Tại sao bị đau khớp ngón tay

Chào bác sĩ, gần đây tôi thấy đau nhức các đốt ngón tay, rất khó cử động hoặc cầm nắm đồ vật. Những lúc tôi không phải vận động mạnh hay mang vác vật gì nặng vẫn thấy đau, nhức như kiến cắn trong tay. Bác sĩ cho tôi hỏi bị đau nhức các đốt ngón tay là bệnh gì? Và làm thế nào để chấm dứt tình trạng này.

Nguyễn Thu Hiền – 56 tuổi, Vĩnh Phúc

Tại sao bị đau khớp ngón tay

Đau nhức các đốt ngón tay là bệnh gì

Trả lời: Chào bạn Thu Hiền, cảm ơn bạn đã quan tâm và gửi câu hỏi đến Hệ thống Y tế Thu Cúc của chúng tôi. Để trả lời câu hỏi của bạn rằng: Bị đau nhức các đốt ngón tay là bệnh gì? Làm thế nào để chấm dứt tình trạng này? Mời bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây.

Đau nhức các đốt ngón tay là bệnh gì?

Phần lớn những người bị đau nhức các đốt ngón tay là do mắc phải bệnh lý cơ xương khớp, điển hình là bệnh viêm khớp ngón tay. Viêm khớp ngón tay có thể xảy ra ở bất kỳ ngón tay nào như viêm khớp ngón tay cái, viêm khớp ngón tay út,…hoặc có thể gây đau nhức tất cả các đốt ngón tay ở bàn tay.

– Bệnh thường gặp ở những người lớn tuổi do tình trạng sụn ở đầu các xương hình thành khớp ngón tay bị mòn đi hoặc thoái hóa. Khi các xương chà xát với nhau sẽ dẫn đến ma sát và tổn thương khớp gây tình trạng đau, nhức ở các đốt ngón tay và khiến người bệnh có cảm giác khó cầm nắm, cử động các ngón tay và tình trạng đau nhức này có thể diễn ra ngay cả khi người bệnh nghỉ ngơi.

– Ngoài yếu tố tuổi tác khiến lớp các khớp ngón tay bị thoái hóa thì yếu tố chấn thương như bong gân, gãy xương hoặc tổn thương khớp ngón tay có thể làm thay đổi hoạt động của khớp, tạo áp lực đè ép lên bề mặt sụn khớp, sau một thời gian sẽ gây phá hủy sụn khớp, gây viêm khớp ngón tay.

Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc viêm khớp ngón tay như: béo phì, tuổi tác (thường xuất hiện ở những người trên 40 tuổi nhưng gần đây bệnh cũng có xu hướng trẻ hóa hơn), người mác các bệnh lý viêm khớp dạng thấp, các công việc hay hoạt động thường xuyên tạo áp lực lên ngón tay.

Tại sao bị đau khớp ngón tay

Bệnh viêm khớp ngón tay gây nhức các đốt ngón tay. (ảnh minh họa)

Các triệu chứng của bệnh viêm khớp ngón tay

Đau khớp ngón tay

Đây là biểu hiện đầu tiên và phổ biến nhất. Các cơn đau có thể xảy ra khi bạn cầm nắm một vật gì đó. Ban đầu các cơn đau chỉ xuất hiện khi người bệnh cử động tay hay cầm nằm vật gì đó nhưng khi viêm khớp nặng hơn, các cơn đau khớp ngón tay sẽ xuất hiện ngay cả khi bạn nghỉ ngơi.

Biến dạng ngón tay

Khi bị viêm các đốt ngón tay lâu ngày có thể gây biến dạng khớp tại các đốt ngón tay, đầu tiên sẽ là các khớp ngón tay sưng to lên, sau đó gây biến dạng.

Điều trị đau nhức các đốt ngón tay

Tại sao bị đau khớp ngón tay

Chuyên khoa Cơ xương khớp Thu Cúc quy tụ đội ngũ bác sĩ giỏi, trang thiết bị hiện đại là địa chỉ thăm khám được nhiều bệnh nhân và người bệnh tin tưởng hiện nay. (ảnh minh họa)

Bệnh viêm khớp ngón tay gây đau nhức các đốt ngón tay khiến người bệnh cảm thấy rất khó chịu. Nếu lâu ngày không được điều trị, các khớp ở đốt ngón tay sẽ bị phá hủy khiến mất khả năng cử động của bàn tay.

