Thuật toán giải bất phương trình ax + b > 0

Thuật toán giải bất phương trình ax + b > 0

Thuật toán giải phương trình ax + b = 0

- Bằng liệt kê tuần tự

Bước 1: Nhập hai số thực a, b

Bước 2. Nếu a = 0

Bước 2.1. Nếu b ≠0 thì thông báo phương trình vô định, rồi kết thúc;

Bước 2.2. Nếu b = 0 thì gán x <- 0 rồi chuyển sang bước 4;

Bước 3: x <- -b/a

Bước 4. Đưa ra nghiệm X, rồi kết thúc.

- Sơ đồ khối:

Thuật toán giải bất phương trình ax + b > 0

Cự Giải

- Bước 1: Nhập a,b và khởi tạo biến x.

- Bước 2: Nếu a # 0 thì thực hiện bước 3, nếu không quay về bước 1.

- Bước 3: x ← -b/a

- Bước 4: Thông báo x.

InputOutput
3 6-2
3 00
0 2
3/4 3-4

Trả lời hay

9 Trả lời 15:19 16/08

  • Thuật toán giải bất phương trình ax + b > 0

    Biết Tuốt

    Bạn xem lời giải chi tiết trong https://vndoc.com/giai-bai-tap-sgk-tin-hoc-10-bai-6-151310 có này ý bạn

    Trả lời hay

    7 Trả lời 15:20 16/08

    • Hãy viết thuật toán giải phương trình bậc nhất: ax + b = 0 và đề xuất các test tiêu biểu.

      Hãy viết thuật toán giải phương trình bậc nhất: ax + b = 0 và đề xuất các test tiêu biểu.

      Thuật toán giải phương trình ax + b = 0

      Bước 1: Nhập hai số thực a, b

      Bước 2.1. Nếu b ≠0 thì thông báo phương trình vô định, rồi kết thúc;

      Bước 2.2. Nếu b = 0 thì gán x

      Bước 4. Đưa ra nghiệm x, rồi kết thúc.

      Đề xuất các test tiêu chuẩn

      Để xét tất cả các trường hợp có thể xảy ra, ta sử dụng ba bộ test như sau:

      i) a = 0, b = 1 (kiểm tra trường hợp phương trình vô định);

      ii) a = 0,b = 0 (kiểm tra trường hợp nghiệm x=0);

      iii) a = 3, b = 6 (kiểm tra trường hợp nghiêm , y = -b/a).

      Loigiaihay.com

      Giải và biện luận phương trình bậc nhất $ax+b=0$ là một dạng toán quan trọng giúp học sinh rèn luyện khả năng lập luận, tư duy logic.

      Xem thêm Toán 10 – Biện luận hệ phương trình, hệ bất phương trình bằng đồ thị

      1. Giải và biện luận phương trình ax+b=0

      Để giải và biện luận phương trình $ax+b=0$, ta xét hai trường hợp:

      • Trường hợp 1. Nếu $ a\ne 0$ thì phương trình đã cho là phương trình bậc nhất nên có nghiệm duy nhất $$ x=-\frac{b}{a}.$$
      • Trường hợp 2. Nếu $ a = 0$ thì phương trình đã cho trở thành $ 0x+b=0$, lúc này:
        • Nếu $ b=0$ thì phương trình đã cho có tập nghiệm là $ \mathbb{R};$
        • Nếu $ b\ne 0$ thì phương trình đã cho vô nghiệm.

      Bảng tóm tắt cách giải và biện luận phương trình $ax+b=0$

      Thuật toán giải bất phương trình ax + b > 0

      Chú ý khi giải và biện luận phương trình bậc nhất:

      • Biến đổi để đưa phương trình đã cho về đúng dạng $ax+b=0$ trước khi xét các trường hợp.
      • Nếu phương trình đã cho có điều kiện thì cần kiểm tra nghiệm tìm được có thỏa mãn điều kiện hay không rồi mới kết luận.

      2. Ví dụ giải và biện luận phương trình ax+b=0

      Ví dụ 1. Giải và biện luận phương trình $ mx+2-m=0$.

      Chúng ta xét hai trường hợp:

      • Trường hợp 1. Nếu $ m=0$, phương trình đã cho trở thành $$ 0x+2=0 $$ Rõ ràng phương trình này vô nghiệm, nên phương trình đã cho vô nghiệm.
      • Trường hợp 2. Nếu $ m\ne 0$, phương trình đã cho là phương trình bậc nhất, nên nó có nghiệm duy nhất $ \displaystyle x=\frac{m-2}{m}.$

      Vậy, $ m=0$ thì phương trình đã cho vô nghiệm; $ m\ne 0$ thì phương trình đã cho có nghiệm duy nhất.

