Tại sao tín dụng đen vẫn tồn tại

Tại sao tín dụng đen vẫn tồn tại

Nhu cầu vay tiêu dùng rất lớn

Dù được các cơ quan chức năng cảnh báo rất nhiều, nhưng hoạt động “tín dụng đen” vẫn nở rộ và hoành hành, ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống người dân.

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng này, song nguyên nhân quan trọng là, nhu cầu vay tiền của người dân là rất lớn, nhưng nhiều người chưa được tiếp cận dịch vụ tài chính của các tổ chức tín dụng (TCTD) hợp pháp dưới sự quản lý của Ngân hàng Nhà nước, trong đó các tổ chức cho vay chủ yếu là các ngân hàng thương mại và các công ty tài chính (CTTC).

Tại sao tín dụng đen vẫn tồn tại

Ông Đàm Thế Thái, Phó tổng giám đốc HD SAISON

Để vay được tiền từ các ngân hàng, người vay phải có tài sản đảm bảo hoặc chứng minh được thu nhập của mình, phải trải qua các quy trình xử lý kéo dài vài ngày (thẩm định, ký kết hợp đồng,…), phải cung cấp nhiều loại chứng từ chứng minh. Ngân hàng chủ yếu cho vay có thế chấp, nếu cho vay tín chấp thì sẽ hướng đến các khách hàng có thu nhập chuyển khoản qua ngân hàng, hoặc phải có hợp đồng lao động rõ ràng, với mức lương tương đối cao so với mặt bằng chung. Thực tế, nhiều người có nhu cầu tín dụng lại là lao động tự do, lao động phổ thông, không có hợp đồng lao động và không nhận lương qua chuyển khoản ngân hàng. Vì vậy, không phải ai cũng đủ điều kiện để vay tiền từ ngân hàng.

Trong khi đó, nhiều người dân, đặc biệt là những người có thu nhập thấp đến trung bình, chưa hội đủ điều kiện để tiếp cận nguồn tín dụng của ngân hàng, còn hạn chế về kiến thức tài chính. Do vậy, họ chưa được làm quen với các dịch vụ tài chính hiện đại và cũng không biết làm thế nào để vay được tiền từ các TCTD, trong khi “tín dụng đen” thì tràn lan trên thị trường và nhắm đến những đối tượng khách hàng thiếu thông tin, cần tiền ngay.

Nhiều người dân dù biết “tín dụng đen” là bất hợp pháp, có lãi suất cắt cổ và do những đối tượng “xã hội đen” điều hành, nhưng họ vẫn vay do nghĩ rằng đây là giải pháp duy nhất để đáp ứng nhu cầu cấp thiết của mình. Nhiều khi người vay “tín dụng đen” cũng không lường hết được những rủi ro nguy hại sẽ xảy ra trong tương lai cho chính họ và gia đình.

Bản thân các ngân hàng thương mại cũng ngại cho những khách hàng dưới chuẩn vay tín dụng vì chi phí hoạt động cao và rủi ro mất vốn lớn. Ngược lại, những khách hàng có thu nhập thấp đến trung bình là khách hàng chính của các CTTC như HD SAISON. Chính vì vậy, trải qua hơn 10 năm hình thành và phát triển, HD SAISON đã đẩy mạnh phát triển mạng lưới giới thiệu dịch vụ về nông thôn, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, thay vì chỉ tập trung ở các đô thị lớn.

Để đẩy lùi "tín dụng đen", bên cạnh nhiệm vụ của các cơ quan chức năng, các cơ quan truyền thông và các TCTD cũng phải vào cuộc quyết liệt. Cùng với đó, người dân cần được tiếp cận các nguồn thông tin chính thống để nâng cao nhận thức về tác hại của “tín dụng đen” và biết đến các giải pháp thay thế.

