Tài liệu trung cấp lý luận chính trị bình định năm 2024

(BĐ) - Ngày 2.4, Trường Chính trị tỉnh tổ chức lễ khai giảng lớp Trung cấp lý luận chính trị khóa 30, hệ tập trung, năm học 2024, dành cho công chức, viên chức của cơ quan, đơn vị các cấp trong tỉnh.

Show

Quang cảnh lễ khai giảng. Ảnh: DƯƠNG LINH

Trong thời gian học tập, 50 học viên được giới thiệu các chuyên đề như: Những kiến thức cơ bản về Chủ nghĩa Mác-Lê Nin, Tư tưởng Hồ Chí Minh; Lịch sử Đảng và đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước Việt Nam; Xây dựng Đảng và hệ thống chính trị; Quản lý hành chính nhà nước và kỹ năng lãnh đạo, quản lý; Thực tiễn và kinh nghiệm xây dựng, phát triển địa phương và kiến thức bổ trợ…

CHIÊU SINH LỚP TRUNG CẤP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ HÀNH CHÍNH TẠI TPHCM | VIỆN NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH -TRƯỜNG CÁN BỘ QUẢN LÝ GIÁO DỤC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. HOTLINE: 0936.201.222

TRIẾT HỌC

BÀI 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG

  1. NGUYÊN LÝ

Câu hỏi: Trình bày hai nguyên lý cơ bản của phép duy vật biện chứng

– Nguyên lý về mối quan hệ phổ biến: Mối liên hệ phổ biến và ý nghĩa phương pháp luận của nó?

  1. Mối liên hệ phổ biến
  2. Mối liên hệ phổ biến:

– Theo quan điểm DT-SH cho rằng sự vật hiện tượng không có mối liên hệ với nhau, cô lập-tách rời, cái nầy đứng cạnh cái kia, hết cái nầy đến cái kia.

– Theo quan điểm DVBC: Sự vật hiện tượng có mối liên hệ với nhau.

Mối liên hệ phổ biến: Là một phạm trù triết học để chỉ sự liên quan ràng buộc, phụ thuộc, tác động lẫn nhau giữa tất cả các sự vật hiện tượng trong thế giới khách quan.

Cơ sở của mối liên hệ phổ biến xuất phát từ tính thống nhất của vật chất trong thế giới tất cả các sự vật hiện tượng trong thế giới từ vô cùng lớn đến vô cùng bé tuy chúng tồn tại dưới nhiều trạng thái, kích thước độ to nhỏ khác nhau nhưng giữa chúng đều có mối liên hệ ràng buộc, phụ thuộc tác động và chuyển hóa lẫn nhau không loại trừ một sự vật hiện tượng mà không có mối liên hệ với sự vật hiện tượng khác.

Các tính chất của mối liên hệ phổ biến (nội dung nguyên lý phổ biến): có 3 tính chất.

– Tính khách quan của mối liên hệ phổ biến:

Sự vật hiện tượng muốn tồn tại được thì phải có mối liên hệ với nhiều sự vật hiện tượng khác. Vì vậy, mối liên hệ giữa các sự vật hiện tượng là một thuộc tính khách quan vốn có nó nằm bên trong sự vật không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người, con người cũng không thể sáng tạo ra hoặc xóa bỏ đi các mối liên hệ của sự vật mà chỉ nhận thức nó và vận dụng vào cuộc sống có lợi cho con người.

– Tính phổ biến của mối liên hệ phổ biến:

Tức là mối liên hệ với các sự vật hiện tượng nó diễn ra trên tất cả các hiện tượng trong tự nhiên, xã hội, tư duy.

+ Mối liên hệ trong tự nhiên: Khoa học kỹ thuật chứng minh.

Vd: Cây muốn tồn tại phải có liên hệ đất, nước, ánh sáng, nhiệt độ.

+ Mối liên hệ trong xã hội: Khoa học kỹ thuật chứng minh trong xã hội mỗi ngành nghề, người đều có mối liên hệ với nhau để trao đổi thông tin, tư liệu sản xuất, sản phẩm, tình cảm.

+ Mối liên hệ trong tư duy: Được logíc học chứng minh tư duy là suy nghĩ khái niệm ngôn ngữ thong qua ngữ pháp có chủ ngữ, vị ngữ.

– Tính đa dạng phong phú mối liên hệ phổ biến:

Thế giới xung quanh ta có vô số sự vật hiện tượng rất đa dạng và phong phú của sự vật hiện tượng nó quy định tính đa dạng phong phú của mối liên hệ triết học Mác Lênin chia làm 3 mối liên hệ sau đây:

  • Mối liên hệ bên trong và bên ngoài.
  • Mối liên hệ trực tiếp gián tiếp.
  • Mối liên hệ bản chất và không bản chất trong đó mối liên hệ bên trong trực tiếp bản chất mang tính quyết định các mối liên hệ còn lại đống giai trò ảnh hưởng.
  • Ý nghĩa phương pháp luận (quan điểm toàn diện và quan điểm lịch sử cụ thể):

    – Quan điểm toàn diện: Là thừa nhận bên trong sự vật hiện tượng có nhiều mối liên hệ khi xem xét và đánh giá sự vật hiện tượng ta phải xem xét tất cả sự vật hiện tượng khác tác động đến sự vật thì mới đánh giá đúng bản chất sự vật cần chống quan điểm phiến diện tức là chỉ xem xét sự vật hiện tượng một cách qua loa, đại khái, từng mặt, từng khía cạnh rồi dội dàng kết luận theo một khuynh hướng nào đó thì sẽ không đánh giá được bản chất sự vật.

    – Quan điểm lịch sử cụ thể: Không phải đi ngược lại với quan điểm toàn diện mà trong nhiều mối liên hệ ấy nhằm tìm thấy được mối liên hệ nổ lên hàng đầu vì vậy phải có quan điểm lịch sử cụ thể.

    Nội dung của quan điểm lịch sử cụ thể đòi hỏi khi xem xét đánh giá sự vật hiện tượng ta phải đặt sự vật hiện tượng đó vào trong những điều kiện hoàn cảnh không gian và thời gian cụ thể để xem xét.

    Nguyên lý II: Nguyên lý về sự phát triển và ý nghĩa phương pháp luận của nó?

    1. Quan niệm về sự phát triển

    – Quan niệm siêu hình: coi sự phát triển chỉ là sự tăng lên hay giảm đi đơn thuần về số lượng không có sự thay đổi về chất của sự vật.

    Phát triển là quá trình tiến lên liên tục không có bước quanh co phức tạp, không có sự thụt lùi mà có tính chất chu kỳ lặp lại.

    Hơn nữa, quan niệm siêu hình chưa giải thích được nguồn gốc của sự phát triển.

    – Chủ nghĩa duy tâm công nhận sự phát triển của SV-HT nhưng lại đi tìm nguồn gốc của sự phát triển ở trong ý thức tinh thần hay ở một lực lượng siêu nhiên tự nhiên như: chúa, thượng đế, thần thánh…

    – Theo triết học DVBC: Phát triển là một phạm trù triết học chỉ khái quát quá trình vận động tiến lên từ thấp đến cao, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện hơn.

    Phát triển là trường hợp đặc biệt của sự vận động, dó là vận động tiến lên.

    2. Tính chất của sự phát triển

    – Tính khách quan: là thuộc tính khách quan, vốn có của bản thân sự vật không do ai sáng tạo ra, không phụ thuộc vào ý thức chủ quan của con người. Con người nhận thức nó và vận dụng trong cuộc sống.

