Tên lửa được phát minh vào năm nào

(Baoquangngai.vn)- Đó là Sergei Korodiov, người mở những trang đầu của ngành vũ trụ thực tiễn, ông là người đã sáng lập nên chương trình vũ trụ của Xô viết và cũng là nhân vật đã gây tác động, khởi đầu cuộc chạy đua về khoa học vũ trụ trên thế giới sau này.

Sergey Pavlovich Korolyov (12/01/1907-14/01/1966), thường gọi Sergey Korolyov hoặc Sergei Korolev, là một nhà khoa học, kỹ sư và nhà thiết kế tên lửa hàng đầu của Liên Xô trong cuộc chạy đua vào không gian với Hoa Kỳ thập niên 1950 và 1960. Ông sinh tại Zhytomyr, Ukraina và mất tại Moskva.

Tên lửa được phát minh vào năm nào

Các công trình tạo tàu vũ trụ của ông khởi nguồn từ năm 1945. Sau khi Liên Xô chiến thắng phát xít Đức, ông được lệnh bay sang Đức để tập trung dữ liệu về tên lửa V-2. Các chuyên gia Xô viết đặt ưu tiên là khôi phục tài liệu tên lửa V-2 của Đức đã thất lạc và nghiên cứu nhiều bộ phận tên lửa cũng như các máy móc chế tạo chúng.

Năm 1946, chính phủ Liên Xô quyết định đưa 5.000 công nhân Đức đã tham gia sản xuất tên lửa về Liên Xô để phục vụ dự án tên lửa của mình. Korolyov nắm trọng trách tổng công trình sư về tên lửa tầm xa của Liên Xô. Với những tài liệu được phục hồi, cùng những bộ phận rời của tên lửa V-2, tổ phát triển tên lửa bắt đầu tái tạo V-2, dưới tên R-l. Từ năm 1947, bộ phận dưới quyền Korolyov bắt đầu phát triển các thiết kế tiên tiến hơn, với yêu cầu về tầm bắn và sức chở lớn hơn.

Tên lửa R-2 đạt tầm bắn gấp đôi V-2, nó là thiết kế đầu tiên mang một đầu đạn. Kế tiếp tên lửa R-3 đạt cự ly 3.000 km tức là có thể vươn tới lãnh thổ Anh.

Cùng năm 1952, dự án tên lửa R-5 được bắt đầu. Nhưng R-7 Semyorka mới là tên lửa đạn đạo liên lục địa đầu tiên trên thế giới, NATO gọi nó là SS-6 Sapwood. Đây là tên lửa hai lớp đẩy, trọng tải tối đa 5,4 tấn, đủ sức mang một đầu đạn hạt nhân khổng lồ của Liên Xô tới mục tiêu cách xa 7.000 km. Sau một số thử nghiệm thất bại, R-7 phóng thành công tháng 8/1957.

Mặc dù đạt được những tiến triển thuận lợi trong công nghệ tên lửa đạn đạo liên lục địa, Korolyov vẫn say mê với ý tưởng du hành trong không gian bằng tên lửa. Năm 1953, ông đề xuất sử dụng tên lửa R-7 để đưa vệ tinh lên quỹ đạo không gian. Ông trình bày ý tưởng của mình trước Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô bao gồm cả ý kiến dùng chó để thử nghiệm.

Nãm 1957, năm Vật lý địa cầu, trên báo chí Hoa Kỳ bắt đầu xuất hiện những ý tưởng về đưa vệ tinh nhân tạo lên vũ trụ. Chính phủ Hoa Kỳ bỏ qua chúng vì không muốn tiêu tốn hàng tỷ đôla vào mục đích này. Tuy nhiên, Korolyov và nhóm làm việc của ông cho rằng đây là lĩnh vực có thể đưa Liên Xô vượt qua Hoa Kỳ và Liên Xô là quốc gia đầu tiên trên thế giới đưa được vệ tinh lên quỹ đạo.

