Thành tựu tiêu biểu về y học của người Ai Cập cổ đại là gì

Thành tựu văn minh Ai Cập cổ đại: Nền văn hoá vật chất và tinh thần của văn minh Ai Cập cổ đại được xây dựng từ khi có người đến sinh sống ven sông Nin. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế – xã hội, văn hoá Ai Cập cũng đạt được nhiều thành tựu đáng chú ý. Có thể nói rằng văn hoá Ai Cập là một trong những nền văn hoá cổ nhất và phát triển rực rỡ nhất của thế giới cổ đại. Cho đến nay, những thành tựu văn hoá ấy vẫn làm cho chúng ta thán phục và ngạc nhiên trước sức sáng tạo kì diệu của nhân dân Ai Cập thời cổ đại.

1. Chữ viết Ai Cập cổ đại

Chữ viết Ai Cập ra đời khi xã hội hình thành giai cấp. Đó là chữ tượng hình. Đối với các khái niệm phức tạp và trừu tượng, người ta dùng phương pháp mượn ý. Tuy nhiên, hai phương pháp này chưa đủ để ghi mọi khái niệm của cuộc sống nên dần dần xuất hiện những hình vẽ biểu hiện âm tiết. Lâu dần, những chữ chỉ âm tiết trở thành chữ cái. Tổng số chữ tượng hình của Ai Cập cổ đại có khoảng 1000 chữ, trong đó có 24 chữ cái. Loại chữ này được dùng trong hơn 3000 năm.

Chữ viết cổ này thường được viết trên đá, gỗ, đồ gốm, vải gai, da… nhưng chất liệu phổ biến nhất là giấy papyrus. Bút được làm từ thân cây sậy. Mực được làm từ bồ hóng.

2. Văn học Ai Cập cổ đại

Ai Cập cổ đại có một kho tàng văn học khá phong phú và đa dạng, gồm có thơ ca trữ tình, tục ngữ, truyện thần thoại… Những tác phẩm tiêu biểu là : “Nói Thật và Nói Láo”, “Sống sót sau vụ đắm thuyền”, “Lời kể của Ipuxe”, “Nói chuyện với linh hồn của mình”… Các câu chuyện đều có ý nghĩa tích cực, mang tính chất răn đe, giáo huấn, dạy con người phải sống sao cho tốt đẹp, đúng đạo lý và khuyến khích tinh thần vươn lên của con người trong xã hội. Các tác phẩm còn phản ánh những biến động lớn trong xã hội thời đó.

3. Thiên văn học Ai Cập cổ đại

Người Ai Cập cổ đại đã biết đến 12 cung hoàng đạo, biết về các hành tinh như sao Thuỷ, sao Kim, sao Hoả, sao Mộc, sao Thổ. Để đo thời gian, họ đã phát minh ra cái nhật khuê. Đó là một thanh gỗ đầu cong. Muốn biết mấy giờ thì xem bóng mặt trời của mút cái đầu cong in lên vị trí nào trên thanh gỗ. Tuy nhiên, dụng cụ này chỉ xem được thời gian khi có ánh mặt trời. Về sau, người ta phát minh ra đồng hồ nước. Đó là một cái bình bằng đá  hình chóp nhọn. Nhờ vào cái đồng hồ nước này, người ta có thể xem được giờ cả ngày lẫn đêm.

Thành tựu quan trọng nhất là việc đặt ra lịch, dựa trên kết quả quan sát tinh tú và quy luật dâng nước của sông Nin. Họ nhận thấy buổi sáng sớm khi sao Lang bắt đầu mọc cũng là lúc nước sông Nin bắt đầu dâng. Hơn nữa, khoảng cách giữa hai lần mọc của sao Lang là 365 ngày. Họ lấy khoảng thời gian ấy làm một năm. Một năm được chia làm 12 tháng, mỗi tháng có 30 ngày, 5 ngày còn thừa để cuối năm ăn tết. Năm mới của Ai Cập bắt đầu từ ngày nước sông Nin bắt đầu dâng. Một năm được chia làm 3 mùa, mỗi mùa có 4 tháng. Đó là mùa Nước dâng, mùa Ngũ cốc và mùa Thu hoạch.