    Nguồn gốc của sự phát triển nằm ngay trong sv đó là sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập trong sv quy định.

    – Tính phổ biến: Diễn ra ở tất cả các quá trình tồn tại vận động của sự vật (mọi lúc mọi nơi).

    + Phát triển trong tự nhiên: Khoa học tự nhiên đã chứng minh:

    Trái đất (chưa có sự sống) trải qua quá trình vận động, phát triển và có sự sống là sinh vật (đơn bào, đa bào…)à động vật (cấp thấp, cấp cao) là con vượn người là Con người (lao động + ngôn ngữ).

    + Phát triển trong xã hội: KHXH đã chứng minh XH loài người từ khi hình thành cho đến nay đã và đang trãi qua 5 hình thái kinh tế – xã hội từ thấp đến cao:

    + Phát triển trong tư duy: Logic học chứng minh

    Thể hiện rõ nhất là trong cuộc cách mạng KHKT

    Năm 1960 à Truyền hình trắng đen

    Đến nay à Truyền hình màu

    Tương lai à Truyền hình mùi?

    – Tính phức tạp của sự phát triển: Thể hiện ở chỗ phát triển không loại trừ sự lặp lại, thậm chí bao hàm cả thất bại tạm thời… cá biệt, tất nhiện xu hướng chung là tiến bộ đi lên.

    Tình phức tạp còn thể hiện ở chỗ phát triển bao hàm cái cũ, nảy sinh cái mới, thậm chí dường như lặp lại cái cũ tất nhiên trên trình độ cao hơn.

    Ý nghĩa phương pháp luận:

    Trong nhận thức sv-ht ta phải đặt chúng trong xu thế phát triển, trong sự vận động biến đổi chuyển hóa của chúng phải chống lại quan điểm bảo thủ trì trệ định kiến.

    Sự phát triển bao hàm cả sự thất bại tạm thời nên trước khó khăn phải bình tĩnh có niềm lạc quan tin tưởng vào tương lai.

    – Sự phát triển còn thông qua sự tích lũy về lượng tạo ra sự nhảy vọt về chất thông qua phủ định của phủ định vì vậy trong hoạt động thực tiễn phải thực hiện cả hai quá trình trên.

    – Sự phát triển dẫn tới sự đổi mới không ngừng giữa ác sv-ht vậy cái mới ra đời là tất yếu khách quan do đó trong hoạt động thực tiễn phải ủng hộ cái mới hợp quy luật.

    II QUY LUẬT:

    Câu hỏi: Trình bày quan điểm của chủ nghĩa duy vật mác xít về mâu thuẫn, mặt đối lập, thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập:

    1. Khái niệm:

    – Mâu thuẫn biện chứng là sự liên hệ sự tác động qua lại của các mặt đối lập.

    – Mặt đối lập: Là những mặt có khuynh hướng, thuộc tính biến đổi, phát triển trái ngược nhau trong cùng sv-ht.

    Vd: Đồng hóa à dị hóa à cơ thể sống

    Tư sản à vô sản à XHTB

    Đúng à sai à tư duy

    Mặc dù mẫu thuẫn được hình thành từ hai mặt đối lập nhưng không phải 2 mặt đối lập nào cũng tạo thành mâu thuẫn.

    Chỉ hai mạt đối lập quy định ràng buộc lẫn nhau mới tạo thành mâu thuẫn (đối lập hình thức không tạo thành mâu thuẫn).

    2. Nội dung quy luật:

    Nội dung thực chất quy luật mâu thuẫn: Diễn đạt trạng thái vừa thống nhất vừa đấu tranh của các mặt đối lập ở bên trong sv, tạo ra động lực bên trong của sự phát triển làm cho sv cũ mất đi, sv mới ra đời. Như vậy, chính sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập là nguồn gốc của sự vận động, phát triển của sv.

    – Sự thống nhất giữa các mặt đối lập: Hai mặt đối lập có khuynh hướng phát triển trái ngược nhau nhưng chúng lại thống nhất với nhau, nương tựa nhau, không có mặt này thì không có mặt kia

    VD: Tư sản (thống nhất, nương tựa, tiền đề) à vô sản = XHTB

    Vì vây thống nhất là tương đối, đấu tranh là tuyệt đối.

    – Sự đấu tranh của các mặt đối lập: Là sự tác động lẫn nhau, sự bài trừ, phủ định lẫn nhau, chúng sẽ không nằm yên bên nhau.

    Lênin: Đồng nhất à khác nhau về chất à xung đột gay gắt àmâu thuẫn được giải quyết (sv cũ mất đi, sv mới ra đời)

    Tư sản – vô sản = XHTB

    Công nhân – nông dân = XHCN

    – Quan hệ giữa hai trạng thái thống nhất – đấu tranh:

    Thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập là hai trạng thái khác nhau của cùng quá trình phát triển.

    Do đó nó có quan hệ chặt chẽ với nhau nhưng có vai trò khác nhau trong sự phát triển sv như sau:

    + Sự thống nhất của mặt đối lập là điều kiện để triển khai mâu thuẫn, để cuộc đấu tranh giữa các mặt đối lập được thực hiện. Do đó không có thống nhất thì không có đấu tranh.

    + Vai trò đấu tranh giữa các mặt đối lập là tuyệt đối là quá trình giải quyết mâu thuẫn đưa sv tiến lên.

    Chính trong quá trình thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập là nguồn gốc, động lực thúc đẩy sv phát triển.

    3. Ý nghĩa phương pháp luận:

    – Mâu thuẫn tồn tại khách quan bên trong sv vì thế chúng ta không được né tránh hoặc ch đậy mẫu thuẫn, sàng lọc mâu thuẫn, giải quyết kịp thời mâu thuẫn đưa sv tiến lên.

    – Trong hoạt động thực tiễn khi giải quyết bất cứ công việc gì dù lớn hay nhỏ thì cũng là giải quyết 1 mâu thuẫn cho nên phải biết tác động đồng bộ vào cả 2 mặt đối lập, làm cho 2 mặt đối lập cùng biến đổi, khi mâu thuẫn nổ ra đi đúng hướng và ngược lại.

    Câu hỏi: Trình bày quan điểm của chủ nghĩa duy vật mác xít về chất, lượng, độ, điểm nút? (Quan trọng 1)

    Các sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan dù lĩnh vực tự nhiên hay xã hội đều tồn tại những thuộc tính về chất và những thuộc tính về lượng. Trong quá trình tồn tại, vận động và phát triển, giữa chất – lượng bao giờ cũng có quan hệ chặt chẽ với nhau và chính MQH ấy giải thích sự vận động, phát triển của sự vật.

    * Khái niệm về chất

    Chất là một phạm trù triết học dùng để cho tính quy định khách quan vốn có của sự vật là sự thống nhất hữu cơ của những thuộc tính làm cho sự vật là nó chứ không phải là cái khác.

    VD: chất của con người so với động vật là khả năng chế tạo công cụ, sử dụng công cụ, khả năng tư duy.

    VD: chất của kim loại so với nhựa, gỗ là tính dẫn điện, dẫn nhiệt, khả năng tán mỏng, nóng chảy ở nhiệt độ cao.

    * Khái niệm về lượng

    Lượng là phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định vốn có của sự vật về mặt số lượng, quy mô, trình độ, nhịp điệu của sự vận động và phát triển cũng như các thuộc tính của sự vật.

    VD: 2 cái bàn giống nhau về chất liệu nhưng lại khác nhau về kích thước, độ dài, rộng, cao, thấp…

    * Khái niệm về độ:

    Độ là phạm trù triết học dùng để chỉ khoảng giới hạn trong đó sự thay đối về lượng của sự vật chưa làm thay đổi căn bản chất của sự vật ấy.