Vệ tinh Sputnick chỉ mất chưa đầy một tháng để thiết kế và chế tạo. Cấu trúc của nó khá đơn giản, chỉ gồm một quả cầu kim loại đánh bóng, các thiết bị đo nhiệt, pin và một bộ phận phát tín hiệu vô tuyến. Đích thân Korolyov chỉ đạo việc chế tạo Sputnik. Và ngày 4/10/1957, vệ tinh nhân tạo đầu tiên của loài người - Sputnik 1 được phóng lên quỹ đạo, mở ra kỷ nguyên chinh phục khoảng không vũ trụ. Sau thành công của Sputnick, Korolyov chuyển sự chú ý đến mục tiêu tiếp theo - Mặt Trăng.

Một phiên bản của R-7 với lớp đẩy thứ ba, có thể với tới Mặt Trăng. Năm 1958, ba tàu thăm dò được gửi đến Mặt Trăng đều không thành công. Tàu vũ trụ Luna 1 phóng năm 1959 không tiếp xúc được bề mặt Mặt Trăng, nó đi chệch khoảng 6.000 km. Sau đó, tàu Luna 2 đã đến được Mặt Trăng. Liên Xô lại một lần nữa là quốc gia đầu tiên. Luna 3 là thành công nhảy vọt, nó chụp ảnh được phần Mặt Trăng không bao giờ hướng về phía Trái Đất. Thành tựu này có được chỉ sau Sputnik 1 có hai năm.

Năm 1958 chương trình tàu vũ trụ Vostok (Phương Đông) hình thành. Ngày 12/4/1961, trên con tàu Phương Đông 1 (Vostok 1), sử dụng phiên bản tên lửa đẩy R-7, Yuri Alekseievich Gagarin đã được phóng lên quỹ đạo. Sau thành công này, Korolyov dự định phát triển tàu Soyuz, loại tàu vũ trụ mđi có khả năng kết nối vđi tàu khác trên không gian và trao đổi phi hành gia, nhưng vì nhiều lý do, cuối cùng chương trình tàu Voskhod được thay thế tạm thời cho chương trình tàu Soyus.

Ông mất khi chưa đầy 60 tuổi, đến lúc đó người ta mới được biết Viện sĩ Sergei Korolyov - người 2 lần được tuyên đương Anh hùng lao động, tổng công trình sư các hệ thống tên lửa vũ trụ, người sáng lập ngành du hành vũ trụ thực tiễn. Và ông cũng được coi là "cha đẻ" của tàu vũ trụ hiện nay

Robert H. Goddard trong buổi thử nghiệm tên lửa nhiên liệu lỏng đầu tiên vào ngày 16-3-1926 - Ảnh: NASA

Tên lửa nhiên liệu lỏng - Bính Dần (1926)

Năm 1926, nhà khoa học người Mỹ Robert H. Goddard thử nghiệm thành công tên lửa nhiên liệu lỏng đầu tiên trên thế giới tại Massachusetts (Mỹ). Nhiên liệu lỏng được dùng ở đây là là oxy lỏng và xăng.

Tên lửa được tạo thành bằng những ống mỏng với tổng chiều cao khoảng 3m. Trong lần thử nghiệm, tên lửa đã bay được 2,5 giây với tốc độ khoảng 96km/h, đạt độ cao 12,5m và hạ cánh cách xa 56m.

Ban đầu đây được xem là một trong những bước tiến trong lĩnh vực quân sự khi tên lửa có thể dùng như một loại vũ khí, nhưng về sau đã mở đường cho lĩnh vực khám phá không gian.

Goddard đã nhận bằng sáng chế của Mỹ cho ý tưởng tên lửa đa tầng và tên lửa nhiên liệu lỏng. Trên những cơ sở thành công bước đầu này, giới nghiên cứu bắt đầu tập trung vào phát triển các loại tên lửa sử dụng nhiên liệu lỏng, để đến những năm 1960, thế giới chứng kiến những chuyến thám hiểm không gian lịch sử.

Bút bi - Mậu Dần (1938)

Tên lửa được phát minh vào năm nào

Bút bi hiện đã là một vật dụng phổ biến trên toàn cầu - Ảnh: GETTY IMAGES

Đầu những năm 1930, László Bíró (Hungary) là biên tập cho một tờ tạp chí nhỏ.

Khi làm việc, ông luôn cảm thấy bực bội khi phải tốn thời gian cho những chuyện như đổ mực vào viết, chưa kể những lúc viết bị nhòe, làm dơ bản thảo.

Cùng với anh trai, Bíró bắt tay nghiên cứu một loại mực khô nhanh hơn.

