Thanh điệu trong tiếng Việt là gì

Đối với bất kỳ người nước ngoài học tiếng Việt nào thì khó khăn lớn nhất chính là thanh điệu. So với các ngôn ngữ có thanh điệu (tiếng Hán, tiếng Thái Lan, tiếng Lào), tiếng Việt là ngôn ngữ có nhiều thanh điệu nhất – 6 thanh. Người nước ngoài khi nói tiếng Việt thường cảm thấy người Việt không hiểu mình là do họ phát âm thanh điệu (dấu) chưa chính xác. Ví dụ nếu bạn muốn nói Tôi quên vở nhưng bạn lại nói thành Tôi quên vợ thì nghĩa thay đổi hoàn toàn.

Thanh điệu tiếng Việt là sư thay đổi cao độ của giọng nói. Chính vì thế, nếu bạn không đảm bảo được cao độ của mỗi thanh điệu ở mức tương đối nhất thì bạn đã thất bại khi muốn biểu đạt nghĩa muốn nói.

Người nước ngoài khi học thanh điệu tiếng Việt hay nhầm lẫn phát âm như sau:

Nhầm thanh không dấu sang thanh huyền và ngược lại.

Khi học viên nhầm thanh không dấu sang thanh huyền là vì hai lí do sau: thứ nhất, ngay từ khi bắt đầu đã không đạt được độ cao của thanh không dấu mà là của thanh huyền nên càng về cuối âm vực càng thấp làm người nghe có cảm giác giống thanh huyền; thứ hai lúc đầu chú ý đúng độ cao nhưng không giữ được trạng thái bằng phẳng cho đến cuối mà phát âm trầm khi kết thúc. Như vậy, trường độ phát âm đã không được kiểm soát.

Học viên cũng thường xuyên nhầm thanh huyền sang thanh không dấu.

Lí do thanh huyền là thanh bằng – thấp nhưng học viên nước ngoài làm cho nó giống một thanh bằng – cao. Quan trọng hơn, học viên bị thói quen phát âm thanh không dấu tác động khi phát âm thanh huyền.

Nhầm thanh ngã sang thanh sắc:

Như con hổ thanh con hố; dễ dãi thành dế dái…. Người nước ngoài thường chỉ quan niệm thanh ngã là thanh có đường nét xuống rồi đi lên rất đơn giản. Quan niệm này đã làm cho nó giống như cách phát âm của thanh sắc. Thực tế, thanh ngã gồm 3 giai đoạn phát âm là: đi lên thoai thoải – đi xuống nhanh, mạnh, tắc – đi lên mạnh kết thúc ở cao độ cao hơn so với lúc bắt đầu. Người học chỉ đảm bảo được giai đoạn đầu và cuối, giai đoạn giữa rất ngắn, cảm giác đứt quãng, khí quản như bị bóp lại thì họ ít làm được. Để khắc phục cho người học, giáo viên cần chú ý họ sự thay đổi đột ngột hướng đi của âm điệu và sự thay đổi độ mạnh của âm thanh. Tuy nhiên, quá trình này phải luyện tập nhiều cho tự nhiên để không cảm thấy mệt khi phát âm thanh ngã. Thực tế cho thấy đây là thanh điệu phát âm khó nhất khi học tiếng Việt.

Nhầm thanh hỏi sang thanh huyền:

Vì cao độ bắt đầu của thanh hỏi gần ngang với thanh huyền nhưng thanh hỏi sau phần đi ngang (tương tự thanh huyền) thì có đường nét đi xuống rồi đi lên cho cân xứng. Người nước ngoài hay mắc lỗi với thanh này vì đây là thanh gãy, dù không đột ngột và mạnh như thanh ngã nhưng làm cho họ khó thích ứng. Đường nét ban đầu gần giống thanh huyền, phát âm khá dễ nên sau đó họ quên tạo nét gãy và đi lên mà lại giữ nét bằng phẳng như đầu tiên nên cảm giác của người nghe là giống thanh huyền. Chẳng hạn, nhiều học viên Hàn Quốc phát âm lảm nhảm thành làm nhàm, học viên Lào phát âm củ sả thành cù sà.