4. Toán học Ai Cập cổ đại

Do yêu cầu của việc xây dựng, sản xuất, người dân ở đây đã có khá nhiều hiểu biết về toán học từ rất sớm. Người Ai Cập cổ ngay từ đầu đã biết dùng phép đếm lấy 10 làm cơ sở. Các chữ số cũng được dùng chữ tượng hình để biểu thị nhưng vì không có số 0 nên cách viết chữ số của họ tương đối phức tạp. Họ chỉ mới biết phép cộng và phép trừ, chưa biết đến phép nhân và chia. Đến thời Trung Vương quốc, mầm mống của đại số học đã bắt đầu xuất hiện. Về hình học, họ đã biết cách tính diện tích hình tam giác, diện tích hình cầu, biết được số phi (φ) là 3,16. Họ cũng biết tính thể tích hình tháp đáy vuông. Họ còn biết vận dụng mầm mống của lượng giác học.

5. Y học Ai Cập cổ đại

Người Ai Cập có những hiểu biết rất rõ về cấu tạo của cơ thể người do tục ướp xác xuất hiện từ rất sớm. Nhờ đó, y học có cơ hội phát triển mạnh. Họ đã đề cập đến nguyên nhân của bệnh tật, mối quan hệ giữa tim và mạch máu, các loại bệnh, khả năng chữa trị, phương pháp khám bệnh… Họ hiểu rằng nguyên nhân của bệnh tật không phải là do ma quỷ hoặc phù thuỷ gây nên mà là do sự không bình thường của mạch máu. Người dân ở đây còn biết được tầm quan trọng của óc và tim đối với sức khoẻ con người.

Việc chữa bệnh đã được chuyên môn hoá rất tỉ mỉ. Y học được chia thành nhiều chuyên môn. Mỗi thầy thuốc có một chuyên môn riêng, chữa một loại bệnh riêng.

6. Nghệ thuật và kiến trúc Ai Cập cổ đạiKim tự tháp

Kim tự tháp là các ngôi mộ của các Pharaông, được xây dựng ở vùng sa mạc phía tây nam Cairô. Kim tự tháp bắt đầu được xây dựng từ thời vua đầu tiên của vương triều III. Đây là một ngôi tháp có bậc, đáy là một hình chữ nhật. Xung quanh tháp có đền thờ và mộ của các thành viên trong gia đình và những người thân cận. Vương triều IV là thời kỳ Kim tự tháp được xây dựng nhiều nhất và đồ sộ  nhất, với các kim tự tháp nổi tiếng như : Kêôp, Kêphren, Mikêrin.

Tuy nhiên, việc xây dựng các Kim tư tháp đã đem lại không ít tai hoạ cho nhân dân. Bằng bàn tay và khối óc của mình, họ đã để lại cho văn minh nhân loại những công trình kiến trúc vô giá. Trải qua gần 5000 năm, các Kim tự tháp vẫn đứng sừng sững trên sa mạc bất chấp thời gian và mưa nắng.

Những thành tựu văn minh Ai Cập cổ đạiTượng Nhân sư

Tượng và phù điêu của Ai Cập cổ cũng là những thành tựu rất đáng chú ý. Các Pharaông thường sai các nghệ nhân tạc tượng của mình và những người trong vương thất. Tượng thường được tạc trên đá, gỗ hoặc được đúc bằng đồng. Bức tượng đẹp nhất là tượng nữ hoàng Nêfectiti. Còn độc đáo nhất là tượng Nhân sư, những bức tượng mình sư tử đầu người hoặc dê. Những tượng này thường được đặt trứơc cổng đền miếu.