    * Khái niệm về điểm nút:

    Điểm nút là phạm trù triết học dùng để chỉ thời điểm mà tại đó sự thay đổi về lượng đã đủ làm thay đổi về chất của sự vật.

    * Nội dung quy luật

    – Diễn đạt sự thống nhất biện chứng giữa chất và lượng trong SV, đồng thời diễn đạt cơ chế tác động lẫn nhau giữa chất và lượng để tạo ra sự biến đổi về chất của sự vật thông qua một bước nhảy làm cho sự vật cũ mất đi => sự vật mới ra đời lại bắt đầu sự thống nhất chất lượng mới.

    + Sự thống nhất giữa chất và lượng trong SV

    Lênin khẳng định “chất nào thì lượng nấy”

    Mỗi chất có một lượng nhất định nếu vượt ra khỏi lượng này thì trở thành chất khác.

    Nước : Chất (không màu, không mùi không vị

    Lượng: H2O (2 phân tử Hidro, 1 phân tử oxy)

    Ranh giới xác định giữa chất và lượng trong triết học gọi là độ.

    VD: Khi ta đun nước, lúc đầu nước lạnh càng đun lâu nước càng nóng lên, đó là sự tích lũy về lượng, nhưng nước chưa sôi, chưa chuyển sang thể hơi khi nó mới đạt đến nhiệt độ 990C , thì giới hạn đó ta gọi là độ.

    + Khi lượng đã thay đổi vượt qua giới hạn cho phép thì sẽ dẫn đến sự thay đổi về chất của sự vật, chất mới ra đời. Giới hạn dẫn đến sự thay đổi về chất của sự vật đó ta gọi là điểm nút.

    VD: Giới hạn 1000C nước chuyển thành thể hơi, 00C nước chuyển thành thể rắn

    Ý nghĩa quy luật: QL chỉ cách thức VĐ, phát triển sự vật.

    – Sự vận động và phát triển của sự vật bao giờ cũng diễn ra bằng cách tích luỹ dần dần về lượng đến một giới hạn nhất định, thực hiện bước nhảy để chuyển về chất. Do đó, trong nhận thức và hoạt động thực tiễn, con người phải biết tìm bước tích lũy về lượng để làm thay đổi về chất theo quy luật, không chủ quan duy ý chí khi đề ra mục tiêu phát triển.

    – Khi đã tích luỹ đủ về SL phải có quyết tâm để tiến hành bước nhảy, phải kịp thời chuyển những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất, từ những thay đổi mang tính chất tiến hóa sang những thay đổi mang tính cách mạng. Chỉ có như vậy mới chống khuynh hướng ”tả” khuynh, chủ quan, nóng vội, chưa có sự tích lũy về lượng đã muốn thực hiện bước nhảy về chất. Hoặc coi nhẹ sự tích lũy về lượng, chỉ nhấn mạnh bước nhảy dễ dẫn đến phiêu lưu, mạo hiểm và chống khuynh hướng “hữu” khuynh, bảo thủ, trì trệ, ngại khó không dám thực hiện bước nhảy về chất khi đã tích lũy đủ về lượng.

    – Trong hoạt động con người phải biết vận dụng linh hoạt các hình thức của bước nhảy. Sự vận dụng này tùy thuộc vào việc phân tích đúng đắn những điều kiện khách quan và những nhân tố chủ quan, tùy theo từng trường hợp cụ thể, tùy điều kiện cụ thể tương quan hệ cụ thể.

    – Phải biết cách tác động vào phương thức liên kết giữa các yếu tố tạo thành sự vật trên cơ sở hiểu rõ quy luật, bản chất, kết cấu của sự vật đó.

    LIÊN HỆ THỰC TIỂN

    Trong cuộc sống bản thân luôn luôn học tập, rèn luyện, nâng cao trình độ kiến thức, năng lực công tác, phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng để có bản lĩnh chính trị vững vàng, am hiểu pháp luật, có kinh nghiệm thực tiển giải quyết công việc có tình có lý.

    Trong công tác bổ nhiệm cán bộ, phải quy hoạch đào tạo bồi dưỡng các bộ có đầy đủ phẩm chất đạo đức, năng lực chuyên môn nghiệp vụ, để khi nhận nhiệm vụ luôn hoàn thành xuất sắc công việc.

    Trong thực hiện nhiệm vụ chính trị chúng ta phải có kế hoạch thực hiện, phải làm tốt công tác sơ kết, tổng kết, nguyên nhân, rút kinh nghiệm, và phương hướng, giải pháp thực hiện.

    …………………………………..

    Câu hỏi: Trình bày quan điểm của chủ nghĩa duy vật mácxít về phủ định biện chứng, phủ định của phủ định:

    Phủ định:

    – Phủ định siêu hình: Là sự thay thế cái này bằng cái khác đó là sự xóa bỏ, sự tiêu diệt, sự xóa sạch cái cũ bằng một lực tác động bên ngoài.

    – Phủ định biện chứng: là sự xóa bỏ cái cũ, nhưng là sự thay thế cái cũ bằng cái mới, sự ra đới cái mới thông qua sự lộc bỏ cái cũ- nó diễn đạt sự đấu tranh giữa cái cũ và cái mới (đây là sự tự thân phủ định).

    Nội dung quy luật:

    Diễn tả tính tất yếu của sự vận động song sẽ dẫn đến phát triển thông qua những mối liên hệ khách quan giữa cái cũ và cái mới, vạch ra những bước đi quanh co có tính quy luật của sự vật động từ thấp đến cao.

    Quy luật phủ định của phủ định có tính: Tính khách quan, tính phổ biến, tính kế thừa, tính chu kỳ.

    – Tính chu kỳ của phủ định: nghĩa là từ một điểm xuất phát ban đầu, qua một số lần phủ định sự vật dường như quay lại điểm xuất phát ban đầu nhưng trên cơ sở cao hơn.

    Điểm xuất phát → Khâu trung gian → Kết thúc chu kỳ

    VD: Từ hạt lúa ngâm nước thì hạt lúa nẩy mầm, chồi, thân, bông và cuối cùng khôi phục khâu trung gian, khâu xuất phát khẳng định được khôi phục lại nhưng cao hơn là thành bông lúa.

    – Số lần phủ định cụ thể nhiều hay ít tùy theo tính chất phức tạp của sự vật. Nhưng xét về mặt tính chất bao giờ cũng qua 2 lần phủ định.

    + Đặt điểm lần phủ định thứ nhất:

    Nó lộc bỏ cả các tích cực và tiêu cực của điểm xuất phát sự vật bao giờ cũng chuyển sang cái đối lập với nó cho nên kết quả có thể thụt lùi.

    + Đặt điểm lần phủ định thứ hai:

    Nhờ có sự kế thừa nhân tố tích cực của khâu trung gian đồng thời khôi phục lại điểm xuất phát, sự vật dường như quay trở lại trạng thái ban đầu nhưng trên cơ sở cao hơn, kết quả bao giờ cũng phát triển.

    Gọi điểm xuất phát: Cái khẳng định

    Khâu trung gian: Cái phủ định

    Điểm kết thúc chu kỳ: Cái khẳng định được khôi phục

    Do đó đặt tên quy luật này là quy luật phủ định của phủ định.

    Tóm lại: Qúa trình phát triển của thế giới vật chất là vô tận bao gồm rất nhiều chu kỳ từ đó mà tạo ra những vòng, khâu nối liền giữa cái cũ – cái mới tạo ra sự vận động liên tục.

