Thẩm định, đánh giá phương án thiết kế là giai đoạn mấy trong quá trình thiết kế

Câu hỏi: Sau khi thẩm định, đánh giá phương án thiết kế:

A. Tiến hành làm mô hình thử nghiệm, chế tạo thử

B. Tiến hành lập hồ sơ kĩ thuật

C. Nếu không đạt thì tiến hành lập hồ sơ kĩ thuật

D. Nếu đạt thì tiến hành lập hồ sơ kĩ thuật

Trả lời :

Đáp án: D

Sau khi thẩm định, đánh giá phương án thiết kếnếu đạt thì tiến hành lập hồ sơ kĩ thuật.

Cùng Top lời giải tìm hiểu thêm về thiết kế nhé!

1.Khái niệm thiết kế

Thiết kế là quá trình hoạt động sáng tạocủa người thiết kế, bao gồm nhiều giai đoạn.

2.Các giai đoạn thiết kế:

Các giai đoạn thiết kế lập thành một sơ đồ thiết kế.

Ngày nay máy tính đã được sử dụng rộng rãi trong thiết kế và chế tạo. Thiết kế trợ giúp bằng máy tính (Computer Aided Design, viết tắt là CAD) đã mang lại hiệu quả rất to lớn.

Computer-aided design, viết tắt là CAD trong tiếng Anh (thiết kế được sự hỗ trợ của máy tính), được dùng rộng rãi trong các thiết bị nền tảng bằng máy tính hỗ trợ cho các kỹ sư, kiến trúc sư và các chuyên viên thiết kế khác. Các sản phẩm từ hệ thống nền tảng vectơ 2D đến các bề mặt và hình khối 3D tạo hình.

Theo phương pháp truyền thống thì các bản vẽ kỹ thuật thì được vẽ bằng tay. Công việc này đòi hỏi rất nhiều công sức và thời gian đặc biệt là những chi tiết phức tạp. Vì vậy mà ngày nay CAD được sử dụng rộng rãi trong rất nhiều lĩnh vực mà không chỉ riêng trong lĩnh vực cơ khí sản xuất mà còn trong cả xây dựng, kiến trúc, mỹ thuật, thương mại, y học,… (trong bài viết của tôi lần này chỉ xin thu hẹp khái niệm CAD trong lĩnh vực cơ khí, mà đúng ra phải gọi làMCAD = Mechanical CAD).

CAD chủ yếu được sử dụng trong thiết kế và phát triển sản phẩm. CAD chủ yếu là để thể hiện mô hình 3D và bản vẽ 2D. Nói về thị trường 3D CAD hiện nay thì thống trị vẫn là 3 nhà sản xuất là Dassault-CATIA,PTC – Pro/E,Siemens NX. Nhưng thị phần của 3 hãng này đang bị cạnh tranh quyết liệt bởi các hãng sản xuất phần mềm mới như:SolidWorks(một nhánh của Dassault), TopSolid, Cimatron, Space-E của NTT DATA Engineering System (Japan), IronCAD và một đàn em sinh sau đẻ muộn nhưng khá nổi hiện nay là SpaceClaim.

3. Thiết kế hộp đồ dùng học tập:

a, Hình thành ý tưởng xác định đề tài:

Hộp đựng đồ dùng học tập

b, Thu thập thông tin:

Hộp có chiều dài 350mm, rộng 220mm, gồm 3 bộ phận.

+Ống đựng bút (1).

+Ngăn để sách vở (2).

+Ngăn để dụng cụ (3).

c, Chế tạo thử:

+Làm mô hình

+Chế tạo thử.

d, Phân tích, đánh giá:

e, Hoàn thiện bản vẽ:

Một số lưu ý khi tạo bản vẽ:

- Kích thước, tỷ lệ

+ Một nguyên tắc cơ bản và quan trọng nhất đối với một bản vẽ kỹ thuật chính là đúng kích thước và tỷ lệ.

+Kích thước là số đo thực tế của đối tượng. Trong bản vẽ kỹ thuật, kích thước được thể hiện bằng đơn vị mm.

+Tỷ lệ là tỷ số giữa kích thước của đối tượng được thể hiện trong bản vẽ kỹ thuật so với kích thước thật của chính đối tượng đó ngoài thực tế.

+Vẽ sai tỷ lệ cũng chính là vẽ sai kích thước của đối tượng, quyết định hoàn toàn đến việc đúng sai của một bản vẽ kỹ thuật.

Việc xác định tỷ lệ tùy thuộc vào quy mô kích thước của đối tượng là lớn hay nhỏ và tùy thuộc vào khổ giấy vẽ. Chúng ta cần phải tính toán kỹ lưỡng trước khi vẽ để có thể lựa chọn được một tỷ lệ phù hợp nhất, tránh trường hợp tỷ lệ hình vẽ quá nhỏ gây trống bố cục hay tỷ lệ hình vẽ quá lớn gây kích bố cục, thiếu giấy.

