Thành phần hóa học của hương nhu tía là gì

Hương nhu tía còn được gọi là É đỏ, é tía có tên khoa học là Ocimun santatum, họ Bạc hà Lamiaceae. Dạng cây thảo nhỏ, sống hàng năm, sống rất dai, cao gần 1m và dễ trồng. Thường trồng bằng hạt vào đầu xuân, phát triển vào mùa hè và rụng lá ngừng phát triển vào cuối thu và mùa đông.

Hương nhu tía thuộc chi Ocimun có 8 loài trên thế giới, ở việt nam được tìm thấy 5 loàn đều được trồng ở nhiều vùng để làm rau gia vị hoặc làm thuốc ở các cơ sở thuốc y học cổ truyền.

Bộ phận sử dụng làm thuốc: Thân mang cành lá, hoa phơi bóng dâm đến khô, để nơi mát, tránh làm mất lượng tinh dầu có trong dược liệu.

Thành phần hóa học: Hương nhu tía có chứa tinh dầu đạt đến 0.5% hàm lượng, tinh dầu trong hương nhu được phân loại thành 2 nhóm Eugenol và methyl eugenol, tùy vào các thứ khác nhau mà chúng có hàm lượng tỷ lệ khác nhau, trung bình euganol chứa khoảng từ 30-40%. Ngoài ra hương nhu tía còn chứa các họp chất Poluphenol như Apigenin, lutcolin, orientin…

Công dụng theo y học cổ truyền

Ở Việt nam, hương nhu tía với tác dụng giúp hạ sốt, chữa cảm nắng, Eugenol chiết xuất từ hương nhu tía được sử dụng trong nha khoa. Ở Ấn độ được sử dụng chữa đau dạ dày ở trẻ em, sốt rét, dịch ép chữa nôn mửa và giun móc vì trong dược liệu có thymol; phối hợp với mật ong, gừng và dịch ép tỏi làm thuốc lợi đờm, chữa viêm phế quản, ho ở trẻ em. Ở Myanmar, nước sắc chữa đầy hơi và tiêu chảy ở trẻ em, hạt hương nhu tía chữa bệnh thận, viêm đường hô hấp và rối loạn kinh nguyệt.

Những tác dụng dược lý của Hương nhu tía

Tác dụng kháng khuẩn

Tinh dầu hương nhu tía được viện nghiên cứu Đông y thí nghiệm trên các chủng vi sinh bằng phương pháp đường kính vô khuẩn. Các chủng bị ức chế: Bacillus mycoides, B. subtilis, E. coli, Klebsiella sp, Mycobacterium tuberculosis, proteus vugaris, Salmonella typhi, Shigella dysenteriae, Sh. Flexneri, Staphylococcus aureus, S.haemolyticus

Hương nhu tía có tác dụng xua đuổi muỗi nên nhiều nơi chúng trồng quanh nhà được coi là một biện pháp chống muỗi hiệu quả.

Tác dụng chống viêm, giảm đau, hạ sốt

Tác dụng giảm viêm được đánh trên chuột cống trắng gây viêm bằng carragenin, thí nghiệm cho thấy có với liều 500mg/kg có tác dụng tương đương với salicylate natri với liều 300mg.

Tác dụng giảm đau sử dụng phương pháp tấm nóng với chuột nhắt trắng cho thấy có tác dụng kéo dài thời gian cong duôi của chuột.

Tác dụng hạ sốt yếu

Tác dụng giảm stress, tăng cường trí nhớ

Những nghiên cứu gần đây của Hương nhu tía cho thấy chúng có tác dụng chống oxy hóa thông qua ức chế kênh 11-beta-hydroxysteroid dehydrogenase. Cải thiện sự suy giảm trí nhớ thông qua ngăn chặn sự thoái hóa tế bào thần kinh sản sinh acetylcholine một chất dẫn truyền thần kinh đóng vai trò quan trọng đối với quá trình học nhớ.

Một nghiên cứu lâm sàng cho thấy sử dụng chiết xuất Hương nhu tía trong 6 tuần giúp cải thiện trí nhớ rõ rệt.

Những bài thuốc dân gian sử dụng Hương nhu tía

  • Chữa cảm sốt, nhức đầu, chân tay lạnh: Hương nhu tía 500g, bạch biển đậu sao 2000g, Hậu phác tẩm gừng 200g, tán nhỏ uống với nước sôi.
  • Chữa cảm, ra mồi hôi, hạ sốt: Hương nhu, Bạc hà, hoắc hương, sả, tía tô, lá buổi, lá chanh khoảng 10g mỗi thứ, xông hơi Chữa cảm nắng, say nắng: Lá hương nhu 32g, đậu ván 32g, sắn dây 24g, gừng tươi 12g. Phơi khô, say nhỏ uống bột hoặc hãm với nước sôi.

