Tại sao chó sợ tiếng pháo

Ánh sáng và tiếng nổ của pháo hoa có thể khiến chó sợ hãi, lo lắng. Nếu nơi bạn sống có bắn pháo hoa, bạn cần ở cạnh chú chó của mình để trấn an và làm nó xao nhãng khỏi tiếng pháo nổ. Thậm chí, bạn cần chuẩn bị từ trước để đảm bảo nhà là nơi kiên cố và an toàn cho nó. Bạn không nên dắt chó đi xem pháo hoa, nếu cho nó đi cùng, bạn cần chú ý tránh để nó bị hoảng loạn.

  1. 1

    Hành động bình thường khi ở cạnh chú chó. Bạn hãy giả vờ như không hề có bắn pháo hoa, cứ vui vẻ chơi đùa cùng chú chó. Nếu nó đến gần, bạn hãy âu yếm vuốt ve an ủi. Nếu nó tự cô lập, lẩn trốn và thậm chí rên rỉ, bạn cứ để nó một mình.[1] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Đôi khi, chú chó có thể bỏ chạy và trốn vào chuồng hay chui xuống gầm giường. Nếu nó phản ứng như vậy, bạn đừng đuổi theo, chỉ cần lâu lâu vào kiểm tra là được.

  2. 2

    Bật nhạc hoặc tiếng ồn trắng. Tiếng tivi cũng rất hiệu quả. Những âm thanh này không hoàn toàn lấn át được tiếng pháo hoa nhưng có thể làm giảm ảnh hưởng của tiếng pháo đối với chó. Tuy nhiên, bạn đừng mở nhạc to hơn bình thường.[2] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Bạn có thể sử dụng một ứng dụng như Simply Noise hay Noisli để tạo ra tiếng ồn trắng.
    • Trên các trang web phát video trực tuyến, bạn sẽ tìm được danh sách các bản nhạc êm dịu hoặc tiếng ồn xung quanh.

  3. 3

    Đóng rèm cửa. Ánh sáng rực rỡ của pháo hoa cũng có thể khiến chó sợ hãi. Nó sẽ cảm thấy an toàn hơn nếu bạn đóng hết mành, rèm, hoặc màn cửa lại.[3] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Bạn cũng có thể hạn chế tác động của ánh sáng bằng cách huấn luyện chú chó đeo miếng bịt mắt. Tuy nhiên, một số chú chó bị hoảng loạn vì tiếng nổ của pháo hoa nhiều hơn là vì ánh sáng, nên đeo miếng bịt mắt có hiệu quả hay không còn phụ thuộc vào chú chó của bạn.[4] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

  4. 4

    Làm chó xao nhãng bằng trò chơi hoặc đồ chơi có phần thưởng bên trong. Chú chó sẽ không để ý đến pháo hoa khi nó mải bận rộn với một thứ gì đó. Bạn hãy cùng nó chơi một trò chơi trong nhà, chẳng hạn như kéo co hay ném đồ vật, hoặc cho nó một món đồ chơi có chứa bơ lạc hay đồ ăn để nó cố gắng lấy được phần thưởng bên trong.[5] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Bóng chứa thức ăn, đồ chơi “KONG”, hoặc bảng giải đố là những hoạt động thú vị bạn có thể chọn.
    • Khi chú chó căng thẳng, bạn không nên chỉ cho nó phần thưởng. Điều quan trọng là giữ nó tập trung vào một hoạt động nào đó.

  5. 5

    Cho chó mặc “áo chống sấm sét”. Áo chống sấm sét là một một loại áo đặc biệt bao quanh mình chó. Chiếc áo này nhẹ nhàng ôm lấy chú chó để giúp nó bớt căng thẳng. Bạn có thể đặt mua áo trực tuyến hoặc mua tại các của hàng thú cưng.[6] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Bạn cũng có thể mặc cho chó một chiếc áo sơ mi hoặc áo thun co giãn nhỏ. Chiếc áo bạn chọn phải vừa vặn, ôm sát lấy mình chú chó và được mặc ngược lại để đuôi nó thò ra phía cổ áo.