    Do đó: Không có cái gì củ hoàn toàn

    Không có cái gì mới vĩnh viễn.

    Ý nghĩa phương pháp luận:

    – Phủ định có tính chất tự thân khách quan do đó trong hoạt động thực tiễn muốn tiến hành phủ định sự vật hiện tượng nào thì phải dựa trên cơ sở bản thân sự vật đó.

    – Phủ định là sự lọc bỏ chứ không phải là sự xóa sạch do đó phải biết kế thừa thành quả tư duy đã có từ trước, kế thừa lên phát triển lên.

    – Phụ định là sự thay thế cái cũ bằng cái mới do đó muốn xóa bỏ hiện thực xã hội nào thì phải tìm cái mới thế nó.

    TD: Xóa bỏ mê tín dị đoan

    Quy luật phủ định của phủ định khẳng định tính tất yếu của cái mới cho nên ta phải luôn ủng hộ cái mới hợp quy luật.

    III. CẶP PHẠM TRÙ

    Cái riêng và cái chung: (Quan trọng)

    – Khái niệm:

    Cái riêng là phạm trù triết học dùng để chỉ một sự vật, một hiện tượng, một quá trình hay một hệ thống các sự vật tạo thành một chỉnh thể tồn tại độc lập tương đối với những cái riêng khác. Ví dụ: một con người cụ thể.

    Cái chung: là một phạm trù triết học dùng để chỉ những mặt, những thuộc tính giống nhau được lặp lại trong nhiều cái riêng khác.

    Cái đơn nhất là phạm trù triết học chỉ những đặc điểm, những thuộc tính vốn có chỉ của một sự vật, hiện tượng, quá trình và không được lặp lại ở các cái riêng khác. Ví dụ: vân tay của mỗi người.

    – Mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng:

    Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật macxít, cái riêng và cái chung không thể tách rời nhau. Không có cái chung tồn tại độc lập đứng ngoài cái riêng, mà cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng, thông qua cái riêng. Ví dụ: cái chung mọi sinh vật là trao đổi chất.

    Trao đổi chất: Cây xanh là quang hợp, con người là hô hấp, …

    Cái riêng chỉ tồn tại trong mối liên hệ đưa đến cái chung, vì bấc cứ cái riêng nào củng tồn tại trong mối liên hệ với cái riêng khác. Giữa những cái riêng ấy bao giờ cũng có cái chung giống nhau. Ví dụ: trong một lớp học, mỗi học viên như một “cái riêng” như giữa các học viên có thể có cái chung về quốc tịch, về quê hương, về việc đã có gia đình riêng…

    Cái chung là những mặt, những thuộc tính giống nhau, hoặc có thể là một đặc điểm, một thuộc tính của cái riêng cho nên cái chung luôn là một bộ phận của cái riêng, cái riêng là một chỉnh thể cho nên nó không gia nhập hết vào cái chung, cũng vì vậy, cái riêng phong phú hơn cái chung.

    Trong những điều kiện cái đơn nhất có thể chuyển hoá thành cái cái chung, cái phổ biến và ngược lại. Chẳng hạn, hiện tượng xảy ra trong quá trình nảy sinh, phát triển của những cái mới và sự mất dần của những cái đã trở nên lổi thời.

    – Ý nghĩa phương pháp luận của việc nghiên cứu mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng:

    Vì cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng, cho nên muốn nắm được cái chung thì phải xem xét, phân tích các sự vật, hiện tượng cụ thể với tư cách là những cái riêng. Muốn tìm các chung thì không được xa rời cái riêng và suy luận một cách chủ quan tuỳ tiện. trong hoạt động nhận thức củng như trong hoạt động thực tiễn, nắm được cái chung là chìa khoá để giải quyết cái riêng, để tránh những vấp váp không cần thiết trong quá trình giải quyết các công việc cụ thể. Tuy nhiên không được tuyệt đối hoá cái chung, vì như vậy dễ rơi vào giáo điều. Đồng thời, cũng không được tuyệt đối hoá cái riêng, vì như vậy dễ rơi vào cục bộ địa phương, xét lại.

    LIÊN HỆ THỰC TIỂN:

    Vì cái chung là cái sâu sắc, bản chất hơn cái riêng, do đó trong nhận thức và hoạt động thực tiễn muốn biết được cái chung, cái bản chất thì phải xuất phát từ cái riêng, từ những sự vật, hiện tượng riêng lẻ. rồi từ cái chung, vận dụng cái chung để cải tạo cái riêng. Trong hoạt động thực tiễn nếu không hiểu biết những nguyên lý chung (không hiểu biết lý luận), sẽ không tránh khỏi rơi vào tình trạng hoạt động một cách mò mẫm, mù quáng. Ví dụ: Từ đặc điểm của một số cây như đỗ tương, đỗ đen, đỗ xanh (cái riêng), người ta rút ra đặc điểm chung của các cây họ đỗ (cái chung) – Vì cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng, nên bất kỳ cái chung nào khi áp dụng vào trường hợp riêng cũng cần được chú ý đến các đặc điểm cụ thể. Ngược lại, nếu xem thường cái chung, tuyệt đối hóa cái riêng sẽ rơi vào bệnh cục bộ, địa phương chủ nghĩa Ví dụ: Trong tiến trình Việt Nam xây dựng chủ nghĩa xã hội, không thể bê nguyên nguyên mẫu chủ nghĩa xã hội của Liên Xô vào áp dụng cho Việt Nam, mà phải tuỳ vào điều kiện của Việt Nam mà tiến hành chọn lọc áp dụng cho phù hợp, linh hoạt. – Cần phải tạo điều kiện cho cái đơn nhất và cái chung chuyển hóa lẫn nhau theo chiều hướng tiến bộ, có lợi, tạo điều kiện thuận lợi để “cái đơn nhất” có lợi cho con người trở thành “cái chung” và “cái chung” bất lợi trở thành “cái đơn nhất” Ví dụ: Quả dưa hấu: phần lớn các giống dưa hấu đều có đặc điểm chung là vỏ xanh, ruột đỏ, hạt đen (cái chung); nhưng có một số giống dưa hấu không có hạt, giá trị kinh tế cao (cái đơn nhất có lợi) -> đem lai tạo giống để tạo ra nhiều loại dưa hấu không có hạt (biến cái đơn nhất thành cái chung)

    1. Nguyên nhân và kết quả:

      – Khái niệm:

      + Nguyên nhân là phạm trù triết học dung để chỉ sự tác động qua lại giữa các mặt, các bộ phận, các thuộc tính, các yếu tố trong một sự vật hoặc giữa các sự vật với nhau gây ra một sự biến đổi nhất định.

      + Kết quả là phạm trù triết học dung để chỉ những biến đổi xuất hiện do nguyên nhân tạo ra. Nguyên cớ là những sự vật, hiện tượng xuất hiện đồng thời cùng nguyên nhân nhưng chỉ có quan hệ bề ngoài ngẫu nhiên với kết quả chứ không sinh ra kết quả.

      – Mối quan hệ giữa nguyên nhân và kết quả:

      Nguyên nhân là cái sinh ra kết quả, nên nguyên nhân luôn có trước kết quả về mặt thời gian. Tuy nhiên, không phải mọi sự nối tiếp nhau về thời gian đều là quan hệ nhân quả.

      Ví dụ: ngày và đêm không phải là nguyên nhân của nhau. Một nguyên nhân có thể sinh ra nhiều kết quả khác nhau, tùy thuộc vào điều kiện cụ thể.