      Ví dụ 2. Giải và biện luận phương trình $ (m-2)x+2-m=0$.

      Chúng ta xét hai trường hợp:

      • Trường hợp 1. $ m-2=0$ hay $ m=2$ thì phương trình đã cho trở thành $$ 0x+0=0 $$ Rõ ràng phương trình này có tập nghiệm là $ \mathbb{R}$ nên phương trình đã cho cũng có tập nghiệm là $ \mathbb{R}$.
      • Trường hợp 2. $ m\ne 2$, phương trình đã cho là phương trình bậc nhất, nên nó có nghiệm duy nhất $ \displaystyle x=\frac{m-2}{m-2}=-1.$

      Vậy, $ m=2$ thì phương trình đã cho có tập nghiệm là $ \mathbb{R}$; $ m\ne 2$ thì phương trình đã cho có nghiệm duy nhất $ x=-1$.

      Ví dụ 3. Giải và biện luận phương trình $ mx+(2-3m)x+5=0$.

      Hướng dẫn. Trước tiên chúng ta biến đổi phương trình đã cho về dạng $ ax+b=0$. Có, phương trình đã cho tương đương với $$ (2-2m)x+5=0 $$ Chúng ta xét hai trường hợp:

      • Trường hợp 1. $ 2-2m=0$ hay $ m=1$ thì phương trình đã cho trở thành $$ 0x+5=0 $$ Phương trình này vô nghiệm, nên phương trình đã cho vô nghiệm.
      • Trường hợp 2. $ m\ne 1$, phương trình đã cho là phương trình bậc nhất, nên nó có nghiệm duy nhất $ \displaystyle x=\frac{-5}{2-2m}.$

      Vậy, $ m=1$ thì phương trình đã cho vô nghiệm; $ m\ne 1$ thì phương trình đã cho có nghiệm duy nhất $ x=\frac{-5}{2-2m}$.

      Ví dụ 4. Giải và biện luận phương trình $ \frac{5x-m}{x-1}=0$.

      Hướng dẫn. Trước tiên chúng ta tìm điều kiện xác định của phương trình, sau đó biến đổi đưa phương trình về dạng quen thuộc $ ax+b=0.$

      • Điều kiện xác định: $ x\ne 1$. Với điều kiện đó, phương trình đã cho tương đương với $$ 5x-m=0 $$
      • Phương trình này có nghiệm $ x=\frac{m}{5}$. Tuy nhiên đây chưa phải nghiệm của phương trình đã cho vì cần có điều kiện $ x\ne 1$. Do đó chúng ta xét hai trường hợp:
        • Trường hợp 1. Nếu $ \frac{m}{5}=1$ hay $ m=5$ thì phương trình đã cho vô nghiệm.
        • Trường hợp 2. Nếu $ m\ne 5$ thì phương trình đã cho có nghiệm duy nhất $ x=\frac{m}{5}.$

      Tóm lại, $ m=5$ thì phương trình đã cho vô nghiệm; $ m\ne 5$ thì phương trình đã cho có nghiệm duy nhất $ x=\frac{m}{5}.$

      Ví dụ 5. Giải và biện luận phương trình $$ \frac{mx+2m}{x-3}=0 $$

      Ví dụ 6. Giải và biện luận phương trình $$ \frac{(m+1)x+2m}{x^2-4}=0 $$

      Ví dụ 7. Giải và biện luận phương trình $$ \frac{x+2-m}{\sqrt{x-4}}=0 $$

      Ví dụ 8. Tìm $m$ để phương trình $ (x-1)(x-3m)=0$ có hai nghiệm phân biệt.

      Ví dụ 9. Tìm $m$ để phương trình $ \sqrt{x-3}(x+5-m)=0$ có hai nghiệm phân biệt.

      Ví dụ 10. Tìm $m$ để phương trình $ (3-m)x+9-m^3=0$ có tập nghiệm là $ \mathbb{R}$.

      Ví dụ 11. Tìm $m$ để phương trình $ (3-m)x+9-m^3=0$ vô nghiệm.

      Ví dụ 12. Tìm $m$ để phương trình $ \frac{(3-m)x+3}{x-5}=0$ vô nghiệm.

      3. Bài tập giải và biện luận phương trình bậc nhất

      Bài 1. Giải và biện luận các phương trình sau theo tham số $m$:

      1. $mx = 3$
      2. $( m -2) x = m -2$
      3. $(2 m -1) x = 5m +3$
      4. $( m ^2-1) x =2 m +2$
      5. $m ( x -2)=x +1$
      6. $( m -1) x =2 x + m -3$
      7. $( m +1)( x -2)=3 m -1$
      8. $( m -1)( x +1)= m ^{2}-1$
      9. $( m -3) x = m ( m -1)-6$
      10. $(2 m -3) x = m (2 m -5)+3$