7. Tôn giáo Ai Cập cổ đại

Giống như cư dân Việt cổ, người Ai Cập cũng thờ rất nhiều thứ: các thần tự nhiên, linh hồn người chết, động vật, thần cây, thần đá, thần lửa…

Các thần tự nhiên là Thiên thần, Địa thần và Thuỷ thần. Thiên thần là một nữ thần. Địa thần là một nam thần. Thuỷ thần là thần sông Nin. Thuỷ thần cũng chính là thần Âm phủ, Diêm vương. Cũng giống như loài người, các thần cũng thưòng kết hợp với nhau để tạo ra những vị thần mới.

Về sau, cùng với sự hình thành của nhà nứơc tập quyền trung ương, thần Mặt Trời trở thành vị thần quan trọng nhất. Nơi thờ thần Mặt Trời đầu tiên là thành Iunu. Đến thời Trung Vương quốc, Thebes trở thành kinh đô của cả nước nên thần Mặt Trời đã trở thành vị thần cao nhất của Ai Cập. Đến thời Ichnatôn, thời Tân Vương quốc, ông đã tiến hành một cuộc cải cách tôn giáo do thế lực của tầng lớp tăng lữ quá mạnh. Ông chủ trương thờ một vị thần Mặt Trời mới là Atôn. Thần Atôn đựơc coi là vị thần duy nhất nên việc thờ cúng các thần khác đều bị cấm. Bên cạnh đó, người Ai Cập còn thờ thần Mặt Trăng Tốt. Thần Tốt là thần văn tự, kế toán và trí tuệ. Thần Mặt Trăng được thể hiện với hình tượng một người có đầu chim hồng hạc hoặc đầu khỉ.

Mặt khác, người dân ở đây cũng rất coi trọng việc thờ người chết. Theo họ, mỗi con người đều có linh hồn như cái bóng ở trong gưong. Khi con người ra đời thì linh hồn chui vào trong thân thể. Khi con người chết thì linh hồn chui ra khỏi cơ thể. Sau đó, linh hồn độc lập khỏi cơ thể, con người không thể nhìn thấy được. Linh hồn chỉ mất đi khi thi thể người chết bị phân huỷ hoàn toàn. Do đó, nếu thi thể được bảo tồn thì linh hồn cũng sẽ không mất đi. Chính vì quan niệm đó, người Ai Cập mới có tục ướp xác.

Người Ai Cập còn thờ các loại động vật từ dã thú đến gia súc, chim muông đến côn trùng như chó sói, cá sấu, rắn, sơn dương, cừu, mèo, hồng hạc, bò mộng. Ngoài ra, họ còn thờ cả các con vật tưởng tượng như nhân sư, phượng hoàng.