      Ngược lại, một kết quả có thể do nhiều nguyên nhân gây ra. Ví dụ, sức khỏe của chúng ta tốt do nhiều nguyên như tập luyện thể dục đều đặn, do ăn uống điều độ, do chăm sóc y tế tốt… Các nguyên nhân này có vai trò không như nhau, nhưng cùng nhau làm cho sức khỏe của con người tốt lên.

      Căn cứ vào tính chất, vai trò của nguyên nhân đối với sự hình thành kết quả, triết học duy vật mácxít phân chia thành: nguyên nhân chủ yếu (là nguyên nhân quyết định sự ra đời của kết quả) và nguyên nhân thứ yếu (nguyên nhân chỉ ảnh hưởng tới kết quả hoặc quyết định những mặt, những bộ phận không cơ bản của kết quả); nguyên nhân bên trong (sự tác động qua lại giữa các bộ phận, các yếu tố bên trong tạo thành sụ vật) và nguyên nhân bên ngoài (sự tác động qua lại giữa sự vật ấy với sự vật khác); nguyên nhân khách quan (là những sự tác động độc lập với chủ thể hành động) và nguyên nhân chủ quan (là những sự tác động phụ thuộc vào một chủ thể nhất định).

      Trong những điều kiện nhất định, nguyên nhân và kết quả có thể chuyển hóa lẫn nhau. Nghĩa là cái trong quan hệ này được coi là nguyên nhân thì trong quan hệ khác lại có thể là kết quả.

      – Ý nghĩa phương pháp luận của việc nghiên cứu mối quan hệ giữa nguyên nhân và kết quả:

      Trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn cần cần tôn trọng tính khách quan của mối liên hệ nhân quả. Mọi sự vật, hiện tượng đều có nguyên nhân ra đời, cho nên muốn hiểu rõ hay muốn cải tạo chúng thì phải tìm hiểu rõ nguyên của chúng.

      Trong hoạt động thực tiễn, muốn cho hiện tượng nào đó xuất hiện cần tạo nguyên nhân cùng những điều kiện cho nguyên nhân đố phát huy tác dụng và ngược lại. Đồng thời, phải biết xác định đúng nguyên nhân để giải quyết vấn đề nảy sinh vì các nguyên nhân có vai trò không như nhau.

      1. Tất nhiên và ngẫu nhiên:

        – Khái niệm:

        + Tất nhiên là phạm trù triết học chỉ do nguyên nhân chủ yếu bên trong sự vật quy định và trong những điều kiện nhất định, nó nhất định phải xảy ra như thế chứ không thể khác.

        + Ngẫu nhiên là phạm trù triết học chỉ cái không phải do bản chất kết cấu bên trong sự vật, mà do những nguyên nhân bên ngoài, do sự ngẫu hợp của những hoàn cảnh bên ngoài quyết định. Vì vậy, nó có thể xảy ra hoặc không xảy ra, có thể xảy ra dưới hình thức này hoặc hình thức khác.

        • Mối quan hệ giữa tất nhiên và ngẫu nhiên

        Một là, cái tất nhiên bao giờ cũng vạch đường đi cho mình xuyên qua vô số những cái ngẫu nhiên.

        Hai là, cái ngẫu nhiên là hình thức biểu hiện của tất nhiên, bổ sung cho tất nhiên.

        Ba là, không có tất nhiên thuần túy tách rời cái ngẫu nhiên cũng như không có cái ngẫu nhiên thuần túy tách rời cái tất nhiên.

        Chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định tất nhiên và ngẫu nhiên trong những điều kiện nhất định có thể chuyển hóa cho nhau. Ranh giới giữa cái tất nhiên và cái ngẫu nhiên cũng chỉ là tương đối. Bởi lẻ, thông qua mối liên hệ này, cái được coi là cái tất nhiên, nhưng thông qua mối liên hệ khác nó lại được coi là cái ngẫu nhiên và ngược lại. Ví du: Một máy vô tuyến sử dụng lâu ngày, “tất nhiên” sẽ hõng, nhưng hõng vào khi nào, vào giờ nào, ở đâu lại là “ngẫu nhiên”.

        – Ý nghĩa phương pháp luận của việc nghiên cứu mối quan hệ giữa tất nhiên và ngẫu nhiên:

        Từ quan hệ biện chứng giữa tất nhiên và ngẫu nhiên, chúng ta nhận thấy muốn nhận thức được cái tất nhiên phải bắt đầu nhận thức từ cái ngẫu nhiên.

        Trong hoạt động thực tiễn cần dựa vào cái tất nhiên, không nên dựa vào cái ngẫu nhiên.

        Tất nhiên và ngãu nhiên có thể chuyển hóa cho nhau trong những điều kiện thích hợp nhất định. Do đó, trong hoạt động thực tiễn, cần tạo ra những điều kiện thích hợp để ngăn cản hoặc thúc đẩy sự chuyển hóa sao cho có lợi cho con người. Chẳng hạn nhiều người nông dân từ những ngẫu nhiên trong sản xuất đã tìm ra cách thức đẻ tạo ra những cây cảnh bonsai theo ý mình, tạo ra những loại dưa hấu hình thỏi vàng, những trái bưởi hình hồ lô.

        1. Nội dung và hình thức:

        – Khái niệm:

        + Nội dung là phạm trù triết học chỉ tổng hợp tất cả các mặt, các yếu tố, các quá trình tạo nên sự vật.

        + Là phạm trù triết học chỉ phương thức, cách thức tồn tại và phát triển của sự vật; là cách thức sắp xếp của nội dung, là hệ thống các mối liên hệ tương đối bền vững giữa các yếu tố của sự vật.

        – Mối quan hệ giữa nội dung và hình thức:

        Một là, không có hình thức không chứa nội dung, cũng như không có nội dung nào mà lại không tồn tại một hình thức nhất định.

        Hai là, Các yếu tố tạo thành sự vật vừa góp phần tạo nên nội dung, vừa tham gia tạo nên hình thức. Vì vậy, nội dung, hình thức không tách rời mà gắn bó chặt chẽ với nhau

        Nội dung quy định hình thức. Cụ thể là, nội dung quyết định cả phương thức thể hiện cả cách thức sắp xếp các yếu tố của hình thức. Nội dung luôn vận động biến đổi còn hình thức có tính ổn định tương đối. Sự biến đổi của nội dung là cơ sở cho sự biến đổi cuả hình thức. Khi nội dung thay đổi thì các hình thức thể hiện nội dung sớm hay muộn cũng biến đổi theo.

        Nội dung và hình thức có tính độc lập tương đối với nhau. Điều nàu thể hiện ở chỗ, một nội dung có thể tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau.

        – Ý nghĩa phương pháp luận của việc nghiên cứu mối quan hệ giữa nội dung và hình thức:

        Vì nội dung và hình thức nhìn chung thống nhất với nhau, cho nên, trong hoạt động thực tiễn cần chống khuynh hướng tách rời nội dung khỏi hình thức cũng như tách rời hình thức khỏi nội dung. Phải biết sử dụng nhiều hình thức khác nhau trong hoạt động thực tiễn. Nhận thức sự vật phải bắt đầu từ nhận thức nội dung, nhưng không coi nhẹ nhận thức hình thức. Khi hình thức đã lạc hậu thì phải đổi mới hình thức sau cho phù hợp nội dung mới.

