Tại sao lại bị viêm ruột thừa

Viêm ruột thừa có thể gây đau bụng dữ dội cho người bệnh và phải cấp cứu ngay nếu không sẽ để lại hậu quả xấu.

Ruột thừa (ruột dư) là một đoạn ruột hẹp, kín, tận cùng, dài khoảng vài centimet và bám dính vào manh tràng (đoạn đầu tiên của ruột già). Lớp lót bên trong lòng ruột thừa tiết ra ít chất nhầy và chảy vào manh tràng. Thành của ruột thừa chứa mô bạch huyết, là một phần của hệ miễn dịch sản xuất kháng thể.

Giống như những đoạn còn lại của đại tràng (ruột già) thì thành của ruột thừa cũng có chứa lớp cơ nhưng lớp cơ này phát triển kém.

Tại sao lại bị viêm ruột thừa

Viêm ruột thừa là tình trạng viêm của ruột thừa. Người ta nghĩ rằng viêm ruột thừa là do lỗ thông giữa ruột thừa và manh tràng bị tắc nghẽn. Hiện tượng tắc nghẽn này là do tích tụ nhiều chất dịch nhầy trong lòng ruột thừa hoặc do phân từ manh tràng đi vào ruột thừa. Chất nhầy hay phân trở nên cứng, giống như đá và làm tắc nghẽn lỗ thông.

Hiện tượng phân cứng như đá được gọi là “sỏi phân” (phân có kích thước bằng hạt đậu, cứng và bị canxi hóa gây tắc nghẽn lỗ thông giữa ruột thừa và manh tràng). Có thể có hiện tượng mô bạch huyết của ruột thừa bị phù và làm tắc nghẽn ruột thừa. Sau khi hiện tượng tắc nghẽn xảy ra, các vi khuẩn bình thường thường trú trong lòng ruột thừa bắt đầu xâm lấn vào thành ruột thừa.

Cơ thể đáp ứng với hiện tượng xâm lấn này bằng cách tấn công các vi khuẩn. Hiện tượng tấn công các vi khuẩn đó được gọi là viêm. Nếu hiện tượng viêm và nhiễm trùng lan rộng đến thành ruột thừa thì ruột thừa sẽ bị vỡ ra. Sau khi ruột thừa vỡ, nhiễm trùng sẽ lan rộng vào trong ổ bụng. Tuy nhiên hiện tượng nhiễm trùng này thường giới hạn thành một vùng nhỏ xung quanh ruột thừa được gọi là áp xe quanh ruột thừa.

Đôi khi viêm ruột thừa có thể tự khỏi mà không cần phẫu thuật nếu hiện tượng viêm và nhiễm trùng không lan rộng vào ổ bụng. Viêm, đau và các triệu chứng sẽ biến mất. Trường hợp này có thể gặp ở những người già và được sử dụng kháng sinh. Những bệnh nhân này có thể một thời gian lâu sau khi bị viêm ruột thừa sẽ đến gặp bác sĩ vì một khối ở vùng bụng dưới phải do kết quả của hiện tượng tự “chữa lành” của cơ thể.

Để nhận biết viêm ruột thừa

– Ói mửa và buồn nôn;

– Đau ở vùng dưới bên phải của bụng và càng đau hơn khi dùng tay ấn vào;

– Đau nhức ngay phía trên rốn, vốn có thể lan rộng đến khu vực dưới bên phải của bụng;

– Cơn đau nói trên trở nên tồi tệ hơn khi ho, hắt hơi, đi lại hoặc hít thở sâu;

– Sốt nhẹ

Tại sao lại bị viêm ruột thừa
;

– Bị tiêu chảy, táo bón hoặc không thể “đánh rắm”

– Mất cảm giác ngon miệng;

– Vùng bụng bị sưng;

Tại sao lại bị viêm ruột thừa

Viêm ruột thừa có thể gây ra thủng ruột thừa, tắc ruột, nhiễm trùng huyết.

Trong phẫu thuật cắt ruột thừa, đầu tiên là rạch một vết dài khoảng từ 5-7cm ở ngoài da thuộc vùng bụng dưới phải, rồi vào đến các lớp tiếp theo của thành bụng. Sau khi đã vào đến ổ bụng thì tìm kiếm ruột thừa. Sau khi đã tìm thấy được ruột thừa thì bác sĩ phẫu thuật sẽ quan sát các khu vực xung quanh đó xem có bị viêm nhiễm gì không. Nếu không có vấn đề gì thì sẽ tiến hành cắt ruột thừa.

Đầu tiên là bóc tách ruột thừa ra khỏi mạc treo của nó dính vào vùng bụng và manh tràng, sau đó cắt bỏ ruột thừa và khâu lại lỗ của vết cắt trên manh tràng. Nếu có áp xe thì đặt ống dẫn lưu (bằng cao su hay plastic) để mủ chảy từ ổ áp xe ra ngoài.