A. ĐẶT VẤN ĐỀCó thể nói trong quá trình phát triển văn minh, người phương Đông nói chung vàngười Ai Cập cổ đại nói riêng đã tạo ra những di sản văn hóa cực kì quí báu và đồ sộ trêntất cả các lĩnh vực: chữ viết, văn học, khoa học tự nhiên… Đặc biệt là nghệ thuật kiến trúcvà điêu khắc của Ai Cập cổ đại đã đạt tới một trình độ một trình độ rất cao. Nghệ thuậtđiêu khắc của Ai Cập có nhiều thành tựu lớn, thành tựu đó biểu hiện ở hai mặt: tượng vàphù điêu. Qua bài tập với đề tài “Sưu tầm, giới thiệu và đánh giá các thành tựu về điêukhắc của văn minh Ai Cập cổ đại”, chúng ta sẽ đi tìm hiểu rõ hơn về nghệ thuật điêukhắc của người Ai Cập cổ đại cũng như nền văn minh Ai Cập cổ đại.B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀI. Những nét khái quát về nền văn minh Ai Cập cổ đại và nghệ thuậtđiêu khắc.Một trong những nền văn minh nổi tiếng đầu tiên mà chúng ta biết đến là Ai Cập.Thời Ai Cập cổ đại, khí hậu ở đây nóng và khô hạn, phá huỷ độ ẩm đến mức tột độ. Chínhsự đa dạng của các loại đá thiên nhiên như: hoa cương, thạch anh, pofia, v.v... đã giúp chocác dấu tích của nền văn minh Ai Cập cổ còn tồn tại được đến ngày nay, thậm chí một sốtác phẩm điêu khắc hay những dòng chữ khắc vào đá vẫn còn nguyên vẹn. Không ngòi bútnào có thể diễn tả được sự kỳ diệu của nghệ thuật điêu khắc Ai Cập cổ. Ngoài tượngSphinx, qua khai quật các khu mộ, người ta tìm thấy những tác phẩm điêu khắc còn nguyênvẹn bằng đá granit hồng, baza, thạch anh, pofia... chúng không bị ăn mòn theo thời gian.Chính các tác phẩm bằng gỗ, đất nung, sành, đồ mỹ nghệ, các bức tượng và các chạm nổitạo thành kho báu quý về nghệ thuật điêu khắc cổ Ai Cập còn tồn tại đến ngày nay. Tuynghệ thuật điêu khắcAi Cập cổ được nghiên cứu một cách say mê nhưng không có tên tuổiđiêu khắc gia nổi tiếng nào được lưu truyền qua sử sách. Ở đây, chúng ta không đi quá sâuhay quá chi tiết vào sự hình thành và phát triển của nghệ thuật điêu khắc Ai Cập mà sẽnhấn mạnh những đặc điểm chính của nền nghệ thuật điêu khắc cổ này.II. Những thành tựu điêu khắc tiêu biểu của nền văn minh Ai Cập cổ đại1. Tượng Là hình thức biểu diễn khối 3 chiều trong không gian để thể hiện ý tưởng của tácgiả ngôn ngữ của điêu khắc cơ bản là mảng khối.1.1 Tượng nhân sưNằm ở sa mạc Ai Cập cách thủ đô Cairo khoảng 8 dặm, nhân sư Sphinx là tượngđầu người, mình sư tử nằm canh gác ở kim tự tháp Ai Cập Giza cổ đại. Đó là một quái vật1tạc bằng đá, đầu người mình sư tử với những chân có vuốt trải dài ra phía trước.Hìnhtượng chạm trổ sơ sài nhưng đầu lại được tạc một cách rất công phu. Đôi mắt đầy vẻ bíhiểm và có cái nhìn không ai có thể giải thích nổi.Tượng cao hơn 18m và trải dài tới 57mét, mặt có bề ngang 5mét, tai 1,57 mét, mũi1,7 mét. Người ta cho rằng tượng Sphinx đã tồn taị ít nhất 5000 năm nay. Người ta đã tìmthấy một am thờ nằm giữa những cái chân của quái vật này. Am thờ nhỏ này có bút tíchcủa hai vị hoàng đế cổ Ai Cập. Hai vị giải thích rằng tượng Sphinx biểu thị một trongnhững hình dạng của thần mặt trời Horus. Họ còn nói mục đích làm tượng Sphinx là đểxua đuổi tất cả những điều bạo ác, tội lỗi khỏi khu nghĩa địa quanh kim tự tháp. Tượng nàyđược tạc vào thế kỉ 19 TCN theo lệnh của Kephren. Từ đó về sau, tượng