  6. 6

    Làm áo chống căng thẳng cho chó bằng băng y tế đàn hồi. Chiếc áo này có tác dụng giống như “áo chống sấm sét”. Bạn có thể dùng băng y tế hiệu ACE hoặc các loại băng cuộn không dính khác. Đầu tiên, bạn đặt đầu cuộn băng thun ở vị trí trước ngực, dưới cổ chú chó. Sau đó, đưa cuộn băng vắt qua lưng, luồn xuống phía dưới hai chân trước và đưa cuộn băng lên buộc lại trên lưng. Bạn cần băng vừa tay, tránh siết băng quá chặt.[7] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

  7. 7

    Dùng dây dắt nếu bạn đưa chó ra ngoài. Nếu có thể, bạn nên hạn chế dắt chó ra ngoài khi pháo hoa đang bắn. Dù ở ngay trong sân, chú chó cũng có thể cố gắng chạy trốn hoặc nhảy qua hàng rào. Nếu nhất định phải đưa nó ra ngoài, bạn cần dùng dây dắt nó vào trong ngay khi xong việc.[8] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Pháo hoa có thể ngừng bắn một lúc sau đó lại tiếp tục. Vì vậy, bạn nên dùng dây dắt chó mỗi khi ra ngoài vào hôm bắn pháo hoa.

  1. 1

    Quan sát các biểu hiện lo lắng. Biểu hiện lo lắng căng thẳng ở loài chó không giống với con người. Ngay cả khi chú chó ngồi ngoan ngoãn, nó cũng có thể đang rất lo lắng. Một số biểu hiện sợ hãi hoặc lo lắng bao gồm:[9] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Ngáp liên tục
    • Thở hổn hển
    • Chảy nước dãi
    • Run rẩy
    • Liếm mép[10] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

  2. 2

    Luôn dùng dây dắt chó. Dù chú chó của bạn rất ngoan khi không cần dây dắt, pháo hoa có thể khiến nó hoảng sợ và chạy đi. Dây dắt sẽ giúp giữ nó trong suốt thời gian bắn pháo.[11] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Bạn cần cho chú chó đeo vòng cổ có bảng tên, kèm theo tên và thông tin liên lạc của bạn. Nếu như chú chó chạy đi, những thông tin này sẽ giúp người khác đưa nó về nhà.

  3. 3

    Cho chó uống nước. Khi lo lắng, chó thường xuyên thở gấp, do đó nó cần uống nước nhiều hơn. Bạn có thể đổ nước ra cốc, hoặc nếu chỉ có chai nước, đổ nước từ từ trước mặt chú chó để nó uống dòng nước đang chảy xuống.[12] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

  4. 4

    Cho chó đi bộ. Bạn có thể dắt chú chó đi dạo xung quanh để giải tỏa nguồn năng lượng khiến nó lo lắng. Nếu chú chó có vẻ muốn đi dạo, bạn hãy dắt nó đi một lát.[13] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

  5. 5

    Đưa chó về nhà nếu nó quá căng thẳng. Cuối cùng, nếu pháo hoa làm chú chó quá lo lắng, căng thẳng, và bạn không thể trấn an nó, bạn nên đưa nó về nhà.[14] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

  1. 1

    Cho chó nhiều thức ăn và nước uống trước khi sự kiện diễn ra. Một khi pháo bắt đầu nổ, chó có thể không muốn ăn nữa, do đó bạn nên cho nó ăn trước khi trời tối. Mặt khác, chó sẽ uống nhiều nước hơn khi lo lắng nên bạn hãy để sẵn cho nó một tô nước sạch.[15] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

  2. 2

    Cho chó tập thể dục trước đêm bắn pháo. Tập thể dục sẽ giúp chó giải phóng nguồn năng lượng dư thừa có thể khiến nó lo lắng sau này. Hơn nữa, dành thời gian cho chó ra ngoài trước cũng sẽ hạn chế việc phải cho nó ra ngoài vào lúc pháo hoa đang bắn.[16] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Bạn nên dắt chú chó đi dạo trước khi trời tối và cho nó đi vệ sinh. Như vậy nó có thể sẽ không có nhu cầu ra ngoài vào buổi tối.
    • Dành nhiều thời gian chơi đùa với chú chó vào ngày hôm đó. Bạn có thể dắt nó đi dạo trong công viên hoặc chơi trò ném gậy trong sân.