Các TCTD nên tăng cường các ưu đãi cho khách hàng, kiên trì giới thiệu dịch vụ đến từng khách hàng, giúp họ thay đổi nhận thức và dần hình thành thói quen vay tiêu dùng thay cho vay "tín dụng đen". Đồng thời, người dân cần lưu ý khi lựa chọn kênh vay, cần có trách nhiệm hơn với bản thân và gia đình, không vì được vay nhanh gọn trước mắt mà tìm tới các nhóm “tín dụng đen”, dẫn đến nhiều hệ lụy nghiêm trọng sau này.

Đẩy mạnh vốn vay tiêu dùng xuống vùng sâu, vùng xa

Để đẩy mạnh vốn vay tiêu dùng xuống vùng sâu, vùng xa, HD SAISON đã kiên trì xây dựng mạng lưới trong nhiều năm. Kết quả là đã có rất nhiều khách hàng không chỉ ở các đô thị, khu công nghiệp, mà cả ở vùng nông thôn, người dân tộc thiểu số… đã thay đổi thói quen, chuyển sang sử dụng các dịch vụ vay tiêu dùng hiện đại, thay vì tìm đến “tín dụng đen”.

Hiện nay, HD SAISON đã có mạng lưới rộng lớn nhất trong các CTTC trên thị trường với trên 14.000 điểm giới thiệu dịch vụ trải hầu khắp các quận, huyện của 63 tỉnh, thành phố. Trong đó, số lượng điểm giới thiệu dịch vụ của HD SAISON đang hoạt động trên địa bàn Tây Nguyên là 962 điểm, chiếm 6,96% tổng số điểm giới thiệu dịch vụ trên toàn quốc (13.825 điểm). Tại thời điểm 31/12/2018, tổng dư nợ của HD SAISON tại khu vực Tây Nguyên là 455,63 tỷ đồng, chiếm 4,28% dư nợ trên toàn quốc là 10.652,71 tỷ đồng. Tổng số lượng khách hàng còn dư nợ tại khu vực này là 62.568 khách hàng, chiếm 5,36% tổng số khách hàng còn dư nợ trên toàn quốc là 1.166.717 khách hàng.

Tại sao tín dụng đen vẫn tồn tại

Tín dụng tiêu dùng càng phát triển thì đất sống cho “tín dụng đen” càng thu hẹp

Nhằm hoàn thiện cơ chế, chính sách thúc đẩy hoạt động cho vay tiêu dùng lành mạnh, an toàn và hiệu quả, đảm bảo đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ đời sống chính đáng cho người dân, góp phần ngăn chặn, đẩy lùi "tín dụng đen", HD SAISON sẽ tiếp tục mở rộng mạng lưới hoạt động tại các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa nhằm cung cấp các sản phẩm tín dụng tiêu dùng phục vụ đời sống cho người dân có thu nhập trung bình thấp, nhưng không đủ điều kiện để tiếp cận nguồn vốn của các ngân hàng thương mại. Đồng thời, HD SAISON cũng nghiên cứu, khảo sát và xây dựng một quy trình, thủ tục cho vay riêng dành cho nhóm đối tượng khách hàng vùng sâu, vùng xa còn hạn chế hiểu biết về tài chính - nhóm khách hàng tiềm năng của "tín dụng đen".

HD SAISON đã xây dựng kế hoạch và dành ngân sách khoảng 500 tỷ đồng cho gói tín dụng với lãi suất ưu đãi cho mục đích vay để học nghề tại các trường nghề, tập trung cho vay những khách hàng ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, nơi mà con em bà con dân tộc còn gặp nhiều khó khăn và dễ bị chào mời bởi các thành phần xã hội hoạt động "tín dụng đen".

Sản phẩm dịch vụ của HD SAISON cũng rất đa dạng (cho vay mua xe máy, điện máy, điện thoại, nội thất, học tập, du lịch, nha khoa, tổ chức tiệc cưới… và cho vay tiền mặt dưới hình thức trả góp), phục vụ trọn gói các nhu cầu tiêu dùng. Thời gian xét duyệt thường khoảng từ 10 - 30 phút, tùy vào mức tiền vay và sản phẩm khách hàng mua.

