Tại sao chúng ta lại nổi da gà

Khi cơ thể bị lạnh, bề mặt da sẽ xuất hiện những n nhỏ dày đặc mà người ta gọi là nổi da gà. Bạn có biết nguyên nhân gây ra hiện tượng này không?

Trên bề mặt da của chúng ta có rất nhiều lông. Lông tuy nhỏ nhưng có vai trò bảo vệ nhất định đối với cơ thể. Chân lông được cố định, nằm nghiêng trong nang lông dưới da, hợp với bề mặt của da một góc. Một đầu của nang lông gắn với một nhóm cơ nhỏ, gọi là cơ lông đứng. Nó khống chế hoạt động của lông. Tính chất của cơ lông đứng không giống như tính chất của cơ xương ở những bộ phận như tay, chân của chúng ta. Nó không tuân theo kỷ luật, không chịu sự chỉ huy của não bộ mà chịu sự điều tiết và khống chế của một chất gọi là hoóc-môn.

Trên bề mặt của da được bố trí các phần phụ trách cảm nhận kích thích như nóng, lạnh, đau đớn gọi là cơ quan cảm giác. Khi không khí lạnh xâm nhập vào da, cơ quan cảm nhận nhiệt độ lập tức truyền tin cho thiết bị thông tin của cơ thể thần kinh, gây hưng phấn cho thần kinh. Lúc này lượng hooc-môn trong cơ thể tăng lên, chỉ huy cơ lông đứng phản xạ co lại. Dưới tác dụng của nó, cơ lông dựng đứng lên, đồng thời bề mặt của da trở nên thu hẹp lại giống như một bức tường. Biểu hiện của nó chính là việc xuất hiện những nốt hình tròn nổi lên trên bề mặt da. Đây là hiện tượng nổi da gà mà người ta thường gọi. Nó sẽ hạn chế sự toả nhiệt, có tác dựng giữ ấm cho cơ thể chúng ta.

Bạn biết không, nồi da gà vốn dĩ là một phản ứng tự bảo vệ của cơ thể. Thông qua quá trình đó, chúng ta có thể duy trì được sự ổn định của nhiệt độ khiến cho nhiệt độ trong cơ thể vẫn giữ được ở mức hợp lý cho dù nhiệt độ môi trường bên ngoài xuống thấp.

Tại sao chúng ta lại nổi da gà
Nguyên nhân nào dẫn tới nổi da gà, sởn gai ốc?

1. Khi cơ thể gặp lạnh

Khi cơ thể gặp lạnh, các lỗ chân lông trên da sẽ co lại khiến lông bị dựng đứng lên, dẫn đến hình thành các nốt sần trên da gọi là nổi da gà hay sởn gai ốc. Đây là một phản ứng tự nhiên của cơ thể nhằm giảm lượng nhiệt thoát ra và cân bằng nhiệt độ trong cơ thể.

2. Đáp ứng với cảm xúc

Khi bạn tức giận, phấn khích hoặc sợ hãi, cơ thể sẽ kích thích hệ thần kinh giao cảm giải phóng ra hormone adrenaline, nhằm phản ứng lại với các tác động từ bên ngoài. Điều này cũng gây ảnh hưởng tới các nang lông và làm cho lông dựng lên dẫn tới nổi da gà.

Hormone adrenaline còn gọi là hormone căng thẳng thường được tiết ra khi chúng ta gặp các tình huống căng thẳng có tác dụng làm tăng nhịp tim và nhiệt độ cơ thể.

3. Căng thẳng

Căng thẳng (Stress) cũng có thể gây ra hiện tượng nổi da gà. Khi bạn căng thẳng cơ thể sẽ giải phóng adrenaline cũng giống như khi bạn tức giận, phấn khích hoặc ngạc nhiên. Đây cũng là cơ chế giải thích vì sao bạn thường bị nổi da gà khi xem các bộ phim kinh dị hoặc phim ma.

4. Bạn bị ốm hoặc sốt

Cảm giác ớn lạnh và nổi da gà cũng là hiện tượng thường xảy ra khi bạn bị ốm hoặc trước khi bạn bị sốt. Trong trường hợp này nổi da gà chính là cơ chế giúp giữ ấm cho cơ thể khi cơ thể có dấu hiệu mất nhiệt.

5. Thuốc và một số chất bổ sung

Một số loại thuốc hoặc chất bổ sung có thể ảnh hưởng đến nhịp tim làm tăng lưu lượng máu và nhiệt độ cơ thể cũng có thể gây nổi da gà.

