Hồ ba bể hình thành như thế nào

Ngày xưa, mỗi năm dân làng Nam Mẫu đều có tổ chức lễ cúng Phật lớn. Dân chúng tụ tập rất đông. Một hôm, có một bà lão bệnh hủi đến làng để xin ăn. Người bà có mùi hôi hám, rất khó chịu, khiến mọi người phải lánh xa. xua đuổi.

Tuy nhiên, có người đàn bà goá cùng cậu con trai đã cho bà lão ăn uống và cho ngủ nhờ trong lều. Đến nửa đêm, hai mẹ con giật mình thức giấc khi có tiếng động ầm ầm dữ dội. Mở cửa không thấy bà lão hủi đâu, mà là một con giao long (tức con thuồng luồng) lớn uốn mình. Hai mẹ con kinh hãi và lo sợ. Đến sáng, thấy bà lão đi ra và nói:

Tôi là một con giao long, chỉ giả dạng ăn mày để thử lòng từ thiện của tín hữu đến làng Nam Mẫu lễ Phật. Tất cả mọi người đều xua đuổi tôi, ngoại trừ hai mẹ con nhà cô. Họ đều là khẩu Phật tâm xà, sẽ không tránh khỏi hình phạt của bề trên là một trận đại hồng thủy. Tôi cho hai mẹ con nhà cô gói tro này hãy rải quanh nhà để tránh khỏi kiếp nạn này, còn có hai mảnh vỏ trấu này sẽ biến thành hai chiếc thuyền giúp hai mẹ con

Hôm sau, trong lúc mọi người đang chen nhau đến dự lễ Phật giữa làng, bỗng nhiên, nước từ đâu cuồn cuộn chảy đến làm ngập cả một vùng rộng lớn. riêng nhà của bà góa và cậu con trai lương thiện đã được rải tro nên hễ nước dâng đến đâu là mảnh đất liền dâng cao hơn đến đấy. Hai mẹ con bà góa liền đem hai mảnh vỏ trấu thả xuống nước lập tức biến thành hai chiếc thuyền giúp hai mẹ con cứu vớt dân làng. Cả làng bị nước tràn ngập thì hoá thành ba cái hồ rộng lớn người ta gọi là Hồ Ba Bể.

Trải nghiệm các điểm tham quan du lịch tại hồ Ba Bể

Đảo Bà Góa , Hồ Ba Bể, Vườn Quốc Gia Ba Bể

Đảo Nằm gọn trong hồ Ba Bể, Tương truyền đảo chính là nơi sinh sống của hai mẹ con bà góa tốt bụng năm xưa đã dùng vỏ trấu lấy từ hạt thóc thành hai chiếc thuyền đi cứu giúp dân lành trong trận đại hồng thuỷ hình thành hồ Ba Bể. Đảo Bà Góa (Tiếng địa phương là Pò Giả Mải) hòn đảo nhỏ xinh xắn nằm giữa hồ Ba Bể. Đảo được tạo thành bởi những phiến đá to nhỏ, xếp chồng lên nhau, cây cối trên đảo xanh tốt quanh năm, rễ cây buông xuống ôm lấy những phiến đá, nhìn xa đảo như một hòn non bộ giữa mặt hồ.

Đền An Mã , Hồ Ba Bể, Bắc Kạn

Tọa lạc trên đảo An Mã giữa Hồ Ba Bể. Tương truyền Đền là nơi thờ các vị trung thần nhà Mạc trong cuộc chiến tranh phong kiến thời Lê Mạc Để tưởng nhớ các vị trung thần, người dân nơi đây đã dựng đền thờ họ Mạc, song sợ bị quan quân nhà Lê trả thù nên đã đổi tên thành đền thờ họ Ma. An Mạ theo tiếng dân tộc Tày có nghĩa là “mồ yên mả đẹp” nơi yên nghỉ của các trung thần họ Mạc.

Động Puông , hồ Ba Bể

Động Puông nằm trong dãy núi đá vôi Lũng Nham. Động Puông được hình thành khi con sông Năng chảy xuyên qua bên dưới núi đá vôi Lũng Nham. Động dài 300 mét, cao hơn 30 mét với các vách đá đứng và nhiều nhũ đá có nhiều hình dạng và màu sắc khác nhau. Trong động Puông có hàng vạn con dơi sinh sống, du khách cần đi thuyên để đến được Đông Puông.

