Tại sao thuốc lại đắng

Bác sĩ cho em hỏi , em đang điều trị viem dạ dày do nhiễm vi khuẩn HP với phác đồ điều trị Zorab kit ( clarithromycin, rabeprazole & ornidazole – 2 tuần) ; Glumarix ( 4 tuần ) và Esomeprazole ( dùng 2 tuần sau khi kết thúc Zorab kit). Em mới dùng 3 liều. Ngay liều đầu tiên, sau khi uống thuốc em bị đắng miệng, rất đắng và tình trạng này kéo dài cả ngày. Khi uống liều thứ 3 em để ý thì thấy sau khi uống gói thuốc glumarix xong thì bị đắng miệng. Em nhờ bác sĩ tư vấn dùm em tình trạng này của em có bình thường không ? Nó có phải bị ảnh hưởng đến gan hay mật không ?  Em có cần uống thêm loại thuốc nào nữa không? Nếu uống, em nên uống thuốc gastimunHP hay pepto bisthmus ? Em cảm ơn bác sĩ trước ạ.

Trả lời

Chào bạn Liên,

Đơn thuốc điều trị viêm dạ dày có Hp của bạn đã có đầy đủ các thuốc trong phác đồ cơ bản. Tuy nhiên, tỷ lệ tiệt trừ Hp với phác đồ này không cao do tình trạng Hp kháng thuốc gia tăng. Bạn nên kết hợp thêm GastimunHP trong phác đồ điều trị để gia tăng tỷ lệ tiệt trừ Hp, liều sử dụng là 2 gói/ngày, chia làm 2 lần sau bữa ăn, liên tục trong 30 ngày. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng Pepto Bismuth trong quá trình điều trị để phối hợp tiệt trừ Hp.

Hiện tượng đắng miệng bạn gặp phải là do tác dụng phụ của thuốc điều trị và sẽ hết sau một vài ngày ngừng thuốc.

Chúc bạn mạnh khỏe,

Thuốc sắc là một phương pháp quan trọng để phòng ngừa và điều trị bệnh trong ngành y học cổ truyền. Ngoài chất lượng của thuốc, hiệu quả của thuốc sắc còn liên quan đến việc kê đơn và phương pháp sắc thuốc có phù hợp hay không, và cách uống cũng có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả.

Từ Linh Thai, một nhà y học nổi tiếng thời nhà Thanh đã từng nói: "Bệnh khỏi hay không, không chỉ do kê đơn đúng bệnh, mà cách dùng nếu không đúng, thì không những công cốc,mà trái lại còn nặng thêm." Chỉ có dùng đúng cách, đúng phương pháp mới có thể phát huy tất cả công dụng của nó, để ngăn ngừa và điều trị bệnh hiệu quả.

Thuốc sắc thường có vị rất đắng, rất khó uống. Để che đi vị đắng của nó, một số người, đặc biệt là khi cho trẻ em uống người ta sẽ thêm một chút đường để làm ngọt thuốc và dễ uống hơn. Trên thực tế, việc uống thuốc bắc với đường là không khoa học.

Tại sao thuốc lại đắng

Tại sao thuốc Đông Y lại đắng?

Dược liệu có 4 tính: lạnh, nóng, ấm và mát, cũng như vậy có 5 vị:  cay, ngọt, chua, đắng và mặn. Thuốc đắng có tác dụng phát hãn , thoái nhiệt (hạ sốt), kiện vị, hỗ trợ tiêu hóa và giảm đau. Phần lớn thảo dược Trung Quốc có vị đắng. Vị đắng này kết hợp với thuốc có thể đóng vai trò phối hợp trong điều trị bệnh. Một số loại thuốc Trung Quốc để sử dụng hỗ trợ tiêu hóa dạ dày, vị đắng của chúng chính là để giúp kích thích vị giác, làm cho các tuyến tiêu hóa tăng tiết, do đó việc tiêu hóa của dạ dày được tốt lên . Nếu bạn thêm đường trong khi dùn, hiệu ứng này sẽ không còn tồn tại, và bạn sẽ mất đi tác dụng hỗ trợ tiêu hóa. Một số loại thuốc truyền thống của Trung Quốc điều trị viêm loét dạ dày, bằng cách ức chế sự tiết axit dạ dày . Nhưng khi thêm đường sẽ kích thích dạ dày tăng tiết axit, không chỉ ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc mà còn làm cho tình trạng bệnh nặng hơn.

Thuốc Bắc đắng thế sao lại không thêm đường?

Thành phần hóa học trong các vị thuốc nói chung khá phức tạp. Mà đường có chứa một số chất sắt, ion canxi và các chất khác. Nếu dùng cùng với thuốc sắc, các ion này sẽ kết hợp với protein và tanin trong một số loại dược liệu, có thể tạo ra phản ứng và làm cho một số hoạt chất trong thuốc sắc biến tình, gây ra kết tủa hoặc làm đục thuốc, không dễ dàng hấp thụ và sử dụng, ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc ở một mức độ nhất định. Ngoài ra, bệnh nhân bị bệnh tiểu đường không thể tùy tiện thêm đường được.

