Tại sao việt nam không dùng cầu thủ nhập tịch

Theo báo giới Malaysia, không phải là không có lý do khiến VFF không sử dụng các cầu thủ nhập tịch ở ĐTQG Việt Nam.

VIDEO: Viettel áp dụng công nghệ 4.0, sẵn sàng cho AFC Champions League (nguồn: Quán thể thao)

Vấn đề về cầu thủ nhập tịch đang là một câu chuyện gây ra nhiều tranh cãi ở Đông Nam Á. Bởi lẽ, ĐT Malaysia ở VL thứ 2 World Cup đã sử dụng tới 9 cầu thủ có gốc gác nước ngoài. Tuy vậy, các cầu thủ kể trên lại thi đấu không thực sự ấn tượng và vấp phải vô vàn lời chỉ trích từ NHM trong và ngoài Malaysia.

Điều này khiến giới mộ điệu nhìn sang Việt Nam - một đội bóng sử dụng toàn "cây nhà lá vườn" nhưng lại có được thành công ở VL World Cup.

Quảng cáo

Tuy vậy, cũng có nhiều ý kiến từ báo giới Malaysia đã chỉ ra vấn đề vì sao VFF không sử dụng các cầu thủ nhập tịch ở ĐT Việt nam.

"Trong khi vấn đề cầu thủ nhập tịch đang là chủ đề được tranh luận sôi nổi trong thời gian gần đây, thì đã có một số ý kiến về lý do Việt Nam không sử dụng cầu thủ nhập tịch.

Cụ thể, phần lớn NHM đều biết rằng có một số cầu thủ đang chơi V.League 1 cũng nhập tịch nhưng không được gọi vào ĐTQG", tờ Vocket của Malaysia mở đầu.

Tại sao việt nam không dùng cầu thủ nhập tịch
Theo báo giới Malaysia, sự cố của Phan Văn Santos là nguyên nhân khiến VFF không thực sự tin tưởng các cầu thủ nhập tịch sau này.

Quảng cáo

"Chúng tôi đã tìm hiểu nguyên nhân vì sao họ không dám sử dụng các cầu thủ nhập tịch. Và hóa ra, cái gì cũng có nguyên nhân của nó.

Chúng tôi đã liên hệ với một chuyên gia ở Việt Nam và biết rằng, đội tuyển Việt Nam từng có những cầu thủ nhập tịch vào năm 2008.

Phan Van Santos hay Fabio dos Santos, người Brazil, chơi ở vị trí thủ môn, xuất hiện với tư cách là cầu thủ nhập tịch đầu tiên.

Quảng cáo

Khi đối đầu với Olympic Brazil trong trận giao hữu, Phan Văn Santos đã hát quốc ca Brazil khi đang khoác áo của Việt Nam. Hãy thử tưởng tượng những NHM Việt Nam cảm thấy như thế nào vào thời điểm đó. Thật khó tin.

Và chắc chắn, đó là vết gợn để những người làm bóng đá Việt Nam cân nhắc về việc cho các cầu thủ nhập tịch lên ĐTQG", tờ Vocket chia sẻ.

Cuối cùng, trang Vocket cho rằng ĐT Malaysia nên nhìn nhận một cách khách quan về việc nhập tịch ở ĐTQG. Theo đó, cây viết Ahmad Ridzuan cho rằng phía LĐBĐ Malaysia nên xem xét về khát khao cống hiến của các cầu thủ nhập tịch trước khi triệu tập họ lên ĐTQG.

NÓNG: SLNA chi 30 tỷ để đón 'những đứa con lưu lạc' trở về!

Tin nên đọc

Tin cùng chuyên mục

Tại sao việt nam không dùng cầu thủ nhập tịch

Liridon (bìa phải) chơi quá kém trong trận Malaysia thua UAE 0-4 - Ảnh: NG.KHÁNH

Người hâm mộ Malaysia cho rằng: "Trước đây, không có cầu thủ nhập tịch Malaysia từng đoạt vé tham dự Olympic, từng đoạt HCV SEA Games, vô địch AFF Cup với cầu thủ nội địa. Giờ đây, khi ào ạt nhập tịch cầu thủ, bóng đá Malaysia lại thất bại".

Điều này là do những cầu thủ nhập tịch của Malaysia như Liridon, De Paula thiếu động lực thi đấu dẫn đến việc phó mặc trách nhiệm cho các đồng đội.

Mặt khác, việc thi đấu không thành công của các cầu thủ nhập tịch Malaysia còn do họ được người hâm mộ kỳ vọng quá lớn, với mục tiêu cầm hòa hay đánh bại chủ nhà UAE.

Nếu xét về khía cạnh chuyên môn, đây là điều rất khó bởi họ có quá ít thời gian làm quen lối chơi với các đồng đội. Cụ thể, Liridon mới gia nhập tuyển Malaysia từ tháng 5 vừa qua, còn De Paula từ tháng 3-2021.