HD SAISON cũng phối hợp chặt chẽ với các cấp chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội để thông tin kịp thời, tư vấn đầy đủ về các chính sách, sản phẩm cho vay tới người dân. Đồng thời, Công ty còn kết hợp với cơ quan chính quyền, tổ dân phố, chính quyền địa phương… để xác định được đúng đối tượng khách hàng cho vay nằm trong nhóm khách hàng được hưởng cơ chế ưu đãi trong quy trình và quy định vay vốn...

Rõ ràng là tín dụng tiêu dùng càng phát triển thì đất sống cho “tín dụng đen” càng thu hẹp. Nhìn sang các nước phát triển như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc.., có thể thấy, người dân ở đó xem việc vay tiêu dùng từ ngân hàng, CTTC là một thói quen thông thường và họ hiếm khi phải vay “tín dụng đen”. Ở nước ta, tôi tin rằng, khi người dân đã quen với các dịch vụ tín dụng tiêu dùng hiện đại và nhận ra các lợi ích thiết thực của hình thức này, thì “tín dụng đen” không còn đất hoành hành.

Chúng tôi ghi nhận rằng, có những khu vực vùng sâu, vùng xa chỉ có nhân viên HD SAISON bám điểm, bám bản, mà vắng bóng hoàn toàn các CTTC khác. Tại những địa điểm này, “tín dụng đen” thường tung hoành rất mạnh. Do vậy, Công ty đang nỗ lực kết hợp với các nhà bán lẻ tại địa phương để đẩy mạnh truyền thông, giúp người tiêu dùng biết đến các dịch vụ tài chính thiết thực của HD SAISON và tránh xa “tín dụng đen”.

Bên cạnh nỗ lực từ các CTTC, Nhà nước cần tăng cường tuyên truyền cho người dân để họ hiểu được thế nào là tài chính tiêu dùng và các quy định pháp luật liên quan. Bởi “tín dụng đen” chỉ có thể được đẩy lùi khi dân trí được nâng cao.

Đàm Thế Thái
Đặc san Toàn cảnh Ngân hàng Việt Nam 2019

Trung tá Đỗ Minh Phương, Phó Trưởng Phòng Trọng án (Cục Cảnh sát Hình sự - Bộ Công an) cho biết: COVID-19 bùng phát kéo dài, nhiều người dân bị nợ lương, mất việc làm; dòng tiền doanh nghiệp khó khăn... khiến “tín dụng đen” càng có đất sống.

  • Agribank góp phần đẩy lùi “tín dụng đen” mùa dịch qua cung ứng tín dụng tiêu dùng

  • Hà Nội: Tạm giữ hình sự 5 đối tượng liên quan đến 'tín dụng đen'

  • Cảnh giác với bẫy tín dụng đen thời COVID-19

Tại sao tín dụng đen vẫn tồn tại
Tang vật các đối tượng sử dụng trong việc cho vay nặng lãi bị thu giữ. Ảnh: Phạm Thanh Tân/TTXVN.

Lợi dụng công nghệ, mạng xã hội… để mời chào

Tình trạng “tín dụng đen” ở Việt Nam ngày càng phức tạp. Việc cho vay nặng lãi diễn ra phổ biến, công khai. Nhiều người, đặc biệt lớp trẻ đã bị sa vào cạm bẫy “tín dụng đen”, lâm vào tình cảnh cùng quẫn.

Theo Bộ Công an, COVID-19 kéo dài đã gây thiệt hại nặng nề đến mọi mặt đời sống kinh tế, xã hội. Hệ lụy là nhiều người lao động bị mất việc, giảm thu nhập, khiến nhu cầu vay tiền tăng. Một bộ phận không nhỏ thanh niên còn vay tiền để tiêu xài cá nhân hoặc thậm chí dùng ma túy, chơi cờ bạc...