PHÒNG KHÁM ĐÔNG Y PHÚC THÀNH

  • Phụ trách chuyên môn: PGS.TS.BS Nguyễn Văn Toại
  • Điều trị: Cơ – Xương – Khớp, Viêm Xoang, Viêm Gan, Xơ Gan, Gan Nhiễm Mỡ, Men Gan Cao, Viêm Dạ Dày, Thận Tiết Liệu, Da Liễu, Yếu Sinh Lý, Hiếm Muộn.
  • Địa chỉ: 5 Trần Khát Chân, phường Thanh Lương, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
  • Điện thoại: 038.605.2900
  • Website: https://dongyphucthanh.vn
  • Fanpage: https://facebook.com/dongyphucthanh.vn

Mặc dù tần suất và độ lưu hành chính xác còn chưa được xác định nhưng loại tai biến này có xu hướng xảy ra phổ biến hơn ở những người lớn tuổi. Thuốc chống ung thư, kháng sinh, chống nấm, thuốc tim mạch, an thần là những nhóm thuốc chủ yếu gây ra các rối loạn vị giác ở người sử dụng.

Các thuốc kháng sinh, chống nấm và diệt virut

Nhiều loại kháng sinh khi sử dụng có thể gây ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến chức năng vị giác bằng các cơ chế khác nhau.

Ví dụ như khi dùng liên tục và kéo dài, một số kháng sinh có thể làm thay đổi hệ vi khuẩn bình thường ở niêm mạc miệng, dạ dày và ruột, dẫn đến các rối loạn vị giác và nhiễm trùng ở vùng răng miệng. Một số kháng sinh có thể gây ra vị đắng, chua hoặc vị kim loại ở trong miệng, một số khác có thể gây rối loạn cảm nhận với một số loại muối.

Cách uống kháng sinh cũng có thể ảnh hưởng đến mức độ gây rối loạn vị giác của thuốc. Do các kháng sinh tan nhanh hơn trong môi trường axít và vị đắng của chúng thường không được trung hòa bởi các chất gây ngọt nên kháng sinh thường sẽ gây vị đắng trong miệng nhiều hơn nếu được uống cùng với các thức ăn hoặc đồ uống có môi trường axít so với khi được uống cùng nước.

Trong số các thuốc chống nấm, terbinafin là thuốc có liên quan rõ rệt nhất với các rối loạn vị giác.

Thuốc này có thể gây ảnh hưởng đến vị giác thông qua con đường cholesterol pathway hoặc ức chế thụ thể của các enzym cytochrom P450. Các rối loạn vị giác xảy ra ở khoảng 2-3 % số người sử dụng terbinafin.

Khoảng thời gian từ lần đầu uống thuốc cho đến khi xuất hiện các rối loạn vị giác thường là khoảng 5-6 tuần và vị giác thường sẽ hồi phục vài tháng sau khi ngưng dùng thuốc. Rối loạn vị giác liên quan đến terbinafin thường gặp hơn ở những người trên 55 tuổi hoặc có thể trạng gầy.

Một số thuốc diệt virut cũng có thể gây các biến loạn vị giác, thường là vị đắng kéo dài trong miệng. Vị đắng của amantadin và oseltamivir dưới dạng hỗn dịch (thường dùng trong điều trị các loại cúm) sẽ tăng lên nếu thuốc được sử dụng trong môi trường axít.

Các hóa chất chống ung thư

Các thuốc này có thể phá hủy các thụ thể thần kinh cảm giác, từ đó làm giảm khả năng cảm nhận vị giác. Tác nhân thường gặp nhất là carboplatin, cyclophosphamid, doxorubicin, fluorouracil, levamisol và methotrexate vì các thuốc này có thể làm tổn thương các thụ thể thần kinh khứu giác và vị giác.

Các tổn thương này có thể là vĩnh viễn nếu quần thể tế bào gốc cũng bị phá hủy, làm ngăn cản khả năng tái tạo các thụ thể thần kinh. Các hóa chất chống ung thư cũng có thể ảnh hưởng đến chức năng vị giác bằng cách làm thoái hóa niêm mạc mũi và niêm mạc miệng, lưỡi.

Một số thuốc có thể gây ra vị đắng tức thì sau khi truyền thuốc và trong một số trường hợp có thể làm thay đổi cảm nhận về vị giác trong một vài tháng do thuốc ngấm trực tiếp vào tuyến nước bọt. Mất chức năng của lưỡi cũng được ghi nhận sau dùng pegylated liposomal doxorubicin.