Về cơ bản, đối với các bản vẽ kỹ thuật thuộc ngành nội thất thường sẽ sử dụng tỷ lệ từ 1:50 đến 1:1 vì các đối tượng thuộc ngành nội thất nhìn chung có quy mô kích thước nhỏ:

• Tỷ lệ 1:50 – 1:10: thường được sử dụng trong bản vẽ kỹ thuật đồ nội thất (bàn, ghế, tủ,…) với yêu cầu thể hiện rõ cấu trúc của sản phẩm.

• Tỷ lệ 1:5 – 1:1: thường được sử dụng để phóng chi tiết, cho phép thể hiện các chi tiết kỹ thuật với độ chính xác cao hơn về vật liệu, phụ kiện, kết cấu bên trong,…

• Ngoại trừ bản vẽ kỹ thuật không gian nội thất với yêu cầu trình bày tổ chức không gian thì sẽ sử dụng những tỷ lệ nhỏ hơn, tùy quy mô của từng không gian mà lựa chọn tỷ lệ phù hợp.

Thiết kế gồm 5 giai đoạn, đó là (1) Hình thành ý tưởng, xác định đề tài thiết kế, (2) Thu thập thông tin, tiến hành thiết kế, (3) Làm mô hình thử nghiệm, chế tạo thử, (4) Thẩm định, đánh giá phương án thiết kế, (5) Lập hồ sơ kĩ thuật.

Thiết kế gồm mấy giai đoạn?

A. 4

B. 5

C. 6

D. 7

Đáp án đúng B.

Thiết kế gồm 5 giai đoạn, đó là (1) Hình thành ý tưởng, xác định đề tài thiết kế, (2) Thu thập thông tin, tiến hành thiết kế, (3) Làm mô hình thử nghiệm, chế tạo thử, (4) Thẩm định, đánh giá phương án thiết kế, (5) Lập hồ sơ kĩ thuật.

Giải thích lý do chọn đáp án B:

Trong sản xuất, muốn chế tạo một sản phẩm công nghiệp hay thi công một công trình xây dựng trước tiên phải tiến hành thiết kế nhằm xác định hình dạng, kích thước, kết cấu và chức năng của chúng. Thiết kế là quá trình hoạt động sáng tạo của người thiết kế, bao gồm nhiều giai đoạn.

Các quá trình thiết kế trải qua các giai đoạn chính sau:

Giai đoạn 1: Điều tra, nghiên cứu yêu cầu thị trường và nguyện vọng người tiêu dùng, hình thành ý tưởng và xác định đề tài thiết kế.

Giai đoạn 2: Căn cứ vào mục đích và yêu cầu đề tài thiết kế, thu thập thông tin, đề ra phương án thiết kế và tiến hành tính toán lập bản vẽ nhằm xác định hình dạng, kích thước, kết cấu, chức năng sản phẩm.

Giai đoạn 3: Làm mô hình, tiến hành thử nghiệm hoặc chế tạo thử.

Giai đoạn 4: Thẩm định, phân tích đánh giá phương án thiết kế, nếu cần sửa đổi cải tiến để được phương án thiết kế tốt nhất.

Giai đoạn 5: Căn cứ vào phương án thiết kế tốt nhất, tiến hành lập hồ sơ kĩ thuật. Hồ sơ gồm có các bản vẽ tổng thể và chi tiết sản phẩm, các bản thuyết minh tính toán, các chỉ dẫn về vận hành sử dụng sản phẩm.

Ngày nay máy tính đã được sử dụng rộng rãi trong thiết kế và chế tạo. Thiết kế trợ giúp bằng máy tính (Computer Aided Design, viết tắt là CAD) đã mang lại hiệu quả rất to lớn.

Trong quá trình thiết kế, từ khi hình thành ý tưởng đến khi lập hồ sơ kĩ thuật, người thiết kế thường xuyên sử dụng “ngôn ngữ” kĩ thuật, đó là các bản vẽ kĩ thuật để làm việc như:

– Đọc các bản vẽ để thu thập thông tin liên quan đến đề tài thiết kế.

– Vẽ các bản vẽ phác của sản phẩm khi lập phương án thiết kế để thể hiện ý tưởng thiết kế.

– Vẽ các bản vẽ chi tiết và bản vẽ tổng thể của sản phẩm để chế tạo và kiểm tra sản phẩm. Vẽ các sơ đồ, bản vẽ để hướng dẫn vận hành sử dụng sản phẩm.

Các bản vẽ của sản phẩm là tài liệu chính của hồ sơ kĩ thuật, kết quả cuối cùng của công việc thiết kế.