Để chẩn đoán và điều trị các triệu chứng viêm khớp ngón tay bạn nên đi thăm khám với bác sĩ chuyên khoa Cơ xương khớp tại các cơ sở y tế uy tín hiện nay. Có thể điều trị không cần can thiệp phẫu thuật như dùng thuốc uống, thuốc tiêm, phục hồi chức năng,… trong các trường hợp điều trị nội khoa không đáp ứng, có thể điều trị bằng phẫu thuật. Vì vậy nếu có các biểu hiện viêm khớp ngón tay, bạn nên đi thăm khám với bác sĩ chuyên khoa cơ xương khớp để được chẩn đoán chính xác và có biện pháp điều trị kịp thời.

Viêm đau khớp ngón tay là một dạng bệnh lý thuộc chứng viêm khớp, gây ra vô số những bất tiện cho người mắc phải. Vậy viêm khớp ngón tay là bệnh gì? Nguyên nhân do đâu? Triệu chứng như thế nào? Điều trị ra sao? Bài viết sau sẽ giúp bạn giải đáp tất cả những thắc mắc trên.

Viêm đau khớp ngón tay là tình trạng sụn khớp tại ngón tay bị bào mòn, thoái hóa khiến các đầu xương chạm vào nhau dẫn đến tổn thương và viêm đau. Bệnh có thể xảy ra ở bất cứ vùng khớp nào trên bàn tay, phổ biến nhất là đầu ngón tay và khớp nối giữa các ngón tay. Đó có thể đau khớp ngón tay cái, viêm khớp ngón tay trỏ, đau khớp ngón tay đeo nhẫn,…

Tại sao bị đau khớp ngón tay

Viêm đau khớp ngón tay

Theo các chuyên gia, bệnh có thể khởi phát từ một hoặc nhiều yếu tố nội, ngoại sinh khác nhau.

Theo quy luật tự nhiên, ai rồi cũng sẽ già và lão hóa. Nghiên cứu đã chỉ ra, tuổi càng cao, sụn khớp càng suy yếu, xương dưới sụn xơ hóa tạo điều kiện khởi phát tình trạng viêm.

Những tổn thương tại khớp tay khi tai nạn lao động, chơi thể thao… có thể gây trật khớp, ảnh hưởng tới bất kỳ khớp ngón tay nào đó. Những trường hợp này nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến viêm khớp ngón tay.

Tại sao bị đau khớp ngón tay

Đây là nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng viêm khớp ngón tay. Khi virus, vi khuẩn từ máu di chuyển vào màng bao quanh khớp tạo ra chất gây viêm TNF-alpha và kích hoạt phản ứng viêm khớp cổ tay, ngón tay.

Hội chứng ống cổ tay là hiện tượng các dây thần kinh ở khớp cổ tay bị tổn thương, từ đó gây ra tình trạng sưng viêm ở các khớp cổ tay hoặc các ngón tay.

Những người làm công việc văn phòng, thợ may…  thường xuyên phải sử dụng đến cổ tay, ngón tay sẽ khiến cho các khớp ở vị trí này hoạt động quá tải, lâu ngày sẽ dẫn tới viêm, đau khớp ngón tay.

Tại sao bị đau khớp ngón tay

Nguyên nhân viêm khớp ngón tay

Một số các bệnh tự miễn như: Gout, Lupus ban đỏ, tiểu đường… nếu không được phát hiện và điều trị đúng cách có thể gây ra biến chứng về xương khớp. Trong đó, viêm đau khớp ngón tay là bệnh lý điển hình.

Ngoài ra, thừa cân béo phì, chế độ ăn uống không lành mạnh, hút thuốc lá, stress, môi trường sống ẩm thấp, nhiễm lạnh,… cũng là những yếu tố tiềm tàng có thể gây bệnh. Nhiều trường hợp cũng xuất hiện đau khớp ngón tay ở bà bầu.

Các triệu chứng của bệnh viêm đau khớp ngón tay thường diễn tiến từ từ, tăng dần theo mức độ, tần suất. Dưới đây là một số triệu chứng bệnh đặc trưng:

Triệu chứng BIỂU HIỆN CỤ THỂ
✅ Đau khớp Sụn khớp bị bào mòn khiến cho các đầu xương tỳ trực tiếp vào nhau gây đau khớp cổ tay, ngón tay.

Cơn đau có thể âm ỉ hoặc dữ dội, thường xuất hiện vào ban đêm và sáng sớm.

✅ Cứng khớp Người bệnh có cảm giác cứng ở khớp ngón tay vào buổi sáng hoặc sau khi thức dậy.

