Theo em gia đình có trách nhiệm như thế nào trong công tác phòng, chống tệ nạn ma túy

- + Đọc bài viết In bài viết Gửi bài viết

Theo em gia đình có trách nhiệm như thế nào trong công tác phòng, chống tệ nạn ma túy
Theo em gia đình có trách nhiệm như thế nào trong công tác phòng, chống tệ nạn ma túy
Theo em gia đình có trách nhiệm như thế nào trong công tác phòng, chống tệ nạn ma túy
Theo em gia đình có trách nhiệm như thế nào trong công tác phòng, chống tệ nạn ma túy
Theo em gia đình có trách nhiệm như thế nào trong công tác phòng, chống tệ nạn ma túy

Thực hiện nhiệm vụ phòng, chống tệ nạn xã hội

19/08/2020

Tệ nạn xã hội hay vấn đề xã hội là một vấn đề ảnh hưởng đến nhiều cá nhân trong xã hội. Đó là một vấn đề phổ biến chúng ta thấy xảy ra trong xã hội đặc biệt là về vấn đề ma túy, mại dâm luôn là đề tài nóng trong xã hội hiện nay.

Vì vậy, việc thực hiện nhiệm vụ phòng, chống tệ nạn xã hội năm 2020 nhằm đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội, kiềm chế sự phát triển của tệ nạn, góp phần bảo đảm trật tự an toàn xã hội.

Theo đó, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội triển khai thực hiện Kế hoạch thí điểm điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng chất thay thế trên địa bàn Tiền Giang giai đoạn 2014 - 2015 và những năm tiếp theo. Chi cục Phòng chống tệ nạn xã hội đã phối hợp Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội huyện Châu Thành, Chợ Gạo, Gò Công Đông, thị xã Cai Lậy duy trì hoạt động của 04 Điểm tư vấn và 02 điểm cấp phát thuốc Methadone đặt tại Trung tâm Y tế dự phòng huyện Cai Lậy và Trung tâm Y tế huyện Châu Thành. Tính đến thời điểm báo cáo, Tiền Giang đã có 221 người tham gia điều trị bằng Methadone. Trong năm 2019, các tư vấn viên thuộc Cơ sở cai nghiện ma túy đã tư vấn tại cộng đồng cho 408 người nghiện ma túy và gia đình người nghiện ma túy; tổ chức chức tuyên truyền về tác hại của ma túy và cách phòng tránh tái nghiện cho 1.913 lượt thầy cô giáo và học sinh trường Trung học cơ sở Tân Hội Đông, huyện Châu Thành; Trường THCS Bình Phục Nhứt, huyện Chợ Gạo và Trường THCS Long Định, huyện Châu Thành.

Bên cạnh đó đề nghị các đơn vị, địa phương ưu tiên đầu tư nguồn lực để triển khai thực hiện tốt công tác phòng, chống tệ nạn xã hội; các xã, phường, thị trấn tổ chức được ít nhất một hình thức tuyên truyền và duy trì thường xuyên công tác được tiếp nhận cai nghiện ma túy bắt buộc tại cơ sở cai nghiện ma túy tỉnh đều được thực hiện đầy đủ các chính sách và đảm bảo quy trình tổ chức cai nghiện chặt chẽ đúng quy định; tăng cường công tác phối hợp giữa các ngành tại địa phương trong công tác tiếp cận và vận động cũng như hỗ trợ các đối tượng cai nghiện tại gia đình và cộng đồng được quản lý sau cai nghiện ma túy với các hình thức quản lý, tư vấn, giám sát phù hợp tại địa phương; mỗi huyện, thị xã, thành phố xây dựng mới ít nhất 01 xã, phường, thị trấn lành mạnh không tệ nạn ma túy, mại dâm; nạn nhân bị mua bán trở về có nhu cầu được hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng theo quy định