  3. 3

    Tạo chỗ trú ẩn trong nhà. Bạn có thể tạo một vài chỗ ẩn náu an toàn cho chú chó để nó có thể trốn vào đó nếu sợ hãi. Loài chó thích trốn ở những chỗ hẹp, kín, và tối.[17] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Nếu có chuồng nhốt chó, bạn nên đặt vào chuồng một ít quần áo cũ để làm nó thoải mái hơn, sau đó phủ một cái chăn lên trên để làm tăng cảm giác ấm cúng và an toàn.
    • Chó có thể trốn dưới gầm giường hay nhảy vào bồn tắm. Bạn cần dọn sạch những nơi này và mở sẵn cửa cho nó vào.
    • Nếu không muốn chú chó trốn ở nơi nào đó, chẳng hạn như tủ quần áo hay dưới tầng hầm, bạn hãy đóng cửa lại và chuẩn bị chỗ trốn khác cho nó.

  4. 4

    Bật đĩa ghi âm để chú chó làm quen với tiếng pháo hoa. Trước hôm bắn pháo, bạn nên cho chú chó làm quen với tiếng pháo nổ. Bạn có thể mua đĩa CD ở cửa hàng thú cưng hoặc mua trực tuyến, hoặc bạn cũng có thể tìm các màn trình diễn pháo hoa trực tuyến trên mạng. [18] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Phát tiếng pháo thường xuyên có thể giúp chú chó bớt nhạy cảm với tiếng ồn lớn.

  5. 5

    Tham khảo ý kiến bác sĩ thú y nếu chó có tiền sử bị căng thẳng. Nếu chú chó đã từng có phản ứng tiêu cực với tiếng pháo hoa, tiếng sấm, hay những âm thanh lớn trước đó, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ thú y trước ngày bắn pháo. Bác sĩ có thể kê thuốc giúp chú chó bình tĩnh trong thời gian diễn ra sự kiện.[19] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Thuốc thường được kê là một loại pheromone có tên là Adaptil. Loại pheromone này được sản xuất dưới dạng xịt, bôi, và vòng cổ khuếch tán.
    • Bạn có thể thử dùng một loại thuốc khác có tên là Sileo, tuy nhiên thuốc này chỉ có ở châu Âu. Đây là một loại thuốc chuyên dụng dành cho những chú chó nhạy cảm với âm thanh lớn như tiếng pháo hoa.[20] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn
    • Nếu không muốn cho chó dùng thuốc, bạn có thể nhờ bác sĩ thú y giới thiệu một số loại thực phẩm chức năng có nguồn gốc tự nhiên, chẳng hạn như Zylkene. Các loại thực phẩm bổ sung này cũng có tác dụng rất tốt.
    • Bác sĩ thú y có thể giới thiệu cho bạn một chuyên gia hành vi động vật có chuyên môn. Chuyên gia có thể giúp huấn luyện chó bớt nhạy cảm với tiếng ồn lớn. Tuy nhiên, việc huấn luyện có thể kéo dài tới 6 tháng.

  • Đừng quát mắng chó khi nó lo lắng. Bạn quát mắng không giúp trấn an mà chỉ khiến nó bối rối hơn.
  • Luôn đeo vòng cổ và bảng tên cho chó. Nếu chú chó chạy đi, ai đó có thể tìm thấy và trả nó về cho bạn. Bạn cũng nên cân nhắc gắn chip theo dõi nó.
  • Nếu tất cả mọi người đều muốn đi xem pháo hoa, bạn nên cố gắng thu xếp một người ở lại với chú chó. Nó sẽ cảm thấy ổn hơn nếu có người ở nhà cùng.

  • Pháo hoa thường được bắn vào các dịp lễ hội, chẳng hạn như ngày Quốc khánh, Tết và Trung thu. Đây là dịp các trung tâm cứu hộ động vật bận rộn nhất vì rất nhiều chú chó chạy trốn tiếng pháo và không tìm được đường về nhà. Bạn nên giữ chó cưng của mình an toàn ở nhà và luôn để mắt đến nó vào những dịp này.

Bài viết này đã được cùng viết bởi Pippa Elliott, MRCVS. Bác sĩ Elliott là bác sĩ thú y với hơn ba mươi năm kinh nghiệm. Cô tốt nghiệp Đại học Glasgow năm 1987 và làm bác sĩ phẫu thuật thú y trong 7 năm. Sau đó, bác sĩ Elliott làm bác sĩ thú y tại một phòng khám trong hơn một thập kỷ. Bài viết này đã được xem 3.857 lần.

Chuyên mục: Chó

Trang này đã được đọc 3.857 lần.