Thuốc độc vì sao lại giá cao

Theo Thông tin từ Bệnh viện Bạch Mai, tại Trung tâm Chống độc vừa tiếp nhận một nam bệnh nhân (54 tuổi, Đội Cấn, Hà Nội) ngộ độc do uống nhầm cồn. Bệnh nhân được đưa đến viện trong tình trạng đau đầu, mờ mắt, chóng mặt.

Người nhà bệnh nhân cho biết do dịch bệnh COVID-19 bùng phát nên gia đình đã mua cồn về để ở mỗi phòng 1 chai với mục đích tiện cho công tác sát khuẩn. Chai cồn 70 độ được đó được gia đình mua tại hiệu thuốc gần nhà. Do mua tại hiệu thuốc nên gia đình tin tưởng để sử dụng cho mọi công tác sát khuẩn mà không đọc kỹ công dụng ghi trên nhãn mác: “Dùng làm chất đốt và rửa kính.”

Hình ảnh chai cồn mà bệnh nhân đã uống nhầm, dẫn đến ngộ độc. (Ảnh: PV/Vietnam+)

Trước khi nhập viện 1 ngày, bệnh nhân có uống nhầm khoảng 100ml cồn, sau đó thì xuất hiện các triệu chứng đau đầu, chóng mặt, nhìn mờ…

Trung tâm Chống độc đã xét nghiệm chai cồn do gia đình mang tới có nồng độ cồn công nghiệp methanol là 56%.

Tiến sỹ Nguyễn Trung Nguyên - Giám đốc Trung tâm Chống độc (Bệnh viện Bạch Mai) cho biết loại cồn sát trùng cần dùng phổ biến là ethanol, còn cồn công nghiệp methanol là hóa chất độc hại không được dùng để sát trùng.

[Cảnh báo nhiều trường hợp tử vong do uống rượu không rõ nguồn gốc]

Theo bác sỹ Nguyên, sản phẩm cồn công nghiệp methanol có nguy cơ rất cao gây ngộ độc cho người sử dụng. Thứ nhất, mặc dù trên nhãn ghi công dụng chỉ dùng “dùng làm chất đốt và rửa kính,” có nghĩa là hóa chất độc hại, hoàn toàn không liên quan y tế nhưng lại được bán ở hiệu thuốc. Thứ hai, về hình thức có nhiều điểm làm người mua hiểu là cồn sát trùng như đóng chai giống nhau, có chữ “cồn 70 độ”...

Cồn công nghiệp methanol hoàn toàn không được sử dụng để sát trùng trong y tế. Ngoài việc không bảo đảm sát trùng, khi dùng cồn này quá nhiều trên da diện rộng, nhiều lần sẽ ngấm qua da tới mức đủ gây ngộ độc (nhiễm toan chuyển hóa, tổn thương mắt, tổn thương não).

“Do các đặc điểm dễ nhầm lẫn và lại được bán ở hiệu thuốc nên người dân mua về sử dụng không đúng dẫn tới ngộ độc. Với trường hợp nam bệnh nhân đang điều trị tại trung tâm, do bệnh nhân đến viện kịp thời, chúng tôi đã xử trí lọc máu khẩn cấp nên bệnh nhân qua khỏi cơn nguy kịch. Hiện tại, bệnh nhân còn di chứng mờ mắt,” bác sỹ Nguyên cho hay.

Nhiều năm gần đây, qua việc xét nghiệm các chai cồn sát trùng do bệnh nhân mang tới, Trung tâm chống độc đã phát hiện nhiều sản phẩm cồn sát trùng rởm (chai cồn chỉ có chứa thành phần cồn công nghiệp methanol và nước) và báo cáo với các cơ quan chức năng, thông báo rộng rãi. Tuy vậy, nhiều sản phẩm cồn công nghiệp như vậy vẫn tiếp tục được bán ở các hiệu thuốc nhưng đã thay đổi nhãn mác về công dụng thành “dùng để đốt hay lau chùi,” hình thức chai lọ và nhãn mác vẫn rất giống các chai cồn sát trùng...

Bác sỹ Nguyễn Trung Nguyên khuyến cáo người dân khi mua cồn về sát trùng phải xem kỹ các thông tin trên nhãn mác, đặc biệt về công dụng, thành phần cụ thể rõ ràng để tránh sử dụng nhầm mục đích và sẽ dẫn đến gây hại cho sức khỏe.

