Tại sao bị viêm tai giữa

Viêm tai giữa là gì?

Viêm tai giữa là tổn thương và viêm nhiễm xuất hiện trong tai giữa do các loại vi khuẩn sinh sôi và phát triển trong tai hoặc từ bên ngoài môi trường xâm nhập vào gây nên. Hiện tượng viêm tai giữa cấp tính có thể chuyển dần thành viêm tai giữa có mủ, chảy mủ hoặc thành dịch nếu không có biện pháp xử lý đúng cách.

Tại sao bị viêm tai giữa

Viêm tai giữa không điều trị đúng cách, triệt để dễ bị tái phát

Thông thường, triệu chứng viêm tai giữa thể hiện thông qua việc bệnh nhân thường xuyên bị đau nhức tai, khó chịu trong tai, mệt mỏi, ù tai, giảm thính lực… Trong trường hợp tai xuất hiện mủ và những mủ này không được xử lý thì có thể gây ra thủng màng nhĩ. Còn nếu bạn bị viêm tai giữa thanh dịch thì có nguy cơ cao sẽ bị xơ dính chuỗi xương con.

Tại sao viêm tai giữa dễ tái phát?

Việc điều trị tùy thuộc vào giai đoạn của viêm tai giữa. Viêm tai giữa cấp thường được chia làm ba giai đoạn: giai đoạn sung huyết, giai đoạn ứ mủ và giai đoạn vỡ mủ. Tùy từng giai đoạn bệnh mà bác sĩ sẽ có những chỉ định điều trị phù hợp. Tuy nhiên, rất nhiều bệnh nhân gặp phải tình trạng viêm tai giữa tái phát nhiều lần, nguyên nhân có thể do:

  • Phát hiện bệnh muộn khiến bệnh trở nặng gây khó khăn trong chữa trị

  • Điều trị không đúng cách cũng là nguyên nhân gây nên tình trạng viêm tai giữa tái phát

  • Điều trị không triệt để là vấn đề nhiều người mắc phải, không tuân thủ theo chỉ định bác sĩ khi thấy hết triệu chứng là dừng thuốc khiến bệnh chưa khỏi hoàn toàn khiến tái phát nhanh chóng

  • Không chăm sóc đúng cách, người bệnh sau điều trị không thăm khám theo dõi định kỳ theo đúng lịch và không tuân thủ về lưu ý sinh hoạt phòng ngừa bệnh hiệu quả khiến bệnh tiếp tục tái phát.

Điều trị viêm tai giữa như thế nào?

Việc điều trị bệnh viêm tai giữa sẽ tùy thuộc vào từng giai đoạn của bệnh. Viêm tai giữa thường được chia ra làm 3 giai đoạn khác nhau: giai đoạn sung huyết, giai đoạn ứ mủ và giai đoạn vỡ mủ.

Tại sao bị viêm tai giữa

Viêm tai giữa cần điều trị theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa

Nếu trẻ bị viêm tai giữa ở giai đoạn sung huyết, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị nội khoa bằng thuốc kháng sinh toàn thân, kết hợp với các thuốc chống viêm, chống phù nề, giảm đau, hạ sốt. Đồng thời, bác sĩ sẽ kết hợp với điều trị mũi họng

Nếu viêm tai giữa đã chuyển sang giai đoạn ứ mủ, bác sĩ sẽ cân nhắc phương pháp chích rạch màng nhĩ dẫn lưu mủ cùng với các loại thuốc điều trị toàn thân khác như trong giai đoạn sung huyết.

Nếu trẻ bị viêm tai giữa có phần dịch mủ ứ đọng trong tai giữa sẽ tự phá vỡ phần mỏng nhất của màng nhĩ, chảy ra ngoài qua ống tai ngoài. Với giai đoạn này, bệnh nhân sẽ được bác sĩ chỉ định điều trị bằng thuốc.