Ngón tay thường không duỗi thẳng được và rất khó thực hiện động tác cầm nắm.

✅ Sưng, nóng khớp Triệu chứng viêm đau kèm theo cứng và sưng khớp ngón tay sẽ có tính chất đối xứng nếu nguyên nhân bắt nguồn từ viêm khớp dạng thấp.

Vùng khớp bị sưng viêm có màu hồng nhạt hoặc đỏ, sờ vào thấy ấm. Triệu chứng này cảnh báo tình trạng viêm đã trở nên trầm trọng.

✅ Xuất hiện nốt sần hoặc khối u nhỏ Những nốt sần hay khối u nhỏ cũng thường xuất hiện xung quanh đốt ngón tay của người bệnh.

Đó có thể là nốt Heberden – xuất hiện quanh các đốt xa xương bàn tay hoặc nốt Bouchard – quanh các đốt gần xương bàn tay.

Ngoài những triệu chứng kể trên, người bệnh còn có thể gặp phải biểu hiện như: sốt nhẹ, chân tay ra nhiều mồ hôi, tê bì, mệt mỏi, suy nhược cơ thể…

Tại sao bị đau khớp ngón tay

Triệu chứng viêm đau khớp ngón tay

Nếu không được điều trị kịp thời, viêm đau khớp ngón tay có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Cụ thể là:

Mất khả năng vận động thông thường: Thời gian đầu mắc bệnh, nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, người bệnh có nguy cơ phải đối diện với biến chứng mất khả năng vận động cơ bản, có thể là khó cầm nắm, cứng khớp, không xoay trái, xoay phải cổ tay.

Teo cơ, biến dạng khớp: Khớp bàn tay lâu ngày không hoạt động có thể gặp phải tình trạng teo cơ và biến dạng các khớp, nhiều trường hợp thậm chí còn bị liệt khớp.

Các bệnh về tim mạch: Viêm khớp bàn tay có thể gây ra biến chứng tại các cơ quan khác như thấp khớp cấp. Biến chứng này có nguy cơ gây tổn thương tim, đặc biệt là van tim – nguyên nhân dẫn đến các bệnh lý tim mạch.

Viêm đau khớp ngón tay có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào. Tuy nhiên những trường hợp dưới đây có nguy cơ mắc bệnh cao hơn:

  • Nữ giới dễ mắc bệnh hơn nam giới
  • Béo phì
  • Người đã từng bị gãy xương, bong gân
  • Người hơn 40 tuổi
  • Dân văn phòng, người lao động chân tay.

Để biết chính xác bạn có bị viêm đau khớp ngón tay hay không, bác sĩ sẽ tiến hành những thủ thuật chẩn đoán sau:

Trong quá trình thăm khám, bác sỹ sẽ hỏi tiền sử mắc bệnh, các triệu chứng và trực tiếp xem xét dấu hiệu sưng trên khớp ngón tay.

Bên cạnh đó, bác sỹ có thể giữ khớp trong khi di chuyển ngón tay. Nếu chuyển động này tạo ra âm thanh, gây đau và có cảm giác khó chịu cho người bệnh, rất có thể sụn đã bị mòn khiến xương cọ xát vào nhau.

Chụp X-quang giúp nhận diện các dấu hiệu viêm khớp ngón tay, bao gồm:

  • Gai xương
  • Mòn sụn
  • Mất không gian chung

Qua hình ảnh X-quang, bác sỹ sẽ xác định được sự thay đổi của các khớp, mức độ thoái hóa khớp do viêm cũng như xác định được lượng sụn khớp trên bề mặt khớp.

Tại sao bị đau khớp ngón tay

Chụp X-quang giúp nhận diện các dấu hiệu viêm khớp ngón tay

Sử dụng thuốc tây, bài thuốc dân gian, tập thể dục… là phương pháp phổ biến trong điều trị viêm khớp ngón tay. Mỗi phương pháp đều có ưu, nhược điểm cụ thể. Người bệnh có thể tham khảo cách điều trị dưới đây để áp dụng cho mình.

Tùy vào từng tình trạng bệnh cụ thể, bác sỹ có thể chỉ định sử dụng các loại thuốc sau:

Paracetamol (Acetaminophen): Dùng trong thời gian khởi phát triệu chứng đau nhức do viêm khớp ngón tay gây ra.

Thuốc kháng viêm không steroid: Các loại thuốc được chỉ định sử dụng phổ biến là Ibuprofen, Naproxen… có tác dụng giảm đau, chống viêm ở vị trí xương khớp bị tổn thương.

