Tác dụng của phân vi sinh vật chuyển hóa lân năm 2024

cà chua, chất thải chăn nuôi gà, phân bón hữu cơ vi sinh dạng lỏng, vi sinh vật phân giải lân.

Tóm tắt

Vi khuẩn phân giải lân giúp chuyển hóa lân khó tan thành dạng dễ tiêu, tăng khả năng hấp thụ của cây trồng. Nguồn vi khuẩn này được ứng dụng nhiều trong việc xử lý các loại chất thải chứa hàm lượng lân khó tan cao...

Tác giả

Trương Thị Chiên, Nguyễn Thị Thanh Mai, Trần Bảo Trâm, Mai Vũ Hoàng Giang, Vũ Xuân Tạo

Phân bón vi sinh vật chuyển hóa lân hiện đang được nhiều nhà nông tin tưởng lựa chọn. Vậy thì loại phân này có gì đặc biệt và tác dụng ra sao mà lại được ưa chuộng đến thế?

Trong nhiều năm trở lại đây, phân bón vi sinh vật chuyển hóa lân lại được người nông dân ưu tiên sử dụng. Loại phân này được xem là giải pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng photpho. Đồng thời nó cũng là chìa khóa để giúp nền nông nghiệp phát triển vững bền. Vậy thì phân bón vi sinh chuyển hóa lân là gì, có đặc điểm ra sao và cách sử dụng thế nào, tất cả sẽ được giải đáp ngay đây.

Tác dụng của phân vi sinh vật chuyển hóa lân năm 2024
Phân bón vi sinh chuyển hóa lân giúp nền nông nghiệp phát triển bền vững

Các sản phẩm phân bón vi sinh chuyển hóa lân đang ngày càng được sử dụng rộng rãi. Tuy nhiên, không phải ai cũng thực sự hiểu rõ và hiểu đúng về loại phân này.

Chuyển hóa lân là gì?

Chuyển hóa lân nói đơn giản là một quá trình vật lý và sinh học có tác động để phân giải, hòa tan và tổng hợp Photpho. Thông qua các hợp chất vô cơ hoặc là hữu cơ nhằm tạo ra các khoáng phốt phát hoặc là các hợp chất chứa P.

Quy trình chuyển hóa lân được diễn ra thế nào?

Trên thực tế, thực vật không thể sử dụng 95% lượng photpho ở dạng kết tủa và không hòa tan ở trong đất. Các loại P chủ yếu trong đất có các khoáng chất chính bao gồm oxyapatite, apatit và hydroxyapatite.

Các khoáng chất photpho có khả năng liên kết với các nguyên tố như sắt (Fe), nhôm (Al) hay là mangan (Mn). Bên cạnh đó, photpho còn tồn tại ở trong đất dưới dạng hữu cơ, cả hai loại photpho hữu cơ và cả vô cơ đều được chuyển hóa thành H2PO4- và HPO42-. Sự chuyển hóa này giúp cho thực vật dễ dàng hấp thu hơn và quy trình này được gọi là khoáng hóa.

Tác dụng của phân vi sinh vật chuyển hóa lân năm 2024
Quy trình chuyển hóa lân được diễn ra tự nhiên trong đất

Khái niệm phân vi sinh chuyển hóa lân

Phân vi sinh chuyển hóa lân còn được gọi là phân lân vi sinh, thành phần chính của loại phân này là các vi sinh vật có lợi. Giúp cho các hợp chất photpho vô cơ cũng như là hữu cơ hòa tan thành những loại khoáng để giúp cho thực vật dễ dàng hấp thụ thông qua rễ.

Xem thêm: https://phanbonvietfarm.vn/phan-bon-vi-sinh-la-gi/

Có bao nhiêu loại vi sinh vật phân giải lân?

Có tổng cộng 4 loại vi sinh vật phân giải lân, mỗi một loại đều sẽ có cơ chế phân giải khác nhau.

Vi khuẩn phân giải lân

Đây là các chủng vi khuẩn có ở vùng rễ, chúng có chức năng quan trọng là thực hiện hòa tan các khoáng hóa photpho. Vi khuẩn phân giải lân sử dụng các nhóm enzym như là C-P Lyases, Phosphatases và Phytases để thực hiện công việc của mình.

Một số vi khuẩn phân giải lân tiêu biểu như là Bacillus, Beijerinckia, Arthrobacter,… Bên cạnh đó, vi khuẩn vùng rễ còn có khả năng giải phóng P hòa tan và cả P vô cơ khó hòa tan.

Tác dụng của phân vi sinh vật chuyển hóa lân năm 2024
Vi khuẩn phân giải lân giúp hòa tan các khoáng chất photpho

Vi nấm phân giải lân

Vi nấm phân giải lân có sẵn trong đất, chúng có nhiệm vụ hòa tan photphat nhờ vào cơ chế sản sinh axit hữu cơ và các enzym. Các loại vi nấm phổ biến có thể kể đến như là Trichoderma spp, Penicillium,…

Xạ khuẩn phân giải lân

Xạ khuẩn phân giải lân được ứng dụng rất phổ biến trong nông nghiệp với mục đích là ức chế các mầm bệnh do nấm cũng như là vi khuẩn gây trên cây trồng. Xạ khuẩn tiết ra Enzym có tác dụng phân giải phân lân khó tan trở thành khoáng chất dễ tan. Đồng thời cũng làm giảm pH đất để lân được hòa tan một cách dễ dàng hơn.