Ngoài ra, nổi da gà có thể là hậu quả do các tác động của một số chất gây nghiện như: Heroin, cocaine…

Quang Tuấn H+ (Theo Curejoy)

Sởn da gà là tình trạng bất cứ ai cũng đã từng trải qua từ khi còn bé đến lúc trưởng thành. Đa số các trường hợp này chỉ diễn ra trong khoảng thời gian ngắn và không gây nên các ảnh hưởng gì. Tuy nhiên sởn da gà khi mang thai lại được các chuyên gia cảnh báo là dấu hiệu tiềm ẩn của bệnh lý.

Sởn da gà hay còn được gọi là nổi gai ốc là tình trạng cơ thể phản ứng tự nhiên với các tác động bên ngoài như: Bị cảm lạnh, phấn khích quá mức, tức giận, tắm nước lạnh... Lúc đó, da bạn sẽ xuất hiện các nốt nổi tròn do chân lông tự co thắt, dính liền với mỗi sợi lông. Các nang lông cắm sâu vào da và nằm trong một bao.

Nổi da gà thường xuất hiện nhiều nhất trên cánh tay, chân, cổ... Thông thường tình trạng này sẽ không gây ảnh hưởng đến sức khoẻ và sẽ tự động biến mất khi các triệu chứng này hết.

Mẹ bầu là đối tượng rất dễ bị sởn gai ốc. Đó có thể là triệu chứng của một loại bệnh lý hoặc sinh lý bình thường. Do đó, bà bầu khi xuất hiện tình trạng này không nên chủ quan mà cần được đi khám bác sĩ.

Tại sao chúng ta lại nổi da gà

Nếu bà bầu xuất hiện tình trạng sởn gai ốc thì không nên chủ quan mà hãy đi khám bác sĩ

2.1. Thiếu máu

Phụ nữ mang thai hoặc trẻ em, trẻ sơ sinh rất dễ bị thiếu máu. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng sởn da gà. Nếu bạn xuất hiện kèm theo các triệu chứng như: Đau ngực, đuối sức, rối loạn nhịp tim cần đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán nguyên nhân và điều trị bệnh hiệu quả.

2.2. Ốm nghén

Tình trạng ốm nghén khiến sản phụ xuất hiện kèm tình trạng sởn da gà và thân nhiệt thấp gây nên ớn lạnh.

2.3. Nhiễm trùng

Sởn da gà khi mang thai là một triệu chứng của tình trạng nhiễm trùng, do đó bạn không nên chủ quan mà cần đến bác sĩ để được thăm khám. Một số bệnh lý liên quan đến nhiễm trùng như:

  • Nhiễm trùng đường tiết niệu là tình trạng người bệnh bị đau rát đường tiết niệu do sự xâm nhập của vi khuẩn. Theo nghiên cứu có khoảng hơn 10% phụ nữ mang thai gặp phải tình trạng này. Mẹ bầu cần uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ để được điều trị dứt điểm.
  • Nhiễm trùng hô hấp trên: Đây là bệnh lý rất dễ gặp ở phụ nữ mang thai do đường hô hấp bị vi khuẩn, virus tấn công. Các triệu chứng cho thấy bạn đã mắc phải bệnh nhiễm trùng hô hấp trên là: Đau rát họng, sổ mũi, ho...
  • Nhiễm trùng ối: Đây là tình trạng nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khoẻ của mẹ bầu và thai nhi. Nhiễm trùng ối gây nên các triệu chứng ớn lạnh, sởn da gà, dịch âm đạo tiết nhiều, tim đập nhanh,..
  • Nhiễm virus hệ tiêu hóa dẫn đến tiêu chảy, nôn ói. Vì thế mẹ bầu dễ bị mất nước, suy kiệt sức khỏe, mệt mỏi...

2.4. Thân nhiệt cao

Thân nhiệt mẹ bầu ở giai đoạn đầu thai kỳ thường cao hơn một chút. Nhiệt độ cao này có thể khiến bạn phản ứng với không khí xung quanh vì lúc này cơ thể bạn sẽ bị đánh lừa rằng nhiệt độ của nó thấp hơn môi trường.

Tình trạng này khiến mẹ bầu xuất hiện cảm giác ớn lạnh. Nhưng triệu chứng này sẽ nhanh chóng kết thúc và không ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ bà bầu hoặc thai nhi.

Tại sao chúng ta lại nổi da gà

Tình trạng ốm nghén khiến sản phụ xuất hiện kèm tình trạng sởn da gà và thân nhiệt thấp gây nên ớn lạnh

Dưới đây là một số biện pháp giúp mẹ bầu cải thiện tình trạng bị sởn gai ốc, nhất là sởn da gà khi mang thai:

