Tại sao trứng có vị đắng

Tinh trùng có vị đắng không những khiến chuyện chăn gối kém phần cao trào mà đôi khi còn là dấu hiệu cho thấy bạn đang gặp phải các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn.

Nuốt tinh trùng là hoạt động tình dục rất bình thường và không có gì đáng xấu hổ. Hoạt động này có thể giúp gia tăng khoái cảm và giải phóng năng lượng tích cực khi quan hệ. Tuy nhiên, nếu người ấy thủ thỉ rằng, tinh trùng của bạn có vị đắng thì bạn đừng xem nhẹ và bỏ qua nhé.

Bài viết sau sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc tại sao tinh trùng có vị đắng cũng như cách để cải thiện mùi vị của tình trùng.

Tại sao tinh trùng có vị đắng?

Tinh dịch thường có mùi giống clo và vị hơi ngọt do chứa đường fructose trong cấu tạo. Mặt khác các chuyên gia cũng cho biết, mùi vị của tinh dịch, tinh trùng có thể khác nhau ở mỗi người. Tuy nhiên, nếu chúng có mùi hôi hoặc vị đắng khó chịu thì đó có khả năng là dấu hiệu của một tình trạng bất thường.

Vậy tại sao tinh trùng lại có vị đắng? Nguyên nhân có thể đến từ những yếu tố sau:

  • Bạn đang bị nhiễm trùng vùng kín
  • Bạn đang mắc phải các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STDs) chẳng hạn như giang mai, bệnh lậu, bệnh Chlamydia…
  • Sử dụng rượu bia thường xuyên
  • Chất bôi trơn cũng khiến cho dịch tinh trùng bị biến mùi
  • Chế độ ăn uống thiếu sự đa dạng, không tốt cho sức khỏe
  • Hút thuốc lá không những làm cho hơi thở có mùi hôi mà còn khiến cho tinh trùng của bạn có vị đắng
  • Sử dụng một số thuốc để chữa bệnh cũng có thể ảnh hưởng đến mùi vị của tinh trùng
  • Thói quen sống thiếu khoa học (thức quá khuya, giờ sinh học của cơ thể bị xáo trộn, ít ngủ..)

Có thể bạn quan tâm: Vị của tinh trùng như thế nào là bình thường?

Chế độ ăn uống là một trong những nguyên nhân có thể ảnh hưởng đến mùi vị của tinh dịch và tinh trùng. Đặc biệt, một số loại thực phẩm nếu ăn quá nhiều sẽ khiến tinh dịch có vị đắng hoặc tanh như:

  • Cà phê: Uống 1 ly cà phê mỗi ngày là thói quen khá tốt cho sức khỏe cũng như giúp nâng cao hiệu suất làm việc. Tuy nhiên, nếu uống quá nhiều có thể khiến cho tinh dịch của bạn có mùi hăng hoặc đắng.
  • Thực phẩm đã qua chế biến: Các loại thực phẩm như thịt hộp, mì ăn liền, xúc xích xông khói rất hấp dẫn nhưng lại dễ làm cho vị của tinh trùng bị biến đổi nếu bạn tiêu thụ quá thường xuyên.
  • Măng tây: Măng tây được biết đến như 1 loại thực phẩm tốt cho sức khỏe, tuy nhiên món ăn này lại dễ khiến cho tinh trùng của các quý ông có mùi nặng hoặc thậm chí là có vị đắng.
  • Sữa: Không thể phủ nhận những lợi ích mà sữa mang đến cho chúng ta. Tuy nhiên, các chế phẩm từ sữa động vật như phô mai, sữa tươi, sữa chua hoặc bơ dễ ảnh hưởng đến mùi vị của tinh trùng. Vì thế, bạn nên sử dụng hạn chế hoặc thay bằng sữa thực vật (sữa hạnh nhân, sữa mắc ca…)
  • Hành, tỏi, tiêu, gia vị: Đây đều là những thành phần giúp món ăn trở nên ngon miệng hơn. Tuy nhiên, việc tiêu thụ quá mức các món ăn đậm đà, được nêm nếm nhiều gia vị dễ khiến cho tinh dịch có mùi kém hấp dẫn và vị khó chịu.
  • Thịt đỏ: Thịt đỏ như thịt bò, thịt heo là món ăn khoái khẩu của những người sành ăn nhưng cũng chính là nguyên nhân làm cho tinh dịch của nam giới có mùi vị không mấy dễ chịu.