Sử dụng thuốc bôi giảm đau: Người bị viêm khớp có thể dùng Capsaicin với hàm lượng thấp, thoa trực tiếp lên vị trí ngón tay bị sưng đau. Trường hợp, người bệnh không dung nạp được Capsaicin có thể chuyển sang Salicylate.

Tiêm Corticosteroid: Với những bệnh nhân sử dụng các loại thuốc trên không có hiệu quả giảm đau hoặc trường hợp xuất hiện dịch tích tụ ở khớp, bác sĩ sẽ chỉ định tiêm corticosteroid.

Người bệnh cần lưu ý, thuốc tây có tác dụng giảm đau nhanh nhưng tiềm ẩn tác dụng phụ gây hại cho gan, thận và ít có khả năng phục hồi sụn khớp nên viêm khớp ngón tay dễ tái phát. Vì vậy, cẩn thận trọng khi sử dụng, tuyệt đối không tự ý tăng, giảm liều lượng khi sử dụng thuốc.

Với ưu điểm có nguồn gốc từ thảo dược, an toàn, lành tính, dễ thực hiện nên các bài thuốc dân gian là phương pháp được nhiều người lựa chọn.

Các nghiên cứu Y học hiện đại đã chỉ ra, trong ngải cứu chứa thành phần tinh dầu như chất gây tê tự nhiên, giúp làm giảm đau nhức tại các khớp bị viêm. Ngoài ra, hoạt chất Flavonoid có tác dụng chống viêm, giảm đau rất tốt. Vì vậy, ngải cứu được sử dụng phổ biến trong điều trị đau nhức xương khớp.

Cách thực hiện bài thuốc này như sau:

– Lấy 1 nắm lá ngải cứu, rửa sạch, rang nóng với muối hạt.

– Sau đó, dùng 1 miếng vải mỏng cho ngải cứu và muối vào, chờ nguội bớt, đắp lên vùng khớp ngón tay bị đau nhức rồi buộc lại.

Kiên trì áp dụng thường xuyên sẽ giảm triệu chứng đau khớp ngón tay.

Theo Y học cổ truyền, cây trinh nữ có vị ngọt, hơi se, tính hàn, có tác dụng trấn tĩnh an thần, chống viêm, giảm đau. Vì vậy, cây thuốc này được sử dụng phổ biến trong điều trị viêm khớp, thoái hóa khớp.

Cách thực hiện:

– Dùng khoảng 20 –  30g rễ cây trinh nữ, rửa sạch, thái mỏng, tẩm rượu rồi mang đi sao thơm.

– Cho nguyên liệu vào trong ấm sắc thuốc, thêm 600ml nước vào và đun trên lửa nhỏ.

– Chờ đến khi thuốc sắc còn lại khoảng 100ml thì chắt ra, chia uống 2 lần và sử dụng hết trong ngày.

– Lấy 250g lá lốt, rửa sạch và phơi cho tới khi héo.

– Sau đó, sắc lên cùng với nước trong khoảng 30 phút, lọc lấy nước rồi sử dụng sau bữa ăn tối.

– Sử dụng khoảng 20 ngày để thấy được tác dụng trị bệnh.

Sử dụng thanh nẹp giúp cố định khớp ngón tay, hạn chế chuyển động của ngón tay và khuỷu tay. Đồng thời, nẹp có tác dụng giảm đau, giúp khớp ngón tay được nghỉ ngơi. Bạn có thể đeo nẹp vào ban đêm hoặc đeo cả ngày nếu không ảnh hưởng tới công việc và sinh hoạt.

Tại sao bị đau khớp ngón tay

Nẹp cố định trong điều trị viêm đau khớp cổ tay giúp giảm đau, định vị đúng khớp

Người bệnh cũng có thể tự tập tại nhà các bài tập đơn giản. Tập thể dục giúp giảm sưng, đau nhức đầu ngón tay, đồng thời cải thiện khả năng vận động của khớp.

Bài tập nắm đấm: Nắm bàn tay lại tạo thành 1 nắm đấm rồi duỗi ra từ từ.

Bài tập chạm ngón tay: Dùng ngón tay cái lần lượt chạm vào những đầu ngón tay còn lại. Thực hiện bài tập kiên trì, tuy nhiên những trường hợp duỗi ngón tay ra mà thấy đau thì nên dừng lại.

Bài tập gập căng ngón tay: Mở rộng bàn tay, lòng bàn tay về phía mặt. Gập 5 ngón tay sao cho các đầu ngón tay chạm vào phần gốc của ngón. Để nguyên tư thế này trong 60 giây. Thực hiện liên tục 4-5 lần.