  • Dành nhiều thời gian nghỉ ngơi và thư giãn bằng cách có những giấc ngủ ngon, nghe nhạc, đi bộ. Đặc biệt, phụ nữ mang thai nên đặc biệt tránh để trạng thái căng thẳng kéo dài.
  • Trong suốt quá trình mang thai, mẹ bầu nên được bổ sung sắt đầy đủ. Bởi sắt sẽ giúp sản phụ chống lạnh, giữ ấm cơ thể. Một số thực phẩm mẹ bầu nên bổ sung để tăng cường khoáng chất này như: Thịt bò, lòng đỏ trứng... Trường hợp, thực phẩm không bổ sung đủ sắt, bạn có thể uống viên sắt bổ sung.
  • Mặc đủ ấm giúp cơ thể không bị quá lạnh và tránh để điều hoà thổi trực tiếp vào cơ thể.
  • Duy trì tập luyện thường xuyên sẽ giúp cơ thể để tăng thân nhiệt, hiệu quả trong việc cải thiện tình trạng ớn lạnh, sởn da gà. Sản phụ có thể đi bộ hoặc tập yoga nhẹ nhàng.
  • Kiểm soát các thực phẩm mình đã nạp vào cơ thể: Mẹ bầu nên tham khảo bác sĩ về chế độ dinh dưỡng đầy đủ để tránh rối loạn nhiệt độ cơ thể. Phụ nữ mang thai cần bổ sung hoa quả tươi, các loại hạt, ngũ cốc,... Hạn chế hoặc tránh các thực phẩm đóng hộp, đồ ăn nhanh, iot...

Với những thông tin trên, hy vọng đã giúp bạn lý giải được nguyên nhân gây ra tình trạng sởn gai ốc. Nhất là đối với mẹ bầu, hy vọng bạn đã nắm được những lưu ý để cải thiện tình trạng này.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 (phím 0 để gọi Vinmec) hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

XEM THÊM:

Sau đó bạn thay đồ, vào trong phòng để sưởi ấm. Bạn uống một tách trà nóng, chui vào chăn và bật đài lên. Bạn chợt nhận ra giai điệu quen thuộc từ xa xưa, bài hát mà bà ngoại vẫn ru khi bạn còn nhỏ. Một lần nữa bạn lại thấy lạnh sống lưng và... "nổi da gà".

Tại sao những sự kiện dường như không liên quan tới nhau lại gây ra cùng một phản ứng cơ thể như vậy? Câu trả lời chính là ở cảm xúc sinh lý.

Quảng cáo

Nổi da gà là một hiện tượng sinh lý kế thừa từ tổ tiên của chúng ta - rất có ích cho họ nhưng lại không giúp đỡ chúng ta là bao nhiêu. Nó là những nốt tí hon nổi lên trên da trông giống như da gà sau khi bị nhổ lông. Những nốt này xuất phát từ sự co cơ dính liền với mỗi sợi lông. Mỗi cơ co lại tạo ra một chỗ lún nông trên bề mặt da, do vậy mà khiến vùng xung quanh trồi lên. Sự co cơ cũng khiến cho sợi lông dựng đứng khi cơ thể cảm thấy lạnh. Ở những động vật có bộ lông dày, lông dựng lên sẽ mở rộng khoảng không khí giữ nhiệt bao quanh cơ thể, giúp cơ thể chịu lạnh tốt hơn. Ở con người, phản ứng này không có tác dụng bởi chúng ta không còn nhiều lông, nhưng hiện tượng nổi da gà vẫn tồn tại.

Quảng cáo

Ngoài những lúc bị lạnh, động vật còn xù lông lên khi chúng cảm thấy bị đe dọa, như mèo bị chó tấn công. Lông dựng cùng với động tác uốn cong mình về phía sau sẽ khiến con mèo to ra, tạo uy thế với đối phương. Con người thường nổi da gà khi trải qua các tình huống xúc động, như tiến vào nhà thờ trong ngày cưới, đứng trên bục nhận phần thưởng và nghe quốc ca, hoặc đơn giản chỉ là lúc xem phim kinh dị. Mọi người cũng dễ nổi da gà khi hồi tưởng những sự kiện có ý nghĩa, như nghe lại một bản nhạc đã từng nhảy với người yêu nhiều năm trước đây. 

Nguyên nhân của mọi phản ứng này chính là cơ thể đã phóng ra một cách vô thức hormone adrenaline. Hormone này không những gây ra sự co cơ trên da mà còn ảnh hưởng tới phản ứng của cơ thể. Ở động vật, hormone này tiết ra khi chúng bị lạnh hoặc gặp trường hợp nguy cấp, giúp chúng sẵn sàng phản ứng như đánh trả hay rút chạy. Ở con người, adrenaline thường phóng ra khi chúng ta bị lạnh hoặc lo sợ, cả khi bị stress hoặc có cảm xúc mạnh, như giận dữ hoặc phấn khích. Những dấu hiệu khác của adrenaline còn bao gồm chảy nước mắt, ra mồ hôi, chân tay run rẩy, huyết áp tăng, tim đập mạnh và sôi bụng.

Minh Thi (theo sciam)