Ăn gì để tinh trùng có vị ngọt hơn?

Sau khi tìm hiểu vì sao tinh trùng có vị đắng cũng như những món ăn dễ dẫn đến tình trạng này thì bạn đừng bỏ qua các loại thực phẩm giúp cải thiện mùi vị và sức khỏe tinh binh dưới đây nhé:

  • Thảo mộc: Các loại thảo mộc như bạc hà, cỏ lúa mì, mùi tây giúp cải thiện mùi vị của tinh trùng. Bạn có thể chế biến chúng thành các loại trà, sinh tố hay nước ép đều được
  • Quế: Quế được đánh giá khá cao trong việc giúp cho tinh trùng có vị ngọt
  • Trái cây giàu fructose: Dâu tây, quả mận, việt quất, kiwi, bơ không những ngon miệng mà còn làm cho tinh trùng ngọt hơn.
  • Dứa: Quả thơm (dứa) được mệnh danh là thực phẩm vừa tốt cho “cô bé” lại vừa có lợi cho quý ông
  • Nước lọc: Uống đều đặn 1,5 lít nước mỗi ngày không những giúp cơ thể đào thải độc tố mà còn giúp cho tinh trùng không có vị đắng

Hi vọng qua bài viết, bạn đã phần nào biết được vì sao tinh trùng có vị đắng cũng như những loại thực phẩm giúp cải thiện mùi vị của tinh trùng. Nếu như cảm thấy quá trình xuất tinh cũng như mùi vị của tinh dịch khác thường, gây khó chịu thay vì thoải mái thì các quý ông nên đến phòng khám để được bác sĩ, chuyên gia thăm khám và điều trị trước khi tình trạng chuyển biến tệ hơn.

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Quả trứng cay đắng!

Doanh nghiệp kinh doanh miếng thịt heo, năm lần bảy lượt bị tố ăn dày, mới quyết định hạ giá. Nay, đến quả trứng cũng đồng cảnh ngộ.

  • Vì sao Việt Nam phải nhập muối, trứng?

  • Thịt, trứng gia cầm sắp được truy xuất nguồn gốc

Suốt trong sáu tháng trở lại đây, nông dân nuôi gà đẻ phải bấm bụng bán quả trứng dưới giá thành, lỗ chỏng vó nhưng vào siêu thị, người dùng vẫn phải mua trứng với giá cao ngất…

Không khó để tập hợp mặt bằng chung của giá trứng trong sáu tháng qua, chỉ ở mức 800 đồng đến trên dưới 1.000 đồng mỗi quả. Trừ hết các khoản chi phí, người chăn nuôi lỗ ròng từ 300 – 500 đồng. Một quả trứng nhỏ nhoi, chỉ bằng các cổ chai nước mà gánh khoản lỗ lên đến mấy trăm đồng, thì quả là quá cay đắng cho người nông dân.

Anh Sáng, một người chăn nuôi gà đẻ ở Đồng Nai, cho biết gia đình anh có trại gà đẻ ngót nghét 40.000 con, mỗi ngày thu vào 25.000 – 28.000 quả trứng và cứ cho mỗi quả hiện lỗ 300 đồng thì cũng bị âm vốn gần 10 triệu.

Quả trứng gà từ trại ra tới tay người tiêu dùng tăng gấp đôi, giới kinh doanh lời còn người nông dân lỗ.

Cũng như con heo, đầu ra quả trứng đang rơi vào bế tắc do lượng trứng tồn kho trong doanh nghiệp, đại lý, các chủ trại… còn quá lớn, tiêu thụ không xuể. Ngoài nguyên nhân đàn gà đẻ tăng nhanh trong khoảng một năm trở lại đây, dẫn đến cung vượt cầu, việc cả xã hội chú ý vào con heo, nhà nhà gia tăng tần suất ăn thịt heo, cũng gián tiếp đẩy quả trứng vào khủng hoảng.