Sau trận thua UAE, Sumareh - cầu thủ nhập tịch Malaysia từ năm 2019 - đã phản ứng với đồng đội. Điều này là do anh nhận quá ít bóng từ Paula và Liridon.

Khi có bóng, thay vì phối hợp với Sumareh, Paula thì Liridon lại chọn đột phá cá nhân. Đó là lối chơi mà giới đá bóng thường nói vui "họ mạnh thật, nhưng mạnh ai nấy đá". Đó chính là nguồn cơn dẫn tới sự phẫn nộ của Sumareh sau trận đấu.

Ngược với Malaysia, các cầu thủ nhập tịch của UAE lại tỏa sáng. Trong đó, tiền đạo Lima (gốc Brazil, 27 tuổi) góp 2/4 bàn thắng. Hai tiền đạo còn lại là Canedo (gốc Brazil, 29 tuổi) - Sebastian (Argentina, 36 tuổi) cho thấy sự hòa nhập rất tốt với các đồng đội mới ở tuyển UAE.

Việc chất lượng chuyên môn của các "ông Tây" của UAE khác nhau một trời một vực với Malaysia bắt nguồn từ tiêu chí xét tuyển cùng khả năng nhận xét của giới chuyên môn trong việc xét tuyển.

Có thể thấy chất lượng ngoại binh của UAE tốt hơn nhiều so với Malaysia. Ngoài ra, Canedo, Sebastian và Lima rất tường tận văn hóa bóng đá sau 7, 8 năm chơi bóng ở UAE. Theo tôi, đó là khác biệt cơ bản và quan trọng nhất khi so sánh về khả năng thành công của ngoại binh tuyển Malaysia và UAE.

Bóng đá Việt Nam mời gọi cầu thủ Việt kiều

Hơn 10 năm trước, đội tuyển Việt Nam từng có các cầu thủ nhập tịch như Phan Văn Santos, Đinh Hoàng La, Đinh Hoàng Max, Huỳnh Kesley...

Nhưng do chưa được "bật đèn xanh" trong việc nhập tịch ngoại binh nên Liên đoàn Bóng đá Việt Nam đã chuyển hướng tăng cường sức mạnh cho các đội tuyển quốc gia thông qua việc mời gọi các cầu thủ Việt kiều.

Cách làm này có thất bại với người này người khác do không vượt qua được các cuộc kiểm tra, thử nghiệm về chuyên môn.

Tuy nhiên, thủ môn Đặng Văn Lâm (cha Việt, mẹ Nga) là trường hợp thành công thú vị khi anh trở thành sự lựa chọn số 1 của HLV Park Hang Seo trong 3 năm trở lại đây trong màu áo đội tuyển Việt Nam.

Sinh năm 1993, sau khi được đào tạo cơ bản về kỹ thuật ở Nga, Văn Lâm đã về Việt Nam tập nâng cao từ năm 17 tuổi mà CLB Hoàng Anh Gia Lai là bệ phóng đầu tiên của anh.

Tại sao việt nam không dùng cầu thủ nhập tịch
HLV tuyển Malaysia bảo vệ cầu thủ nhập tịch trước những chỉ trích

ĐOÀN MINH XƯƠNG

Nhìn ra thế giới

Câu chuyện cầu thủ nhập tịch vốn không hề xa lạ với bóng đá châu Âu. Đội tuyển Pháp đã nổi lên là một thế lực của bóng đá châu Âu và thế giới nhờ những cầu thủ có gốc gác nước ngoài. Trong đội hình hiện tại của “Gà trống”, tiền vệ Kante có gốc Mali. Trong khi đó, tiền đạo Mbappe có mẹ Fayza Lamari, người gốc Algeria; bố Wilfried, người Cameroon. Tuyển thủ Jorginho của đội tuyển Italia cũng là người Brazil, mãi khi 24 tuổi không được gọi vào đội tuyển quốc gia anh mới gia nhập đội bóng áo màu thanh thiên.

Mới đây nhất, Liên đoàn bóng đá Malaysia đã triệu tập 4 cầu thủ nhập tịch là Mohamadou Sumareh, Dominic Tan, Guilherme De Paula, Dion Cools để tham dự AFF Cup vào tháng 12 tới đây. Cách đây 13 năm, khi đó HLV Calisto đã tư vấn cho VFF, muốn “đi tắt, đón đầu” để đội tuyển Việt Nam đủ sức "chinh chiến" ở đấu trường châu lục thì không gì nhanh và hiệu quả hơn bằng việc sử dụng cầu thủ nhập tịch có chuyên môn tốt.