Thác Đầu Đẳng , hồ Ba Bể

Thác Đầu Đẳng là một thắng cảnh trong khu vực hổ Ba Bể. Thác Đầu Đẳng được tao ra khi nước từ hồ Ba Bể chảy vào sông Năng và xuôi dòng qua huyện Na Hang Tuyên Quang đổ vào hồ thủy điện Tuyên Quang

Động Nả Phoòng , hồ Ba Bể

Động Nả Phoòng sở hữu vẻ đẹp thiên nhiên kỳ vĩ. Với chiều dài khoảng 700m, cao khoảng 180m, động Nả Phoòng còn đặc biệt sở hữu một dòng suối chảy ngầm từ xã Nam Cường luồn qua động sang bản Bó Lù nơi con suối đổ vào Hồ Ba Bể. Trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, động Nả Phoòng được lựa chọn là nơi đặt trụ sở Đài Tiếng nói Việt Nam (1950 - 1954).

Bản Pác Ngòi , hồ Ba Bể

Nằm trọn trong vùng lõi của Vườn Quốc gia Ba Bể, bên bở hồ Ba Bể, thôn Pác Ngòi thuộc xã Nam Mẫu (Ba Bể) có 97 hộ dân, chủ yếu là dân tộc Tày sinh sống. Bản Pác Ngòi hiện còn một số ngôi nhà sàn cổ, lợp ngói máng âm dương, kiểu dáng kiến trúc độc đáo. Người dân trong bản bao đời nay sinh sống bằng nghề trồng lúa, ngô ở các bãi bồi ven sông và đánh bắt cá tôm trên hồ Ba Bể.

Hiện nay đa số các hộ dân trong bản đều tham gia các hoạt động kinh doanh dịch vụ phục vụ khách du lịch. Đến với bản Pác Ngòi bạn sẽ được trải nghiệm và thưởng thức đặc sản của vùng hồ như ngủ nhà sàn; tham quan hồ bằng thuyền độc mộc; đánh bắt cá, xem các thiếu nữ Tày biểu diễn hát then đàn tính....và mua các sản phẩm đặc sản của địa phương.

Động Hua Mạ , Vườn Quốc Gia Ba Bể

Động Hua Mạ là một thắng cảnh thuộc khu vực vườn quốc gia Ba Bể. Hang nằm bên dòng sông Lèng và thuộc bản Pắc Ngòi, xã Quảng Khê, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn. Động Hua Mạ nằm ở lưng chừng ngọn núi Cô Đơn nằm giữa khu Lèo Pèn (Rừng Ma) . Động Hua Mạ ăn sâu vào lòng núi và được người dân bản địa gọi là hang Lèo Pèn. Có ý kiến cho rằng động Hua Mạ mới thực sự là hang động đệ nhất kỳ quan tại Việt Nam.

Tiếng Việt lớp 4 Sự tích Hồ Ba Bể là một câu chuyện có ý nghĩa và mang tính nhân văn sâu sắc, mang đến cho các em những bài học hay về cuộc sống. Chúng mình cùng nhau khám phá bài đọc cùng Vuihoc.vn nhé!

Tiếng việt lớp 4 Sự tích Hồ Ba Bể mang đến cho các em những bài học hay về cuộc sống. Câu chuyện dạy chúng ta biết thông cảm, cảm thông và biết giúp đỡ với người có hoàn cảnh khó khăn xung quanh.

Chúng mình cùng khám phá câu chuyện cùng Vuihoc.vn nhé.

1. Nội dung câu chuyện Sự tích Hồ Ba Bể

“Sự tích Hồ Ba Bể”

Ngày xửa ngày xưa, ở xã Nam Mẫu thuộc tỉnh Bắc Kạn có phong tục mở hội cầu Phật vào dịp đầu năm. Dân làng ăn mặc đẹp đẽ, nô nức lên chùa thắp hương, khấn vái, mong được nhiều điều may mắn.

Một hôm, bỗng có một bà lão ăn xin từ đâu tới. Trông bà già thật gớm ghiếc. Thân hình bà gầy gò, lở loét, quần áo bẩn thỉu bốc mùi hôi thối. Vừa đi bà vừa thều thào xin ăn: “Tôi đói quá! Mong các ông các bà nhón tay làm phúc!”. Mọi người sợ hãi, xua đuổi bà ra khỏi đám đông.

Bà lão lê bước tới ngã ba thì gặp hai mẹ con cậu bé đi chợ về. Thấy bà lão ăn xin tội nghiệp, người mẹ đưa về nhà, lấy cơm cho ăn rồi mời nghỉ lại qua đêm.