Sau đó đóng bụng lại. Một kỹ thuật mới có thể cắt bỏ ruột thừa là cắt ruột thừa qua nội soi ổ bụng. Thủ thuật này cho phép bác sĩ có thể khảo sát bên trong ổ bụng chỉ thông qua một lỗ nhỏ trên thành bụng (Thay vì vết mổ lớn trong phẫu thuật cắt ruột thừa thông thường).

Tại sao lại bị viêm ruột thừa

Minh họa mổ nội soi cắt ruột thừa

Lợi điểm của phương pháp này là bệnh nhân cảm thấy ít đau sau mổ và có thể trở về hoạt động bình thường nhanh hơn. Một lợi ích khác của phương pháp này là giúp bác sĩ có thể khảo sát bên trong ổ bụng để xác định rõ ràng chẩn đoán.

Ví dụ có thể khảo sát buồng trứng ở những phụ nữ nghi ngờ vỡ nang buồng trứng mà có triệu chứng tương tự viêm ruột thừa. Nếu bệnh nhân không có vỡ ruột thừa thì có thể về nhà sớm. Còn nếu bệnh nhân bị vỡ ruột thừa thì thời gian nằm viện lâu hơn, đặc biệt là trường hợp có viêm phúc mạc. Thuốc kháng sinh chích tĩnh mạch sẽ được sử dụng trong bệnh viện để điều trị nhiễm trùng và áp xe.

Thỉnh thoảng khi mổ ra thì bác sĩ phẫu thuật thấy ruột thừa có biểu hiện bình thường và không tìm thấy nguyên nhân nào khác. Trong trường hợp này thì bác sĩ sẽ tiến hành cắt bỏ luôn ruột thừa. Nguyên nhân để lý giải cho trường hợp này là việc cắt bỏ những ruột thừa như thế sẽ tốt hơn là bỏ sót và điều trị không thích hợp những trường hợp viêm ruột thừa nhẹ hoặc ở giai đoạn sớm.

– Nhiễm trùng vết mổ: Đây là biến chứng thường gặp nhất. Biến chứng nhiễm trùng này có thể nhẹ hoặc nặng như đỏ và đau vết mổ trong trường hợp nhẹ cho đến mức độ trung bình là chỉ cần dùng kháng sinh và nặng là vừa dùng kháng sinh vừa phải phẫu thuật. Nhiễm trùng vết mổ ít gặp ở trường hợp phẫu thuật bằng nội soi ổ bụng hơn.

Tại sao lại bị viêm ruột thừa

– Áp xe: là hiện tượng tích tụ mủ xung quanh vùng ruột thừa. Bệnh nhân không còn ruột thừa có bị ảnh hưởng gì không? Người không còn ruột thừa vẫn sống khỏe mạnh bình thường .

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý cũng như kê đơn thuốc hiệu quả tốt nhất.

Trung tâm Tiêu hoá – Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc

  1. Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc Phúc Trường Minh – Số 8 Châu Văn Liêm, Nam Từ Liêm, Hà Nội
  2. Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – 55 Yên Ninh, Ba Đình, Hà Nội
  3. Phòng khám Hồng Ngọc Savico Long Biên – Tầng 3, tòa B, Savico Megamall, 07- 09 Nguyễn Văn Linh, Long Biên, Hà Nội

Hotline: 0911 908 856 – 0932 232 016

Email: 

Cập nhật nhiều thông tin hữu ích và chương trình Ưu đãi tại:

https://www.facebook.com/trungtamtieuhoaBVHongNgoc

Trên thế giới, viêm ruột thừa là nguyên nhân phổ biến nhất gây đau bụng cần phải phẫu thuật. Hơn 5% số người mắc viêm ruột thừa vào một thời điểm nào đó trong đời. Vậy ruột thừa là gì, tại sao có viêm ruột thừa? Khi mắc bệnh lý ruột thừa thì có triệu chứng gì và điều trị như thế nào?

1. Ruột thừa là gì?

Tại sao lại bị viêm ruột thừa

Do ruột thừa là tạng tự do nên vị trí có thể thay đổi, gặp nhiều nhất là vị trí sau manh tràng (chiếm 64%).

Ruột thừa là một cơ quan của hệ tiêu hóa. Vị trí thông thường của ruột thừa là nằm ở bụng dưới bên phải.