        1. Bản chất và hiện tượng:

        – Khái niệm:

        + Bản chất là phạm trù triết học chỉ chỉ tổng hợp tất cả các mặt, các mối liên hệ tất nhiên, tương đối ổn định ở bên trong sự vật, quy định sự vận động và phát triển của sự vật đó. Bản chất gắn bó với cái chung, nhưng không phải cái chung nào cũng là bản chất. Bản chất và quy luật là những phạm trù cúng bật, tuy nhiên bản chấ rộng hơn, phong phú hơn quy luật.

        + Hiện tượng là phạm trù triết học chỉ cái biểu hiện ra bên ngoài của bản chất.

        – Mối quan hệ giữa bản chất và hiện tượng:

        Một là, bản chất bao giờ cũng bộc lộ qua hiện tượng, còn hiện tượng bao giờ cũng là sự thể hiện của bản chất.

        Hai là, không có bản chất thuần túy tách rời hiện tượng và ngược lại, không của hiện tượng không thể hiện bản chất.

        Ba là, bản chất khác nhau bộc lộ ra các hiện tượng khác nhau.

        Tuy nhiên, triết học duy vật mác xít cũng thừa nhận, thống nhất giữa bản chất và hiện tượng là thống nhất bao gồm mâu thuẩn. Điều này thể hiện ở chỗ:

        Thứ nhất, bản chất sâu sắc hơn hiện tượng, còn hiện tượng phong phú hơn bản chất.

        Thứ hai, hiện tượng biểu hiện bản chất, nhưng dưới dạng cải biến.

        Thứ ba, bản chất tương đối ổn định còn hiện tượng biến đổi nhanh hơn bản chất.

        Thứ tư, bản chất ẩn dấu bên trong, còn hiện tượng bộc lộ ra bên ngoài.

        – Ý nghĩa phương pháp luận của việc nghiên cứu mối quan hệ giữa bản chất và hiện tượng:

        Bản chất là cái chi phối sự vận động và biến đổi của sự vật, nên nhận thức phải đi đến nắm được bản chất của sự vật, không dừng ở hiện tượng phải đi từ bản chất cấp một đến bản chất sâu hơn. Nắm được bản chất của sự vật mới cải tạo được nó.

        Các hiện tượng hết sức đa dạng và thường không phản ánh bản chất của sự vật một cách giản đơn, nên việc phân tích các hiện tượng để tìm bản chất phải hết sức khoa học, khách quan, kiên trì. Trong hoạt động thực tiễn, muốn cải tạo sự vật phải thay đổi bản chất của nó.

        1. Khả năng và hiện thực:

        – Khái niệm:

        + Hiện thực là phạm trù triết học chỉ mọi cái đang tồn tại thực sự trong tự nhiên, xã hội, tư duy.

        + Khả năng là phạm trù triết học được sử dụng để chỉ những cái có thể xảy ra trong tương lai khi có điều kiện tương ứng và trên cơ sở những mầm mống tiền đề đã có.

        – Mối quan hệ giữa khả năng và hiện thực

        Theo triết học duy vật mác xít, khả năng và hiện thực tồn tại trong mối quan hệ chặt chẽ không tách rời nhau và có thể chuyển hóa lẫn nhau.

        Trong cùng một điều kiện, mỗi sự vật có thể có thể có một số khả năng khác nhau (không phụ thuộc vào điều kiện).Trong tự nhiên, khả năng trở thành hiện thực là tự phát.

        Do vậy, nhân tố chủ quan có vai trò hết sức to lớn, Con người có thể thúc đảy quá trình này, cũng có thể kìm hảm hoặc triệt tiêu quá trình này.

        – Ý nghĩa phương pháp luận của việc nghiên cứu mối quan hệ giữa khả năng và hiện thực:

        Trong nhận thức và hoạt động thực tiễn phải tìm khả năng của sự vật. Trong hoạt động thực tiễn cần dựa vào hiện thực là chủ yếu, không nên chỉ dựa vào khả năng. Đồng thời, hoạt động thực tiễn càn tính đến mọi khả năng có thể đẻ có phương án giải quyết phù hợp. Để thực hiện khả năng phải tạo cho nó các đều kiện cần và đủ. Do vậy, trong đời sống xã hội vai trò của con ngươi rất quan trọng trong việc xác định các khả năng có thể trở thành hiện thực.

        BÀI 2: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ

        Câu hỏi: Vì sao sự phát triển của các hình thái kinh tế – xã hội là quá trình lịch sử tự nhiên? Liên hệ với quá trình phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam?

        Phạm trù HTKT – XH

        HTKT – XH là một phạm trù chỉ XH ở từng nấc thang lịch sử nhất định, với một kiểu QHSX đặc trưng của XH đó, phù hợp với một trình độ nhất định của LLSX với một KTTT tương ứng được xây dựng trên những QHSX ấy.

        + Mỗi HTKT – XH có ba yếu tố cơ bản cấu thành: QHSX, LLSX và KTTT (LLSX giữ vai trò quyết định QHSX, QHSX quyết định KTTT và các quan hệ XH khác).

        + QHSX là quan hệ vật chất cơ bản nói lên bản chất XH của mỗi HTKT – XH, phân biệt sự khác nhau giữa các XH cụ thể.

        + Các yếu tố cơ bản của một HTKT – XH luôn có tác động biện chứng với nhau và hình thành những mối quan hệ có tính qui định, chi phối sự vận động phát triển của các XH như: Quan hệ biện chứng giữa LLSX và QHSX, giữa CSHT và KTTT…. Ngoài ra còn những yếu tố khác như: Quan hệ dân tộc, quan hệ giai cấp, quan hệ gia đình…

        Quá trình lịch sử – tự nhiên của sự phát triển các HTKT – XH

        – XH vận động liên tục từ thấp đến cao, mỗi HTKT – XH biểu hiện như những nấc thang tiến bộ của XH. Đó là quá trình tự nhiên của sự phát triển lịch sử.

        – Quan điểm Mác xít về tiế bộ XH: Tiến bộ XH là quá trình phát triển tiến lên của XH từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ HTKT – XH cũ lên HTKT – XH mới cao hơn.

        – Tính lịch sử tự nhiên của toàn nhân loại là sự vận động kế tiếp từ thấp đến cao của các HTKT – XH: Cộng sản nguyên thủy – Chiếm hữu nô lệ – Phong kiến – Tư bản chủ nghĩa – Cộng sản chủ nghĩa.

        Đặc trưng của quá trình lịch sử tự nhiên là sự thống nhất và tác động biện chứng lẫn nhau giữa các yếu tố trong lòng XH tạo ra những quan hệ có tính quy luật và động lực bên trong qui định sự vận động và phát triển của XH như: Giữa CSHT và KTTT; giữa tồn tại XH và ý thức XH; đấu tranh giai cấp…

        – Do những điều kiện lịch sử nhất định, một dân tộc nào đó có thể “ bỏ qua” một hoặc hai PTSX cũ để chuyển lên PTSX cao hơn. Đây vẫn là quá trình lịch sử – tự nhiên.

        (Những điều kiện bỏ qua theo quan điểm của Mác, song không hiểu một cách máy móc, giản đơn, mà phải có quan điểm toàn diện, lịch sử – cụ thể và phát triển ).

        Liên hệ với quá trình phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam?

        – HTKT – XH là một chỉnh thể được kết cấu bởi ba yêu tô cơ bản: LLSX, QHSX, KTTT, vì vậy việc cải biến XH cũ, xây dựng cũng cố XH mới phải có quan điểm biện chứng đồng bộ.