Đến khuya, hai mẹ con nhìn ra chỗ bà già nằm thì thấy sáng rực lên. Một con giao long khổng lồ đầu gác lên xà nhà, đuôi thò xuống đất. Hai mẹ con kinh hãi rụng rời, đành nhắm mắt, nín thở, nằm im phó mặc cho số phận.

Sáng ra, họ chẳng thấy con giao long đâu cả. Trên chõng, vẫn là bà cụ ăn mày ốm yếu, lở loét. Bà cụ đang chuẩn bị ra đi, vẫy người mẹ lại gần, bà bảo rằng vùng này sắp có lụt lớn và đưa cho một gói tro bếp dặn đem rắc quanh nhà. Nghe vậy, người mẹ lo lắng hỏi làm thế nào để cứu người bị nạn. Bà cụ nhặt hạt thóc, cắn vỡ ra rồi đưa hai mảnh vỏ trấu và dặn dùng nó để làm việc thiện. Vụt một cái, bà cụ biến mất. Hai mẹ con bàng hoàng khôn xiết. Người mẹ mang chuyện kể cho dân làng nghe nhưng chẳng ai tin cả.

Quả nhiên, tối hôm đó, lúc mọi người đang sì sụp lễ bái thì một cột nước dưới đất phụt mạnh lên. Nước phun đến đâu, đất lở đến đấy. Dân làng kinh hoàng, chen nhau chạy tháo thân. Bỗng một tiếng ầm rung chuyển mặt đất, nhà cửa và muôn vật trong phút chốc chìm sâu trong biển nước.

Riêng ngôi nhà nhỏ của hai mẹ con tốt bụng vẫn khô ráo, nguyên vẹn và nền nhà mỗi lúc một cao lên. Người mẹ xót xa trước thảm cảnh, sực nhớ lời bà lão dặn, liền thả hai mảnh vỏ trấu xuống nước. Kỳ lạ thay, chúng biến thành hai chiếc thuyền. Thế là mặc gió lớn, mưa to, hai mẹ con ra sức cứu người bị nạn. Khi nước rút, chỗ đất bị sụp xuống biến thành hồ Ba Bể, còn nền nhà của hai mẹ con thành chiếc gò nổi giữa hổ, người ta gọi là gò Bà Góa.

Nguồn: Truyện cổ tích Việt Nam

2. Soạn bài kể chuyện lớp 4 Sự tích Hồ Ba Bể

Dựa vào tranh vẽ và các câu hỏi dưới để kể lại từng đoạn câu chuyện. Vuihoc sẽ hướng dẫn các em kể lại nội dung câu chuyện qua từng bức tranh.

2.1. Bà cụ ăn xin xuất hiện như thế nào?

Trong ngày hội cúng Phật, có một bà cụ đi ăn xin nhưng không ai cho.

- Trả lời: Ngày xưa ở Nam Mẫu thuộc tỉnh Bắc Kạn, người dân mở hội cúng Phật. Ai cũng làm việc tốt để cầu phú. Bỗng nhiên trong ngày hôm đó, ve đường lại xuất hiện một bà lão ngồi ăn xin, người gầy gò, ốm yếu và quần áo bẩn thỉu trong rất thật gớm ghiếc. Đi đến đâu bà lão cũng thều thào xin ăn: “ Đói lắm các ông bà ơi”, nhưng không ai dám lại gần, không ai quan tâm đến bà lão ăn xin cả.

2.2. Ai cho bà cụ ăn và nghỉ nhờ?

Mẹ con bà goá đưa bà cụ già về nhà cho ăn, cho ngủ lại. Giao long xuất hiện.

- Trả lời: Bà đi đến đâu cũng bị mọi người xua đuổi đến đấy. Bước đến ngã ba, thì bà lão gặp được hai mẹ con bà Góa. Người mẹ nhìn bà lão tội nghiệp liền đưa bà lão về nhà, cho bà cụ ăn, rồi cho bà cụ nghỉ lại nhà. Tối đó, bỗng hai mẹ con nhìn thấy chỗ bà lão nằm sáng rực lên và xuất hiện con giao long to lớn xuất hiện ở đấy. Hai mẹ con sợ hãi, nhắm mắt mặc cho số phận.

2.3. Chuyện gì xảy ra trong đêm lễ hội?

Trước lúc ra đi, bà lão bày cách giúp hai mẹ con tránh tai hoạ. Cảnh nạn lụt xảy ra thảm khốc.