Chức năng của ruột thừa chưa được xác định rõ. Có quan điểm cho rằng đó là một bộ phận miễn dịch, hoạt động như một kho chứa các vi khuẩn có lợi. Nó có vai trò “khởi động lại” hệ tiêu hóa sau các bệnh đường tiêu hóa (ví dụ rối loạn tiêu hóa). Một số quan điểm khác lại cho rằng ruột thừa chỉ là một tàn tích trong quá trình tiến hóa. Tức là ruột thừa giống đuôi ở động vật, khi tiến hóa thành con người thì mất tác dụng.

2. Bệnh viêm ruột thừa

2.1 Nguyên nhân viêm ruột thừa là gì?

Viêm ruột thừa là bệnh lý phổ biến nhất của ruột thừa.

Trong nhiều trường hợp, nguyên nhân chính xác của viêm ruột thừa không rõ ràng. Các chuyên gia tin rằng nó xảy ra khi một phần của ruột thừa bị tắc nghẽn. Từ đó gây ra sự phát triển của vi khuẩn ở đây. Kết quả là ruột thừa của bạn bị viêm. Tình trạng viêm có thể là cấp tính hoặc mạn tính. Trong trường hợp viêm ruột thừa cấp tính, các triệu chứng có xu hướng nghiêm trọng và phát triển đột ngột. Với trường hợp mạn tính, các triệu chứng có thể nhẹ, có thể đến và biến mất trong vài tuần, vài tháng hoặc thậm chí vài năm.

Nhiều yếu tố có thể làm tắc ruột thừa của bạn, bao gồm:

  • Sự tích tụ của phân cứng (táo bón kéo dài).
  • Nang bạch huyết to.
  • Giun (kí sinh trùng) đường ruột.
  • Chấn thương gây viêm ruột thừa.
  • Khối u chèn ép gây tắc nghẽn ruột thừa.

Khi ruột thừa của bạn bị tắc, vi khuẩn có thể sinh sôi bên trong lòng ruột. Điều này có thể dẫn đến hình thành mủ và áp xe, sưng nề. Điều đó có thể gây ra tăng áp lực lòng ruột. Hậu quả gây đau bụng viêm ruột thừa.

Nếu không được điều trị, tình trạng viêm có thể khiến ruột thừa của bạn bị vỡ. Điều này có thể khiến vi khuẩn tràn vào khoang bụng, đôi khi gây tử vong.

2.2 Triệu chứng của bệnh viêm ruột thừa là gì?

Tại sao lại bị viêm ruột thừa

Các triệu chứng của bệnh nhân khi bị viêm ruột thừa.

Nếu bị viêm ruột thừa, bạn có thể gặp một hoặc nhiều trong số các triệu chứng sau:

  • Đau ở bụng trên (vùng thượng vị, gần dạ dày) hoặc xung quanh rốn của bạn.
  • Đau ở phía dưới bên phải của bụng.
  • Ăn không ngon, khó tiêu.
  • Buồn nôn, nôn.
  • Tiêu chảy hoặc táo bón, có thể kèm theo bí trung tiện (không đánh hơi được).
  • Bụng chướng, có thể có sốt nhẹ khoảng từ 37.5 đến 38 độ C.

2.3 Lưu ý

  • Đau ruột thừa có thể bắt đầu bằng co thắt nhẹ hoặc âm ỉ mơ hồ. Nó thường trở nên rõ ràng và tăng dần theo thời gian. Vị trí có thể bắt đầu ở vùng bụng trên hoặc vùng rốn. Sau đó di chuyển đến vùng phần tư bên dưới bên phải của bụng.
  • Nếu bạn đang bị táo bón và nghi ngờ viêm ruột thừa, hãy tránh dùng thuốc nhuận tràng hoặc sử dụng thuốc xổ. Những phương pháp này có thể khiến ruột thừa của bạn bị vỡ và khiến vi khuẩn tràn vào ổ bụng.
  • Đi khám bác sĩ ngay nếu bạn bị đau ở bên phải bụng cùng với bất kỳ triệu chứng nào khác của bệnh viêm ruột thừa. Viêm ruột thừa có thể nhanh chóng biến chứng nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời. Bạn cần nắm rõ các thông tin để có thể nhận biết bệnh lý nghiêm trọng này.

3. Phương pháp để xác định có bệnh lý ruột thừa là gì?

Nếu bạn có triệu chứng đau bụng, việc đầu tiên là bác sĩ sẽ kiểm tra bạn có bị viêm ruột thừa hay không.

Trong trường hợp nghi ngờ bạn bị viêm ruột thừa, bác sĩ sẽ khám kĩ hơn. Cụ thể bác sĩ có thể sẽ kiểm tra mức độ đau ở phần dưới bên phải của bụng. Đồng thời đánh giá tình trạng bụng chướng và phản ứng thành bụng (bụng cứng).

Tùy thuộc vào kết quả khám, bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện một hoặc nhiều xét nghiệm để kiểm tra chẩn đoán bệnh.