        – Lý luận HTKT – XH đã vạch rỏ quy luật kq nội tại và các động lực chung bên trong chi phối sự vận động, phát triển của XH. Do đó khi vận dụng lý luận chung vào một XH cụ thể thì điều cơ bản có ý nghĩa quyết định là phải nâng cao trình dộ mọi mặt của chủ thể trong việc nhận thức và vận dụng quy luật kq để giải quyết những vấn đề thực tiễn đang đặt ra.

        – Mỗi HTKT – XH vừa mang tính thống nhất, vừa thể hiện tính đa dạng. Vì vậy việc xây dựng CNXH ở nước ta vừa phải thể hiện những đặc điểm chung, nhưng phải xuất phát từ thực trạng kinh tế – XH của đất nước, từ đặc điểm của LLSX và QHSX ở nước ta để lựa chọn đúng hình thức, xác định đúng bước đi cụ thể theo mục tiêu đã chọn.

        – Từ lý luận HTKT – XH và từ bài học thực tế của CNXH cần nhận thức rõ: Muốn bảo đảm sự vững chắc của toàn bộ chế độ XHCN thì trước hết phải đẩy mạnh phát triển LLSX làm cho nền kinh tế phát triển năng động, đa dạng có hiệu quả, thể hiện được tính ưu việt của mình. Đồng thời phải ra sức củng cố vững chắc hệ thống chính trị, giữ vững định hướng chính trị XHCN.

        Câu hỏi: Tính độc lập tương đối của Ý thức xã hội đối với tồn tại xã hội? Ý nghĩa đối với việc xây dựng ý thức xã hội mới ở Việt Nam hiện nay? (Quan trọng 3)

        Trả lời

        * Khái niệm tồn tại xã hội và ý thức xã hội

        Khái niệm tồn tại xã hội là đời sống vật chất cùng toàn bộ những điều kiện sinh hoạt vật chất, quan hệ vật chất của xã hội.

        Các yếu tố cấu thành tồn tại xã hội gồm: phương thức sản xuất, các yếu tố thuộc điều kiện tự nhiên, hoàn cảnh địa lý, dân số và mật độ dân cư, trong đó phương thức sản xuất vật chất là quan trọng nhất, là nhân tố cơ bản vì nó làm thay đổi ý nghĩa của hoàn cảnh địa lý và điều kiện dân số trong sự phát triển của xã hội.

        Khái niệm ý thức xã hội thuộc lĩnh vực đời sống tinh thần của xã hội bao gồm toàn bộ những quan điểm, lý luận cùng tình cảm, tâm trạng, truyền thống… phản ánh tồn tại xã hội trong những giai đoạn phát triển lịch sử xã hội nhất định.

        * Tính độc lập tương đối của ý thức xã hội

        Triết học Mác – Lênin khẳng định tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội, nhưng cũng khẳng định ý thức xã hội có tính độc lập tương đối so với tồn tại xã hội. Tính độc lập tương đối của ý thức xã hội được xem xét trong quan hệ biện chứng với tồn tại xã hội, vẫn do tồn tại xã hội quyết định, nhưng ý thức xã hội có quy luật vận động nội tại riêng và luôn tác động mạnh mẽ trở lại tồn tại xã hội. Tính độc lập tương đối của ý thức xã hội được biểu hiện trên những đặc điểm cơ bản sau :

        – Thứ nhất, ý thức xã hội thường lạc hậu so với tồn tại xã hội

        + Tính lạc hậu của ý thức xã hội biểu hiện khi tư tưởng xã hội không phản ánh kịp sự phát triển của đời sống xã hội, các hiện tượng ý thức xã hội có nguồn gốc và nảy sinh từ xã hội cũ vẫn tồn tại dai dẳng trong xã hội mới mặc dù xã hội đã mất đi.

        Ví dụ: Tục thách cưới hay trọng nam

        + Không chỉ ở cấp độ tâm lý mà ngay cả cấp độ lý luận ý thức xã hội vẫn có thể tồn tại xã hội bị bỏ xa nếu lý luận đó không chuyển đổi kịp thời so với sự biến đổi của hiện thực.

        Nguyên nhân:

        Ý thức xã hội lạc hậu là do sức ỳ của tâm lý xã hội nhất là thói quen, tập quán đã ăn sâu bám chắc vào đời sống tinh thần của nhân dân do đó khi tồn tại xã hội thay đổi các yếu tố này dễ dàng thay đổi theo.

        Tồn tại xã hội thường xuyên thay đổi với tốc độ nhanh trong khi đấy ý thức xã hội chậm thay đổi nên không phản ánh kịp thời và trở nên lạc hậu.

        Ý thức xã hội luôn gắn bó chặt chẽ với lợi ích giai cấp nhất định trong xã hội vì vậy những tư tưởng cũ lạc hậu thường được các lực lượng này lưu giữ và truyền bá trong xã hội để níu kéo những lợi ích của họ.

        →Trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay phải thường xuyên tăng cường công tác tư tưởng; kiên trì đấu tranh xoá bỏ các tàn dư tư tưởng, ý thức lạc hậu. Mặt khác, phải kiên quyết đấu tranh làm thất bại các âm mưu chống phá của các thế lực thù địch về mặt tư tưởng, làm cho chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh giữ vị trí chủ đạo trong đời sống tinh thần của nhân dân ta.

        – Thứ hai, ý thức xã hội có thể vượt trước tồn tại xã hội:

        + Ý thức xã hội nếu phản ánh đúng quy luật vận động của tồn tại xã hội trong những điều kiện nhất định tư tưởng của con người đặc biệt là những tư tưởng khoa học tiên tiến có thể vượt trước tồn tại xã hội chỉ ra chính xác sự vận động của tương lai có tác dụng chỉ đạo hoạt động thực tiễn của con người.

        Ví dụ: Cùng với sự tiến bộ của khoa học-kỹ thuật ngày nay con người còn khám phá, thám hiểm sao hỏa, mặt trăng, tìm kiếm những nguyên vật liệu mới phục vụ cho con người.

        Nước ta đang trong thời kỳ quá độ lên CNXH nhưng nước ta lấy CN Mac-Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm kim chỉ nam cho hành động đưa đất nước tiến lên cộng sản chủ nghĩa, con người làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu, mọi người được sống ấm no, hạnh phúc,… Tư tưởng khoa học tiên tiến nêu lên những dự đoán khoa học vạch ra các mục tiêu thể hiện được những nhu cầu chín muồi của đời sống hiện thực và trong tương lai, hướng dẫn động viên giáo dục quần chúng trong hoạt động thực tiễn.

        + Phản ánh vượt trước có cơ sở và phản ánh vượt trước không có cơ sở của ý thức xã hội.

        Ý thức xã hội được coi là vượt trước tồn tại xã hội nếu nó phản ánh đúng mối quan hệ bản chất tất yếu của tồn tại xã hội nghĩa là ý thức xã hội phản ánh đúng quy luật khách quan của sự vận động phát triển của tồn tại xã hội.

        Tư tưởng khoa học tiên tiến có thể vượt trước ý thức xã hội nhưng xét đến cùng nó bắt nguồn từ tồn tại xã hội nó dự báo trước thực tại khách quan của tự nhiên xã hội.

        Ngược lại nếu ý thức xã hội không phản ánh đúng quy luật khách quan của sự vận động phát triển tồn tại xã hội và bị chi phối bởi mong muốn chủ quan thì khi đó sự phản ánh vượt trước của ý thức xã hội là không có cơ sở rơi vào ảo tưởng tác động xấu đến tồn tại xã hội. Sở dĩ ý thức xã hội có khả năng vượt trước tồn tại xã hội là do ý thức xã hội có tính tồn tại độc lập tương đối so với tồn tại xã hội nó có khả năng phát huy tính sáng tạo trong phản ánh tồn tại xã hội chính vì vậy ý thức xã hội không chỉ phản ánh cái đã có mà vạch ra cái sẽ có trong tương lai.

