Tác dụng của việc tập luyện tdtt thường xuyên đến cơ thể con người ?

Tác dụng của việc tập luyện tdtt thường xuyên đến cơ thể con người ?

Lượt xem: 8667

TÁC DỤNG CỦA THỂ DỤC, THỂ THAO ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG CON NGƯỜI

 Cái quý nhất của mỗi con người là sức khỏe và trí tuệ. Có sức khỏe tốt sẽ tạo điều kiện cho trí tuệ phát triển được tốt hơn và ngược lại. TDTT giúp chúng ta có được sức khỏe tốt, từ đó, có thể học tập tốt và tham gia các hoạt động ở nhà trường hay ngoài xã hội đạt hiệu quả cao hơn. Thể dục thể thao thao góp phần nâng cao chất lượng giáo dục giúp các em trở thành con người có ích cho xã hội.

Sinh thời, chủ tịch Hồ Chí Minh đáng kính của chúng ta rất coi trọng việc rèn luyện thể lực, tăng cường sức khoẻ. ngày 30/01/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh số 14 thiết lập Nha thể dục Trung Ương có nhiệm vụ nghiên cứu phương pháp và thực hành thể dục trong toàn quốc. Sau Tổng tuyển cử ngày 06/01/1946, Bác lại ký sắc lệnh số 38 (vào ngày 27/03/1946) về việc thành lập Nha Thanh niên và thể dục. Cùng thời điểm đó, Hồ Chủ Tịch đã có bài viết “ Sức khỏe và thể dục” đăng trên báo “Cứu quốc ra ngày 27/03/1946. Đây chính là lời hô hào đồng bào tập thể dục của Bác Hồ.

Ngày nay, khi xã hội ngày càng phát triển thì vai trò của Thể dục thể thao  ngày càng được nâng cao. Đối với các nước phát triển, việc tập luyện Thể dục thể thao được diễn ra hàng ngày một cách khoa học và trở thành một điều thiết yếu trong cuộc sống.

Còn nước ta Bộ GD – ĐT đã đưa môn học Giáo dục thể chất vào giảng dạy trong nhà trường để học sinh được học tập và rèn luyện góp phần hoàn thiện nhân cách. Tập luyện Thể dục thể thao thường xuyên, có kế hoạch sẽ giúp các em có một nếp sống lành mạnh vui tươi, học tập và làm việc khoa học, hiệu quả hơn. Theo nghị quyết TW II khóa 8 đã khẳng định “ giáo dục toàn diện – cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần và phát triển cao về trí tuệ” Vì vậy việc đầu tư cho giáo dục không chỉ là sự quan tâm của các cấp các ngành mà còn là một chính sách của Đảng.

Để hưởng ứng và duy trì thói quen thường xuyên tập Thể dục thể thao, con người phải có lòng say mê và phải có sự nhận thức đúng đắn về vai trò và tác dụng của việc luyện tập. Sau đây là kết quả nghiên cứu khoa học của các giáo sư,  Bác sĩ  về một số thay đổi khi con người tham gia hoạt động  Thể dục thể thao:

*Đối với hệ cơ : Hệ cơ bắp phát triển mạnh từ tuổi dậy thì cho đến 25 – 30 tuổi. Những người có vận động hệ cơ bắp phát triển tốt, thân hình nở nang đầy đặn, dáng vóc cân đối, đẹp để có sức khỏe dồi dào. Ở độ tuổi này mà chọn lối sống an nhàn, lười vận động thì cơ bắp sẽ teo dần, thần hình trở nên yếu đuối, dễ mắc bệnh tật.

* Đối với hệ hô hấp: Hô hấp sẽ mang dưỡng khí đến tận mọi tế bào, vận động nhiều sẽ kéo theo hệ hô hấp tốt, dung tích phổi gia tăng, mọi tế bào được thông khí tốt, góp phần làm tăng tuổi thọ .

* Đối với hệ tim mạch:  Quả tim của người có lối sống không vận động mỗi lần bơm được khoảng 70CC máu, trong khi quả tim của người có lối sống vận động có thể bơm từ 100 – 130CC máu. Việc vận động đúng mực mỗi ngày vài giờ, mỗi tuần từ 5 – 7 ngày có thể giảm huyết áp tâm thu ( số trên) trung bình 11mm Hg và giảm huyến áp tâm trương ( số dưới) trung bình 7mm Hg.