Để đảm bảo đạt được mục tiêu, ngành Lao động - Thương binh và Xã hội tiếp tục phối hợp với Công an tỉnh, các đơn vị, địa phương đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về phòng, chống mại dâm và ma túy nhằm góp phần thay đổi nhận thức của Nhân dân về tệ nạn xã hội; nêu gương điển hình người tốt, việc tốt, địa phương có cách làm sáng tạo, hiệu quả, nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước trong phòng, chống tệ nạn xã hội; tăng cường công tác giáo dục, phòng ngừa và kiên quyết xử lý những cán bộ, đảng viên có hành vi thiếu trách nhiệm bao che, dung túng, tham gia hoạt động tệ nạn xã hội; chú trọng thanh tra, kiểm tra phòng, chống tệ nạn xã hội trên địa bàn tỉnh./.

- + Đọc bài viết In bài viết Gửi bài viết

Theo em gia đình có trách nhiệm như thế nào trong công tác phòng, chống tệ nạn ma túy
Theo em gia đình có trách nhiệm như thế nào trong công tác phòng, chống tệ nạn ma túy
Theo em gia đình có trách nhiệm như thế nào trong công tác phòng, chống tệ nạn ma túy
Theo em gia đình có trách nhiệm như thế nào trong công tác phòng, chống tệ nạn ma túy
Theo em gia đình có trách nhiệm như thế nào trong công tác phòng, chống tệ nạn ma túy

Tương phản

Theo em gia đình có trách nhiệm như thế nào trong công tác phòng, chống tệ nạn ma túy
Theo em gia đình có trách nhiệm như thế nào trong công tác phòng, chống tệ nạn ma túy

PhuthoPortal - Hiện nay, tội phạm và tệ nạn ma túy thực sự đã trở thành hiểm họa lớn, có nguy cơ đe dọa sự phát triển của giống nòi, gây mất ổn định về chính trị, xã hội. Trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, các tệ nạn xã hội và tội phạm liên quan đến ma túy có diễn biến phức tạp với nhiều thành phần và đối tượng tham gia. Trong đó, đối tượng là giới trẻ ngày càng có xu hướng gia tăng, gây ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự trên địa bàn và tác động xấu tới nhận thức, hành động của các bạn trẻ nói chung. Để phòng ngừa, ngăn chặn tình trạng đó thì gia đình đóng vai trò hết sức quan trọng, vì đây chính là nơi quản lý, giáo dục, định hướng nhận thức và hành vi cho giới trẻ, qua đó góp phần xây dựng một xã hội trong sạch, lành mạnh, ổn định và phát triển.

Toàn tỉnh hiện có khoảng 70% người nghiện ma túy trong độ tuổi thanh niên (từ 19 - 30 tuổi) được đưa vào Trung tâm Giáo dục - Lao động xã hội tỉnh (Trung tâm cai nghiện). Những người này thường nghe theo sự lôi kéo, rủ rê của bạn bè, sử dụng ma túy lén lút tại nhà riêng, phòng trọ hoặc nơi vắng người. Sau một thời gian cai nghiện tại gia đình, cộng đồng nhưng không thành công nên buộc phải đưa vào Trung tâm cai nghiện. Có một số trường hợp khi lên cơn nghiện nhưng không có tiền thì nảy sinh ý định phạm tội và thực hiện các hành vi phạm tội để có tiền mua ma túy như trộm cắp tài sản, lừa đảo, cướp giật…