Ngoài ra, hóa chất chống ung thư cũng có thể gây suy giảm miễn dịch thứ phát, dẫn đến nhiễm trùng và nhiều vấn đề khác ở miệng, góp phần gây ra các rối loạn về vị giác.

Các thuốc tim mạch

Gần như tất cả các nhóm thuốc tim mạch đều có liên quan với các rối loạn về vị giác, bao gồm các thuốc điều trị rối loạn mỡ máu, thuốc kích thích giao cảm, thuốc ức chế men chuyển, thuốc chẹn thụ thể angiotensin II, thuốc chống rối loạn nhịp tim, thuốc lợi tiểu và giãn mạch vành.

Trong các nhóm thuốc kể trên, nhóm ức chế men chuyển có liên quan rõ rệt nhất với các rối loạn vị giác, với khoảng 60-70% số người sử dụng có những rối loạn về vị giác ở những mức độ khác nhau. T

rong thực tế, khoảng hơn 1/3 tổng số các thuốc điều chỉnh huyết áp đang được sử dụng hiện nay có những ảnh hưởng không mong muốn đối với vị giác.

Corticosteroid

Corticosteroid có thể gây rối loạn vị giác thông qua cơ chế ức chế miễn dịch tương tự như các hóa chất chống ung thư. Các dẫn chất khác nhau có khả năng gây rối loạn vị giác khác nhau cho dù các hoạt tính khác có thể tương đương nhau.

Theo một nghiên cứu so sánh 3 loại corticosteroid là dexamethason, prednison và prednisolon cho thấy, prednison có nguy cơ lớn nhất và dexamethason có nguy cơ thấp nhất về khả năng gây rối loạn vị giác.

Với các loại corticosteroid xịt mũi dùng trong điều trị các bệnh viêm mũi xoang dị ứng, các nghiên cứu cũng cho thấy, triamcinolon gây rối loạn vị giác nhẹ hơn và ít dư vị hơn so với mometason và fluticasone propionate.

Các loại corticosteroid đường tiêm truyền nếu dùng liều cao và kéo dài còn có thể gây rối loạn vị giác thông qua các cơ chế độc lập với cơ chế ức chế miễn dịch ở trên.

Các thuốc kháng giáp trạng

Các dẫn xuất kháng giáp trạng nhóm thioamid như thiamazol và carbimazol có thể gây mất cảm nhận vị giác có hồi phục sau khi ngừng dùng thuốc.

Xử trí rối loạn vị giác do thuốc trong thực tế gặp khá nhiều khó khăn, thường đòi hỏi phải giảm liều thuốc, ngưng dùng thuốc hoặc chuyển sang dùng thuốc khác. Với một số loại thuốc, rối loạn vị giác do thuốc có thể được giảm thiểu bằng cách đảm bảo vệ sinh răng miệng tốt. Cũng cần lưu ý là trong một số trường hợp, rối loạn vị giác do thuốc có thể hồi phục rất chậm và diễn biến kéo dài sau khi ngừng thuốc.

Làm sao để hết đắng miệng khi uống thuốc?

+ Pha một muỗng cà phê đinh hương hoặc quế uống sau mỗi lần uống thuốc, để giúp đẩy lùi cảm giác đắng miệng hiệu quả. + Bạn có thể chọn nhai kẹo bạc hà hoặc các loại kẹo ngọt có vị cam quýt cũng có thể giúp làm giảm chứng đắng miệng hiệu quả. + Cần vệ sinh khoang miệng sạch sẽ, kỹ lưỡng hàng ngày.

Tại sao uống thuốc dạ dày bị đắng miệng?

2.2 Sử dụng thuốc chữa đau dạ dày bị đắng miệng Điều này có thể là do bản chất thuốc có vị đắng. Ngoài ra, một số loại thuốc đi vào cơ thể cũng có thể tác động lên tuyến nước bọt, một phần thuốc sẽ được bài tiết qua nước bọt sau khi được hấp thụ, gây ra vị đắng.

Làm sao để uống thuốc bắc không bị đắng?

Hạn chế thuốc tiếp xúc cuống lưỡi Vị đắng được cảm nhận ở phía cuối lưỡi. Vì vậy, khi uống thuốc đắng, trước tiên có thể ngậm thuốc ở đầu lưỡi, sau đó uống thêm một chút nước ấm rồi nuốt nhanh. Hoặc cũng có thể dùng thìa trực tiếp đưa thuốc vào họng rồi nuốt.

Tại sao lại có cảm giác đắng miệng?

Thực tế, triệu chứng đắng miệng do nhiều nguyên nhân rất thường gặp như: - Giảm tiết nước bọt, khô miệng, mất nước, viêm lưỡi, viêm tuyến nước bọt, polyp trong mũi, viêm đường hô hấp trên, các bệnh về răng lợi như nhiễm trùng răng, nha chu và viêm lợi.