- Trả lời: Sáng hôm sau tỉnh dậy, hai mẹ con không thấy con giao long đâu nữa. Chỗ đó vẫn là bà cụ gầy gò, ốm yếu. Bà sửa soạn chuẩn bị rời đi. Trước lúc rời khỏi, bà lão nói với hai mẹ con: “ Vùng này sắp có lũ lớn, ta cho hai mẹ con nắm tro, nhớ rắc xung quanh nhà sẽ tránh được nạn”. Bà lão liền nhặt một hạt thóc, cắn vỡ ra, đưa cho bà mẹ hai mảnh vỏ trấu và nói: “Hai mảnh vỏ trấu này sẽ giúp hai mẹ con làm được việc thiện”. Sau đó, bà lão biến mất. Nghe lời bà lão, hai mẹ con bà Góa làm theo những gì đã nghe được.

2.4. Hồ Ba Bể hình thành như thế nào?

Mẹ con bà goá dùng thuyền cứu người bị nạn. Khi nước rút, chỗ đất sụp xuống biến thành hổ Ba Bể. Còn nền nhà của hai mẹ con thành chiếc gò nổi giữa hồ. Sau này, người ta gọi là gò Bà Góa.

- Trả lời: Tối hôm đó, lúc mọi người đang lễ bái thì một cột nước dưới đất phụt mạnh lên. Mọi người, nhà cửa, ruộng vườn, đều bị chìm trong biển nước. Duy chỉ có ngôi nhà của mẹ con bà Góa vẫn còn. Nước dâng cao bao nhiêu thì nền nhà cao lên bấy nhiêu. Thấy dân làng chìm trong lũ lụt, nghe lời bà lão dặn, lấy mảnh vỏ trấu thả xuống nước. Bỗng nhiên vỏ trấu biến thành thuyền lớn. Hai mẹ con chèo thuyền đi khắp nơi cứu dân làng. Khi nước rút, chỗ đất sụp xuống biến thành hồ Ba Bể, còn nền nhà của hai mẹ con thành chiếc gò nổi giữa hồ, gọi là gò Bà Góa.

2.5. Theo em, ngoài mục đích giải thích sự hình thành hồ Ba Bể, câu chuyện còn nói với ta điều gì?

- Trả lời: Câu chuyện ca ngợi những con người giàu lòng nhân ái, khẳng định người giàu lòng nhân ái sẽ được đền đáp xứng đáng. Khuyên con người ta, hãy làm nhiều việc thiện, biết giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn xung quanh.

3. Ý nghĩa của câu chuyện Sự tích Hồ Ba Bể tiếng Việt lớp 4

Bài học tiếng việt lớp 4 Sự tích hồ Ba Bể là một câu chuyện hay giải thích phần nào cho các em sự tích về hồ Ba Bể cũng như mang đến cho em bài học ý nghĩa.

Em cần nắm vững những kỹ năng nghe hiểu xử lý thông tin để trả lời chính xác các câu hỏi. Hãy theo dõi Vuihoc để có nhiều kiến thức tiếng Việt hơn nữa nhé.

Ba Bể được hình thành như thế nào?

Hồ được hình thành từ cách đây hơn 200 triệu năm. Cuộc kiến tạo lục địa Đông Nam Á cuối kỷ Cambri, đã đưa một khối nước khổng lồ với diện tích bề mặt xấp xỉ 5 triệu m² và chiều dày hơn 30m lên lưng chừng vùng núi đá vôi, tạo ra hồ Ba Bể.

hồ Ba Bể có bao nhiêu tên?

Hồ Ba Bể được hợp thành từ 03 hồ có tên là Pé Lèng, Pé Lù và Pé Lầm.

Tại sao lại có tên là hồ Ba Bể?

Hồ Ba Bể là sự kết hợp của 3 con sông Pé Lầm, Pé Lù, Pé Lèng. 3 con sông chảy về 1 chỗ. Chỗ 3 con sông chảy về, người ta gọi đó là hồ Ba Bể. Trong tiếng Tày, hồ Ba Bể hay còn được gọi là "Slam Pé".

hồ Ba Bể bắt nguồn từ đâu?

Hồ được ví như viên ngọc lục bảo ẩn mình giữa thiên nhiên núi rừng Đông Bắc, phẳng lặng như tấm gương soi khổng lồ in bóng núi đá, mây trời. Đây là một trong những hồ kiến tạo đẹp và lớn nhất nước ta, được hình thành từ một vùng đá vôi bị sụt xuống do nước chảy ngầm đã đụng rỗng lòng khối núi.