Với cơ quan quản lý, ông đề xuất không để cồn công nghiệp được phép bán tại hiệu thuốc mà chỉ nên bán tại các cửa hàng, quầy bán hóa chất tẩy rửa chất để tránh gây nhầm lẫn cho người sử dụng./.

P.V (Vietnam+)

Theo Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá, thuốc lá là sản phẩm được sản xuất từ toàn bộ hoặc một phần nguyên liệu thuốc lá, được chế biến dưới dạng thuốc lá điếu, xì gà, thuốc lá sợi, thuốc lào hoặc các dạng khác. Theo báo cáo của Tổng hội Y khoa Hoa Kỳ, Trong khói thuốc lá chứa 7.000 hóa chất, trong đó có 69 chất gây ung thư. Một số chất độc hại điển hình trong khói thuốc lá gồm:

Nicotine

Nicotine là một chất gây nghiện có trong thuốc lá, được hấp thụ vào máu và ảnh hưởng đến não bộ trong khoảng 10 giây sau khi hút vào. Sau mỗi lần hít một hơi thuốc lá, Nicotine gây tăng nhịp đập của tim, co thắt mạch máu ở tim, tăng mạch và huyết áp.

Hắc ín (Tar)

Hắc ín hay còn gọi là nhựa thuốc lá là sự tập hợp tên của hàng ngàn chất hóa học và phụ gia, được tạo thành chất lắng lại của khói thuốc có đặc điểm dính và dày. Nhựa thuốc lá là một trong những sản phẩm phụ nguy hiểm nhất của khói thuốc lá, chứa rất nhiều chất gây ung thư. Khi khói thuốc được hít vào phổi, các chất nhựa lắng đọng và bám vào các khoang chứa khí của phổi. Sau một thời gian, các chỗ nhựa thuốc lá bám vào tạo thành ung thư và các bệnh về phổi.

Carbon monoxide (khí CO)

Khí CO trong khói thuốc lá khi hấp thụ vào máu sẽ gắn kết rất chặt với hemoglobine trong hồng cầu, làm giảm khả năng vận chuyển oxy của hồng cầu, giảm nồng độ oxy trong máu, làm máu đặc hơn và làm tăng gánh nặng cho tim. Khí CO góp phần hình thành các mảng xơ vữa động mạch đồng thời làm suy giảm sự hấp thụ các chất dinh dưỡng thiết yếu và ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và điều chỉnh cơ thể, liên quan đến bệnh tim, đột quỵ và các vấn đề tuần hoàn khác.

Benzene

Là một chất sinh ung thư được tìm thấy trong khói của dầu khí hay trong thuốc trừ sâu bọ. Chất này có nồng độ rất cao trong khói thuốc lá, lượng benzene tác động đến con người từ khói thuốc lá chiếm một nửa lượng benzene xâm nhập vào con người từ tất cả các nguồn.

Nitrosamines

Là một chất gây ung thư rất mạnh có nhiều trong thuốc lá không khói, snuff và khói thuốc lá.

Ammonia

Là một chất được sử dụng trong thuốc kích thích tăng trưởng và trong các sản phẩm tẩy rửa. Trong sản xuất thuốc lá, chất này được sử dụng để tăng cường tác động gây nghiện của nicotine.

Formaldehyde

Dung dịch dùng trong ướp xác, và nó cũng có nhiều trong khói thuốc. Chất này gây kích thích mũi, họng và mắt của người hút thuốc khi hít phải khói thuốc lá.

Hydrogen cyanide

Là chất ô nhiễm công nghiệp, đã từng được sử dụng là một chất để trừng trị ở Hoa Kỳ. Polycyclic aromatic hydrocarbon (PAH) một chất gây ung thư tìm thấy trong dầu diezen và sản phẩm đốt cháy khác.

Không có mức độ nào an toàn khi tiếp xúc với khói thuốc, ngay cả khi bạn tiếp xúc khói thuốc lá trong một thời gian ngắn cũng có thể gây hại cho sức khỏe của con người. Các nguy cơ về sức khỏe càng cao hơn khi tiếp xúc với khói thuốc nhiều hơn.

