Tại sao mắt bị nhức

Cảm giác bị cào hoặc có dị vật thường là bệnh lý của mi mắt, kết mạc hoặc bề mặt giác mạc. Có thể có nhạy cảm ánh sáng.

Đau trên bề mặt kèm theo sợ ánh sáng thường kèm theo cảm giác dị vật và đau khi chớp mắt. Dấu hiệu này gợi ý tổn thương giác mạc, thường là dị vật hoặc trợt giác mạc.

Đau sâu hơn, thường được tả là đau âm ỉ hoặc nhói như dao đâm, thường gợi ý một tình trạng bệnh lý trầm trọng như glôcôm, viêm màng bồ đào, viêm củng mạc, viêm mủ nội nhãn, viêm tổ chức hốc mắt và giả u hốc mắt. Trong nhóm này, sưng mi mắt, lồi mắt hoặc cả hai và hạn chế vận nhãn hoặc giảm thị lực gợi ý giả u hốc mắt, viêm tổ chức hốc mắt hoặc có thể là viêm tổ chức hốc mắt nặng. Sốt rét run, và tăng cảm giác da gợi ý tình trạng nhiễm trùng (ví dụ, viêm tổ chức hốc mắt, viêm xoang).

Đỏ mắt gợi ý bệnh lý gây đau do bệnh lý tại mắt hơn là đau lan từ nơi khác đến.

Nếu đau tiến triển ở mắt bệnh do phản ứng với ánh sáng từ mắt lành khi mắt bệnh nhắm (sợ ánh sắng thực sư), nguyên thân thường gặp nhất là tổn thương giác mạc hoặc viêm màng bồ đào.

Nếu gây tê tại chỗ giảm (ví dụ, proparacaine) mắt đỏ đỡ đau thì nguyên nhân có thể là một bệnh lý giác mạc.

Một triệu chứng gợi ý các bệnh lý cụ thể. Đau và sợ ánh sáng những ngày sau chấn thương đụng dập nhãn cầu gợi ý viêm màng bồ đào sau chấn thương. Đóng đinh hoặc khoan kim loại là nguy cơ của dị vật nội nhãn kim loại. Đau tăng khi di động nhãn cầu và mất phản xạ đồng tử gợi ý viêm thị thần kinh hậu nhãn cầu.

Tô Vân Trang (Lào Cai)

Đau nhức mắt có thể do những nguyên nhân sau: có dị vật trong mắt: đau buốt trong mắt, tăng lên khi mắt hoặc mi cử động. Nhiều lúc đau dữ dội ở mắt là do tăng nhãn áp, lúc đó có thể buồn nôn và nôn; cũng có thể đau nhức mắt là triệu chứng quá căng mắt khi đọc, nhìn nhiều, nhưng nguyên nhân hay gặp nhất là viêm mi hoặc kết mạc và những dị vật nhỏ: một số bệnh đau đầu do những nguyên nhân khác nhau lan truyền tới mắt như: đau đầu từng chuỗi gây đau nửa đầu dữ dội kèm theo đau mặt thường ở một bên kèm theo là có chảy nước mắt, mắt nề, sa mi mắt và co đồng tử, chảy nước mũi. Cơn đau thành từng chuỗi trong nhiều ngày hoặc nhiều tuần lễ liền rồi hết đau trong nhiều tháng nhiều năm. Bệnh hay gặp ở thanh niên, ở những người hút thuốc. Các cơn đau xuất hiện sau khi ngủ từ 1 đến 3 giờ và khi tỉnh dậy bệnh nhân đã thấy đầu nặng. Không có buồn nôn, nôn trong khi bị đau, Đau nhức mắt cũng có thể gây chói nhức mắt, hay gặp ở những người bị thiếu sắc tố ở mống mắt và hắc mạc mắt (ở những người bạch tạng), đôi khi ở những người suy nhược thần kinh. Chói mắt thể hiện rõ khi viêm giác mạc, viêm màng bồ đào và có dị vật ở giác mạc.

Muốn biết thực sự nguyên nhân gây nên nhức mắt, mặc dù hiện tại chưa có dấu hiệu của việc giảm thị lực, cháu nên đi khám chuyên khoa mắt càng sớm càng tốt để tìm ra nguyên nhân chính xác và điều trị cụ thể.

BS. Minh Châu


Đau nhức tại mắt có nhiều nguyên nhân, trong đó các bệnh lý của giác mạc, màng bồ đào, thị thần kinh gây đau nhức nhiều nhất. Các trợt xước của giác mạc do chấn thương, viêm loét giác mạc do vi khuẩn - nấm - virus đều làm bệnh nhân đau nhức nhiều, sợ sáng, chảy nước mắt không thể mở mắt ra nổi. Tăng nhãn áp do nhiều nguyên nhân, xuất huyết tiền phòng, một số loại loạn dưỡng giác mạc như loạn dưỡng Fuch, viêm màng bồ đào gây kiểu đau nhức sâu có thể kèm theo nôn mửa. Viêm kết mạc cũng có cảm giác đau nhức nhưng thường là đau cộm như có dị vật trong mắt. Viêm thị thần kinh, bệnh lý giác mạc do thần kinh, thiếu máu thần kinh sọ não đều gây đau nhức tại mắt. Viêm củng mạc sâu gây đau nhức khó chịu mỗi khi liếc mắt hay đi nằm. Viêm cơ trực cũng vậy. Viêm tổ chức hốc mắt và u hốc mắt gây cảm giác đau trong sâu, tăng khi cúi đầu. Lão thị gây nhức mắt mỗi khi học, đọc mà ta chỉ có thể giải quyết bằng... đeo kính.

Điều trị thế nào?

Điều trị phải bắt đầu từ căn nguyên. Nếu viêm loét giác mạc do vi sinh vật, cần dùng kháng sinh, kháng nấm hay thuốc diệt virus. Có thể dùng các thuốc làm êm dịu mắt, chống viêm, giảm đau dạng tra nhỏ. Trong viêm màng bồ đào hay loét giác mạc có thể dùng thuốc gây liệt thể mi, giãn đồng tử làm mắt giảm đau nhức. Tăng nhãn áp cũng làm bệnh nhân đau nhức nhiều, nôn mửa, nhìn đèn thấy quầng tán sắc, có thể lựa chọn dùng thuốc hoặc phẫu thuật để đưa nhãn áp về bình thường.

Đau quanh mắt

Cần thận trọng trong việc hỏi bệnh, khai thác tiền sử để biết bệnh nhân có thuộc kiểu đau này không? Rất nhiều người không đủ tinh tế để phân định đau quanh mắt hay tại mắt. Bệnh lý xoang, răng hàm mặt, cột sống đoạn cổ, zona là nguyên nhân gây đau quanh mắt. Tuy nhiên, tính chất đau có những dị biệt. Một số hội chứng khác của chuyên khoa tai mũi họng và răng hàm mặt gây ra những cơn đau đột ngột, khá dữ dội không những gây đau cho hàm mặt mà còn cả ở hốc mắt (đau dây thần kinh số V). U dây V tuy hiếm gặp nhưng cũng gây đau tất cả các vùng chi phối của dây này trong đó có mắt. Bệnh nhân bị nhiễm virus cấp như ở bệnh cảnh cúm, á cúm, sốt virus, sốt xuất huyết cũng đến khám chuyên khoa mắt khá nhiều do cảm giác đau sâu trong mắt. Liệt dây VII ngoại vi gây đau rát cho mắt như có cát ở trong mắt kèm theo dấu hiệu Bell, mắt nhắm không kín. Glocom, viêm tổ chức hốc mắt, tắc lệ đạo, liệt do thiếu máu thần kinh sọ não cũng gây đau nhức quanh mắt ở mức độ khác nhau. Còn nhiều bệnh cảnh khác nữa gây đau đầu, nhức mắt và vùng quanh mắt nhưng không phải do bệnh lý của mắt hoặc chuyên khoa mắt không thể giải quyết được. Các bệnh nhân tâm căn suy nhược luôn than phiền về đau đầu, nhức mắt, mất ngủ. Viêm rãnh ròng rọc là một bệnh lý mới, trước đó được gọi là đau thần kinh trên hố. Do vậy, khi thăm khám mắt kỹ càng, hỏi bệnh tỉ mỉ, chuyên khoa mắt sẽ báo động được cho bệnh nhân những căn bệnh nghiêm trọng, chuyển bệnh nhân đi đúng chuyên khoa mà họ cần.

Đau nhức quanh mắt có thể là dấu hiệu bệnh glocom.

Điều trị: Rất ít bệnh nhân hài lòng với một số thuốc tra nhỏ mắt dạng bôi trơn, nước mắt nhân tạo và chất làm êm dịu mắt. Với glocom, viêm tổ chức hốc mắt, chuyên khoa mắt sẽ giải quyết tốt đau nhức. Viêm rãnh ròng rọc có thể điều trị tốt bằng tiêm triamcinolone tại chỗ. Thế nhưng các nguyên nhân gây đau nhức khác đều thuộc phần chi phối của dây thần kinh số V, do các bệnh lý đa dạng của chuyên khoa tai mũi họng và răng hàm mặt... Lúc này, các thuốc giảm đau sẽ phải nâng cấp nhiều, trong đó các nhóm có opizoic, gabapentin, thậm chí  là liều thấp của methadone và thuốc chống trầm cảm có thể giúp bệnh nhân thoát cảnh đau đớn.

Đau nhiều ở sau mắt

Triệu chứng này thường liên quan đến đau nửa đầu dị ứng kiểu Migrain. Đau nửa đầu dạng Migrain được các nhà thần kinh biết đến nhiều hơn các nhà nhãn khoa bởi các rối loạn về mắt trong bệnh lý này thoáng qua và không nghiêm trọng. Cơn đau có liên quan đến thời tiết, phản ứng với mùi lạ hoặc sau khi dùng thuốc và thức ăn gây dị ứng. Đau nửa đầu có dấu hiệu báo trước về thị giác - ám điểm nhấp nháy, có khi là nhìn mờ thoáng qua hay ngạt mũi hoặc buồn nôn, sau đó là cơn đau nửa đầu khoảng 20-30 phút. Đau thường kèm theo nôn hoặc giảm nhẹ đi sau nôn. Nằm nghỉ cũng giúp cơn đau qua đi nhanh chóng. Trong cơn đau, nếu ghi được điện não sẽ thấy dấu hiệu rối loạn sóng thị giác tỏa lan. Đáy mắt không hề có dấu hiệu tổn thương. Do khá thường gặp và đã có thuốc điều trị cũng như phòng ngừa nên chỉ đặt vấn đề thăm dò, chụp chiếu thêm khi các bệnh nhân có thêm các biểu hiện sau: đau ngày càng trầm trọng, đau thường xuyên hơn, có thêm các dấu hiệu thần kinh khác, tồn tại dai dẳng.

Trên thực tế thì tăng huyết áp gây đau đầu, nhức mắt cho nhiều bệnh nhân tuổi trung niên mà chẩn đoán chỉ đơn giản là đo huyết áp và khám đáy mắt. Hẹp động mạch cảnh, dị dạng mạch não, phình tách động mạch chủ, thông động mạch cảnh - xoang hang, hẹp tĩnh mạch cảnh... là những bệnh lý mạch máu thường gặp kèm theo đau đầu, đau nhức quanh mắt, glôcôm tân mạch. Bệnh lý thị thần kinh và tăng áp lực nội sọ trong đó biểu hiện phù gai là triệu chứng chính gây đau nhức mắt trong sâu dai dẳng, thuốc giảm đau ít tác dụng.

Điều trị: Điều trị căn nguyên sẽ giúp bệnh nhân có cuộc sống tương đối bình thường. Các thuốc giảm đau dòng opioid hay narcotic thường giúp giảm đau nhanh, thời gian ngắn. Với các trường hợp nặng có thể phải dùng thêm thuốc an thần như gabapentin, carbamazepine, 3 vòng. Đau nhức liên quan đến dây V do viêm nhiễm hay chèn ép, bệnh lý vi mạch đòi hỏi các chuyên khoa sâu phải giải quyết bằng thuốc, phẫu thuật giải chèn ép, sóng nhiệt cao tần...

Bệnh nhân than phiền đau đầu, nhức mắt là một thực tế phổ biến trong thăm khám bệnh hàng ngày. Phức tạp hóa vấn đề hay khinh suất đều là không nên.


TS.BS. Hoàng Cương

Trang chủCác tình trạng mắtTình trạng mắt từ A-Z

Đau mắt là một cụm từ tổng quan để mô tả cảm giác khó chịu ở trên, trong, sau hoặc xung quanh mắt.

Đau mắt có thể ở một bên hoặc hai bên — nói cách khác, bạn có thể bị đau mắt phải, đau mắt trái, hoặc khó chịu có thể ảnh hưởng đến cả hai mắt. Không có bằng chứng nào chứng minh đau mắt bên phải xảy ra thường xuyên hơn đau mắt bên trái, hoặc ngược lại.

Trong một số trường hợp, chẳng hạn tổn thương mắt, nguyên nhân gây đau mắt là rõ ràng. Nhưng thường khó biết lý do tại sao mắt bạn lại đau.

Đối với những vấn đề phức tạp, độ nặng của đau mắt không cho biết nguyên nhân gây ra sự khó chịu này nghiêm trọng ra sao. Nói cách khác, một vấn đề tương đối nhỏ, chẳng hạn như trầy xước bề mặt giác mạc, có thể gây đau rất nhiều.

Nhưng một số tình trạng mắt rất nghiêm trọng — gồm cả đục thủy tinh thể, thoái hóa điểm vàng, loại bệnh tăng nhãn áp thường gặp nhất, bong võng mạc, và bệnh mắt tiểu đường — lại không gây đau mắt chút nào.

Mắt đau có thể tạo ra các cảm giác khác nhau và các triệu chứng đi kèm, những yếu tố này có thể giúp chuyên gia chăm sóc mắt xác định nguyên nhân gây ra tình trạng khó chịu và đưa ra phương pháp điều trị đau mắt chính xác. Những cảm giác và triệu chứng này bao gồm:

  • Cảm giác rất nhói, dữ dội

  • Mắt bỏng rát

  • Đau âm ỉ

  • Cảm giác có gì đó "trong" mắt (cảm giác dị vật)

Đau mắt cũng thường kèm mắt mờ, đỏ mắt (mắt đỏ ngầu) và nhạy cảm với ánh sáng.

Nguyên nhân gây đau mắt

Dưới đây là các nguyên nhân thường gặp gây đau mắt, dựa trên vị trí khó chịu.

Đau trên hoặc trong mắt

Thông thường, đau mắt mà cho cảm giác như có gì đó trong mắt thực tế là do kích ứng hoặc viêm bề mặt trước của mắt, đặc biệt là viêm giác mạc gây ra.

Các nguyên nhân gây đau thường gặp bắt nguồn từ bề mặt trước của mắt hoặc bên trong mắt bao gồm:

Dị vật trên giác mạc

Không có gì ngạc nhiên, thứ thường gây ra cảm giác dị vật trong mắt chính là bản thân dị vật. Những dị vật phổ biến có thể bám và dính vào bề mặt giác mạc bao gồm mạt kim loại, hạt vô cơ (cát, hạt đá li ti), mùn cưa và các vật chất hữu cơ khác.

Khó chịu do dị vật trên giác mạc gây ra có thể từ nhẹ đến nặng, và thường khó chịu nhất khi bạn chớp mắt (vì mí mắt thường chà qua dị vật khi chớp). Mờ mắt và nhạy cảm với ánh sáng cũng thường gặp.

Khi có dị vật trên giác mạc, bạn cần thăm khám gấp với chuyên gia chăm sóc mắt, bởi vì vật chất dính trên giác mạc có thể nhanh chóng gây nhiễm trùng mắt nghiêm trọng.

Chuyên gia chăm sóc mắt có thể sử dụng các công cụ phù hợp để loại bỏ hầu hết các dị vật trên giác mạc một cách dễ dàng. Bạn có thể được kê thuốc nhỏ mắt kháng khuẩn để phòng ngừa nhiễm trùng trong thời gian giác mạc lành lại.

Trầy xước giác mạc

Đây là giác mạc bị trầy xước. Mặc dù hầu hết trầy xước giác mạc đều không nghiêm trọng nhưng chúng có thể rất khó chịu và gây nhạy cảm với ánh sáng cũng như chứng chảy nước mắt.

Nhiều vết trầy xước trên bề mặt giác mạc tự lành trong vòng 24 giờ. Nhưng những vết trầy xước sâu hơn có thể dẫn đến nhiễm trùng mắt nghiêm trọng và thậm chí loét giác mạc nếu không được điều trị.

Bởi vì thường không thể biết đau mắt là do vết xước nhỏ, vết trầy xước sâu hay dị vật trên giác mạc, do đó, bạn nên thăm khám với chuyên gia chăm sóc mắt cho bất kỳ tình trạng khó chịu dữ dội nào với mắt mà không hết nhanh chóng, để xác định nguyên nhân gây ra.

Khô mắt

Một nguyên nhân rất thường gặp khác gây khó chịu cho mắt là khô mắt. Thông thường, khó chịu do khô mắt bắt đầu chậm chậm và từ từ hơn so với đau mắt do trầy xước hoặc do dị vật trên giác mạc. Đôi khi, mắt khô có thể dẫn đến trầy xước giác mạc, bởi không có đủ nước mắt trên bề mặt mắt để giữ cho giác mạc ẩm và trơn.

Nếu sử dụng thuốc nhỏ mắt bôi trơn giúp dễ chịu đáng kể thì nguyên nhân gây đau mắt có thể là khô mắt. Trong hầu hết các trường hợp, khô mắt không cần chăm sóc khẩn cấp; nhưng chuyên gia chăm sóc mắt của bạn có thể làm các kiểm tra để xác định độ nặng của tình trạng khô mắt và khuyến nghị liệu pháp hiệu quả nhất.

Các nguyên nhân khác (ít phổ biến hơn) gây đau mắt trước, hoặc đau "trong" mắt, bao gồm:

  • Viêm kết mạc (bệnh đau mắt đỏ)

  • Nhiễm trùng mắt (gồm cả nhiễm trùng mắt do nấm và viêm giác mạc do acanthamoeba)

  • Viêm mống mắt (viêm màng bồ đào trước), là tình trạng viêm mống mắt

  • Khó chịu do kính áp tròng

Một nguyên nhân rất nghiêm trọng gây đau trong mắt là tình trạng viêm nội nhãn, tức là tình trạng viêm phần trong của mắt mà thường do nhiễm khuẩn gây ra. Nó cũng có thể xảy ra như là biến chứng hiếm gặp của phẫu thuật đục thủy tinh thể.

Viêm nội nhãn, ngoài gây đau mắt còn gây đỏ mắt, sưng mí mắt và giảm thị lực. Nếu bạn có những triệu chứng này sau phẫu thuật đục thủy tinh thể hoặc phẫu thuật mắt khác, hãy thăm khám với chuyên gia chăm sóc mắt ngay lập tức.

Đau rất nhói trong mắt

Các nguyên nhân phổ biến gây đau sau mắt là chứng đau nửa đầu và nhiễm trùng xoang.

Trong trường hợp đau nửa đầu, cơn đau hầu như luôn ở sau duy nhất một bên mắt và thường kèm đau ở đâu đó cùng bên đầu.

Đau sau mắt do nhiễm trùng xoang thường ít nặng hơn so với đau do chứng đau nửa đầu, và cả hai mắt đều có thể bị ảnh hưởng.

Mặc dù đau sau mắt do những nguyên nhân này thường không phải trường hợp cấp cứu, nhưng nếu bạn bị đau mạn tính hoặc lặp đi lặp lại kiểu này, hãy thăm khám với chuyên gia chăm sóc mắt hoặc GP để điều trị và biết phải làm gì nhằm phòng ngừa những cơn đau trong tương lai.

Đau trong hốc mắt

Có lẽ tình trạng đau thường gặp nhất quanh mắt là viêm trong phạm vi mí mắt, đây là lẹo mắt thường gặp (hay chặp mắt). Triệu chứng ban đầu của lẹo mắt là một vùng tại chỗ, rất nhạy đau trên một bên mí mắt.

