào gồm cả tế bào “mẹ” và tế bào “con”, trong đó cơ thể con nhỏ hơn cơ thể mẹ được gọi là sinh sản vô tính mọc chồi. Sinh sản mọc chồi còn được biết ở mức độ đa bào như loài thủy tức. Chồi phát triển tạo thành một cơ thể trưởng thành sau đó tách ra khỏi cơ thể mẹ. Sinh sản mọc chồi là một quá trình của sinh sản vô tính, phù hợp với các loài ký sinh. Nó liên quan đến một quá trình bất thường là các tế bào con được tạo ra ngay bên trong tế bào mẹ, các tế bào con sẽ “tiêu thụ” tế bào mẹ trước khi chúng tách ra riêng let. Sinh sản mọc chồi (có thể bên trong hoặc bên ngoài) có thể thấy trong các loài sâu như Taenia hay Echinococci.

Sinh sản sinh dưỡng

Sinh sản sinh dưỡng hiện tượng hình thành cá thể mới, cá thể con từ một phần của cơ quan sinh dưỡng trên cơ thể mẹ. Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên thường gặp ở cây có hoa là: sinh sản bằng thân bò, thân rễ, rễ củ, lá,…

Sự phát sinh bào tử

Sự phát sinh bào tử chính là hình thức một số sinh vật đa bào hình thành bào tử trong suốt vòng đời sinh học. Nhiều loại thực vật và nhiều loại tảo trải qua quá trình giảm phân tạo thành bào tử, dẫn đến sự hình thành các bào tử đơn bội hơn là giao tử. Từ các bào từ này phát triển tạo thành các cá thể đa bào không xuất hiện hiện tượng thụ tinh trong quá trình đó. Các cá thể đơn bội này sẽ phát sinh tạo thành giao tử thông qua quá trình nguyên phân. Vì vậy giảm phân và sự hình thành giao tử xuất hiện ở những thế hệ riêng biệt hay những “giai đoạn” nào đó trong vòng đời và có liên quan qua sự luân phiên giữa các thế hệ với nhau..

Sự phân mảnh

Sự phân mảnh là hình thức sinh sản vô tính khi cơ thể con được phát triển từ một mảnh của cơ thể mẹ. Mỗi mảnh từ cơ thể mẹ sẽ được phát triển thành một cá thể trưởng thành đầy đủ. Hình thức sinh sản vô tính phân mảnh này thường thấy ở các sinh vật như động vật như giun đốt, turbellaria, sao biển… và các loài nấm, thực vật. Một số loài thực vật sở hữu cấu trúc đặc biệt để sinh sản bằng cách phân mảnh. Sự phân mảnh ở các sinh vật đa bào hay cụm là hình thức sinh sản vô tính khi một cơ thể tách ra thành các mảnh phát triển đầy đủ tạo ra các cá thể trưởng thành giống hệt cơ thể chính. Ở những loài động vật da gai, hình thức này còn được gọi là sinh sản kiểu phân cắt.

Agamogenesis

Agamogenesis là bất kỳ một hình thức sinh sản nào mà nó không liên quan đến các giao tử đực. Trinh sản (parthenogenesis)

Trinh sản

Trinh sản là một hình thức sinh sản vô tính (agamogenesis) khi một quả trứng chưa được thụ tinh có thể phát triển thành một cá thể con. Trinh sản  thường xảy ra tự nhiên ở nhiều loài thực vật, động vật không xương sống như bọ chét nước, luân trùng, rệp, bọ que, vài loài kiến, ong..vv, và động vật có xương sống như một số loài bò sát, lưỡng cư, ..vv. Ở thực vật, sự tiếp hợp vô tính có thể có hoặc không liên quan đến trinh sản.

Apomixis và Nucellar embryony

Apomixis hay còn gọi là sự tiếp hợp vô tính ở thực vật là sự hình thành bào tử mà không qua thụ tinh. Nó rất quan trọng ở loài dương xỉ và các loài thực vật có hoa, nhưng lại rất hiếm ở các loài thực vật tạo hạt. Thuật ngữ “apomixis” cũng được dùng cho sinh sản vô tính ở một số loài động vật, tiêu biểu như bọ chét nước.

Sự khác nhau giữa san hô và thúy tức trong sinh sản vô tính mọc chồi

San hô
Thủy tức

Giống nhau: 

Hình thức sinh sản của san hô và thủy tức đều là sinh sản vô tính mọc chồi, quá trình sinh sản cơ bản giống nhau.

Khác nhau:

Thủy tức khi trưởng thành, chồi tách ra sống độc lập với cơ thể mẹ. Còn ở san hô thì chồi vẫn dính với cơ thể mẹ và tiếp tục phát triển tạo thành tập đoàn cá thể kết dính với nhau.

Mỗi loài sẽ có một hình thức sinh sản riêng biệt có thể là vô tính hoặc hữu tính duy trì sự sống bằng cách tạo ra các cá thể mới và đều mang ý nghĩa nhất định đối với sự tồn tại tự nhiên của Trái Đất. Hy vọng qua bài viết này có thể giúp các bạn biết thêm về sinh hình thức sinh sản vô tính và phân biệt được sự khác nhau giữa san hô và thủy tức trong sinh sản vô tính mọc chồi, đồng thời trau dồi được thêm nhiều kiến thức sinh học, nâng tầm hiểu biết của bản thân mình. Chúc các bạn thành công!