càng làm tăngthêm vẻ uy nghi và huyền bí của khu lăng mộ làm cho con người khiếp sợ. Dan du mục ởsa mạc gọi tượng Sphinx này là “ vị thần khủng khiếp”, mỗi lần đi qua vùng này họ phải điđường vòng chứ không dám đến gần. Vì muốn tìm hiểu Sphinx, Bonapac đã cho nã pháovào đầu tượng này, làm cho tượng bị hỏng một phần. Các nhân sư nổi tiếng khác gồm: 1 tượng với đầu phraon Hatshepsut, với chân dungđược khắc trên đá granite, hiện ở tại bảo tàng mỹ thuật Metropolitan ở New York và nhânsư thạch cao hoa tuyết tại Memphis, hiên đang nằm trong viện bảo tàng mở ở nơi đó. Chủđề này đã được mở rộng tạo nên các đại lễ lớn dẫn tới các lăng mộ và đền đài với các nhânsư canh gác.Đối với các tôn giáo nguyên thủy ở Ai Cập cũng như ở các nơi khác, nhà vua đượccoi là sức mạnh và sự khôn ngoan của nhiều con thú bằng cách khoác cái lốt của chúng. Vìvậy người Ai Cập đã chạm các vị thần và các vị hoàng đế của họ nửa người nửa thú. 1.2 Tượng hoàng hậu NefectitiBức tượng bán thân hoàng hậu Nefectiti làmột trong những tác phẩm điêu khắc nổitiếng nhất thế giới. Hoàng hậu Nefectiti là vợ của Pharaon Akhenaten nổi tiếng vào vươngtriều thứ 18 của Ai Cập cổ và bà được công nhận là “hoàng hậu đẹp nhất” của Ai Cập cổ.Bức tượng được điêu khắc bằng đá vôi, với chiều cao 0,5 mét và có lịch sử khoảng 3300năm. Năm 1912, một nhà khảo cổ học người Đức đã phát hiện ra bức tượng này ở bên bờsông Nin và ông đã mang nó về nước vào năm sau. Hiện nay bức tượng này được bảo tồntrong viện bảo tàng mới ở Beclin. Bức tượng mô tả một người phụ nữ có khuôn mặt khả ái,đầu đội chiếc vương miện độc đáo màu xanh, chiếc cổ thuôn dài vươn cao kiêu hãnh, cùngnụ cười bí ẩn trên đôi môi đỏ thắm. Không chỉ qua bức tượng này, hoàng hậu Nefectiti cònđược mô tả trên nhiều bức phù điêu, trong bộ y phục bó sát thân, đầu đội vương miện hìnhtrụ cao tạo nên sự cân đối cho chiếc cổ dài. Với sắc đẹp lộng lẫy của mình thậm chí trongsử sách Hoàng hậu Nefectiti còn nổi tiếng hơn cả chồng bà và trở thành biểu tượng sắc đẹpcủa Ai Cập cổ đại.1.3 Tượng hoàng hậu Tiy2 1.4 Tượng pharaon Ramsesses IIĐền Ramesses II có mặt tiền rộng 35 mét và trên đó điêu khắc 4 tượng Pharaonđang ngồi trên ngai vàng với chiều cao mỗi tượng là 20 mét. Trên đầu của pharaohRamesses II đội 2 vương miện thượng và hạ Ai Cập với ý nghĩa: ông là vua của một AiCập thống nhất. Phần đầu của 1 bức tượng bên trái đã bị hư hại do những trận động đất,phần thân và chân bên dưới vẫn còn nguyên hình dạng. Trụ ngạch phía trên 4 tượngRamesses II được điêu khắc 22 con khỉ đầu chó đang giơ tay lên trên không với ý nghĩalà tôn thờ thần mặt trời. Bên dưới chân của 4 bức tượng của Ramesses II là các tượngđiêu khắc (các tượng này không cao hơn đầu gối của pharaoh) được xác định là : hoànghậu Nefertari, mẹ của hoàng hậu là Mut – Tuy, 2 con trai đầu tiên của ông là Amun – her– khepesheft và Ramesses, 6 con gái đầu tiên của ông là :Bintanath, Baketmut, Nefertari,Meritamen, Nebettawy và Isetnofret. Ngoài ra, trên trụ ngạch còn có một tấm bia ghi lạilễ kết hôn của con trai ông là Ramesses với công chúa con vua Hattusili III nhằm thắtchặt thêm hòa bình giửa Ai Cập và vương triều Hittites.2. Phù điêuLà hình thức đắp nổi hoặc khoét lõm với chiều