Thanh sắc phát âm ít bị sai hơn vì nó chỉ xuất hiện trong các âm tiết có kết thúc bằng p, t, c, ch (cách, tắt, bếp, các…). Hơn nữa những âm tiết kiểu này trong tiếng Việt giống trong tiếng mẹ đẻ của người học nên họ dễ tiếp thu hơn. Nếu có nhầm lẫn thì thường nhầm thanh sắc sang thanh không dấu. Lí do là sau khi phát âm phần bằng – cao (khá giống thanh không dấu) của thanh sắc thay vì phải làm đường nét vút cao thì họ lại kéo dài quá mức nên tạo cảm giác giống phát âm thanh không dấu.

Thanh nặng là thanh ít nhầm lẫn nhất vì cảm giác ngắn, đột ngột và mạnh của thanh điệu dễ nhớ hơn so với số còn lại. Nếu học viên có phát âm sai thì thường nhầm sang thanh huyền bởi hai thanh này cùng âm vực.

Một điều lưu ý là, nếu để học viên phát âm từng từ đơn thì khả năng phát âm chính xác thanh điệu rất tốt. Tuy nhiên chuyển sang từ có hai tiếng trở lên hoặc trong một câu thì sự nhầm lẫn giữa các thanh là rất nhiều. Điều này gây cản trở không nhỏ khi họ giao tiếp với người Việt.

Để khắc phục, thời gian đầu, giáo viên có thể luyện phát âm với từng từ đơn sau tăng dần sang các từ nhiều tiếng nhưng chia chúng thanh các nhóm như: theo cặp thanh điệu (không dấu – huyền; ngã – hỏi, ngã – sắc…); theo nhóm thanh điệu: nhóm thấp có thanh huyền – hỏi – nặng, nhóm cao có không dấu – ngã – sắc. Sau đó có thể là các bài tập lựa chọn từ được phát âm đúng trong một câu để học viên quen với một chuỗi liên tục sự thay đổi cao độ. Ví dụ: Chúng tôi chào/ chao bà ấy. Cuối cùng, có thể đề ra bài tập dạng nghe và điền thanh điệu vào các câu giúp học viên tư duy nhanh và nắm bắt được thanh điệu trong tổng thể một chuỗi các từ nối tiếp nhau.

Trên đây là một số cách học thanh điệu tiếng Việt dành cho người nước ngoài. Nếu bạn đang có ý định học tiếng Việt thì chú ý các điều trên nhé!

Chu Phong Lan

Academia.edu no longer supports Internet Explorer.

To browse Academia.edu and the wider internet faster and more securely, please take a few seconds to upgrade your browser.

So với các ngôn ngữ có thanh điệu thì tiếng Việt là ngôn ngữ có nhiều thanh điệu nhất – 6 thanh. Người nước ngoài khi nói tiếng Việt thường cảm thấy người Việt không hiểu mình là do họ phát âm thanh điệu chưa chính xác. Sau đây iVina sẽ giúp bạn phân biệt được sáu thanh điệu trong tiếng việt để bạn có thể nghe,  nói,  đọc , viết một cách dễ dàng hơn.

– Thanh điệu là một loại âm vị siêu đoạn tính, có tác dụng làm thay đổi ý nghĩa của các đơn vị ngôn ngữ. Thanh điệu được thể hiện cùng với toàn bộ âm tiết, hay đúng hơn là toàn bộ phần thanh tính của âm tiết. Tiếng Việt là một thứ tiếng có khá nhiều thanh điệu: 6 thanh điệu, trong khi có một số ngôn ngữ chỉ có 3 hoặc 4 thanh điệu.

– Thanh điệu là một yếu tố thể hiện độ cao và sự chuyển biến của độ cao trong mỗi âm tiết. Mỗi âm tiết tiếng Việt nhất thiết phải được thể hiện với một thanh điệu. Thanh điệu có chức năng phân biệt vỏ âm thanh, phân biệt nghĩa của từ.