Bên cạnh đó, đây đang là dịp nghỉ hè, thị trường vào mùa tiêu thụ thấp điểm nên lượng trứng sản xuất mỗi ngày dư theo cấp số nhân. Một số doanh nghiệp buộc phải chuyển trứng tươi qua làm bột trứng cung cấp nguyên liệu chế biến các loại thực phẩm dành cho người, thậm chí, làm nguyên liệu thức ăn thuỷ sản, chăn nuôi…

Thị trường trứng sỉ ế ẩm là vậy, nhưng giá trứng lẻ đến tay người tiêu dùng vẫn quá cao. Tại các chợ truyền thống, cửa hàng, tạp hoá, giá trứng gà loại 1 dao động từ 1.700 – 2.000 đồng/quả, trong khi hệ thống siêu thị phổ biến ở mức trên 2.200 – 2.400 đồng/quả. Rõ ràng, một quả trứng từ trại giá chỉ có trên dưới 1.000 đồng, nhưng người dùng khi vào siêu thị phải mua mắc hơn gấp đôi là quá phi lý, vì tính ra, cộng hết tất cả chi phí như tiền hộp, tiền công nhân, điện, nước, lãi suất, vận chuyển, chiết khấu thì cùng lắm cũng cỡ khoảng 500 đồng.

Một số doanh nghiệp có thể giải thích do họ ký hợp đồng giá cao với nông dân, những 1.500 – 1.600 đồng/quả, nên việc bán hơn 2.000 đồng như hiện tại là hợp lý. Nhưng thử hỏi, trong số hàng ngàn nông dân nuôi gà đẻ có mấy người được doanh nghiệp ký hợp đồng tiêu thụ giá cao. Nếu ký hợp đồng hết thì mặt bằng giá trứng phải cao, chứ không thể dưới giá thành trong suốt thời gian như vậy.

Cũng như mặt hàng thịt heo đang được "bình ổn" với giá cao, nay đến quả trứng cũng vậy. Tuy giá ở trại vẫn "tròn trịa" ở mức rất thấp, nhưng qua vài tầng nấc trung gian, người ta lại khiến cho giá cả của nó bị méo mó. Doanh nghiệp kinh doanh trứng vẫn có thể tự giảm giá trứng mà không cần chờ đến yêu cầu của cơ quan chức năng, như cách mà doanh nghiệp kinh doanh thịt heo đang làm. Họ chủ động hạ giá thịt heo, dù thông qua các chương trình cũng tạm chấp nhận được.

Doanh nghiệp kinh doanh trứng, nếu "đã trót" ký hợp đồng giá cao với một số nông dân, thì lúc này, bằng cách này hay cách khác họ vẫn có thể hạ giá trứng bán lẻ. Họ có thể hy sinh chút xíu lợi nhuận để cùng nông dân vượt qua khó khăn. Kinh doanh như vậy mới bền vững, mới sòng phẳng với thị trường. Chứ còn, cũng là đối tác của nhau mà một người thua lỗ triền miên, còn người kia nhởn nhơ báo lãi. Là người ai làm vậy!

Năm 2016, tổng sản lượng trứng gà đạt 5,443 tỉ quả, với tốc độ tăng trưởng 9,5%/năm. Trong khi đó, sản lượng tiêu thụ trứng gà của Việt Nam còn thấp hơn nhiều so với khu vực. Thái Lan có tỷ lệ tiêu thụ 125 quả trứng/người/năm; Indonesia 340 quả trứng/người/năm, còn Việt Nam mới chỉ tiêu thụ 89 quả trứng/người/năm.

Theo ông Nguyễn Thanh Sơn, viện trưởng viện Chăn nuôi quốc gia, kiêm chủ tịch hội Chăn nuôi gia cầm Việt Nam, đến năm 2020, tỷ lệ tiêu thụ tại Việt Nam sẽ đạt 140 quả trứng/người/năm. Ngoài ra, ngành sản xuất bánh kẹo, thực phẩm chế biến trong nước cũng đang phát triển, đẩy tăng nhu cầu trứng gia cầm các loại.

Theo Bảo Ngọc (Thế giới Tiếp thị)

Video liên quan

Chủ đề