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

Tại sao bị viêm tai giữa
  facebook.com/BVNTP

Tại sao bị viêm tai giữa
  youtube.com/bvntp 

Viêm tai giữa là bệnh thường gặp trong bệnh lý về tai, có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp ở trẻ em - đứng hạng thứ 2 chỉ sau bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên (Upper respiratory infection - URI).  - Cứ 3 trẻ thì có 2 trẻ mắc ít nhất một đợt viêm tai giữa khi trẻ 1 tuổi  - Khoảng 20 triệu lượt khám bệnh viêm tai giữa hàng năm  - Tỷ lệ lưu hành viêm tai giữa cấp tính là 17-20% trong 2 năm đầu đời - Một phần ba trẻ em trải qua sáu đợt viêm tai giữa trở lên khi 7 tuổi

- Tỷ lệ mắc bệnh cao nhất ở cả 2 giới trong độ tuổi từ 6-18 tháng tuổi

NGUYÊN NHÂN CỦA BỆNH VIÊM TAI GIỮA

Vô số vật chủ, các yếu tố lây nhiễm, dị ứng và môi trường góp phần vào sự phát triển của bệnh viêm tai giữa.  Hệ thống miễn dịch chưa trưởng thành. Viêm tai giữa là một bệnh truyền nhiễm phát triển mạnh trong một môi trường giảm khả năng phòng thủ miễn dịch.  Khuynh hướng di truyền. Mặc dù sự phân nhóm gia đình của bệnh viêm tai giữa đã được chứng minh trong các nghiên cứu kiểm tra mối liên hệ di truyền của bệnh viêm tai giữa, việc tách các yếu tố di truyền khỏi ảnh hưởng của môi trường là rất khó.  Bất thường về giải phẫu. Trẻ em có bất thường về giải phẫu của vòm miệng và hệ cơ liên quan có nguy cơ cao bị viêm tai giữa.  Rối loạn chức năng sinh lý. Sự bất thường về chức năng sinh lý của niêm mạc vòi nhĩ làm tăng nguy cơ vi khuẩn xâm nhập vào tai giữa và hậu quả là viêm tai giữa.  Vi khuẩn gây bệnh. Vi khuẩn gây bệnh phổ biến nhất là Streptococcus pneumoniae, sau đó là Haemophilus influenzae , và Moraxella catarrhalis. 

Phương pháp nuôi dưỡng trẻ sơ sinh. Nhiều nghiên cứu báo cáo rằng việc cho con bú sữa mẹ bảo vệ trẻ sơ sinh chống lại bệnh viêm tai giữa.

Tại sao bị viêm tai giữa

TRIỆU CHỨNG CỦA BỆNH VIÊM TAI GIỮA

Viêm tai giữa định nghĩa là bất kỳ tình trạng viêm nào của tai giữa với nhiều thể lâm sàng diễn tiến theo thời gian, căn nguyên, triệu chứng và dấu hiện thực thể như : viêm tai giữa cấp tính, viêm tai giữa thanh dịch, viêm tai giữa mạn tính.  - Viêm tai giữa cấp tính khởi phát đột ngột, rầm rộ với những biểu hiện cấp tính như đau tai, chảy mủ tai, tiêu chảy, sốt, cáu gắt, khó chịu, chán ăn.  

- Viêm tai giữa thanh dịch: thường theo sau những đợt viêm tai giữa cấp. Bệnh diễn tiến âm thầm và không có biểu hiện triệu chứng rõ ràng. Khi diễn tiến kéo dài mà không phát hiện, điều trị kịp thời sẽ tiến đến viêm tai giữa mạn tính ít nhất sau 6 tuần với biểu hiện chảy mủ tai dai dẳng, ù tai thường xuyên kèm giảm thính lực, 

BIẾN CHỨNG CỦA BỆNH VIÊM TAI GIỮA

- Nghe kém (dẫn truyền hoặc tiếp nhận) - Thủng màng nhĩ - Viêm xương chũm cấp và mãn tính  - Cholesteatoma  - Liệt mặt - Viêm mê đạo  - Xẹp nhĩ, xơ màng nhĩ  - Biến chứng nội sọ: viêm màng não, áp xe ngoài màng cứng, viêm tắc xoang tĩnh mạch bên  CHẨN ĐOÁN  - Soi tai: sử dụng đèn soi tai hoặc nội soi tai quan sát màng nhĩ về vị trí, độ di động, màu sắc, tính toàn vẹn của màng nhĩ. 

- Kỹ thuật hỗ trợ chẩn đoán: nhĩ lượng đồ, thính lực đồ. 