*Đối với hệ bài tiết: Đường ruột, đường tiểu và hệ thống các tuyến mồ hôi nhờ vận động mà gia tăng bài tiết giup cơ thể loại bỏ chất cặn bã dư thừa ra ngoài cơ thể tốt hơn, thận bớt làm việc nên đõ bị suy thận sớm nhờ đó mà cơ thể khỏe mạnh hơn

* Đối với hệ thần kinh: Luyện tập Thể dục thể thao làm cho tinh thần sáng khoái chống Strees, chống mệt mỏi, buồn phiền, đặc biệt là khi chơi cờ và học ngoài ngữ ngoài việc gia tăng trí thức thường xuyên còn làm gia tăng trí nhớ giảm chứng hay quên và bệnh ALZ himer của tuổi già

Như vậy những nghiên cứu trên đều cho ta thấy vai trò và tầm quan trọng của việc rèn luyện thể dục thể thao, Với những ý nghĩa hết sức quan trọng như vậy, học sinh trong các nhà trường cần phải thường xuyên tập luyện thể dục thể thao để đem lại sức khỏe cho bản thân, giúp các em có thêm tự tin để lao động và học tập, xứng đáng là học sinh chăm ngoan trong nhà trường, là công dân khỏe mạnh và góp phần hữu ích cho xã hội trong tương lai

Sức khỏe có vai trò vô cùng quan trọng đối với chúng ta. Để có được một sức khỏe tốt không phải là điều khó khăn mà nó nằm trong sự lựa chọn của mỗi người. Hãy tập luyện thể thao ngay từ bây giờ, bạn sẽ cảm thấy thay đối từng ngày; hãy chọn cho mình một môn thể thao thích hợp! Sự bắt đầu nào cũng không muộn. Hãy vận động dù ở độ tuổi nào, cơ thể con người sẽ thấy khỏe ra ,chất lượng cuộc sống sẽ liên tục được cải thiện.

Nếu ai còn nghi ngờ về tập Thể dục thể thao  thì hãy cười lên, bạn sẽ thấy gương mặt mình hồng hào rạng rỡ, bởi vì cười cũng là một hình thức tập luyện Thể dục cho cơ mặt. Chúng ta hãy bắt đầu từ những việc nhỏ như thế nhé. Hi vọng rằng  phong trào luyện tập Thể dục thể thao của cán bộ, giáo viên và đặc biệt là ý thức học tập bộ môn giáo dục thể chất  của các em học sinh trường THPT Đoàn kết ngày càng được nâng cao và trở thành thói quen trong sinh hoạt hàng ngày của mọi người, đem lại niềm vui cho cuộc sống  để chúng ta cùng nhau xây dựng một ngôi phát triển toàn diện.

Sưu tầm

GV: Trần Văn Tuấn


Page 2

​Cái quý nhất của mỗi con người là sức khỏe và trí tuệ. Có sức khỏe tốt sẽ tạo điều kiện cho trí tuệ phát triển được tốt hơn và ngược lại. Tập luyện thể dục thể thao (TDTT) thường xuyên sẽ giúp chúng ta có được sức khỏe tốt; từ đó, có thể làm việc, học tập tốt và tham gia các hoạt động xã hội đạt hiệu quả cao hơn.

Ngày nay, khi xã hội ngày càng phát triển thì vai trò của TDTT ngày càng được nâng cao. Đối với các nước phát triển, việc tập luyện TDTT diễn ra hàng ngày một cách khoa học và trở thành một điều thiết yếu trong cuộc sống. Ở nước ta, ngay từ khi mới giành được độc lập, Bác Hồ đã ra lời kêu gọi toàn dân tập luyện TDTT. Trong đó, Người dạy: “Mỗi một người dân yếu ớt, tức là làm cho cả nước yếu ớt một phần. Mỗi một người dân mạnh khoẻ, tức là góp phần cho cả nước mạnh khoẻ…”.