3.1 Tổng phân tích tế bào máu (công thức máu)

Để kiểm tra các dấu hiệu nhiễm trùng, bác sĩ có thể chỉ định xét nghiệm công thức máu. Viêm ruột thừa thường kèm theo nhiễm trùng do vi khuẩn. Tuy nhiên, nhiễm trùng ở đường tiết niệu hoặc các cơ quan khác trong ổ bụng cũng có thể gây ra các triệu chứng tương tự như của viêm ruột thừa.

3.2 Các phương pháp chẩn đoán hình ảnh

Để kiểm tra tình trạng viêm ruột thừa, bác sĩ có thể yêu cầu các phương pháp chẩn đoán cung cấp hình ảnh chi tiết trong bụng của bạn như:

  • Siêu âm bụng
  • Chụp X-quang bụng
  • Chụp CT Scanner bụng
  • Chụp MRI bụng

Trong một số trường hợp, bạn có thể cần phải nhịn ăn một khoảng thời gian trước khi thực hiện. Nhân viên y tế sẽ giải thích và giúp bạn chuẩn bị trước. Các phương pháp này cũng có thể giúp bác sĩ xác định các nguyên nhân khác gây ra các triệu chứng của bạn.

4. Phân biệt bệnh viêm ruột thừa với các bệnh lý khác

Một số nguyên nhân khác có thể bị nhầm lẫn với viêm ruột thừa.

  • Nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc sỏi thận có thể là nguyên nhân gây ra các triệu chứng đau tương tự như viêm ruột thừa. Khi đó, bác sĩ có thể sử dụng xét nghiệm nước tiểu để kiểm tra loại trừ.
  • Thai ngoài tử cung có thể bị chẩn đoán nhầm lẫn với viêm ruột thừa. Nó xảy ra khi trứng đã thụ tinh tự làm tổ trong ống dẫn trứng chứ không phải tử cung. Nếu bác sĩ nghi ngờ bạn có dấu hiệu mang thai ngoài tử cung, họ có thể chỉ định cho bạn tiến hành thử thai.
  • Nếu bạn là nữ, các triệu chứng của bạn có thể do bệnh lý vùng chậu ví dụ: viêm vùng chậu, u nang buồng trứng, … Hoặc một tình trạng khác ảnh hưởng đến cơ quan sinh sản của bạn. Để kiểm tra các cơ quan sinh sản của bạn, bác sĩ sẽ tiến hành khám phụ khoa.
  • Viêm phổi ở thùy dưới bên phải của phổi cũng có thể gây ra các triệu chứng tương tự như viêm ruột thừa, dễ nhầm lẫn. Nếu nghi ngờ bạn có khả năng bị viêm phổi, bác sĩ có thể sẽ yêu cầu chụp X-quang phổi. Họ cũng có thể yêu cầu chụp CT Scan ngực để tạo ra hình ảnh chi tiết về phổi.

Nếu bác sĩ không thể xác định bất kỳ nguyên nhân nào khác gây ra các triệu chứng của bạn, họ có thể chẩn đoán bạn bị viêm ruột thừa.

5. Phương pháp điều trị bệnh viêm ruột thừa là gì?

Tại sao lại bị viêm ruột thừa

Phẫu thuật nội soi cắt ruột thừa.

Tùy thuộc vào tình trạng của bạn, bác sĩ sẽ đề nghị kế hoạch điều trị có thể bao gồm một hoặc nhiều điều sau:

  • Phẫu thuật cắt bỏ ruột thừa
  • Dẫn lưu qua kim hoặc phẫu thuật để dẫn lưu áp xe.
  • Sử dụng thuốc kháng sinh.
  • Dung dịch truyền tĩnh mạch.
  • Chế độ ăn lỏng.

Trong một số rất ít trường hợp, viêm ruột thừa có thể thuyên giảm mà không cần phẫu thuật. Nhưng hầu hết, bạn sẽ cần phải phẫu thuật để cắt bỏ ruột thừa.

Nếu áp xe chưa vỡ, bác sĩ có thể điều trị áp xe trước khi tiến hành phẫu thuật. Để bắt đầu, có thể bệnh nhân cần được uống thuốc kháng sinh. Sau đó, sẽ dùng kim để hút mủ – dịch áp xe.

Kết luận

Viêm ruột thừa có thể ảnh hưởng đến bất kỳ ai, bất kỳ lứa tuổi nào. Và không có cách nào chắc chắn để ngăn ngừa viêm ruột thừa. Do đó, bạn cần tìm hiểu, nâng cao hiểu biết về bệnh lý này để kịp thời đi khám, phát hiện và điều trị bệnh, tránh các biến chứng nguy hiểm.