Tags: sự khác nhau giữa san hô và thúy tức trong sinh sản vô tính mọc chồi

San hô là gì? Thủy tức là gì? Cùng GiaiNgo khám phá sự khác nhau giữa san hô và thủy tức trong sinh sản vô tính mọc chồi nhé!

Tuy san hô và thủy tức là hai loài đều thuộc nhóm sinh sản vô tính nhưng chúng vẫn có một số đặc điểm khác nhau. Trong bài viết dưới đây, GiaiNgo sẽ bật mí cho bạn sự khác nhau giữa san hô và thủy tức trong sinh sản vô tính mọc chồi.

San hô là gì?

Trước khi tìm hiểu sự khác nhau giữa san hô và thủy tức trong sinh sản vô tính mọc chồi, mời các bạn độc giả tham khảo định nghĩa san hô là gì và đặc điểm của chúng nhé!

San hô là gì?

San hô là các sinh vật biển thuộc lớp San hô (Anthozoa) tồn tại dưới dạng các thể polip nhỏ giống hải quỳ. Chúng thường sống thành các quần thể gồm nhiều cá thể giống hệt nhau.

San hô là hệ sinh thái đa dạng nhất trên trái đất tính cho đến hiện nay. Đây được xem là ngôi nhà an toàn của hơn 25% loài động vật sống dưới biển trong đó gồm có hơn 4000 loài cá, 700 loài san hô và hàng nghìn loài động thực vật biển khác.

Đặc điểm của san hô

Dưới đây là những đặc điểm thú vị của san hô mà có thể bạn chưa biết:

  • Cơ thể san hô hình trụ, thích nghi với đời sống bám.
  • San hô có bộ xương đá vôi nâng đỡ và sống thành tập đoàn.
  • San hô là loài động vật ăn thịt, có các tế bào gai.
  • San hô là loài vừa sinh sản hữu tính vừa vô tính.
  • Các khoang ruột của san hô thông với nhau.

Thủy tức là gì?

Thủy tức là gì?

Thủy tức là đại diện của loài động vật bậc thấp thuộc ngành ruột khoang sống ở các vùng nước ngọt như ao tù, hồ, đầm, đìa,…. Thủy tức là loài động vật có cơ thể hình trụ dài, có tua miệng chứa nhiều gai có chức năng tự vệ và bắt mồi.

Đặc điểm của thủy tức

  • Thủy tức có hình trụ dài, gồm 2 phần: Phần trên có lỗ miệng, xung quanh có các tua miệng tỏa ra; phần dưới gọi là đế bám vào giá thể.
  • Khi đói, thủy tức vươn dài đưa tua miệng quờ quạng khắp xung quanh để chạm vào con mồi, sau đó dùng các tế bào gai ở tua miệng phóng ra làm tê liệt con mồi
  • Thủy tức có cơ thể đối xứng tỏa tròn, dài và nhỏ, có khả năng co ngắn lại.
  • Thủy tức chưa có cơ quan hô hấp. Sự trao đổi khí được thực hiện qua thành cơ thể.
  • Thủy tức có thể di chuyển theo hai hình thức là di chuyển kiểu sâu đo và kiểu lộn đầu.
  • Thủy tức có ba hình thức sinh sản: Sinh sản vô tính, sinh sản hữu tính và tái sinh.

Cùng GiaiNgo khám phá phần trọng tâm của bài sự khác nhau giữa san hô và thủy tức trong sinh sản vô tính mọc chồi.

Tuy san hô và thủy tức đều là loài sinh sản vô tính nhưng giữa chúng vẫn tồn tại những điểm khác biệt. Nhờ đó, chúng ta có thể phân biệt được sự khác nhau giữa san hô và thủy tức trong sinh sản vô tính mọc chồi.

  • San hô: Khi sinh sản vô tính mọc chồi, cơ thể con không tách rời mà dính liền vào cơ thể mẹ, tạo nên một tập đoàn san hô có khoang ruột thông với nhau.
  • Thủy tức: Khi sinh sản vô tính mọc chồi, cơ thể con sẽ tách khỏi cơ thể mẹ, tự kiếm thức ăn và có đời sống độc lập.

Sự giống nhau giữa san hô và thủy tức trong sinh sản vô tính mọc chồi

Về cơ bản, san hô và thủy tức đều là những đại diện có hình thức sinh sản vô tính mọc chồi. Sinh sản mọc chồi là một quá trình của sinh sản vô tính, phù hợp với các loại ký sinh.

Một phần của cơ thể mẹ nguyên phân nhiều hơn các vùng lân cận và phát triển tạo thành cơ thể mới. Cơ thể con có thể sống bám trên cơ thể mẹ hoặc sống tách độc lập.

Hi vọng bài viết trên đã giúp các bạn độc giả hiểu được sự khác nhau giữa san hô và thủy tức trong sinh sản vô tính mọc chồi. Bấm theo dõi GiaiNgo để có thêm nhiều thông tin thú vị về những kiến thức hằng ngày và thế giới xung quanh chúng ta nhé!

Video liên quan

Chủ đề