“Các đối tượng cho vay nặng lãi đã lợi dụng công nghệ, mạng xã hội… để mời chào, dụ dỗ người kinh doanh nhỏ lẻ, người lao động thu nhập thấp, công nhân, thanh thiếu niên vay tiền. Chúng nhắm đến một bộ phận tiểu thương, người kinh doanh nhỏ lẻ đang cần vốn, trả nợ; thanh thiếu niên có nhu cầu tiêu xài cá nhân bất chính”, ông Đỗ Minh Phương cho biết.

Tại sao tín dụng đen vẫn tồn tại
Giấy vay tiền mặt của các nạn nhân. Ảnh: Trịnh Duy Hưng/TTXVN.

Ông Lê Ngọc Lâm, Tổng Giám đốc Ngân hàng BIDV chia sẻ:“Tín dụng đen” ngày càng len lỏi, tồn tại không chỉ ở vùng sâu, vùng xa, mà ở ngay giữa lòng thành thị, do nhiều khách hàng cá nhân ít có cơ hội tiếp cận thông tin, chính sách cho vay của các ngân hàng; chưa hiểu rõ về tài sản bảo đảm, giá trị, tính pháp lý tài sản bảo đảm khi đi vay; vướng mắc quy định của pháp luật hiện hành đối với cho vay online; khởi tạo và thẩm định, phê duyệt tín dụng tự động; hệ thống thông tin, liên kết chia sẻ dữ liệu giữa các cơ quan chức năng tại Việt Nam chưa hoàn thiện; chế tài xử phạt đối với việc cho vay nặng lãi, tổ chức “tín dụng đen” chưa đủ tính răn đe.

“Về phía khách hàng, thiếu năng lực tổ chức sản xuất kinh doanh, các nhu cầu vay vốn tiêu dùng cấp bách thường khó chứng minh mục đích sử dụng vốn và khả năng trả nợ; quá trình thẩm định cấp tín dụng khó khăn do nguồn thông tin không đầy đủ, độ chính xác không cao",bà Hà Thu Giang, Phó Vụ trưởng Vụ tín dụng các ngành kinh tế (Ngân hàng Nhà nước – NHNN) cho biết.

Ngân hàng nângmức cho vay, giảm điều kiện thế chấp để "triệt" tín dụng đen

Theo ông Lê Ngọc Lâm, để đẩy lùi hoạt động tín dụng “đen”, BIDV đã tập trung hoạt động ngân hàng bán lẻ. Trong 10 năm gần đây, dư nợ bán lẻ của BIDV tăng từ 38.000 tỷ đồng năm 2011 (chiếm 13,3% tổng dư nợ tín dụng BIDV) lên gần 496.000 tỷ đồng tại thời điểm 31/10 (chiếm tỷ trọng xấp xỉ 38% tổng dư nợ tín dụng BIDV), tương đương tăng trưởng gấp 12 lần trong 10 năm vừa qua.

“Ngân hàng chấp nhận hy sinh lợi nhuận để giảm lãi suất cho vay để hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch COVID-19; triển khai gói tín dụng 20.000 tỷ đồng ngắn hạn hỗ trợ cho vay khách hàng cá nhân sản xuất kinh doanh chịu ảnh hưởng bởi đại dịch; triển khai các gói tín dụng phục vụ các mục đích tiêu dùng, kinh doanh với lãi suất cho vay cạnh tranh”, Tổng Giám đốc BIDV cho biết.

Ông Phan Cử Nhân, Giám đốc Ban Hợp tác quốc tế và truyền thông Ngân hàng chính sách xã hội (NHCSXH) cho biết:Để tạo điều kiện cho người dân vay vốn, NHCSXH đã nâng mức cho vay tối đa lên 100 triệu đồng/ hộ vay không phải đảm bảo tiền vay và nâng thời hạn cho vay tối đa lên 120 tháng đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, cho vay phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi..