ĐIỀU TRỊ BỆNH VIÊM TAI GIỮA

Tại sao bị viêm tai giữa
Nội khoa - Kháng sinh theo hướng dẫn bộ y tế - Kháng viêm streroid - Giảm đau - Điều trị dị ứng  Phẫu thuật:  - Đặt ống thông khí có thể đi kèm với nạo v,a hoặc cắt amidan  - Phẫu thuật tạo hình tai giữa, vá nhĩ bằng nội soi…  Chú ý  - Khi có biểu hiện bệnh lý mũi họng, nên đi khám sớm để phát hiện và điều trị sớm dự phòng viêm nhiễm lên vùng tai.  - Khi có những dấu hiện nghi ngờ viêm tai giữa nên nhanh chóng đến cơ sở y tế chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị theo phác đồ.  - Xử lý nguyên nhân vùng mũi họng trên những bệnh nhân viêm tai giữa cấp tái diễn.  - Theo dõi tái khám định kỳ với những trường hợp viêm tai giữa mạn tính 

- Đôi với trẻ nhỏ nên tiêm vác xin phế cầu, cúm theo lịch. Khuyến cáo nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu hoặc lâu hơn. 

Nguồn tham khảo: https://nurseslabs.com/otitis-media/
Mescape otitis media

Viêm tai giữa hay nhiễm trùng tai là bệnh lý thường gặp ở trẻ em. Nguyên nhân chính gây ra viêm tai giữa là do nhiễm trùng, virus, vi khuẩn hoặc nấm. Nếu chủ quan và không điều trị kịp thời có thể gây điếc, liệt mặt..Tìm hiểu thêm nguyên nhân và cách điều trị. 

Tại sao bị viêm tai giữa

1. Viêm tai giữa mạn tính

Viêm tai giữa (VTG) mạn tính được định nghĩa là tình trạng viêm niêm mạc tai giữa kéo dài trên 12 tuần, không đáp ứng với điều trị nội khoa, màng nhĩ bị thủng, chảy tai, phù nề niêm mạc trong tai giữa và xương chũm.

Tại sao bị viêm tai giữa
Hình ảnh về bệnh Viêm tay giữa

Viêm tai giữa thường được gây ra bởi nhiễm các tác nhân gây bệnh do virus, vi khuẩn hay nấm. Vi khuẩn gây bệnh thường gặp nhất là Streptococcus pneumoniae. Những trường hợp khác bao gồm Pseudomonas aeruginosa, Haemophilus influenzae và Moraxella catarrhalis.

Viêm tai giữa thường xảy ra ở trẻ em vì vòi nhĩ ngắn, hẹp, và hơi nằm ngang so với người lớn. Vòi nhĩ (Eustachian tube) nối liền tai giữa với vòm họng, nó giúp dẫn lưu dịch tiết trong hòm nhĩ về họng. Nếu vòi nhĩ bị tắc, dịch nhầy bị ứ đọng trong tai giữa và gây nên viêm tai giữa.

Các yếu tố thuận lợi: Cấu trúc xương chũm loại có thông bào nhiều, độc tố của vi khuẩn nhất là streptococcus hemolytique, pneumococcus mucosus... và thể trạng, cơ địa của bệnh nhân: trẻ em suy dinh dưỡng, người lớn bị suy nhược cơ thể thì sức đề kháng bị giảm, do đó dễ bị viêm tai giữa.

3. Chẩn đoán bệnh nhân Viêm tai giữa

  • Viêm tai giữa mạn tính nhầy: Chảy mủ tai từng đợt, phụ thuộc vào những đợt viêm V.A, mủ chảy ra nhầy, dính, không thối, chưa ảnh hưởng nhiều đến sức nghe.
  • Viêm tai giữa mạn tính mủ: Thường chảy mủ tai kéo dài, mủ đặc xanh thối, có thể có cholesteatoma, nghe kém truyền âm ngày càng tăng, có thể đau âm ỉ trong đầu hay nặng đầu phía bên tai bị bệnh.
  • Viêm tai giữa mạn tính hồi viêm: Sốt cao và kéo dài, thể trạng nhiễm trùng rõ rệt: ăn ngủ kém, gầy, hốc hác, suy nhược.
  • Khám tai: mủ tai chảy kéo dài, đặc, thối, có thể có tổ chức cholesteatoma. Màng nhĩ có thể bị phồng, xẹp lõm vào trong, bị thủng, bờ lỗ thủng nham nhở, đáy hòm nhĩ bẩn, có thể có polyp ở hòm nhĩ.
  • Cấy dịch tai để xác định vi khuẩn gây bệnh và làm kháng sinh đồ.
  • Chụp CT Scan đầu hoặc xương chũm để xác định sự nhiễm trùng lan tỏa ra bên ngoài tai giữa.
  • Đo thính lực để đánh giá sức nghe.