Tại sao việt nam không dùng cầu thủ nhập tịch

 Các cầu thủ Việt Nam luôn thua thiệt trong các pha tranh chấp tay đôi. Ảnh VFF

Năm 2008, Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) đã gọi lên đội tuyển quốc gia thủ môn người Ukraina nhập tịch Mykola (Đinh Hoàng La), tiền đạo người Brazil làm rể Việt Kesley Alves (Huỳnh Kesley Alves), tiền đạo Đinh Hoàng Max (Maxwell) và thủ môn Phan Văn Santos (Brazil). Nhưng sau "sự cố" thủ môn Phan Văn Santos lại đi hát quốc ca Brazil trong trận giao hữu giữa đội tuyển quốc gia Việt Nam với đội tuyển Olimpic, người ta đã khép cánh cửa lên đội tuyển đối với các cầu thủ nhập tịch. VFF giải thích, trước khi nghĩ đến thành tích chuyên môn cần phải “giữ gìn bản sắc và hình ảnh dân tộc Việt Nam” (?!!).

Đến giờ chỉ có những cầu thủ có trong người dòng máu Việt, có gốc gác Việt, mới được chơi cho đội tuyển Việt Nam. Sở dĩ thủ môn Đặng Văn Lâm được gọi lên đội tuyển vì có bố là người Việt. Điều này đã khiến cho nhiều cầu thủ nhập tịch được đánh giá rất cao về mặt chuyên môn như Đỗ Merlo, Hoàng Vũ Samson, Nguyễn Trung Đại Dương, Hoàng Vissai, Nguyễn Van Bakel không còn có cơ hội để khoác chiếc áo đỏ của đội tuyển. Tất nhiên vì thế những năm gần đây không còn nhiều cầu thủ nước ngoài có đủ điều kiện hào hứng nhập quốc tịch Việt Nam.

Hậu quả của một quyết định bảo thủ

Để rồi ngồi trên khán đài sân Mỹ Đình chứng kiến tiền vệ số 19 Ai Muwallad của Saudi Arabia đột ngột tăng tốc nhanh hơn nửa bước là vượt qua Hồng Duy chỉ chậm hơn đối thủ nửa bước chân, để anh ta tạt bóng vào trong cho đồng đội bật cao đánh đầu ghi bàn. Trung vệ Quế Ngọc Hải của chúng ta thấp hơn Al.Shehri nửa cái đầu nhưng không tài nào ngăn cản Al.Shehri đánh đầu ngược ghi bàn thắng. Xét về cả trận đấu, đội khách Saudi Arabia chỉ nhanh hơn 1 chút, cao hơn 1 chút, khéo hơn 1 chút và chính xác hơn cũng chỉ 1 chút nên đã giành chiến thắng 1-0.

Sau 6 trận đấu tại vòng loại thứ 3 World Cup 2022 khu vực châu Á chúng ta đã nhận 12 bàn thua, trong đó có tới 9 bàn thắng bị đối phương ghi ở hiệp 2. Sau khi bị đối thủ quần cho mệt lử 45 phút đầu trận đấu, sáng hiệp 2 cầu thủ chúng ta bị "tụt pin" để Saudi Arabia, Trung Quốc, Oman dễ dàng chọc thủng lưới tới 3 lần. Ngoại trừ Trung Quốc chủ động đá phòng ngự phản công, còn Saudi Arabia, Oman đều dùng đòn đua tốc độ, triệt phá thể lực các cầu thủ Việt Nam chúng ta để giành thắng lợi.

Tại sao việt nam không dùng cầu thủ nhập tịch

 Đội tuyển Việt Nam hiện nay đang rất cần cũng cầu thủ nhập tịch như Hoàng Vũ Samson. Ảnh VFF

Chúng ta có 3 trận thua trước các đối thủ già rơ như Saudi Arabia, Nhật Bản và Australia với cùng tỷ số 0-1 với thế trận không quá chênh lệch. rong tay ông Park không có cầu thủ nào có thể hình, thể lực ngang bằng đối thủ, có đủ trình độ chuyên môn để gây đột biến trước khung thành đối phương nên bóng chỉ luẩn quẩn trước khu vực 16,5m. Không biết các quan chức VFF sẽ nghĩ gì khi nhìn thấy Quang Hải, Hoàng Đức, Công Phượng những cầu thủ có kỹ thuật cá nhân tốt nhất Việt Nam thúc thúc trước các cầu thủ Tây Á, Nhật Bản to cao, có trình độ chuyên môn.

Bóng đá có luật chơi của nó và khi đã gia nhập sân chơi lớn thì chúng ta chỉ cần tuân thủ các quy định của FIFA là đủ. Không thể  lấy những vấn đề bản sắc, văn hóa, ngôn ngữ ra để giải thích quyết định không gọi những cầu thủ nhập tịch có chuyên môn tốt vào đội tuyển. Nói như VFF thì hóa ra đội tuyển Pháp vô địch thế giới, đội tuyển Italia, đội tuyển Đức lâu nay không có bản sắc. Phải thừa nhận là thầy, trò HLV Park Hang-seo đã có nhiều cố gắng nhưng nếu VFF vẫn cứ bảo thủ như thế thì phải hàng chục năm nữa vẫn không thể thu hẹp khoảng cách với các đội bóng châu lục.