Để đẩy lùi “tín dụng đen”, lãnh đạo BIDV đề nghị NHNN phối hợp cùng các bộ/ngành phát triển các công cụ tài chính vi mô để hỗ trợ cho vay đối với người dân có thu nhập thấp, không ổn định, dưới chuẩn ngân hàng, sớm ban hành các quy định và quản lý đối với hoạt động cho vay ngang hàng; đề nghị NHNN phối hợp cùng các bộ/ngành hỗ trợ, sửa đổi và hoàn thiện hệ thống văn bản, hành lang pháp lý trong cho vay online của tổ chức tín dụng (TCTD).

Trong bối cảnh chuyển đổi số nền kinh tế, chuyển đổi số Quốc gia, một số NHTM đã kiến nghị Chính phủ và các bộ/ngành liên quan xem xét, sớm nghiên cứu cơ chế kết nối, chia sẻ thông tin dữ liệu quốc gia giữa các cơ quan Nhà nước và doanh nghiệp, đặc biệt các TCTD/công ty tài chính (CTTC).

Đại diện Cục Cảnh sát Hình sự (Bộ Công an) kiến nghị: Bộ Công an tiếp tục chỉ đạo công an các đơn vị, địa phương siết chặt công tác quản lý nhà nước về an ninh trật tự có liên quan đến công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động “tín dụng đen”; đề nghị Bộ Thông tin và Truyền Thông, NHNN, Bộ Công Thương, Bộ Tư pháp phối hợp Bộ Công an và các cơ quan có liên quan nghiên cứu, đề xuất giải pháp giải quyết tình trạng các đối tượng sử dụng tài khoản ngân hàng, số thuê bao điện thoại không chính chủ, tạo lập website, ứng dụng điện thoại, tài khoản mạng xã hội không khai báo, đăng ký chính danh và thực hiện hành vi phạm pháp luật nhằm trốn tránh sự điều tra, phát hiện, xử lý của cơ quan chức năng.

Ông Lê Anh Tuấn - Phó Tổng Giám đốc Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam (CIC):

Cổng thông tin kết nối khách hàng vay tại địa chỉ https://cic.gov.vn trong 2 năm qua đãhỗ trợ người dân và doanh nghiệp tiếp cận vốn vay dễ dàng. Về phía khách hàng vay, Cổng thông tin cho phép người dân, doanh nghiệp đăng ký nhu cầu vay và tra cứu thông tin tín dụng của bản thân. Thời gian qua, có khoảng 500 ngàn tài khoản người dân đã đăng ký tham gia giao dịch trên Cổng thông tin với 241.000 nhu cầu vay của cá nhân. Lượng nhu cầu vay của cá nhân liên tục tăng cao.

Cổng thông tin cho phép TCTD quảng bá các sản phẩm dịch vụ của mình tới cộng đồng và tìm kiếm khách hàng vay một cách nhanh chóng. Hiện có gần 4.000 tài khoản người dùng từ 54 TCTD được cấp quyền tham gia hệ thống để kết nối, tiếp cận người vay; hiện có khoảng 520 sản phẩm từ 38 TCTD đang được giới thiệu trên giao diện. Mặc dù mới đang ở giai đoạn đầu triển khai hoạt động kết nối nhu cầu vay, song đã có khoảng trên 20% nhu cầu vay đăng ký trên hệ thống được TCTD tiếp cận.

Minh Phương/Báo Tin tức

Tại sao tín dụng đen vẫn tồn tại

Công ty tài chính nỗ lực không để 'tín dụng đen' hoành hành sau giãn cách

Trong công cuộc ngăn chặn và đẩy lùi tín dụng đen, các công ty tài chính đóng vai trò quan trọng, hiệu quả, thông qua việc hỗ trợ khách hàng tiếp cận dễ dàng với nguồn vốn vay tín dụng hợp pháp, cùng trải nghiệm dịch vụ an toàn, thuận tiện.

Chia sẻ:

Từ khóa:

  • Tín dụng đen,
  • bẫy tín dụng,
  • cho vay tiêu dùng,
  • vay nặng lãi,
  • ngân hàng,
  • cho vay tiêu dùng,
  • đẩy lùi tín dụng đen,