Ngay cả khi bạn không hút thuốc thì bạn vẫn hít phải khói thuốc. Khói thuốc có thể đến từ:

  • Người khác hút thuốc
  • Từ điếu thuốc lá, xì gà

Nếu bạn không hút thuốc nhưng vẫn hít phải khói thuốc thì được gọi là hút thuốc thụ động hoặc hút thuốc không tự nguyện, ô nhiễm khói thuốc lá. Khói thuốc lá có nhiều chất độc hại, bao gồm:

  • Hợp chất hữu cơ Benzopyrene
  • Chì
  • Carbon monoxide
  • Asen
  • Amoniac
  • Hợp chất hữu cơ Formaldehyde
  • Xyanua

Một số chất độc hại này từ không khí đi vào phổi và máu, khiến làm tăng nguy cơ mắc bệnh của nhiều người.

Nghiên cứu chỉ ra rằng sống cùng một người hút thuốc lá làm tăng nguy cơ ung thư phổi từ 20%-30%. Nghiên cứu cũng cho thấy rằng việc tiếp xúc với khói thuốc lá có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư khác ít nhất là 30%. Có thể bao gồm một số loại ung thư như ung thư cổ tử cung, ung thư thận, ung thư vòm họng, ung thư trực tràng và khối u não.

Hút thuốc lá thụ động cũng gây ra các vấn đề sức khỏe khác, bao gồm hen suyễn và bệnh tim. Những đối tượng sau đây có nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe nghiêm trọng hơn từ khói thuốc lá:

  • Phụ nữ mang thai
  • Trẻ em
  • Người cao tuổi
  • Người có bệnh về hô hấp hoặc bệnh tim

Tiếp xúc với khói thuốc lá gây viêm phổi, làm tăng các vấn đề liên quan đến sức khỏe.

Khói thuốc lá ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe trẻ em

Hút thuốc lá thụ động không an toàn cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ vì cơ thể và phổi của trẻ vẫn đang trong quá trình hoàn thiện và phát triển. Trẻ em tiếp xúc với khói thuốc lá có nguy cơ mắc một số bệnh sau:

  • Nhiễm trùng tai
  • Hen suyễn
  • Nhiễm trùng phổi như viêm phế quản và viêm phổi
  • Ho và khò khè
  • Hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS)

Nghiên cứu cũng cho thấy mối liên hệ khác giữa khói thuốc lá và sức khỏe tinh thần của trẻ em. Ví dụ như: Tăng nguy cơ về các vấn đề sức khỏe tâm thần và vấn đề học tập ở trẻ; Tăng nguy cơ hút thuốc

Một số người nghĩ rằng việc mở cửa sổ hoặc sử dụng quạt sẽ ngăn chặn việc tiếp xúc với khói thuốc. Nhưng các nghiên cứu cho thấy các độc tố từ khói thuốc không biến mất. Khói thuốc vẫn còn trong tóc, quần áo, thảm và đồ nội thất. Cách duy nhất để ngăn ngừa nhiễm khói thuốc là tránh những nơi có tình trạng hút thuốc lá. Một số cách giúp bạn và gia đình khỏi khói thuốc:

  • Nếu bạn hút thuốc, hãy bỏ thuốc lá
  • Không hút thuốc hoặc không cho phép mọi người hút thuốc trong nhà hoặc xe hơi của bạn, nên hút thuốc ở ngoài
  • Tìm nhà hàng cấm hút thuốc
  • Yêu cầu người thân không hút thuốc quanh con bạn

Nếu bạn hút thuốc, hãy bỏ thuốc lá!

Đã có luật nơi làm việc không khói thuốc nhằm giảm bớt việc tiếp xúc với khói thuốc lá và các vấn đề sức khỏe liên quan.

Hút thuốc lá thụ động gây nguy hiểm hơn so với hút thuốc lá chủ động. Hút thuốc lá thụ động có nhiều gấp 3 đến 4 lần các chất độc hại. Khói thuốc có thể tồn tại ở tất cả các khu vực công cộng và đặc biệt không có mức an toàn khi tiếp xúc với khói thuốc.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 (phím 0 để gọi Vinmec) hoặc đăng ký lịch khám tại viện TẠI ĐÂY. Nếu có nhu cầu tư vấn sức khỏe từ xa cùng bác sĩ Vinmec, quý khách đặt lịch tư vấn TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn

Bài viết tham khảo nguồn: Webmd.com

Cách nhận biết khí phế thũng và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD)

XEM THÊM:

Video liên quan

Chủ đề