Bóp bóng: Cầm một quả bóng mềm, bóp chặt nhất có thể. Giữ trong vài giây sau đó thả ra. Thực hiện động tác này liên tục 10-15 lần mỗi tay, 2-3 lần/tuần.

Phương pháp này thường là lựa chọn cuối cùng khi bệnh nhân không đáp ứng với các phương pháp điều trị khác hoặc bệnh diễn biến nghiêm trọng.

Thủ thuật cố định khớp: Xương trong khớp bị ảnh hưởng được hợp nhất vĩnh viễn giúp khớp hợp nhất có thể chịu trọng lượng mà không bị đau. Tuy nhiên khớp này sẽ kém linh hoạt.

Thủ thuật mở xương: Xương trong khớp được định vị lại để điều chỉnh biến dạng.

Thay khớp: Tất cả hoặc một phần của khớp ngón tay vị viêm được loại bỏ và thay bằng mảnh ghép từ một trong các gân hoặc khớp nhân tạo.

Phẫu thuật cắt bỏ: Loại bỏ một trong những xương trong khớp viêm.

Tại sao bị đau khớp ngón tay

Phẫu thuật được dùng khi bệnh diễn biến nghiêm trọng

Với tác dụng phụ không mong muốn do thuốc tây gây ra, nhiều người có xu hướng sử dụng các sản phẩm thảo dược, điển hình như TPBVSK Viên khớp Tâm Bình.

Với thành phần: Hy thiêm, Đương quy, Đỗ trọng, Tục đoạn, Cẩu tích, Độc hoạt, Ba kích, Ngưu tất, bột Thương truật, Mã tiền chế. Viên khớp Tâm Bình có công dụng hỗ trợ:

– Giảm các triệu chứng của thoái hóa khớp, viêm khớp

– Giảm đau nhức xương khớp, đau mỏi cơ bắp, làm chậm quá trình thoái hóa khớp.

– Mạnh gân cốt, tăng cường lưu thông khí huyết.

Sản phẩm dùng cho các đối tượng bị viêm khớp, thoái hóa khớp, đau nhức xương khớp…

Tại sao bị đau khớp ngón tay

Viên khớp Tâm Bình có tốt không?

Viên khớp Tâm Bình – Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, đau nhức xương khớp  ✅

Đặt mua ngay Viên khớp Tâm Bình [ CHÍNH HÃNG ]

Tại sao bị đau khớp ngón tay

Theo Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng, bên cạnh phương pháp điều trị kể trên, để viêm đau khớp ngón tay sớm bình phục, người bệnh nên thực hiện chế độ ăn uống hợp lý, sinh hoạt khoa học. Cụ thể:

– Bổ sung rau xanh trong khẩu phần ăn hàng ngày, đặc biệt là bông cải xanh, cải bẹ xanh, cải ngọt, rau ngót… chứa chất chống oxy hóa và vitamin D. Từ đó, tăng cường hệ thống miễn dịch, giúp cơ thể chống lại bệnh nhiễm trùng.

– Tăng cường thực phẩm giàu axit omega-3 như: Cá thu, cá mòi, cá hồi, cá ngừ tươi… có đặc tính chống viêm rất tốt cho người bị viêm khớp.

– Ăn nhiều các loại hạt chứa hàm lượng canxi, magie, vitamin E, chất xơ… giúp tăng cường hệ miễn dịch cơ thể.

– Tránh thực phẩm giàu đạm, đồ ăn cay.

– Không nên uống rượu, bia, nước ngọt có ga, hút thuốc lá.

– Hạn chế thực phẩm chứa nhiều đường, muối như: Cà muối, dưa muối, bánh ngọt…

– Dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý, không nên để bàn tay làm việc quá nhiều, mang vác vật nặng.

– Đối với những người thường xuyên làm việc với máy tính nên có thời gian nghỉ giữa giờ làm việc.

– Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao sẽ tăng cường sự dẻo dai cho xương khớp.

Bài viết trên đã đưa ra những thông tin tổng quan về bệnh viêm đau khớp ngón tay. Nếu cơ thể có bất cứ dấu hiệu bất thường nào về xương khớp, bạn nên đi khám bác sỹ để được tư vấn điều trị kịp thời. Bên cạnh đó, bạn có thể gọi điện tới hotline 0865 344 349 để được chuyên gia của chúng tôi tư vấn miễn phí.

XEM THÊM: