Tại sao màu da các dân tộc lại khác nhau

Cấu trúc làn da

Da được cấu tạo từ ba lớp: thượng bì, trung bì và lớp mô mỡ dưới da.

Thượng bì là lớp biểu bì ở phía ngoài cùng mà chúng ta có thể nhìn và chạm vào được. Thượng bì được cấu trúc từ nhiều loại tế bào khác nhau, tạo thành “hàng rào” bảo vệ cơ thể trước những tác nhân từ môi trường bên ngoài như các độc tố, vi sinh vật, chất lỏng… Ngăn sự xâm lấn, hòa nhập qua lại giữa các yếu tố bên trong và bên ngoài cơ thể.

Trung bì là lớp mô cơ chất chứa các cấu trúc sợi như sợi collagen, sợi đàn hồi. Lớp này đóng vai trò là lớp “phao đệm”, giúp nâng đỡ cấu trúc của lớp thượng bì ở phía trên. Trung bì chứa các yếu tố thần kinh, mạch máu nên đóng vai trò cung cấp dinh dưỡng để nuôi dưỡng thượng bì. Trung bì quyết định mức độ đàn hồi, săn chắc của da, một trong các yếu tố cấu thành nên màu sắc của làn da.

Mô mỡ dưới da là một lớp phao đệm dày hơn cả lớp trung bì, có vai trò làm lớp đệm chịu lực, giảm tổn thương cho da dưới các động của các lực như tì, đè, va chạm… từ môi trường sống bên ngoài. Trên lớp mô mỡ còn có các hệ thống mạch máu đóng vai trò nuôi dưỡng cho hệ thống các tế bào trong cấu trúc da.

Một làn da đẹp hay chưa đẹp là sự tổng hòa các yếu tố tác động lên những thành phần cấu trúc này, ảnh hưởng đến cảm nhận của người nhìn về vẻ đẹp của làn da.

Tại sao màu da các dân tộc lại khác nhau

Các yếu tố quyết định màu da

Gien di truyền: Màu sắc da được quyết định bởi đặc điểm của gien di truyền, từ đó tạo nên những kiểu hình khác nhau cho từng chủng tộc (da trắng, da vàng, da đen…). Thành phần hắc tố melanin là yếu tố quyết định màu sắc da. Melanin sáng màu hay tối màu sẽ tạo nên sự khác biệt màu da của các nhóm người hay chủng tộc trên thế giới,phổ da từ trắng đến đen.

Các nghiên cứu về nhân chủng học cho thấy, những cuộc di dân của các chủng tộc có màu da đen đến bất kỳ khu vực nào trên thế giới,  người ta vẫn còn giữ màu da đặc trưng sau nhiều đời, sau nhiều thế hệ; chứ không thể nào chuyển sang màu da như dân bản xứ.

Từ khi sinh ra, màu sắc tự nhiên của làn da đã được quyết định thông qua cấu trúc gen, thông qua đặc điểm kiểu hình của chủng tộc. Màu sắc này sẽ gắn bó và tồn tại với cá nhân đó suốt cuộc đời. Tuy nhiên, màu sắc làn da có thể ít hay nhiều chịu sự tác động bởi những yếu tố trong và ngoài của cơ thể.

Ánh sáng mặt trời: Màu sắc của làn da là một “dải phổ màu” có biến thiên lớn, trải dài từ hai cực trắng và đen. Có sự phối trộn, sắp xếp của nhiều màu sắc khác nhau từ da đen, nâu, da vàng, da đỏ, da trắng…

Dựa trên sự phản ứng của da dưới tác động của ánh nắng mặt trời. Da được phân loại thành 6 loại khác nhau, theo thang đo Fitzpatrick, trong đó:

Loại I-II: Thường gặp ở người da trắng, da có chứa các hắc tố sáng màu (pheomelanin) các hạt sắc tố là các hạt nhỏ, có đường kính nhỏ dễ bị thoái triển nên có màu da sáng. Loại da này dễ bị bỏng nắng, khi phơi nắng da bị kích ứng, đỏ, phồng rộp, lột da… nhưng không bị rám nắng. Sau khi hết kích ứng, da vẫn có màu trắng, không bị sạm đen.

Loại III-V: Đây là loại da phổ biến ở người Việt, mức độ bỏng nắng và rám nắng ở trạng thái trung gian. Đôi khi bỏng nắng, nhưng không nghiêm trọng như loại I-II, có rám nắng nhưng không mạnh như loại IV.

Loại V-VI: Phổ biến ở những người thuộc chủng tộc da đen, họ có làn da hầu như rất hiếm bị bỏng nắng. Nhưng chịu tác động của yếu tố rám nắng mạnh

Ngoài ra, ánh sáng mặt trời, đặc biệt là tia UV, có ảnh hưởng đến màu sắc làn da thông qua cơ chế phòng vệ của cơ thể. Những người làm việc ở điều kiện ngoài trời nhiều mà không được bảo vệ thích hợp cũng bị sạm, nám nhiều hơn. Tác động của UV làm tăng quá trình sản xuất hắc tố, hoạt động của các men, đẩy nhanh quá trình sản xuất hắc tố nhiều hơn, cũng như quá trình thoái triển của hắc tố chậm hơn. Các hắc tố bao bọc và tạo nên lớp phủ bảo vệ cho phần nhân của các tế bào thượng bì, giúp hạn chế sự đột biến hay biến tính các tế bào này.

Tại sao màu da các dân tộc lại khác nhau
Jare Ijalana, người mẫu xứ Nigeria, “viên ngọc trai đen” mang vẻ đẹp thiên thần, dù không sở hữu làn da trắng

Các yếu tố khác

Yếu tố bên trong cơ thể: Dinh dưỡng, tình trạng sức khỏe… cũng có những  tác động, làm da có sự thay đổi như sáng hơn, xanh hơn hay tối màu hơn màu sắc tự nhiên của làn da. Hệ thống mạch máu trong lớp trung bì cũng góp phần quyết định màu sắc của làn da.

Thông qua tỉ lệ giữa hàm lượng máu được tưới oxy và máu không được tưới oxy trong hệ thống mạch máu dưới da, làn da sẽ có những sắc độ khác nhau như trắng xanh hay trắng hồng. Yếu tố sức khỏe ảnh hưởng trực tiếp đến màu sắc làn da, là một trong những dấu hiệu để chẩn đoán bệnh. Như vàng da, vàng mắt ở bệnh gan; người bệnh tim thường có làn da trắng xanh do máu không được cung cấp oxy đầy đủ.

Màu sắc gây nhuộm làn da: Việc tiêu thụ thực phẩm có chứa nhiều betacarotene có thể làm da bị vàng. Sử dụng nhiều kháng sinh nhóm tetracyline hay một số trường hợp các chất chuyển hóa của một số thuốc cũng có thể ảnh hưởng đến màu sắc của làn da, tạo nên các sắc thái như xám xanh, đỏ đồng… Bên cạnh đó, một số chất màu từ ngoài được đưa vào da qua phun xăm chủ động (xăm nghệ thuật) hay thụ động (vết thương tai nạn), có thể gây ra tình trạng nhiễm màu sắc khác trên da và trên những vùng da lân cận, do các tế bào thực bào đã “ăn” và “vận chuyển” các hạt màu xăm từ hình xăm...

Da khỏe mới thực sự là da đẹp

Người Việt thường ưa chuộng một làn da trắng, bởi những quan điểm và định kiến về thẩm mỹ. Tuy nhiên, làn da trắng không phải là yếu tố quyết định một làn da đẹp hay không đẹp.

Đánh giá một làn da đẹp, người ta thường xem xét trên nhiều yếu tố:

Màu sắc: Mỗi người có một quan điểm khác nhau về màu sắc. Có người thích da trắng, có người thích da nâu, thậm chí là da đen. Một làn da có màu sắc đẹp là một làn da đều màu, không xuất hiện các màu sắc do thương tổn trên da gây ra.

Cấu trúc: Được đánh giá dựa trên độ săn chắc, đàn hồi của làn da. Điều này quyết định bề mặt làn da có phẳng mịn hay gồ ghề, lỗ chân lông nhỏ hay to, da có nếp nhăn nhiều hay ít. Một làn da đẹp phải có độ đàn hồi tốt, lỗ chân lông nhỏ, mịn màng…

Làn da đẹp là làn da sáng, khỏe, bởi nhiều yếu tố cấu thành. Da cần được chăm sóc tổng thể, toàn diện để thực sự khỏe và đẹp. Không cần thiết tìm mọi cách để có được làn da trắng, mà đôi khi chứa nhiều tiểm ẩn không tốt cho sức khỏe.


Trên thế giới, màu sắc da người rất đa dạng, kéo dài từ da đen sang da trắng xanh. Kết quả của sự khác biệt màu da này là do quá trình tiến hóa hơn 50,000 năm, khi tổ tiên loài người di cư từ Châu Phi sang các châu lục khác.

Sở dĩ có sự thay đổi về màu sắc da là do sự biến đổi của khí hậu, dẫn đến những biến đổi trên bộ gen của loài người. Trong bài viết này, Yêu Làn Da muốn chia sẻ góc độ di truyền ảnh hưởng đến màu sắc da mà khoa học đã giải mã được.

Nhìn lại dòng lịch sử tiến hóa ảnh hưởng đến màu da

Cách đây 1,2 triệu năm, khi châu Phi trải qua một trận đại hạn hán (kéo dài hơn 20 năm), tổ tiên loài người buộc phải chuyển từ cuộc sống trên cây ra những vùng hoang mạc. Do không còn được cây cối che chắn, bảo vệ, loài người xảy ra quá trình tiến hóa đầu tiên về màu da và những biến đổi trên cấu trúc da. Cụ thể là giảm lông, tăng tuyến mồ hôi, tăng sắc tố trên bề mặt da. Chính nhờ vậy mà cơ thể được bảo vệ tốt hơn khi di chuyển dưới ánh nắng.

Cách đây khoảng 100,000 – 70,000 năm, loài người bắt đầu di cư ra khỏi châu Phi và đi về phía Bắc. Lúc này, khi di chuyển sang vùng xứ lạnh, lượng bức xạ ở đây thấp hơn nên trong bộ gen loài người lại xuất hiện biến đổi mới. Trong đó, ở làn da, gen qui định màu da tối giảm dần, thay vào đó là gen tổng hợp vitamin D phát triển mạnh. Quá trình thay đổi này diễn ra trong khoảng 10,000 – 20,000 năm.

Sự đa dạng về màu da trên người hiện đại

Cùng với các lần di cư của loài người, người hiện đại ngày nay có thể chia thành nhiều chủng tộc khác nhau, ví dụ như: người gốc Phi (gốc phía Bắc sa mạc Sahara – đây có thể nói là gốc người “cổ” nhất), người Nam Á, Melanesia; người Đông Á, người gốc Âu, người gốc Đông Âu – Tây Á, người gốc Tây Ban Nha; người gốc Ấn, … Màu da của những nhóm người này đồng thời chịu sự chi phối của nhiều gen, tuy nhiên có thể chia thành các nhóm gen sau:

Có thể nói, Châu Phi chính là cái nôi lịch sử tiến hóa của  loài người, và chủng người ở Châu Phi giữ bộ gen nguyên thủy gần với tổ tiên chúng ta nhất.

Gen MC1R:

Gen MC1R – melanocortin 1 receptor còn có những tên gọi khác là melanocyte-stimulating hormone receptor (MSHR), melanin-activating peptide receptor, melanotropin receptor. Gen này có nhiệm vụ sản sinh ra một loại protein chuyên nhận các tín hiệu từ MSH, khởi động bộ máy tổng họp sắc tố tại các tế bào sinh sắc tố da melanocyte. Cụ thể, khi thụ quan MC1R bị kích thích, melanocyte sẽ chuyển sang sinh sắc tố eumelanin (có màu nâu đen – bảo vệ da khỏi tác hại tia tử ngoại). Nếu thụ quan này bị khóa lại, melanocyte sẽ chuyển sang sản sinh euphelamin (có màu vàng và đỏ).

Tại sao màu da các dân tộc lại khác nhau

Gen M1CR o nguoi chau PhiMC1R có trong gen của những chủng người có màu da nâu tới đen, cụ thể là chủng người ở Châu Phi hoặc gốc Phi, chủng người Nam Á (nằm trên mảng lục địa Ấn Độ, các nước Trung Đông), Melanesia.

Điều đó có nghĩa là gì: Gen MC1R không chỉ gây ảnh hưởng tới màu da (da sẽ có xu hướng đen hơn) mà còn đóng góp đáng kể đến cơ chế tự bảo vệ da trước tác hại của tia UV.

2. Gen có trong nhóm người da trắng sáng

Gen ASIP

Gen ASIP có nhiệm vụ tổng hợp nên peptide có tác dụng ức chế quá trình sản sinh eumelanin. Dưới tác dụng của gen ASIP, da sẽ sản sinh nhiều pheomelain hơn, và màu da trắng hơn.

Tại sao màu da các dân tộc lại khác nhau

Gen KITLG

Gen KITLG – KIT -ligand có nhiệm vụ tổng hợp nên những protein truyền tin, loại protein này sẽ tác động lên tế bào sinh sắc tố, cho tế bào đó biết có nên chuẩn bị sinh sản, hay cần di chuyển, hay là đã đến thời gian tự chết. 80% người gốc Âu và gốc Á có gen này, ít hơn 10% người gốc Phi có gen này.

 3. Gen có trong nhóm người Châu Âu

Gen SLC24A5

Gen này có tác dụng điều hòa lượng Canxi có trong tế bào sinh sắc tố melanocyte. Yếu tố này đóng vai trò quan trọng trong sản sinh sắc tố da melanogensis. Các nhà khoa học cho rằng gen góp phần qui định màu da cho chủng người ở Đông Âu, Tây Á.

Gen SLC24A2

Gen này có vai trò hỗ trợ qua trình vận chuyển và biến đổi tyrosine thành melanin. Gen này cũng là một yếu tố quan trọng trong sự hình thành màu da của chủng người Châu Âu ngày nay, và một số nhóm người lai.

Tại sao màu da các dân tộc lại khác nhau

Gen TYR

Gen TYR có vai trò mã hóa cấu trúc enzyme tyrosinase. Gen này được tìm thấy ở 40 – 50% bộ gen của các chủng người châu Âu. Các nhà khoa học cũng cho rằng gen này có ảnh hưởng đáng kể đến yếu tố quyết định màu da trắng.

4. Gen có trong da người Đông Á

Các nhà khoa học nghiên cứu thấy rằng có một số gen có thể có ảnh hưởng lên màu da của người Tây Á, trong đó gen OCA2 là gen có ảnh hưởng trực tiếp, trong khi đó, gen DCT, MC1R, ATTRN có thể có ảnh hưởng nhất định, nhưng vẫn chưa xác định rõ.

Tại sao màu da các dân tộc lại khác nhau

Tóm lại, điều đó có nghĩa là gì?

Như thông tin phía trên Yêu Làn Da đã liệt kê, để có màu da đa dạng như hiện nay, có rất nhiều gen cùng một lúc chi phối màu sắc da. Vì vậy, mong muốn thay đổi màu da khác với bản chất sinh học của mỗi người đặc biệt nguy hiểm. Tự nhiên mất từ 10,000 – 20,000 năm để giúp bạn có bộ gen qui định màu da phù hợp với điều kiện sống, bạn không thể thay đổi màu da của mình trong 1 – 2 ngày mà không phải trả giá.

Nhưng nếu tôi vẫn muốn cải thiện màu da của mình, như thế nào sẽ là an toàn?

Màu da của mỗi người từ khi sinh ra đến khi mất đi sẽ qua 2 lần thay đổi.

Lần đầu tiên ở tuổi dậy thì, dưới sự tác động của hormone, làn da sau tuổi dậy thì có thể thay đổi tông màu. Hiện tượng tương tự có thể xảy ra khi bạn mang thai, nhưng sau khi sinh con, màu da sẽ trở về trạng thái cũ.

Lần thứ hai là lúc bạn đang dần lão hóa, lúc này da sẽ nhợt nhạt dần, và bắt đầu xuất hiện rối loạn sắc tố. Bạn cần phải hiểu mình đang ở trong giai đoạn nào cuộc đời để đặt kỳ vọng của mình đúng mức.

Nếu bạn đang trải qua thời kỳ thay đổi hormone (có thể bạn đang mang thai, hay sử dụng các phương pháp trị liệu hormone), sự thay đổi về sắc tố da chỉ mang tính tạm thời. Bạn không cần phải lo lắng!

Ngoài ra, màu da cũng thay đổi do tiếp xúc với tia tử ngoại.

Trong trường hợp này, bạn cần hiểu có hai cơ chế gây tối màu da: Cơ chế thứ nhất: UVA làm oxi hóa melanin, da bạn sẽ đen tức thì. Cơ chế thứ 2: tế bào sinh sắc tố melanocyte bị kích thích, tăng sinh sắc tố melanin. Sự thay đổi chỉ nhận thấy sau 3 ngày.

Như vậy, ở trường hợp này, bạn cần chú ý điều gì? Nếu bạn chỉ tiếp xúc với nắng trong thời gian ngắn và bị đen sạm đi, muốn cải thiện làn da bạn chỉ cần sử dụng các sản phẩm phân giải sắc tố da như vitamin C, … và dùng các sản phẩm loại bỏ tế bào chết. Nhưng nếu da bạn sạm đi do thời gian dài tiếp xúc với tia tử ngoại, bạn cần xem xét đến các sản phẩm có khả năng ức chế melanocyte.

Yêu làn da một lần nữa muốn nhắc bạn, làn da đen sạm là kết quả của một thời gian dài tiếp xúc với tia UV, bạn đừng cố gắng cải thiện sắc da trong một thời gian ngắn. Làm gì cưỡng ép đến tự nhiên đều phải trả giá!