    Tại sao bị viêm tai giữa
    Hình ảnh chụp tai bệnh nhân bị Viêm tai giữa

  • Nhọt hay viêm ống tai ngoài
  • Viêm tấy hạch hoặc tổ chức liên kết sau tai
  • Phản ứng xương chũm do viêm tai giữa cấp tính (mủ không thối, không nghe
  • kém nhiều, X quang tai bình thường).
  • Viêm tai giữa sau lao phổi (hỏi tiền sử và chụp X quang phổi...).
  • Viêm tai giữa do xoắn khuẩn bệnh giang mai (hỏi tiền sử bệnh và làm các xét nghiệm chuyên biệt...).

Mục đích là để kiểm soát sự nhiễm trùng và loại bỏ dịch tiết ứ đọng trong tai giữa (nhầy, mủ...) và phẫu thuật để phục hồi chức năng nghe.

4.2 Điều trị nội khoa

  • Làm thuốc tai để loại bỏ dịch tiết nhiễm trùng trong tai.
  • Nhỏ tai bằng dung dịch kháng sinh như: Neomycin, Polymyxin, Chloromycetin. Có thể phối hợp với steroids để có tác dụng kháng viêm. Nhỏ tai 2-4 lần/ngày.
  • Kháng sinh đường toàn thân được sử dụng trong các đợt cấp của VTG mạn tính nhưng phải rất hạn chế. Vì nếu dùng không đúng sẽ làm lu mờ triệu chứng, khó chẩn đoán, hoặc chuyển thể cấp tính thành mạn tính, làm bệnh kéo dài khó phát hiện và dễ gây biến chứng.
  • Điều trị các bệnh ở mũi, họng đi kèm với bệnh VTG.
  • Trong thời gian điều trị khuyên bệnh nhân cố gắng tránh nước vào tai như: bơi lội, gội đầu ...

4.3 Điều trị ngoại khoa

  • Phẫu thuật phục hồi: vá màng nhĩ đơn thuần và mở sào bào thượng nhĩ, có hoặc không có vá màng nhĩ.
  • Phẫu thuật tiệt căn xương chũm với hai phương pháp: giữ nguyên thành sau ống tai (canal wall up) và hạ thấp thành sau ống tai (canal wall down).
  • Khi phát hiện bệnh nhân có Polyp hòm nhĩ thò ra ở ống tai, hoặc mô hạt thì phải được phẫu thuật cắt bỏ thì việc nhỏ thuốc vào tai mới có hiệu quả.

    Tại sao bị viêm tai giữa

5. Tiên lượng 

  • Viêm tai giữa mạn tính nhầy mủ tiên lượng thường tốt, ít gây các biến chứng nguy hiểm.
  • Viêm tai giữa mạn tính mủ ít khi bệnh tự khỏi, thường kéo dài gây giảm sức nghe và có thể gây các biến chứng nặng và nguy hiểm tính mạng.

Biến chứng

  • Viêm xương chũm.
  • Lỗ thủng màng nhĩ không lành.
  • Tạo nên khối cholesteatoma trong tai giữa.
  • Xơ hóa màng nhĩ và niêm mạc tai giữa (tympanoslerosis).
  • Chuỗi xương con bị phá hủy và dẫn đến điếc truyền âm.
  • Liệt mặt do tổn thương dây thần kinh số VII.
  • Áp xe ngoài màng cứng hoặc áp xe não.
  • Tổn thương hệ thống tiền đình gây chóng mặt.

6. Phòng bệnh Viêm tai giữa

  • Phải tích cực điều trị các nguyên nhân gây viêm tai giữa cấp như viêm mũi họng, viêm VA, sâu răng...
  • Khi đã bị viêm tai giữa cấp thì phải được điều trị và theo dõi chu đáo
  • Nếu đã bị viêm tai giữa mạn tính thì phải chẩn đoán sớm để điều trị, theo dõi và phát hiện kịp thời các biến chứng để giải quyết.

Theo Bác sĩ. CKI. Danh Thái Bình - Chuyên khoa Tai - Mũi - Họng Phòng Khám Đa Khoa Hoàn Mỹ Sài Gòn

Đăng kí Gói Đo Tính Năng Thính Lực 

 ** Có thể bạn quan tâm:

▶ Rụng tóc sau mắc COVID-19 và những kiểu Rụng tóc thường gặp

▶ Tư Vấn Sức Khoẻ ONLINE

▶ Tại Sao Bạn Cần Khám Tổng Quát Định Kỳ ?

Fanpage: Phòng Khám Hoàn Mỹ Sài Gòn