        Ý nghĩa: Muốn có ý thức xã hội mới – ý thức xã hội XHCN chúng ta phải phát huy cao tính năng động sáng tạo của nó và vai trò của con người trong nhận thức và cải tạo thế giới đồng thời khắc phục tính bảo thủ, thụ động ỷ lại trong cuộc sống.

        – Thứ ba, ý thức xã hội có tính kế thừa trong sự phát triển của mình

        Kế thừa là 1 trong những tính quy luật của sự phát triển một tư tưởng mới ra đời bao giờ cũng có sự chọn lọc tiếp thu những tinh hoa của quá khứ, quan hệ kế thừa làm cho sự phát triển trong lĩnh vực, ý thức xã hội diễn ra như một dòng chảy lịch sử tự nhiên nối tiếp liên tục của tư duy giữa các thế hệ.

        Do ý thức xã hội có tính kế thừa nên không thể giải thích 1 quan điểm tư tưởng nào đó nếu chỉ dựa vào quan hệ kinh tế xã hội hiện có mà chú ý đến tính kế thừa của nó.

        Như vậy trong quá trình tồn tại xã hội và ý thức xã hội luôn có tính kế thừa nó không ra đời từ hư vô mà ra đời những tiền đề kinh tế xã hội và những tư tưởng trước đó.

        Ý nghĩa:

        Chủ động lựa chọn kế thừa những tinh hoa văn hóa của dân tộc và nhân loại để xây dựng xã hội mới cần gìn giữ và nâng cao các giá trị truyền thống quý báu như yêu nước, nhân ái đoàn kết… của dân tộc.

        Làm cơ sở đấu tranh chống quan điểm phủ định sạch trơn đối với quá khứ cũng như thái độ bảo thủ bê nguyên si những yếu tố tinh thần của các thời kỳ trước trong kế thừa di sản văn hóa.

        Trong công cuộc cải tạo và xây dựng CNXH ở Việt Nam chúng ta không thể nào sáng tạo ra được một nền văn hóa mới XHCN nếu không biết kế thừa những di sản quý giá do toŕn thể nhân loại tạo ra qua bao thế hệ

        – Thứ tư, sự tác động qua lại giữa các hình thái ý thức xã hội trong sự phát triển của chúng.

        Các hình thái ý thức xã hội tác động lẫn nhau.

        Trong sự phát triển của ý thức xã hội, các hình thái ý thức xã hội như tư tưởng, chính trị, đạo đức, pháp quyền, tôn giáo, triết học…. không thể tách rời nhau mà tác động ảnh hưởng lẫn nhau xâm nhập vào nhau trên cơ sở phản ánh tồn tại xã hội.

        Trong xã hội có giai cấp hình thái ý thức chính trị có ảnh hưởng to lớn nhất và giữ đại vị chi phối đối với các hình thái ý thức xã hội khác.

        – Thứ năm: Sự tác động trở lại của ý thức xã hội đối với tồn tại xã hội

        Ý thức xã hội không chỉ chịu sự phân phối quy định của tồn tại xã hội mà nó còn tác động trở lại đối với tồn tại xã hội đây là 1 biểu hiện quan trọng của tính độc lập tương đối của ý thức xã hội, sự tác động này phải thông qua hoạt động của con người và diễn ra theo 2 khuynh hướng khác nhau: Những tư tưởng khoa học và tiến bộ góp phần thúc đẩy xã hội phát triển. Ngược lại những tư tưởng lạc hậu, phản động thỉ cản trở sự phát triển của xã hội.

        Tính chất và hiệu quả tác động của ý thức xã hội đối với tồn tại xã hội.

        – Tính tiến bộ cách mạng hay lạc hậu phản động của chủ thể mang ý thức xã hội.

        – Tính khoa học hay không hoa học của ý thức xã hội

        – Mức độ xâm nhập của ý thức xã hội vào quần chúng nhân dân.

        Mức độ truyền bá mở rộng của tư tưởng đó trong quần chúng.

        Ý nghĩa:

        – Là cơ sở để chống lại chủ nghĩa duy vật tầm thường chủ nghĩa duy vật kinh tế là những quan điểm không thấy hoặc phủ nhận tác động tích cực của xã hội.

        – Cần phát huy vai trò của các yếu tố trong ý thức xã hội vào công cuộc xây dựng xã hội mới chú trọng đúng mức lĩnh vực tư tưởng loại bỏ những tư tưởng thói quen lạc hậu.

        * Ý nghĩa phương pháp luận:

        -Ý thức xã hội không hình thành một cách tự phát mà hình thành một cách tự giác, lâu dài, dưới sự lãnh đạo của ĐCS với sự tham gia tích cực của quảng đại quần chúng nhân dân. Đảng có thể hoàn thành sứ mệnh lãnh đạo khi biết nâng cao tầm trí tuệ, phẩm chất đạo đức, năng lực lãnh đạo và gắn bó máu thịt với nhân dân.

        – Ý thức xã hội mới là kết quả của sự kế thừa toàn bộ những tin hoa trong lịch sử tư tưởng dân tộc và nhân loại, đồng thời đấu tranh không khoan nhượng với những ý thức lạc hậu, phản tiến bộ. Đó là quá trình đấu tranh khắc phục những tư tưởng, tập quán, thói quen lạc hậu. Đồng thời đây cũng là cuộc đấu tranh bảo vệ sự trong sáng của CN Mac-Lenin, TTHCM, chủ trương, đường lối, chính sách pháp luật của nhà nước..

        – Hình thành ý thức xã hội mới phải gắn liền với phát triển kinh tế, củng cố quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa, phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động.

        LIÊN HỆ THỰC TIỂN ( Lý luận chính trị – hành chính):

        Thời đại ngày nay cho phép chúng ta kế thừa nhân tố thời đại với yếu tố truyền thống của dân tộc để xây dựng một đất nước giàu mạnh. Chóng thái độ kế thừa một cách nguyên xi không sáng tạo…..

        • Ví dụ về cặp phạm trù nguyên nhân kết quả
        • Tất nhiên và ngẫu nhiên

        ☎ CHIÊU SINH LỚP TRUNG CẤP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ HÀNH CHÍNH TẠI TPHCM | VIỆN NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH -TRƯỜNG CÁN BỘ QUẢN LÝ GIÁO DỤC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH.

        Địa chỉ nhận hồ sơ Trung cấp lý luận chính trị – hành chính:

        Trường Cán bộ quản lý giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh – Văn phòng tuyển sinh số 03 – 181 Lê Đức Thọ, phường 17, Quận Gò vấp, Tphcm ( trong khuôn viên phân hiệu trường Đại học Nội vụ Tphcm)

        Mọi chi tiết xin liên hệ:

        • 0936.201.222 ( TS Vũ Văn Dũng)
        • Email: [email protected]
        • Thí sinh đến nộp hồ sơ trực tiếp tại địa chỉ : 181 Lê Đức Thọ, phường 17, quận Gò Vấp Tphcm.
        • Facebook: Viện nghiên cứu quản lý hành chính. Tham gia cập nhập thông tin tuyển sinh và đào tạo mới nhất.

        Trường Cán bộ quản lý Giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh thông báo kính đề nghị Lãnh đạo các cơ quan, đơn vị xem xét cử cán bộ, giáo viên, viên chức tham dự lớp học.