Ông Lương Chí Cường - Chi Cục trưởng Chi cục Phòng chống tệ nạn xã hội tỉnh cho biết: Các đối tượng liên quan đến ma túy trong độ tuổi này phần lớn vẫn đang trong sự quản lý, giáo dục của gia đình. Cha mẹ và các thành viên trong gia đình là những người gần gũi, thân thiết, thường xuyên ở bên cạnh con cái, việc chăm sóc con cái không chỉ là trách nhiệm mà còn là “bản năng” của họ. Thế nhưng, yếu tố gia đình dường như đang bị gạt ra bên lề của cuộc chiến phòng chống ma túy. Một số bậc cha mẹ có quan niệm sai lệch, cho rằng con cái của mình đã trưởng thành, có thể tự lo được cho bản thân hoặc đã có nhà trường, xã hội, cơ quan, đoàn thể quan tâm, gia đình không thể lúc nào cũng ở bên cạnh mà quản lý, giáo dục được. Chính vì sự quản lý lỏng lẻo với quan niệm sai lệch, cổ hủ đó, nên khi các bậc cha mẹ phát hiện con em mình vướng vào ma túy thì đã quá muộn. Nhiều trường hợp cha mẹ vội vàng lên án con cái, né tránh hoặc giấu nhẹm đi, dẫn tới hậu quả là con em mình thực sự bị tha hóa bởi ma túy, sẵn sàng làm bất cứ điều gì để có ma túy. Bên cạnh đó, trong cuộc sống hiện đại ngày nay, tình trạng cha mẹ ly hôn hoặc mải lo làm ăn kinh tế mà bỏ bê, không quan tâm đến việc học tập, các mối quan hệ ngoài xã hội của con, không hiểu được điều con em mình thực sự mong muốn. Thế nên, khi thiếu đi sự yêu thương, chăm sóc và quan tâm của cha mẹ, các em cảm thấy cô đơn, lạc lõng, rất dễ có những hành vi tiêu cực như giao du với bạn xấu, tìm đến những thú vui chơi, giải trí thiếu lành mạnh, có những hành động nông nổi hay sa vào con đường nghiện ngập, dẫn đến lối sống buông thả và vướng vào vòng lao lý.

Theo thống kê từ đầu năm 2013 đến nay, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy (PC47) - Công an tỉnh Phú Thọ đã tổ chức đấu tranh, bắt giữ và khởi tố 211 bị can phạm tội về ma túy, trong đó có 24 bị can trong độ tuổi thanh niên. Theo Đại úy Phạm Trung Kiên - Phó trưởng Phòng PC47 thì trên thực tế, tội phạm về ma túy đang ngày càng trẻ hóa. Con số nêu trên chỉ là thống kê sơ bộ, chưa đầy đủ về số đối tượng liên quan đến ma túy trong độ tuổi này đã bị các lực lượng chức năng tại các địa phương trong tỉnh phát hiện, bắt giữ, xử lý hành chính và khởi tố trước pháp luật.

Để ngăn chặn và đẩy lùi ma túy, đặc biệt trong giới trẻ, các bậc làm cha, làm mẹ cần xác định rõ vai trò, vị thế của gia đình trong công tác chăm sóc, bảo vệ và giáo dục con em. Phải khẳng định rằng không nơi đâu có thể tổ chức giáo dục, theo dõi, giám sát việc phòng, chống ma túy; phát hiện, ngăn chặn kịp thời việc mua bán, tàng trữ, vận chuyển, hút, chích, thử… các loại ma túy; cảm hóa và động viên người nghiện tham gia cai nghiện ma túy có hiệu quả bằng gia đình. Thiết nghĩ, để phát huy vai trò của gia đình trong phòng, chống ma túy cho giới trẻ cần phải quan tâm đầu tư hơn nữa cho gia đình thông qua việc tổ chức trang bị kiến thức giáo dục, nhất là những kiến thức cần thiết về phòng, chống ma túy, truyền thông giáo dục sức khỏe cho các bậc cha mẹ, chú trọng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, các thiết chế văn hóa ở cơ sở, đặc biệt là xây dựng gia đình văn hóa, hạnh phúc, các thành viên tôn trọng, quan tâm lẫn nhau. Có như vậy, gia đình mới thực sự trở thành ngôi nhà thân yêu, tạo nên sức mạnh đoàn kết, trở thành bức tường ngăn chặn có hiệu quả sự xâm nhập của ma túy, góp phần xây dựng lớp lớp gia đình Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc, văn minh, hiện đại, không có ma túy và tệ nạn xã hội.

Thanh Hòa