Có nhiều chủng xạ khuẩn chịu được mức nhiệt cao lên đến 50 độ C. Nhờ vào khả năng này mà xạ khuẩn có thể dùng để sản xuất phân vi sinh chuyển hóa lân, rất thích hợp để dùng ủ phân.

Nấm rễ cộng sinh phân giải lân

Các loại nấm này sống trên mỗ rể của cây chủ và chúng hấp thụ chất dinh dưỡng trong chất mùn. Các sợi nấm sẽ làm nhiệm vụ phân giải hợp chất photpho mà cây trồng không sử dụng được trở thành dạng lân dễ tan. Ngoài ra, rễ cây cũng liên kết với các sợi nấm để có thể hấp thụ lượng photpho mà nấm đã chuyển hóa.

Tác dụng của phân vi sinh vật chuyển hóa lân năm 2024
Nấm rễ cộng sinh phân giải lân giúp cây dễ dàng hấp thụ lân trong đất

Phân bón vi sinh vật chuyển hóa lân có tác dụng gì mà được ưa chuộng đến thế?

Phân vi sinh chuyển hóa lân được xem là giải pháp để phát triển nông nghiệp bền vững. Bởi vì loại phân này mang đến nhiều tác dụng tuyệt vời, không chỉ giúp ích cho cây trồng mà còn cải thiện đất.

Tác dụng của lân đối với các loại cây trồng

  • Photpho là một nguyên tố quan trọng trong số các chất dinh dưỡng cần thiết giúp cây trồng phát triển. Đồng thời nó còn giúp điều chỉnh các hoạt động trao đổi chất của các tế bào thực vật, tham gia vào những quá trình chuyển hóa quan trọng.
  • Cây trồng nếu không không được bổ sung đầy đủ photpho sẽ trở nên còi cọc, kém phát triển và giảm năng suất. Do đó cây trồng rất cần được bổ sung lân với lượng vừa đủ, như vậy có thể giúp cho cây sinh trưởng khỏe mạnh, nâng cao chất lượng và hiệu suất.

Tác dụng của lân vi sinh

  • Lân vi sinh có tác dụng cung cấp chất khoáng dễ tan cho thực vật dễ hấp thụ, thông qua cách phân giải các hợp chất photpho.
  • Hiệu suất sử dụng lân vi sinh tương đối tối ưu, có thể giảm thất thoát và tiết kiệm được chi phí.
  • Cây trồng khi sử dụng lân vi sinh sẽ được khỏe mạnh và tăng cường sức đề kháng. Các quá trình trao đổi chất cũng như là vận chuyển trong cây cũng được diễn ra ổn định hơn.
  • Hệ sinh vật ở vùng rễ thực vật sẽ trở nên phong phú hơn, điều này là rất quan trọng để nâng cao sức đề kháng của cây. Bởi vì các vi sinh vùng rễ ngoài khả năng phân giải lân thì nó còn có khả năng cố định đạm, phân giải các chất hữu cơ và ức chế vi sinh vật gây bệnh. Do đó vi sinh vật vùng rễ phát triển sẽ giúp cây tăng cường hấp thu dinh dưỡng, kích thích quá trình sản xuất sinh khối của thực vật.
  • Lân vi sinh giúp cho cấu trúc đất được cải thiện đáng kể, đất trở nên tơi xốp hơn, từ đó cũng giúp cây trồng phát triển khỏe mạnh.
  • Lân vi sinh rất an toàn cho sức khỏe con người cũng như là động vật, đặc biệt là thân thiện môi trường.
    Tác dụng của phân vi sinh vật chuyển hóa lân năm 2024
    Phân bón vi sinh chuyển hóa lân có tác dụng tốt cho cây trồng và đất

Nên sử dụng phân vi sinh phân giải lân thế nào?

Để có thể giúp phân phát huy tác dụng và mang đến hiệu quả tốt nhất, người nông dân cần biết cách sử dụng phân bón vi sinh chuyển hóa lân.

Trước khi thực hiện gieo thì nên tẩm hạt trước bằng cách làm ướt hạt. Sau đó dùng khoảng 1kg phân lân vi sinh trộn cùng với 100kg hạt, đợi khoảng 10 cho đến 20 phút thì mới tiến hành gieo trồng xuống đất.

Ngoài ra, khi nhận thấy cây trồng có dấu hiệu thiếu lân như cây còi cọc, kém phát triển, lúc này hãy tiến hành bón phân trực tiếp vào đất. Nhiều người còn sử dụng phân lân vi sinh để hỗ trợ phân giải lượng phân lân hóa học vẫn còn tồn dư không sử dụng được trong đất.

Qua chia sẻ ở bài viết trên, chắc hẳn đã giúp bạn hiểu hơn về phân vi sinh vật chuyển hóa lân, cũng như là tác dụng và cách dùng của loại phân này. Nếu như bạn đang có nhu cầu tìm mua sản phẩm phân vi sinh chuyển hóa lân chất lượng cao. Xin vui lòng liên hệ trực tiếp với Vietfarm để được tư vấn tận tình, báo giá chính xác và hỗ trợ đặt hàng.