Hương nhu là cây thuốc Nam rất quen thuộc. Từ xa xưa, nhiều nền y học ở phương Đông đã xem lá hương nhu màu tía như một phương thuốc tự nhiên tuyệt vời. Vậy, cây hương nhu có tác dụng gì?

Tổng quan về cây hương nhu

Hương nhu là tên của nhiều vị dược liệu khác nhau. Ở Việt Nam, có 2 cây mang tên hương nhu: hương nhu trắng và hương nhu tía.

Hương nhu tía (Ocimum sanctum L. Họ Labiatae) còn có tên là é rừng, é tía...

Hương nhu trắng (Ocimum gratissimum L. Họ Labiatae) còn gọi là é lớn lá, húng giổi tía,...

Để làm thuốc chữa bệnh, người ta thu hái phần trên mặt đất, chủ yếu là cành có hoa, phơi ở nơi ít ánh nắng nhưng thoáng gió, có nhiệt độ 30-400C (phơi âm can). Y dược học hiện đại thu hái cất lấy tinh dầu, tách eugenol. Eugenol là chất rất cần thiết trong nha khoa và tổng hợp vanilin.

Về thành phần hóa học, tinh dầu hương nhu có eugenol (45-70 %), methyl eugenol (12-20 %), cacvacrol, beta carryophyllen... Tỷ lệ tinh dầu: 0,2-0,3% ở cây tươi và 0,5% ở cây khô.

Thành phần hóa học của hương nhu tía là gì

Hương nhu có hai loại là hương nhu trắng và hương nhu tía.

Cây hương nhu có tác dụng gì?

Theo Đông y, hương nhu vị cay, tính hơi ôn, vào kinh phế và vị. Tác dụng phát hãn, thanh thử, tán thấp, hành thủy. Chữa cảm nắng, cảm hàn, sốt nóng, sợ rét, nhức đầu, đau bụng đi ngoài, thổ tả chuột rút, thủy thũng. Phát tán khí lạnh trong nắng nóng (âm thử) có giá trị nhất. Liều dùng: 4-12g. Nước sắc hương nhu nên uống nguội, nếu uống nóng dễ gây nôn mửa.

Dưới đây là 9 công dụng - bài thuốc chữa bệnh rất hiệu quả có sử dụng hương nhu tía.

- Trị chứng hôi miệng: Hương nhu tía 10g sắc với 200ml nước còn 100ml. Dùng nước sắc từ hương nhu để súc miệng và ngậm hàng ngày, nên dùng vào buổi sáng và tối trước khi đi ngủ. Dùng liên tục trong 15 ngày.

- Giúp tóc nhanh dài, bóng mượt: Hương nhu tía, lá bưởi (hoặc vỏ bưởi), quả bồ kết khô (đã đốt qua), mỗi vị 10g, nấu với 3 lít nước, pha ấm gội đầu. Tuần gội 2 lần, giúp tóc nhanh dài và rất mượt.

- Chữa tiêu chảy do lạnh bụng: Hương nhu tía 12g, tía tô (lá và cành), mộc qua, mỗi vị 9g, sắc nước với 3 bát nước còn 1 bát, uống trong ngày sau bữa ăn sáng.

- Chữa phù thũng, nước tiểu đục: Hương nhu tía 9g, bạch mao căn (rễ cỏ tranh) 30g, ích mẫu thảo 12g, sắc với 600ml nước còn khoảng 200ml, uống thay trà hàng ngày. Mỗi liệu trình điều trị trong 10 ngày.

- Trẻ chậm mọc tóc: Hương nhu tía 40g, sắc với 200ml nước, cô đặc, trộn với mỡ lợn, ngày bôi 1-2 lần. Trước khi bôi cần vệ sinh da đầu cho trẻ sạch sẽ tránh viêm nhiễm do da đầu bụi, bẩn.

- Chữa cám sốt, nhức dầu, dau bụng, chân tay lạnh: Hương nhu tía 500g, hậu phác (tẩm gừng nướng) 200g, bạch biến đậu (sao) 2000g. Tất cả tán nhỏ, trộn đều, mỗi lần uống 10g có khi đến 20g với nước sôi để nguội.

- Chữa cảm, làm ra mồ hôi, hạ sốt: Hương nhu, hoắc hương, bạc hà, sả, tía tô, lá bưởi, lá chanh mỗi thứ 10g. Tất cả rửa sạch, đun sôi dùng xông hơi.

- Phòng, chữa cảm nấng, say nắng: Lá hương nhu 32g, hạt đậu ván -32g, củ sắn dây 24g, gừng sống 12g. Các vị phơi khô, tán nhỏ, rây bột mịn. Mỗi lần người lớn dùng 16g, trẻ em 8g; hãm với nước sôi, gạn uống.