Cùng với đó, ông cần một cơ chế mới ở đầu cây viết để có thể kiểm soát được lượng mực tiết ra.

Tên lửa được phát minh vào năm nào

Một trong những cây bút bi đầu tiên của Bíró

Một lần tình cờ, ông nhìn thấy một đám con nít con đang chơi bi. Một viên bi chạy ngang qua vũng nước, để lại một vệt nước dài trên nền đất.

Ông chợt nghĩ đến việc đặt một viên bi ở đầu viết để điều chỉnh lượng mực truyền từ ống ra giấy khi viết.

Khi viên bi xoay tròn lúc ta điều khiển cây viết, mực sẽ bắt đầu theo đó mà in ra trên giấy.

Năm 1938, Bíró chính thức nộp bằng chứng nhận sáng chế tại Vương Quốc Anh cho cây bút bi của mình.

Sau chiến tranh thế giới thứ II, các công ty bắt đầu vào cuộc cải tiến những loại bút bi "nguyên sơ" của Bíró để cho ra những loại bút bi như ngày nay.

Video Game - Canh Dần (1950)

Tên lửa được phát minh vào năm nào

Trò chơi cờ caro trên màn hình máy tính lớn vào năm 1950

Tại Triển lãm quốc gia Canada năm 1950, một trò chơi có tên Bertie the Brain được ra mắt.

Đây là trò cờ caro với tỉ lệ 3x3, tức tổng cộng có 9 ô. Người chơi sẽ thao tác với một bộ bàn phím và từng nước đi sẽ hiển thị trên màn hình máy tính lớn.

Đến nay, nhiều chuyên trang công nghệ uy tín vẫn xem đây là trò chơi điện tử đầu tiên trên thế giới.

Trò chơi này ban đầu chỉ được tạo ra để kiểm tra một số thuật toán máy tính. Tuy nhiên, cuộc đua phát triển các trò chơi điện tử giữa các ông lớn cũng nổ ra từ đó.

Đến thập niên 1970 và 1980, những trò chơi điện tử dần hoàn chỉnh và tạo được sức hút lớn trên toàn cầu.

Giờ đây, trò chơi điện tử đã phát triển cả về số lượng lẫn chất lượng. Nhiều quốc gia cũng xem đây là một môn thể thao trí tuệ, không chỉ đơn thuần dừng lại ở một trò chơi thông thường.

Tên lửa được phát minh vào năm nào

Những chiếc tivi màu đầu tiên ra đời trong thập niên 1950

Cũng phải nói thêm năm 1950 mở đầu cho một thập niên cạnh tranh quyết liệt của những công ty ở Mỹ để cho ra chiếc TV màu đầu tiên.

Trong năm 1950, các hãng như NBC, CBS, RCA liên tục công bố và cho kiểm nghiệm các quy chuẩn truyền hình màu đầu tiên của mình, là bản lề cho thế hệ TV màu chính thức lên kệ chỉ ít năm sau.

iPad - Canh Dần (2010)

Tên lửa được phát minh vào năm nào

Những chiếc iPad đã góp phần thay đổi cách nhiều người làm việc, học tập và giải trí - Ảnh: GETTY IMAGES

Năm 2010, chiếc iPad đầu tiên ra mắt thị trường, mở đường cho một thập niên lên ngôi của máy tính bảng. Đây là sản phẩm giao thoa giữa điện thoại thông minh và máy tính xách tay.

Chiếc iPad tiên phong này ra mắt với màn hình lớn 9,7 inch, độ phân giải 1,024x768 pixel. Nếu so với những thế hệ bây giờ, iPad ngày ấy vừa nhỏ vừa kém sắc nét.

Tuy nhiên, đây vẫn là bước ngoặt cho một loại thiết bị làm việc, học tập và giải trí mới: không quá lớn như laptop nhưng lại không quá nhỏ như smartphone. Trong khi đó, iPad vẫn có thể chạy hầu hết mọi ứng dụng di động mà người dùng mong muốn.

Tròn 10 năm sau, iPad ghi nhận số lượng bán ra lên tới 400 triệu chiếc.

Ngày nay dù đã có nhiều loại từ các thương hiệu công nghệ khác trên thị trường nhưng nhiều người vẫn dùng từ iPad để chỉ những chiếc máy tính bảng.