dài, rộng là thực còn phần nổi mangtính ước lệ khối.2.1. Phù điêu ở đền Ramesses IIHai bức tường hai bên lối đi vào đền được điêu khắc về những con người ở vùng thượng và hạ Ai Cập.Các điêu khắc trên tường của phòng đại sảnh của ngôi đền liên quan đến truyềnthuyết các vị thần. Điêu khắc nổi bật nhất tại đại sảnh này là vua Ramesses II và hoànghậu Nefertari đang ở trên một chiếc thuyền “thần thoại” của thần Amun và Ra Harakhtyđể đến thiên đàng.3Bức tượng hoàng hậu Tiy, vợ của pharaon AmenhotepIII triều đại 18, cao 3,62 mét, được tìm thấy ở xung quanhkhu vực có hai bức tường song sinh to lớn Colossi ofMemnon. Ở đó cũng có hai tượng nhân sư đại diện cho Tiyvà Amenhotep III, cùng với 10 bức tượng granit đen về vịthần đầu sư tử Sekhmet, người bảo vệ các Pharaon.Một số điêu khắc khác cũng miêu tả những chiến thắng của Ramesses II trướcLibya và Nubia . Tuy nhiên, có lẽ nổi bật nhất trong các điêu khắc trên là điêu khắc miêutả: vua Ramesses II ngồi trên xe ngựa bắn cung tên về những kẻ thù của mình trong cuộcchiến và bắt kẻ thù trở thành tù binh.2.2. Phù điêu Ai cập- Dâng hoa và phù điêu thuyền.Người Ai Cập cổ đại sùng kính hoa sen và sử dụng nó trong các nghi thức tế lễ,trang trọng. Nữ hoàng Ai Cập cũng không ngoại lệ. Bà thường đi dọc dòng sông Nin đểngắm hoa sen, hay tên chính xác của hoa sen Ai Cập là “hoa sen xanh linh thiêng sôngNin”. III. Đánh giá chung về nghệ thuật điêu khắc của Ai Cập cổ đại.4Qua đó ta có thể thấy, các công trình điêu khắc của người Ai Cập cổ đại chịu ảnhhưởng sâu sắc của tôn giáo. Đối với các tôn giáo nguyên thủy ở Ai Cập cũng như ở cácnơi khác, nhà vua được coi là sức mạnh và sự khôn ngoan của nhiều con thú bằng cáchkhoác cái lốt của chúng. Vì vậy người Ai Cập đã chạm các vị thần và các vị hoàng đếcủa họ nửa người, nửa thú.Không những thế ảnh hưởng này cũng được truyền đếnnhững nền văn minh khác như Assyria và Hy Lạp. Những bức phù điêu được tìm thấytrong các ngôi đền đài hay lăng mộ đều liên quan đến truyền thuyết các vị thần cho tathấy rõ hơn về tôn giáo thờ đa thần của người Ai Cập cổ đại. Các hình vẽ và hình điêu khắc tinh xảo trên tường, trên quan tài đã thể hiện sựphong phú và phát triển về văn hoá của người dân Ai Cập cổ đại, cũng như sự tài hoa,khéo léo của họ. Có thể thấy, để xây dựng được những bức tượng nhân sư, mà tiêu biểulà các tượng nhân sư ở Giza, người dân Ai Cập cổ đại đã tốn không biết bao nhiêu sứcngười, sức của cũng như thời gian, trí óc. Qua đó, họ đã để lại cho nhân loại nhữngcông trình điêu khắc vô giá và trường tồn với thời gian. C.KẾT THÚC VẤN ĐỀNhư vậy, với sự tài hoa và trí óc vượt trội, cư dân Ai Cập cổ đại đã tạo nên cáccông trình kiến trúc, điêu khắc vĩ đại, mà những bí ẩn về nó vẫn luôn là niềm đam mê,đích khám phá của rất nhiều các nhà khoa học. Những kiến thức chung về lịch sử hayđặc điểm của điêu khắc, cùng với sự nhận xét trong bài tập trên đã giúp chúng ta hiểurõ hơn phần nào về nghệ thuật điêu khắc của văn minh Ai Cập cổ đại. Tuy nhiên, do sựhiểu biết của chúng em còn nhiều hạn chế, nên trong bài không thể tránh khỏi nhữngsai sót, mong thầy cô thông cảm, đóng góp ý kiến để bài tập và kiến thức của chúng emđược hoàn thiện hơn.Chúng em xin chân thành cảm ơn.5