– Thanh điệu trong tiếng việt gồm có sáu thanh: ngang, huyền, ngã, hỏi, sắc, nặng

Có thể có 4 cách phân loại thanh điệu: xét về cao độ, xét về đường nét âm điệu, xét về sự biến thiên của thanh điệu và xét về động tác nghẽn thanh hầu.
Tuy nhiên, đối với việc phân biệt ý nghĩa của các đơn vị ngôn ngữ, ta chỉ cần ghi nhớ hai tiêu chí đầu. Đó là:

– Tiêu chí cao độ:

Thanh điệu tiếng Việt đối lập nhau ở hai cao độ cơ bản: cao độ cao và cao độ thấp. Đó là sự đối lập về âm vực. Theo tiêu chí này ta phân biệt:

+ Thanh điệu cao, tức là những thanh điệu được phát âm ở âm vực cao. Loại này bao gồm các thanh: thanh ngang, thanh sắc, thanh ngã.

+ Thanh điệu thấp, tức là những thanh điệu được phát âm ở âm vực thấp. Đó là các thanh: thanh huyền, thanh hỏi, thanh nặng.

– Tiêu chí âm điệu:

Trên mỗi âm vực, các thanh điệu còn khác nhau về quá trình diễn biến của cao độ theo thời gian. Đó là sự khác nhau về đường nét âm điệu. Theo tiêu chí này, ta phân biệt:

+ Thanh điệu bằng phẳng (còn gọi là thanh bằng). Đây là những thanh điệu mà khi thể hiện, đường nét âm điệu diễn biến bằng phẳng, đồng đều từ đầu đến cuối, không có sự lên xuống bất thường. Đó là các thanh: thanh huyền và thanh ngang.

+ Thanh điệu không bằng phẳng (cũng còn gọi là thanh trắc). Đây là những thanh điệu có âm điệu diễn biến phức tạp, khi lên khi xuống, thể hiện ra bằng một đường nét không bằng phẳng: thanh sắc, thanh ngã, thanh hỏi, thanh nặng.

– Thanh 1: Thanh ngang (không được ghi trên chữ viết nên cũng gọi là thanh không dấu), xuất hiện trong tất cả các âm tiết, trừ âm tiết khép. Ví dụ: cây cam, mưa xuân, công ti. Nhưng không thể có các âm tiết như: lach, bat, lac…

– Thanh 2: Thanh huyền [ghi bằng dấu huyền ( ` )], thấp hơn thanh ngang một bậc. Giống như thanh 1, thanh này có thể xuất hiện trong các âm tiết không phải là âm tiết khép, ví dụ: cà, sàn, bằng, đàm.

– Thanh 3: Thanh ngã [ghi bằng dấu ngã (  )] là thanh điệu thuộc âm vực cao (bắt đầu thấp hơn và kết thúc cao hơn), có thêm động tác nghẽn thanh hầu.
Thanh ngã cũng không thể xuất hiện trong các âm tiết khép. Ví dụ: xã, mãn nhãn, sững sờ.

– Thanh 4: Thanh hỏi [ghi bằng dấu hỏi ( ? )] là thanh điệu thuộc âm vực thấp. Khi phát âm, điểm bắt đầu và kết thúc thanh điệu đều ở âm vực thấp.
Thanh này xuất hiện trong tất cả các âm tiết không phải là âm tiết khép. Ví dụ: vả lại, hỏi han, cảm cúm, cảng biển, cảnh đẹp.

– Thanh 5: Thanh sắc [ghi bằng dấu sắc (  )] là thanh điệu thuộc âm vực cao. Khi phát âm, điểm xuất phát thấp hơn thanh ngang một chút và điểm kết thúc ở âm vực cao. Ngoài ra, khi kết thúc còn phải có thêm động tác nghẽn thanh hầu.
Thanh này có thể xuất hiện trong tất cả các kiểu âm tiết. Ví dụ: khá lớn, bí quyết, chính thức, sáng sớm.

– Thanh 6: thanh nặng [ghi bằng dấu nặng ( . )], là thanh điệu thuộc âm vực thấp. Khi phát âm, điểm xuất phát gần với độ cao xuất phát của thanh huyền nhưng kết thúc đột ngột ở độ cao thấp hơn.
Thanh nặng xuất hiện ở tất cả các kiểu âm tiết. Ví dụ: lạ đời, chợ xuân, lợi ích, lạm dụng, trục trặc, bẹp ruột.

(nguồn: trang chuyên ngôn ngữ học //ngnnghc.wordpress.com/tag/thanh-diệu-tiếng-việt/ )

Video liên quan

Chủ đề