Lẹo mắt không yêu cầu chuyên gia chăm sóc mắt phải chăm sóc khẩn cấp và bạn thường có thể điều trị thành công tại nhà bằng cách chườm ấm lên mí mắt vài lần một ngày trong thời gian vài ngày. XEM PHẦN LIÊN QUAN: 2 cách dễ dàng để điều trị lẹo mắt

Viêm bờ mi là một vấn đề thường gặp khác (thường không khẩn cấp) có thể gây sưng mí mắt và khó chịu quanh mắt.

Một nguyên nhân thường gặp khác gây đau quanh mắt và đau cơ mắt là dùng mắt quá nhiều khi làm việc bên máy vi tính. Đây không phải là vấn đề khẩn cấp, và có những bước đơn giản mà bạn có thể thực hiện để giảm mỏi mắt khi làm việc với máy vi tính.

Một nguyên nhân gây đau quanh mắt ít phổ biến hơn nhiều nhưng lại nghiêm trọng hơn nhiều là tình trạng có tên bệnh thần kinh thị giác, bệnh này có thể gây mất thị lực vĩnh viễn. Các triệu chứng đi kèm thường là giảm thị lực và giảm khả năng nhìn màu, và tình trạng đau thường nặng hơn khi mắt chuyển động.

Đau mắt mà có thể do bệnh thần kinh thị giác gây ra phải được bác sĩ nhãn khoa và bác sĩ thần kinh chăm sóc ngay lập tức. Trong số những người dưới 40 tuổi, đa xơ cứng và các tình trạng thần kinh khác là những nguyên nhân thường gặp nhất gây viêm thần kinh thị giác.

Điều trị đau mắt

Bạn nên coi bất kỳ tình trạng đau mắt nào cũng là trường hợp cấp cứu. Gần như lúc nào cũng vậy, điều trị đau mắt đúng cách là phải ngay lập tức lên lịch khám mắt với chuyên gia chăm sóc mắt gần nơi bạn ở. Chỉ chuyên gia chăm sóc mắt mới có thể xác định chính xác nguyên nhân gây đau mắt và kê phương pháp điều trị chính xác để phòng ngừa tổn thương mắt và có thể là mất thị lực vĩnh viễn.

Đặc biệt, hãy thăm khám với chuyên gia chăm sóc mắt ngay lập tức nếu bạn có mắt bị đau và:

  • Tình trạng đau xảy ra ngay sau khi nghiền kim loại, cưa gỗ hoặc các hoạt động khác có thể gây ra tổn thương do dị vật (đặc biệt nếu bạn đang không đeo kính an toàn hoặc mắt kính bảo hộ).

  • Tình trạng đau do tổn thương mắt.

  • Tình trạng đau nặng và kèm mắt mờ và/hoặc nhạy cảm với ánh sáng.

  • Gần đây bạn phẫu thuật mắt, gồm cả LASIK (phẫu thuật điều trị tật khúc xạ bằng tia laser) và phẫu thuật đục thủy tinh thể.

  • Bạn bị đỏ mắt và tiết dịch mắt.

  • Tình trạng đau nặng, xảy ra đột ngột, và bạn có tiền sử bệnh tăng nhãn áp. Đây có thể là dấu hiệu của một cơn cấp tính của một dạng bệnh tăng nhãn áp ít phổ biến hơn, đó là bệnh tăng nhãn áp góc đóng, bệnh này có thể gây mất thị lực nhanh chóng và là một trường hợp cấp cứu y tế.

Khi bị đau mắt, đừng mạo hiểm — hãy thăm khám với chuyên gia chăm sóc mắt càng sớm càng tốt để xác định đúng nguyên nhân gây đau và được điều trị đau mắt đúng cách.

BẠN ĐÃ SẴN SÀNG ĐI KIỂM TRA MẮT? Tìm chuyên gia chăm sóc mắt gần chỗ bạn ở.

Trang được xuất bản trong Tháng 8 2021

Trang được cập nhật trong Tháng 8 2021

Video liên quan

Chủ đề