Tập thể dục thực tế mang đến cho cơ thể vô vàn lợi ích thiết thực, chẳng hạn như kiểm soát cân nặng phòng ngừa tăng cân, hạn chế các bệnh liên quan tới béo phì và cải thiện tình trạng chức năng của não, trí nhớ. Ngoài ra, tập thể dục thường xuyên không những làm tăng cường hệ miễn dịch, giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính như tim mạch, huyết áp, tiểu đường mà còn đem lại tác dụng bất ngờ hơn là phòng ngừa ung thư trực tràng, ung thư vú, ung thư gan và giúp cải thiện đời sống chăn gối. Hơn nữa, việc tập luyện thể dục đúng cách còn giúp giấc ngủ đến nhanh và sâu hơn, đặc biệt là với những người hay thức giấc ban đêm.

Tác dụng của việc tập luyện tdtt thường xuyên đến cơ thể con người ?
Gần 1000 người dân TP Kon Tum tham gia Ngày chạy Olympic vì sức khỏe toàn dân năm 2019. Ảnh: C.C

Bên cạnh các lợi ích trên, việc dành thời gian vận động mỗi ngày sẽ giúp chúng ta tăng cường các mối quan hệ trong xã hội, giảm stress, giúp cuộc sống trở nên lạc quan và tự tin hơn.

Vì vậy, việc dành thời gian tập luyện TDTT đều đặn hàng ngày theo một chế độ và phương pháp phù hợp với sức khỏe và tuổi tác là việc làm hết sức cần thiết.

Thời gian qua, phong trào rèn luyện TDTT trên địa bàn tỉnh ta diễn ra khá sôi nổi. Bà Trần Thị Lan (60 tuổi) ở thị trấn Đăk Glei (huyện Đăk Glei) chia sẻ: Sáng nào vợ chồng tôi cũng đi bộ khoảng 5-7km quanh các con đường chính ở thị trấn. Thói quen này được hai vợ chồng duy trì thường xuyên gần 10 năm nay. Qua tập thể TDTT, tôi thấy sức khỏe được nâng lên, bệnh đau xương khớp cũng giảm hẳn.

Ông Nguyễn Thanh Sơn (62 tuổi, phường Quyết Thắng, thành phố Kon Tum) – thành viên câu lạc bộ xe đạp thể thao bộc bạch: Đều đặn mỗi ngày 2 buổi, các thành viên trong câu lạc bộ chúng tôi đều dành hơn 2 tiếng đồng hồ để đạp xe quanh các con đường chính ở thành phố để rèn luyện sức khỏe.

Tâm sự với chúng tôi, một bác sĩ công tác lâu năm trong ngành Y chia sẻ: Vận động và rèn luyện là để ngày càng hoàn thiện về thể chất, nâng cao thể lực, tinh thần thoải mái. Rèn luyện thân thể kết hợp với giữ gìn vệ sinh càng có tác dụng trong việc phòng bệnh và nâng cao sức khoẻ con người. Cơ thể tốt, thần kinh tốt, tinh thần tốt sẽ tránh được mọi bệnh tật. Ngoài việc tăng cường sức đề kháng và năng lực thích ứng của cơ thể con người, TDTT có vai trò to lớn trong việc nâng cao sức khoẻ toàn diện cho con người. Khi con người có sức khoẻ toàn diện thì sẽ nâng cao được năng lực thể chất. Năng lực thể chất có vai trò hết sức quan trọng trong cuộc sống, trong lao động, trong công tác và trong học tập. Có năng lực thể chất hay sức khỏe tốt sẽ giúp cho con người vượt qua được mọi khó khăn, hoàn thành tốt được mọi công việc.

Phát động Chương trình Sức khỏe Việt Nam do Bộ Y tế tổ chức ngày 27/2/2019, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc kêu gọi mỗi người hãy bắt đầu từ việc thực hiện và duy trì những hành vi, lối sống lành mạnh có lợi cho sức khỏe như ăn nhiều rau xanh, không hút thuốc lá, hạn chế sử dụng rượu bia và điều quan trọng là thường xuyên vận động thể lực, rèn luyện thể dục… Nhắc lại "Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục" của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Thủ tướng cũng đã nhấn mạnh: Sức khỏe là vốn quý nhất của mỗi người dân cũng như của toàn xã hội. Muốn giữ gìn, nâng cao sức khỏe, phát triển tầm vóc thì phải đồng thời thực hiện tốt cả 3 yêu cầu cốt lõi là: vệ sinh phòng bệnh, ăn uống điều độ, bảo đảm dinh dưỡng và rèn luyện thể lực thường xuyên. Việc bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe là trách nhiệm của mỗi người dân và cả hệ thống chính trị....

Cao Cường